Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 # Top 18 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Quyển sách Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức một cách có hệ thống môn Địa lí lớp 8. Sách sẽ vừa cung cấp cho các em các kiến thức của môn Địa lí, vừa giúp các em hoàn thiện kĩ năng như: phân tích số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ…

Các câu hỏi dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập và xử lí linh động hơn.

Nội dung sách bám sát chương trình giáo khoa lớp 8 gồm: Thiên nhiên, con người ở các Châu lục (Châu Á) và Địa lý Việt Nam. Phần hướng dẫn bài tập ở mỗi bài sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học trong sách giáo khoa và vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 36 Trang 129 Sgk Địa Lí 8

Hướng dẫn Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 Bài 36 trang 129 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Lý thuyết 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam b) Nước ta có ba nhóm đất chính:

– Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

+ Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

+ Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

+ Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

+ Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

+ Thích hợp trồng cây công nghiệp.

– Nhóm đất mùn núi cao:

+ Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%.

+ Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

+ Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

– Nhóm đất phù sa sông và biển:

+ Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

+ Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

+ Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

+ Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

– Đất là tài nguyên quý giá.

– Phải sử dụng đất hợp lý.

– Miền đồi núi: chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu.

– Miền đồng bằng ven biển. Cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.

1. Trả lời câu hỏi Bài 36 trang 126 sgk Địa lí 8

Em hãy đọc tên các loại đất ghi ở hình 36.1. Trả lời:

– Khu vực đồi núi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá.

– Khu vực đồng bằng:

+ Đất bồi tụ phù sa.

+ Đất bãi ven sông.

– Ven biển: đất mặn.

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì? Trả lời:

– Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc.

– Bảo vệ rừng.

2. Trả lời câu hỏi Bài 36 trang 128 sgk Địa lí 8

Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào? Trả lời:

– Đất ba dan: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

– Đất đá vôi: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi và bài tập 1. Giải bài tập 1 Bài 36 trang 129 sgk Địa lí 8

So sánh ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.

Trả lời:

– Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Có màu đỏ vàng do tích tụ nhiều ôxit sắt và nhôm.

– xốp, nhiều mùn. – Màu đen hoặc nâu.

– Phì nhiêu, ít chua, nhiều mùn, giữ nước tốt.

– Đồi núi thấp

– Dưới thảm rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao.

– Vùng đồng bằng và ven biển.

Giá trị sử dụng

– Trồng cây công nghiệp và ăn quả.

– Trồng rừng phòng hộ.

– Trồng cây lương thực, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,…

2. Giải bài tập 2 Bài 36 trang 129 sgk Địa lí 8

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.

a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.

b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.

c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.

Trả lời:

– Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta.

– Nhận xét: đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng lớn nhất (65%), sau đó là đất phù sa (24%) và ít nhất là đất núi cao (11%).

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 8 Trang 33 Sgk Địa Lí 9

Hướng dẫn Soạn Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, sách giáo khoa Địa lí lớp 9. Nội dung Giải bài tập 1 2 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 9.

Lý thuyết I. Ngành trồng trọt 1. Cây lương thực

– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)

– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực

– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)

– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)

– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)

– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.

– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…

→ Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp

– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…

– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…

– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…

– Bắc Trung Bộ: lạc…

– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.

3. Cây ăn quả

– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.

– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…

– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo…

II. Chăn nuôi

Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)

1. Chăn nuôi trâu, bò

– Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…

– Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 – 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu).

– Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn.

2. Chăn nuôi lợn

– Ở các vùng đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt.

– Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002).

3. Chăn nuôi gia cầm

– Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp.

– Số lượng khoảng 230 triệu con.

1. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 28 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngày trồng trọt. Sự thấy đổi này nói lên điều gì? Trả lời:

– Sự thay đổi: tăng tỉ trọng cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây lương thục và các cây ăn quả, rau đậu.

– Sự thay đổi này cho thấy nước ta đang dần phá thế độc canh cây lương thực.

2. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 29 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002. Trả lời:

Trong giai đoạn 1980- 2002 sản xuất lúa của nước ta nhìn chung đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người.

– Về diện tích lúa có sự biến động tăng từ 5600 nghìn ha (1980) lên 7504 nghìn ha (năm 2002).

– Về năng suất lúa cả năm tăng mạnh, tăng liên tục từ 20,8 tạ/ha (1980) lên 45,9 tạ/ha.

– Về sản lượng lúa cả năm tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 1980) lên 34,4 triệu tấn (năm 2002).

– Về sản lượng bình quân lúa bình quân đầu người từ 217 kg năm 1980 tăng lên 432 kg năm 2002.

3. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 31 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Trả lời:

– Cây công nghiệp hằng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

– Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

4. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 32 sgk Địa lí 9

Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? Trả lời:

– Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt,…

– Các loại cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì đó là cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời:

– Lợn được chăn nuôi chính ở hai đồng bằng, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

– Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là do đây là vựa lúa lớn của nước ta nên có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Câu hỏi và bài tập 1. Giải bài tập 1 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9

Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời:

– Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra, lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.

– Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta vì: Ở các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, hệ thống sông ngòi thủy lợi để tưới tiêu, nguồn lao động….

2. Giải bài tập 2 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9

Bảng 8.4. Cơ cấu giá sản xuất ngành chăn nuôi (%)

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 3 Bài 38 Trang 135 Sgk Địa Lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Lý thuyết 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật

– Về kinh tế:

+ Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng.

+ Thực phẩm, lương thực.

+ Thuốc chữa bệnh.

+ Bồi dưỡng sức khoẻ.

+ Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp.

– Về văn hoá, du lịch:

+ Sinh vật cảnh.

+ Tham quan, du lịch.

+ An dưỡng, chữa bệnh.

+ Nghiêm cứu khoa học.

– Về môi trường sinh thái:

+ Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí.

+ Giảm ô nhiễm môi trường.

+ Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán.

+ Ổn định độ phì của đất.

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

– Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng.

– Tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33 – 35% diện tích tự nhiên.

– Biện pháp bảo vệ rừng:

+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.

+ Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

– Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng

– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.

Trả lời câu hỏi Bài 38 trang 134 sgk Địa lí 8

Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết. Trả lời:

– Làm thức ăn: thịt, cá, trứng,…

– Làm thuốc: mật ong, phấn hoa,…

– Làm trang sức, đồ trang trí: san hô, ngọc trai,…

Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta. Trả lời:

– Đốt rừng làm nương rẫy, di dân di cư.

– Khai thác gỗ, rừng quá mức.

– Mở rộng diện tích canh tác.

– Chiến tranh, cháy rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện,…

Câu hỏi và bài tập 1. Giải bài tập 1 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:

– Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống.

– Bảo vệ môi trường sinh thái.

Trả lời:

– Giá trị phát triển kinh tế – xã hội: cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ, phát triển du lịch, phát triển các ngành kinh tế sản xuất tạo việc làm và thu nhập,…

– Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái: điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, giảm thiểu thiên tai và ô nhiễm môi trường,…

2. Giải bài tập 2 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Những nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta:

– Chiến tranh hủy diệt.

– Khai thác quá mức phục hồi.

– Đốt rừng làm nương rẫy.

– Quản lý bảo vệ yếu kém.

– Cả bốn nguyên nhân trên.

Trả lời:

Cả 4 nguyên nhân đều làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta.

3. Giải bài tập 3 Bài 38 trang 135 sgk Địa lí 8

Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy:

a) Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).

b) Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.

c) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.

Trả lời:

a) Tỉ lệ che phủ rừng (đơn vị %).

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta qua các năm.

c) Nhận xét

– Diện tích rừng nước ta biến động qua các thời kì.

– Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm sút, giảm từ 43,3% xuống còn 26,1%. Nguyên nhân do chiến tranh, cháy rừng, khai thác rừng quá mức.

– Giai đoạn 1993 đến 2001, diện tích rừng tăng lên 35,8% do nước ta thực hiện các chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng, tuy nhiên diện tích và chất lượng rừng chưa thể phục hồi được như năm 1943.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Giới thiệu sách : Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Nội dung của sách Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được Phạm Văn Đông biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong mỗi bài gồm có ba phần: – Hướng dẫn trả lời câu hỏi lý thuyết: Giúp các em làm rõ các câu hỏi lý thuyết ở phần bài học trong sách giáo khoa. – Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập: Giúp các em làm rõ các câu hỏi và bài tập ở phần cuối bài trong sách giáo khoa. – Bài tập trắc nghiệm: Được biên soạn theo hình thức bốn lựa chọn, trong đó có một phương án đúng nhất. Các câu hỏi này nhằm giúp các em tự đánh giá nhanh khả năng nắm kiến thức của mình sau mỗi bài học và phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử.

PHẦN MỘT. THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) CHƯƠNG XI. CHÂU Á Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Bài 2. Khí hậu châu Á Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á Bài 4. Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á Bài 6. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á Bài 8. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở các nước châu Á Bài 9. Khu vực Tây Nam Á Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á Bài 14. Đông Nam Á đất liền và hải đảo Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia CHƯƠNG XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực Bài 20. Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất Bài 21. Con người và môi trường địa lí

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ VIỆT NAM Bài 22. Việt Nam – Đất nước, con người Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Bài 24. Vùng biển Việt Nam Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam Bài 27. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta Bài 35. Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 3 Bài 33 Trang 120 Sgk Địa Lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Lý thuyết 1. Đặc điểm chung

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

– Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.

– 93% các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung. c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

– Lượng nước chiếm 70 80% lượng nước cả năm.

d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m 3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực

– Thuỷ sản.

– Giao thông, du lịch….

b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

1. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 117 sgk Địa lí 8

Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc? Trả lời:

– Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm ngay sát biển.

– Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi.

Dựa trên hình 33.1 em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên. Trả lời:

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…

– Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương,…

2. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 119 sgk Địa lí 8

Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy. Trả lời:

– Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau.

– Vì chế độ mưa ở mỗi khu vực là khác nhau, miền Bắc và miền Nam có lũ vào mùa hạ, miền Trung có lũ vào thu đông.

Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? Trả lời:

– Làm thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước.

– Người dân đồng bằng sông Cửu Long chủ động sống chung với lũ để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thau chua rửa mặn, tận dụng phù sa, phát triển du lịch và giao thông vận tải,…

Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? Trả lời:

– Phù sa bồi đắp hằng năm làm tăng độ phì cho đất, tăng năng suất cây trồng.

– Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.

– Phù sa bồi lấp các cửa sông gây khó khăn cho giao thông đường thủy.

Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Trả lời:

– Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

– Phát triển giao thông đường thủy.

– Phát triển du lịch.

– Cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.

– Phát triển thủy điện ở vùng núi.

– Bồi đắp phù sa cho đồng bằng.

3. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Em hãy tìm trên hình 33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào? Trả lời:

– Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà.

– Hồ Trị An nằm trên sông Đồng Nai.

– Hồ Y-a-ly nằm trên sông Xê Xan.

– Hồ Thác Bà trên sông Chảy.

– Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.

Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì? Trả lời:

– Xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

– Không đổ rác thải chìm, gây cản trở dòng chảy tự nhiên.

– Không đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, mìn, kích điện.

– Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Câu hỏi và bài tập 1. Giải bài tập 1 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Trả lời:

Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa, mùa lũ ứng với mùa mưa, mùa cạn ứng với mùa khô.

2. Giải bài tập 2 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

Trả lời:

– Xả rác, nước thải chưa xử lý từ khu công nghiệp, khu dân cư xuống lòng sông.

– Phân bón, thuốc trừ sâu từ đồng ruộng.

– Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, điện.

– Liên hệ địa phương: Sông Tô Lịch chảy giữa thành phố Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt của dân cư thành phố.

3. Giải bài tập 3 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!