Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 2 Trang 12 Sgk Lịch Sử 9 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 2 – Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 2 trang 12 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.
I. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô ViếtNăm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị – xã hội.
Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo Liên Xô đã không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội, không khắc phục những khuyết điểm truớc đây làm trở ngại sự phát triển của đất nước. Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế đất nuớc ngày càng khó khăn : sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ, lương thực, thực phẩm và nhiều hàng hoá tiêu dùng thiết yếu ngày càng khan hiếm, mức sống của người dân Xô viết giảm sút. Mặt khác, những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ và các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng. Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó. Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Mặc dù Ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì, nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng. Trước những khó khăn về kinh tế, những cái tổ về chính trị – xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xoá bỏ chế độ một đảng (tức xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng…
Trong bối cảnh đó, ngày 19 – 8 – 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hoà đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang. Sự tan rã của Liên bang Xô viết chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Trong buổi tối giá lạnh ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông ÂuCũng như tình hình ở Liên Xô, từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.
Tới cuối năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao. Khởi đầu từ Ba Lan, sau đó lan nhanh sang các nước Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức. Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư và An-ba-ni. Ở các nước này, mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn đấu tranh nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền.
Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp suy giảm ; buôn bán với nước ngoài giảm sút; số tiền nợ nước ngoài tăng lên (chỉ riêng Ru-ma-ni: năm 1980 nợ nước ngoài 11 tỉ đô la Mĩ (USD), năm 1989 lên tới 21 tỉ USD). Các cuộc đình công của công nhân kéo dài, quần chúng xuống đường biểu tình… Chính phủ nhiều nước Đông Âu đã đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.
Lợi dụng thời cơ đó, lại được sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
Kết quả là, qua tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được chính quyền nhà nước ; các đảng cộng sản bị thất bại, không còn nắm chính quyền. Như thế, tới cuối năm 1989 chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Ngày 28 -6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động và ngày 1 – 7-1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể. Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Trả lời câu hỏi bài 2 trang 10 sgk Lịch sử 9Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
Tháng 3-1985, Goóc – ba – chốp lên nắm quyền đề ra đường lối cải tổ.
Trả lời:
– Về chính trị:
+ Thực hiện chế độ tổng thống.
+ Thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng.
+ Tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
– Về kinh tế:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Ra các đạo luật thành lập các hợp tác xã.
+ Trao quyền xuất khẩu cho các xí nghiệp.
♦ Kết quả: cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lung túng. Đất nước lún sâu vào khủng hoảng.
– Kinh tế: đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm.
– Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động,…
– Ngày 19-8-1991, diễn ra cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tống thống Gooc-ba-chop nhưng thất gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng:
+ Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
+ Chính phủ Xô viết bị giải tán, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.
+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.
Câu hỏi và bài tập Giải bài tập bài 2 trang 12 sgk Lịch sử 9Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
– Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng.
Trả lời:
– Tới năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
+ Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.
+ Lợi dụng tình hình đó cùng với sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội ra sức kích chống phá.
– Đảng Cộng sản ớ các nước Đông Âu phải tuyên bó từ bỏ quyền lãnh đạo.
+ Ở hầu hết các nước Đông Âu, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội giành được chính quyền nhà nước.
+ Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 12 Trang 52 Sgk Lịch Sử 9
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 12 – Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 12 trang 52 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.
I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuậtTrải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nêu lên những nét khái quát sau đây :
Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
Tháng 3 -1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li. Đây là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây những lo ngại về mặt xã hội và đạo đức… như công nghệ sao chép con người. Không lâu sau đó, con người lại đạt được một thành tựu khoa học có ý nghĩa đặc biệt to lớn : Vào tháng 6 – 2000, Tiến sĩ Cô-lin – Giám đốc Sở Nghiên cứu gen nhân loại quốc gia (Mĩ) đã công bố “Bản đồ gen người”. Đó là kết quả hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học sáu nước : Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc sau 10 năm nghiên cứu với kinh phí 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, phải đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được hoàn chỉnh. Theo đó, con người có từ 35 đến 40 nghìn gen và đã giải mã được 99% gen người. Với thành tựu khoa học này, trong tương lai gần người ta có thể chữa trị được những căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh nhiễm chàm ở trẻ em… và có thể kéo dài được tuổi thọ cho con người.
Hai là, những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.
Người ta tính rằng : cứ trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 năm thì tốc độ vận hành và độ tin cậy của máy tính có thể nâng cao gấp 10 lần so với trước : thể tích thu nhỏ lại và giá thành được hạ thấp xuống so với trước chỉ còn 1/10. Trải qua nhiều thế hệ máy tính điện tử (kể từ tháng 2 -1946), tháng 3 – 2002, người Nhật đã đưa vào sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới có tên gọi là “máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) được đặt trong một mái vòm rộng 3250 $m^2$, trị giá 350 triệu USD. Siêu máy tính có khả năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong một giây, với nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng nóng dần lên của khí hậu Trái Đất và dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu các dự án về sinh học…
Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phu và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến.
Bốn là, sáng chế những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me (chất dẻo) đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
Nhiều loại chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng về độ bền và sức chịu nhiệt, lại hơn các loại thép tốt nhất và có thể dùng để chế tạo vỏ xe tăng, các động cơ tên lửa và máy bay siêu âm.
Năm là, cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hoá, điện khi hoá, thủy lợi hoá, hoá học hoá và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh. Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu của khoa học – kĩ thuật và sự phát triển của sản xuất, số loại vật liệu nhân tạo mới không ngừng gia tăng : từ 250 000 loại vào năm 1976 đã tăng lên 335000 loại năm 1982.
Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
Ở nhiều nước, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp được nâng cao, thậm chí có lúc vượt qua công nghiệp. Từ năm 1945 đến năm 1975, ở Mĩ, tỉ lệ bình quân lao động sản xuất nông nghiệp là 4,5% trong tổng số lao động của nền kinh tế. Năm 1945, một lao động nông nghiệp có thể nuôi được 14,0 người, đến năm 1977 tăng lên 56 người.
Trong gần nửa thế kỉ qua, con người đã có những bước tiến phi thường, những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Từ việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, con người đã bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên Mặt Trăng 1969)… Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ ngày càng có nhiều khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống của con người trên Trái Đất.
II. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuậtCuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc -chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ… và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
1. Trả lời câu hỏi bài 12 trang 51 sgk Lịch sử 9Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?
– Về khoa học cơ bản:
+ “Cừu Đô-li” tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997).
Trả lời:
+ “Bản đồ gen người”, công bố tháng 6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003 đã giải mã 99% gen người, phục vụ đắc lực cho y học.
– Về những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động ra đời.
– Tìm ra những nguồn năng lượng mới.
– Sáng chế ra những nguồn vật liệu mới: Chất Pô-li-me.
– Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, những phương pháp lai tạo giống mới.
– Về giao thông-vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, vệ tinh nhân tạo,…được đưa vào sử dụng.
2. Trả lời câu hỏi bài 12 trang 52 sgk Lịch sử 9Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
– Tích cực: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay mang lại những thành tựu diệu kì và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người:
+ Tăng năng suất lao động.
Trả lời:
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra):
+ Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt.
+ Ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới…
Câu hỏi và bài tập Giải bài tập bài 12 trang 52 sgk Lịch sử 9Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất (như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh…)
– Về khoa học cơ bản:
+ “Cừu Đô-li” tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997).
Trả lời:
+ “Bản đồ gen người”, công bố tháng 6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003 đã giải mã 99% gen người, phục vụ đắc lực cho y học.
– Về những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động ra đời.
– Tìm ra những nguồn năng lượng mới.
– Sáng chế ra những nguồn vật liệu mới: Chất Pô-li-me.
– Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, những phương pháp lai tạo giống mới.
– Về giao thông-vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, vệ tinh nhân tạo,…được đưa vào sử dụng.
– Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)
– Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
– Tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội gia tăng.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 3 Trang 14 Sgk Lịch Sử 9
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 3 – Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Nội dung trả lời câu hỏi và bài tập bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 9.
I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XXNgay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào.
Ba nước này lần lượt tuyên bố độc lập : In-đô-nê-xi-a – ngày 17 – 8 – 1945, Việt Nam – ngày 2 – 9 – 1945 và Lào – ngày 12 – 10 – 1945.
Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi.
Nhiều nước ở hai khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ 19-4-6 – 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954 – 1962) v.v…
Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
Ngày 1 – 1 – 1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Pa-đen Cát-xtơ-rô đã giành thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.
Như vậy, tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi.
II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XXNét nổi bật của giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. Từ đầu những năm 60, nhân dân ba nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Tháng 4 – 1974, ở Bồ Đào Nha nổ ra cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài (tồn tại từ năm 1926), chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bích (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).
Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XXTừ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người da đen. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a năm 1980 (sau đó nước này đã đổi tên là Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a). Một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử nữa là ở Cộng hoà Nam Phi, năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỉ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Như thế, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mi La-tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu đã kéo dài từ bao đời nay.
1. Trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 sgk Lịch sử 9Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập đã nêu trong bài.
Trả lời:
Các nước giành độc lập:
– Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào (1945).
– Nam Á: Ấn Độ
– Bắc Phi: Ai Cập, An-giê-ri,…
– Mĩ La-tinh: Cu-ba
2. Trả lời câu hỏi bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao.
Trả lời:
Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí ba nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a và Cộng hòa Nam Phi.
Trả lời:
Câu hỏi và bài tập Giải bài tập bài 3 trang 14 sgk Lịch sử 9Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
– Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở Đông Nam Á đã nổi dậy, lần lượt tuyên bố nền độc lập: Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
– Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
Trả lời:
– Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi).
♦ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
– Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăng-gô-la (11/1975), Mô-dăm-bích (6/1975) và Ghi-nê Bít-xao (9/1974) lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
⇒ Đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. ♦ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
– Từ cuối những năm 70, chính quyền thực dân phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
– Năm 1980, Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-đi-a (Cộng hoà Dim-ba-bu-ê).
⇒ Sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc.
– Năm 1990, Chính quyền của người da đen được thành lập ở Tây Nam Phi (Cộng hoà Na-mi-bi-a).
♦ Giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
– Năm 1993, Chế đọ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng hoà Nam Phi.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
⇒ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 Bài 2 Trang 8 Sgk Lịch Sử 7
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 2 – Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa líTừ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những “mảnh đất có vàng”. Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ờ châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu ÂuSau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.
Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê ưở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.
1. Trả lời câu hỏi trang 6 sgk Lịch sử 7Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?
Trả lời:
– Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
– Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
2. Trả lời câu hỏi trang 8 sgk Lịch sử 7Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
Trả lời:
– Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu.
Để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê, các quý tộc và thương nhân châu Âu đã:
– Tổ chức bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm công nhân.
– Sử dụng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Những người nông nô mất ruộng đất, trở thành lao động làm thuê cho các xí nghiệp của tư sản.
Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?
⟹ Như vậy, các nhà tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và một đội ngũ đông đảo công nhân làm thuê. Trả lời:
+ Được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.
– Giai cấp tư sản:
+ Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của những người lao động làm thuê.
+ Được hình thành từ những người nô lệ, nông nô.
– Giai cấp vô sản:
+ Họ bị tước đoạt ruộng đất phải làm thuê trong các xí nghiệp, công xưởng,… và bị bóc lột nặng nề.
1. Trả lời câu hỏi 1 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động thế nào đến xã hội châu Âu?
Những cuộc phát kiến địa lí đã:
Trả lời:
– Đem về cho châu Âu nguồn vốn cũng như nguồn nhân công lao động dồi dào.
– Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản ở châu Âu.
⟹ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu.
2. Trả lời câu hỏi 2 bài 2 trang 8 sgk Lịch sử 7Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
– Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành đó là:
Trả lời:
+ Giai cấp tư sản, được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay nguồn vốn, nhân công, ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn.
+ Giai cấp vô sản, được hình thành từ những người nô lệ, nông nô bị tước đoạt ruộng đất trở thành lao động làm thuê trong các đồn điền, xí nghiệp, công xưởng.
– Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.
⟹ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 Bài 8 Trang 28 Sgk Lịch Sử 7
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 8 – Nước ta buổi đầu độc lập, Chương I. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X), sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 8 trang 28 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.
1. Ngô Quyền dựng nền độc lậpSau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn cổ Loa làm kinh đô.
Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.
Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.
Ờ địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)…
2. Tình hình đất nước cuối thời NgôNăm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”, đó là :
1. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội ngày nay) 2. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) 3. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê – Phú Thọ ngày nay) 4. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc ngày nay) 5. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay) 6. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì – Hà Nội ngày nay) 7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay) 8. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang – Hưng Yên ngày nay) 9. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Kim Động – Hưng Yên ngày nay) 10. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai – Hà Nội ngày nay) 11. Trần Lãm giữ Bô’ Hải Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay) 12. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hoá ngày nay)
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nướcTrong hoàn cảnh nói trên, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh – người sau này lập ra nhà Đinh.
Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
Trả lời:
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
– Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự).
– Dưới vua có các quan văn, quan võ.
– Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử.
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
Trả lời:
– Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
– Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
– Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?
Trả lời:
– Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
– Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền… sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
– Công lao của Đinh Bộ Lĩnh:
+ Dẹp “Loạn 12 sứ quân” : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan “Loạn 12 sứ quân”.
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.
Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
Trả lời:
Những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước là : Ngô Quyền đã tự xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xóa bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng…
Tại sao lại xảy ra Loạn 12 sứ quân?
Trả lời:
Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con của Ngô Quyền còn nhỏ đã chiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối.Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương – địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước trỗi dậy… gây ra “Loạn 12 sứ quân”.
Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Trả lời:
– Ngô Quyền là người có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
– Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi 1 2 3 Bài 5 Trang 17 Sgk Lịch Sử 7
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 5 – Ấn Độ thời phong kiến, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.
1. Những trang sử đầu tiênTên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A Ráp – đó là dòng sông Ấn.
Dọc theo hai bờ của sông Ấn, khoảng 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị của người Ấn, rồi sau đó, khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác mới được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ân. Những thành thị – tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng. Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN đã có một vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất đó.
Đến cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca – một ông vua kiệt xuất sùng đạo Phật, đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.
Nhưng từ sau thế kỉ in TCN trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng phân tán, loạn lạc đó kéo dài cho tới đầu thế kỉ IV, khi Ân Độ được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.
2. Ấn Độ thời phong kiếnThời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế – xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII – XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.
3. Văn hoá Ấn Độ thời phong kiếnẤn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu – một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v… đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
1. Trả lời câu hỏi trang 16 sgk Lịch sử 7Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?
Trả lời:
– Từ khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.
– Khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn.
⟹ Những thành thị, tiểu vương quốc này đã dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.
– Cuối thế kỉ III, vua A-sô-ca đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.
– Sau thế kỉ III trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng này kéo dài đến đầu thế kỉ IV, Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.
Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế – xã hội và văn hóa:
+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.
+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…
– Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định.
+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…
+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.
Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.
Trả lời: ♦ Những chính sách cai trị của người Hồi giáo (Vương triều Hồi giáo Đê-li):
– Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
– Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
– Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên căng thẳng.
♦ Những chính sách cai trị của người Mông Cổ (Vương triều Mô-gôn):
– Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
– Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
2. Trả lời câu hỏi trang 17 sgk Lịch sử 7Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.
Trả lời:
Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học An Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân An Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.
1. Trả lời câu hỏi 1 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ.
Trả lời: Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ:
Khoảng 2500 năm TCN
Xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.
Khoảng 1500 năm TCN – thế kỉ III TCN
Một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn. Nhà nước Ma-ga-đa tồn tại và phát triển.
Thế kỉ III TCN – đầu thế kỉ IV
Tình trạng phân tán, loạn lạc
Đầu thế kỉ IV – đầu thế kỉ VI
Thời kì Vương triều Gúp-ta
Thế kỉ XII – XVI
Thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li
Thế kỉ XVI – giữa thế kỉ XIX
Thời kì Vương triều Mô-gôn
2. Trả lời câu hỏi 2 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.
Trả lời:
– Nhuộm vải, đúc chuông thủ công, in ấn hoa văn, nghề dệt là 4 nghề thủ công độc đáo, tỉ mỉ, thú vị của Ấn Độ.
– Cùng với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những mảnh vải được in ấn hoa văn, thêu dệt… lần lượt ra đời trở thành những mặt hàng thủ công nổi tiếng.
3. Trả lời câu hỏi 3 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?
Trả lời:
– Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
– Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
– Văn học – nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
– Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập Bài 2 Trang 12 Sgk Lịch Sử 9 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!