Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 11 Sgk Gdcd 9 # Top 13 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 11 Sgk Gdcd 9 # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 11 Sgk Gdcd 9 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn Soạn Bài 3: Dân chủ và kỉ luật, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 11 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

1. Chuyện của lớp 9A

2. Chuyện ở một công ti

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 10 sgk GDCD 9

a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên.

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ của lớp 9A:

+ Tất cả các thành viên đều tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của lớp.

– Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ti:

+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến về vấn đề công việc của mình trong công ty với cấp trên.

+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận.

+ Giám đốc tự quyết định mọi việc và không tôn trọng, lắng nghe ý kiến công nhân cũng như cải thiện điều kiện lao động cho mọi người.

b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.

Trả lời:

– Biện pháp dân chủ:

+ Mọi người cùng tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến trước cả tập thể.

+ Mọi người đều tự giác chấp hành và tham gia xây dựng tập thể lớp.

– Biện pháp kỉ luật:

+ Các bạn đều cùng thống nhất phương pháp hành động cũng như tuân thủ quy định của lớp, trường.

+ Cùng nhắc nhở, đôn đốc nhau hoàn thành công việc và đạt kết quả tốt.

c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.

Trả lời:

Lớp 9A đã phát huy được tinh thần tập thể của lớp; mọi vấn đề đều được khắc phục, kế hoạch của lớp đã được thực hiện thành công. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, biết sống có trách nhiệm và biết quan tâm, giúp đỡ nhau hơn.

d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Việc làm của ông giám đốc đã làm cho công nhân bất bình, nhiều người bỏ việc nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề.

Bởi vì: việc làm của ông giám đốc thiếu minh bạch, công bằng và không biết nghĩ cho người khác cũng như quyền lợi chung.

II. Nội dung bài học

1. Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì?

– Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra giám sát những công việc chung đó.

– Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của tập thể, của cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc vì mục tiêu chung.

2. Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật

– Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho học sinh góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến…

3. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

– Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau: dân chủ để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện để phát huy dân chủ.

– Dân chủ và kỉ luật đêm lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển xã hội.

– Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật, các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 11 sgk GDCD 9

Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ? Vì sao?

b) Ông Bính – tổ trưởng tổ dân phố – quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;

c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;

d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến;

đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Trả lời:

Những hoạt động thể hiện dân chủ là:

– (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.

– (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

– (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 11 sgk GDCD 9

Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.

Trả lời:

Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 11 sgk GDCD 9

Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.

Trả lời:

– Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.

– Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.

– Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.

– Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 11 sgk GDCD 9

Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

– Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.

– Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.

– Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.

– Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 5 Trang 11 Sgk Gdcd 10

Hướng dẫn soạn Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng sgk GDCD 10. Nội dung bài Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 trang 11 sgk GDCD 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn giáo dục công dân 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy.

Triết học ra đời từ thời cổ đại, đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trong đó, Triết học Mác – Lênin là giai đoạn phát triển cao nhất, tiêu biểu cho Triết học với tư cách là một khoa học.

⇒ Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể nhưng bao quát hơn, là vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

⇒ Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành TGQ,PPL của khoa học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.

1. Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

– Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

– Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.

– Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

2. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

– Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

– Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

+ Mặt thứ nhất : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?

+ Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?

– Dựa vào cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học mà người ta phân chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.

+ Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. Ví dụ: Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.

+ Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Ví dụ: Con người được tạo ra từ chúa hay được sinh ra như truyền thuyết mẹ Âu Cơ…

Tóm lại: Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta quan điểm tiến bộ và ý chí để cải tạo thế giới, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Còn thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.

Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:

– Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

– Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)

– Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ: Cây có mối quan hệ với các yếu tố khác của tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…

– Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển. Ví dụ: Chỉ cho rằng cây muốn tồn tại và phát triển chỉ cần 1 yếu tố duy nhất là nước.

⇒ Phương pháp luận biện chứng cho chúng ta cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng; giúp chúng ta đánh giá chính xác về thế giới và trên cơ sở đó tiến hành cải tạo thế giới khách quan.

– Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy là phương pháp luận triết học.

3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

– Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

– Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giải bài 1 trang 11 gdcd 10

Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.

Trả lời:

Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Mỗi môn khoa học cụ thể đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó có thế giới.

Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.

Lịch sử nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, một dân tộc nói riêng.

Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

2. Giải bài 2 trang 11 gdcd 10

Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?

– Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.

– Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

– Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

Trả lời: Các ví dụ thuộc khoa học cụ thể:

– Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông.

– Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

⇒ Vì nó nếu lên được những sự việc sự vật cụ thể.

Ví dụ thuộc kiến thức Triết học:

– Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

– Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

⇒ Vì nó chỉ nêu lên nét khái quát của các sự việc sự vật.

3. Giải bài 3 trang 11 gdcd 10

Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Trả lời:

Cơ sở để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

4. Giải bài 4 trang 11 gdcd 10

Phân tích các yếu tố duy vật, duy tâm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:

– Truyện thần thoại Thần Trụ trời.

– “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)

Trả lời:

– Truyện thần thoại “Thần Trụ trời”:

+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột,…

+ Yếu tố duy tâm: thần linh (thần Trụ trời).

⇒ Thế lực siêu nhiên, có sức mạnh và tài phép.

– “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.”

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời.

⇒ Sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt.

5. Giải bài 5 trang 11 gdcd 10

Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:

– Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

– Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Trả lời:

– Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

– Các câu tục ngữ thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 22 23 Sgk Gdcd 9

Hướng dẫn Soạn Bài 6: Hợp tác cùng phát triển, sách giáo khoa GDCD lớp 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 22 23 sgk GDCD 9 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 9.

I. Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 22 sgk GDCD 9

a) Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Trả lời:

– Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế trên thế giới ở nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

– Đó là sự hợp tác đa phương góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

b) Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác?

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế để cùng phát triển và tiến bộ, tiếp thu tinh hoa nhân loại làm giàu cho tổ quốc.

– Cùng hợp tác giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

– Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển.

– Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.

c) Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lời:

– Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

– Bình đẳng và hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các nước.

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình.

– Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là hợp tác?

– Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.

– Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.

2. Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển

– Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

– Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.

– Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.

3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta

– Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

– Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ.

– Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng.

4. Trách nhiệm của học sinh

– Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

– Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nan.

– Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp.

– Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác.

III. Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 22 sgk GDCD 9

Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,…

Trả lời:

– Hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường:

+ Hội hữu nghị Okinawa – Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.

– Hợp tác trong vấn đề chống đói nghèo:

Việt Nam – Lào hợp tác nỗ lực xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào, Ngài Onneua Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xóa đói giảm nghèo của hai nước.

– Hợp tác trong vấn đề chống HIV/AIDS:

Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.

– Hợp tác trong vấn đề đấu tranh chống khủng bố:

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 23 sgk GDCD 9

Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn?

Trả lời:

– Em cùng các bạn tổ chức học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại; Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn. Đồng thời, em biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người.

– Điều đó giúp em tự tin hơn, đồng cảm, biết lắng nghe và có kĩ năng tốt hơn.

– Em sẽ cố gắng học tập, lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của mọi người và chịu khó học hỏi điều hay của các bạn.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 23 sgk GDCD 9

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.

Trả lời:

Em có thể tìm hiểu tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập…

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 23 sgk GDCD 9

Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản:

+ Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu hữu nghị Việt-Nhật): Là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km.

+ Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài.

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nga:

+ Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Xây cầu Thăng Long.

+ Xây nhà máy thủy điện Hòa Bình.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 10 Sgk Gdcd 8

Hướng dẫn Soạn Bài 3: Tôn trọng người khác, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 10 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.

I – Đặt vấn đề

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 9 sgk GDCD 8

a) Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

Trả lời:

– Mai luôn lễ phép, sống chan hòa, cởi mở và tôn trọng người khác.

– Hải luôn tôn trọng màu da, tôn trọng nguồn gốc của mình, tự hào vì điều đó.

– Quân và Hùng không tôn trọng thầy giáo và các bạn.

b) Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?

Trả lời:

– Hành vi đáng để chúng ta học tập là hành vi của Mai và Hải. Đây là hành vi thể hiện sự chan hòa, cởi mở, tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác.

– Hành vi đáng lên án, phê phán là hành vi của Quân và Hùng. Đây là hành vi không tôn trọng những người xung quanh, sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

II – Nội dung bài học

1. Tôn trọng là gì?

Tôn trọng người khác: là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

2. Ý nghĩa của tôn trọng người khác

– Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

– Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.

3. Cách rèn luyện tính tôn trọng đối với học sinh

– Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.

– Thể hiện cử chỉ hành động và lời nói tôn trọng người khác.

III – Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 10 sgk GDCD 8

Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện;

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh;

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học;

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang ;

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya;

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh;

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó;

i) Lắng nghe ý kiến của mọi người;

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình;

l) Bắt nạt người yếu hơn mình;

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh;

n) Vứt rác ở nơi công cộng;

o) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời:

Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác là: (a), (i). Vì những hành vi này, thể hiện sự tôn trọng, biết suy nghĩ đến người khác, tôn trọng tập thể.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 10 sgk GDCD 8

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình ;

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác ;

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.

Trả lời:

– Em không đồng ý với ý kiến a) Bởi vì, đây là quan điểm sai lầm, việc tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

– Em đồng ý với ý kiến b) Bởi vì, sự tôn trọng phải bắt nguồn từ cả 2 phía, không nên trông chờ vào người khác mà chính bản thân mình phải thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Em đồng ý với ý kiến c) Tôn trọng người khác cũng là tự tôn trọng suy nghĩ, sự khác biệt của chính mình.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 10 sgk GDCD 8

Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo…).

b) Ở nhà (trong quan hộ với ông bà, bố mẹ, anh chị em…).

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng…

Trả lời:

a) Ở trường: chào hỏi, lễ phép với thầy cô, tôn trọng bạn bè; làm bài nghiêm túc, không mất trật tự trong giờ…

b) Ở nhà: đi thưa, về gửi; không hỗn, biết kính trên, nhường dưới; nhường nhin, thương yêu với em…

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng: đi nhẹ, nói khẽ, không hút thuốc nơi đông người, không vứt rác bừa bãi…

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 10 sgk GDCD 8

Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài 1 2 3 4 Trang 11 Sgk Gdcd 9 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!