Xu Hướng 5/2023 # Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam # Top 7 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tặng hiện vật của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho bảo tàng

Hưởng ứng phát động, 4 gia đình đã gửi tặng hiện vật được gia đình đang lưu giữ là một phần kỷ niệm, là ký ức của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi, thời vào sinh ra tử để giành lấy độc lập hòa bình, thống nhất đất nước của những chứng nhân lịch sử.

Các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu và các gia đình hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại buổi họp mặt, sáng 20-12-2020. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể, gia đình cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tặng hiện vật “Cặp đựng hồ sơ mỗi chuyến công tác của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.

Chiếc cặp này được cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sử dụng từ năm 1989, gắn liền với những tài liệu quan trọng của quốc gia, dân tộc. Thời điểm năm 1989, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Đợt này, gia đình cụ Phan Nhẫn, thành viên phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris; Phó Văn phòng Mặt trận – Dân vận từ giai đoạn 1976-1982, hiến tặng hơn 100 hiện vật.

Những kỷ vật này giúp nhớ lại khoảnh khắc lịch sử đó là sau gần 5 năm đàm phán kiên trì, chúng ta đã buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện ném bom và bắn phá miền Bắc, buộc Mỹ ký kết Hiệp định Paris, Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa chiến lược để tiến lên giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

Hiện vật thứ 3 là một chiếc rựa do ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên cán bộ cơ quan Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hiến tặng.

Năm 1965, ông Nguyễn Minh Hồng đã mua một cái nhíp xe ô tô và rèn thành chiếc rựa. Chiếc rựa này phục vụ công tác hậu cần trong chiến khu cho các đồng chí lãnh đạo là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Luật sư Nguyễn Hữu Thọ từ năm 1965 đến ngày giải phóng. Ông Nguyễn Minh Hồng đã gìn giữ nó trong suốt 55 năm qua.

Cụm hiện vật cuối cùng là 4 bài báo do gia đình cố Giáo sư Lý Chánh Trung hiến tặng. 

Đây là những bài báo ghi lại cuộc đấu tranh của phong trào “Ký giả đi ăn mày” do giới báo chí Sài Gòn thực hiện để xuống đường cùng đồng bào sôi sục đấu tranh chống Thiệu độc tài và tham nhũng; ghi lại cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam trên chiến trường đầy khốc liệt.

Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Mtdtgp Miền Nam Việt Nam

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Ảnh: Lê Đức Hoảnh – TTXVN

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước (20/12/1960-20/12/2015).

Tới dự có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt, Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Tây Ninh cùng đông đảo cán bộ và thân nhân cán bộ cách mạng lão thành đã từng làm việc, chiến đấu tại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho biết: Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, dựng lên chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, thực hiện chế độ thực dân kiểu mới, phản bội lại những nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và cải thiện đời sống.

Chúng chủ trương xóa bỏ ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thực hiện chính sách khủng bố, trả thù những người yêu nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Với Luật 10/59, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát những người yêu nước, cướp ruộng đất của nông dân… Hàng chục vạn đồng bào ta đã bị thảm sát, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây nên biết bao cảnh đau thương, tang tóc cho đồng bào miền Nam.

Quyết không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan, chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Mỹ – Ngụy, nhân dân miền Nam đã vùng lên với nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp dã man của Mỹ – Ngụy, bảo vệ quyền sống, quyền làm người để xóa cảnh nước nhà bị chia cắt. Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung bộ…

Thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi và trước âm mưu thâm độc của chính quyền Mỹ – Ngụy đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy Ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20/12/1960, tại ấp Rùm Đuông, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, thuộc Khu rừng vùng giải phóng Bắc Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam . Đại hội đã cử ra Uỷ ban Trung ương lâm thời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch.

Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức, phương hướng đấu tranh cách mạng công khai, rõ ràng để tập hợp quần chúng. Đánh giá về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Một Mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ – Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có “Mặt trận Dân tộc giải phóng” với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lần lượt làm thất bại các lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris.

Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ 6 đến 10/6/1969 tại Tây Ninh) để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ; lãnh đạo quân và dân miền Nam đấu tranh làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Đặc biệt, cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhân dịp này, các đại biểu đã đến thắp hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận; thăm nhà làm việc (di tích) của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; nhà các Phó Chủ tịch; di tích giếng nước và bãi tắm của cán bộ, chiến sĩ Mặt trận tại suối Mây.

Ban Liên Lạc Truyền Thống Cục Chính Trị Quân Giải Phóng Miền Nam Họp Mặt Truyền Thống

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Cục Chính trị Quân Giải phóng miền Nam (B2) 55 năm qua. Phát triển từ tiền thân là Phòng Chính trị Miền thành lập tháng 10-1961, Cục Chính trị Miền (B2) được thành lập cuối năm 1963. Là đơn vị tiền phương của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Cục Chính trị Miền (B2) làm nhiệm vụ tham mưu về công tác đảng, công tác chính trị cho Trung ương Cục, Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy Miền, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn. tổ chức xây dựng nhân tố chính trị, tư tưởng cho LLVT, xây dựng. củng cố hệ thống Đảng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với LLVT.

Cựu chiến binh Cục Chính trị Quân Giải phóng miền Nam (B2) tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tá Đinh Quốc Kỳ, Trưởng Ban liên lạc cho biết: “Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cục Chính trị Miền (B2) luôn phát huy tốt trọng trách được giao, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” năm 2014. Vinh dự này trước hết thuộc về những người đồng đội đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chúng ta trân trọng và nguyện sống xứng đáng với sự đánh giá đó”.

Nhân dịp này, cựu chiến binh Ban liên lạc truyền thống đã ôn lại khí thế hào hùng của cán bộ, chiến sĩ Cục Chính trị Miền (B2) trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy, Cục Chính trị Miền (B2) đã có nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, như: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi; các liệt sĩ Thân Trọng Hậu, Dương Phước An, Châu Quang…

Tin, ảnh: PHẠM THU THỦY

Ý Nghĩa Lá Cờ Của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Trong một số tài liệu và sách giáo khoa có in bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập vào 30/4/1975, trên xe tăng có lá cờ không phải cờ đỏ sao vàng. Tiếc rằng một số tài liệu và các sách giáo khoa chỉ in đen trắng, nên người đọc không thấy rõ. Đó là lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lá cờ này, nhiều người thường quý mến gọi: Cờ giải phóng.

Xe tăng của ta húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (st) Sau năm 1975, cờ giải phóng miền Nam Việt Nam được treo khắp Sài Gòn (st) Màu đỏ của đất, màu xanh của trời Ngôi sao, chân lý của đời Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay. Càng nhìn ta, lại càng say Biển Đông lồng lộng gió lay ngọn cờ…

Trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” của nhà thơ Tố Hữu, có một khổ thơ viết:

Từ hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Về chi tiết lá cờ này các phương tiện truyền thông nước ta cũng ít đề cập đến, nó chỉ xuất hiện ở những năm trở lại đây, nhất là khi công chiếu các thước phim tư liệu màu của nước ngoài quay, ta mới thấy rõ hơn về lá cờ này

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm quay sang chống phá Hiệp định, phá hoại tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, người dân yêu nước và các lực lượng đối lập,… Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III vào tháng 9 năm 1960, Đảng ta chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam, đồng thời chỉ đạo phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Từ thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi, yêu cầu phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở Sài Gòn, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận. Mặt trận công bố Tuyên ngôn:

“Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc…

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bố, ban bố quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại và các quyền tự do dân chủ khác.Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tập trung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác.

3. Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, bảo vệ nội hoá, khuyến khích công nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

4. Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền, tiến tới cải cách điền địa.

5. Bài trừ văn hoá nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ. Xoá nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độ học tập và thi cử.

6. Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xoá bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam, xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện nam nữ bình quyền, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc và thực hiện quyền tự trị của các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam. Bảo hộ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại.

8. Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược. Tích cực bảo vệ hoà bình thế giới”.

Với Tuyên ngôn trên, Mặt trận chọn hiệu kỳ: Hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Ý nghĩa lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Năm 1969, Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã trở thành một lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan hệ ngoại giao.

Quốc kỳ Cộng hòa miền Nam Việt Nam kế thừa hiệu kỳ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hình chữ nhật, nửa đỏ, nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa.

Cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Cờ giải phóng) được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1975. Đây là lá cờ lấy khuôn mẫu của quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, và chia một nửa màu đỏ để thay bằng màu xanh. Lá cờ có hình ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ và xanh dương. Nửa phần trên đại diện cho miền Bắc đã độc lập. Nửa màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn trong vòng kềm kẹp của Mỹ và chế độ Sài Gòn, song miền Nam đấu tranh cho khát vọng hòa bình, thống nhất (màu xanh hòa bình).

Ngày 30/4/1975, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, chính quyền Sài Gòn theo Mỹ hoàn toàn bị sụp đổ, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi đó cho thấy rõ vai trò to lớn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nước ta sau đó, ở các trụ sở công quyền, trường học,… trong nghi lễ thường thấy hai lá cờ đứng cạnh nhau. Một lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam dân chủ cộng hòa, một lá cờ với ngôi sao vàng trên nền hai màu xanh đỏ – lá cờ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Sau Hội nghị hiệp thương, ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chọn cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến ngày nay./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!