Xu Hướng 5/2023 # Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn # Top 7 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quê em là một vùng quê đẹp và trù phú. Nơi đây có cánh đồng lúa mênh mông. Vào mùa lúa chín, từng đợt sóng nhấp nhô như những đứa trẻ đang nô đùa với nhau. Vào mua thu hoạch, xóm thôn rộn rịp với tiếng gọi nhau ra đồng, với tiếng máy tuốt lúa kêu xịch xịch. Hai bên đường là hai hàng cây tươi tốt. Nơi đây có dòng sông như dải lụa đào đang uốn lượng quanh xóm làng. Mùa hè gió đưa hương sen trải đều lên khắp xóm làng. Quê em có những ngôi nhà mái đỏ nằm xen giữa những vườn cây trĩu quả. Mỗi sáng về đây em đều dậy sớm để nhìn thấy ông mặt trời tỉnh dậy sau những những ngọn núi và mỉm cười với em. Còn về đêm, khi làng quê em chìm vào giấc ngủ, chỉ còn vầng trăng ở ngoài kia vẫn còn thao thức như canh gác trong đêm. Những khi về đây, em mới cảm nhận được sự vất vả, khó nhọc của người nông dân, suốt ngày hai sương một nắng trên cánh đồng tuy vậy họ vẫn vui vẻ với mọi người. Em mong mùa hè đến thật nhanh để em lại về đây để ngắm cảnh đẹp và hưởng những không khí tuyệt diệu ở đây.

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 2

Hè vừa qua em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Đó là ngôi làng xinh đẹp Đông Sơn, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.

Xung quan ngôi làng được bao bọc bởi luỹ tre xanh và dòng sông trong vắt uốn lượnh quanh co. Con đường dẫn vào làng bây giờ đã được trải nhựa chạy băng qua cánh đồng lúa chín vàng óng, thẳng cánh cò bay. Lúc đó đang là vụ gặt. Tiếng cười nói râm ran cả cánh đồng. Từng đoàn xe thồ nối đuôi nhau chở lúa về nhà, lưng áo ai cũng đẫm mồ hôi nhưng vẻ mặt các bác nông dân cũng rất vui tươi, phấn khởi. Trên dòng mương dẫn nước vào ruộng, những đàn vịt bơi lội tung tăng. Cảnh vật quen thuộc của quê ngoại đó chính là ngôi đình Tàu ẩn mình dưới gốc đa cổ thụ. Nơi đây được làng tổ chức lễ hội vào ngày mùng 3 Tết. Ông ngoại em còn kể cũng vào ngày này, dân làng quê em có một phiên chợ rất đặc biệt đó là chợ Đầu. Cứ đến Tết là ai cũng háo hức đi chợ này bởi mọi người quan niệm đi chợ này sẽ gặp may mắn cả năm.

Khung cảnh cuộc sống ở quê ngoại em thật là bình dị và ấm áp tình người. Đêm trăng sáng cả nhà quây quần ngắm trăng dưới sân và uống nước chè tươi. Em yêu cảnh đẹp nông thôn ở quê ngoại.

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 3

Quê em ở Bến Tre là một vùng quê đẹp và trù phú,không khí mát mẻ và trong lành. Dọc hai bên đường là những hàng cây xanh tốt, với những cánh đồng lúa mênh mông. Nơi đây có dòng sông như dải lụa đào đang uốn lượn quanh xóm làng. Quê em có những ngôi nhà mái đỏ nằm xen giữa những vườn cây trĩu quả. Các bác nông dân chăm chỉ cày cấy,cuốc đất trồng rau.Người dân ở quê em sống đạm bạc ,chất phát mà đầy tình yêu thương , biết quan tâm nhau trong tình làng nghĩa xóm .Em rất yêu mến cảnh vật và con người ở nông thôn ,đặc biệt là quê của em .

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 4

Quê em ở Hà Nam, một vùng quê tràn đầy tình yêu thương.

Sau luỹ tre làng là những mái nhà ấm cúng. Bên cạnh những ngôi nhà là những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Em thích nhất là con sông Đáy từ đầu làng chảy vào, nước trong veo. Thường ngày các bạn thường ra đó tắm. Có lúc em và bạn em trèo lên cây sung gần đấy, rồi nhảy ùm xuống nước. Thật là sảng khoái! Tuy là người ở quê nhưng những người ở làng em rất cần cù. Họ muốn những vụ mùa bội thu nên đã bất chấp cả nắng mưa để làm việc .

Quê em cái gì cũng đẹp, cũng tuyệt. Em tự hào về quê hương của mình.

Thống kê tìm kiếm

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Rubella (Igm Và Igg) Ở Thai Phụ

Rubella là một loại virus thường gặp khi phụ nữ mang thai. Đây là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin chủng ngừa bệnh. Xét nghiệm Rubella là việc làm cần thiết mà các chị em mang bầu cần làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

1. Bệnh Rubella là gì?

Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính. Bệnh lây nhiễm không nguy cấp nhưng lại nghiêm trọng bởi có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bệnh Rubella có thể truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Đối với phụ nữ mang thai, căn bệnh này là hiểm họa, đe dọa tới thai nhi đang phát triển.

Nếu thai phụ bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì có tới 90% trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Virus này có thể khiến thai nhi bị chết hoặc bị hội chứng rubella bẩm sinh. Vì vậy việc chẩn đoán xác định Rubella ở phụ nữ mang thai đặc biệt là những tháng đầu mang thai là vô cùng quan trọng.

2. Rubella IgG và Rubella IgM là gì?

Việc chẩn đoán Rubella thường được dựa vào xét nghiệm miễn dịch định lượng Rubella IgM và IgG. Sử dụng test rubella để phát hiện kháng thể trong máu được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể để đáp ứng với bệnh nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. IgM và IgG là hai loại kháng thể rubella.

Sau khi tiếp xúc với virus Rubella, kháng thể Rubella IgM sẽ xuất hiện trong máu. Khoảng 7-10 ngày sau khi nhiễm trùng, mức độ protein tăng lên và đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.

Khi người mẹ bị virus Rubella xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể IgG sẽ xuất hiện. Kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn IgM nhưng nó sẽ tồn tại trong máu suốt đời, giúp cơ thể người mẹ chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. Kháng thể IgM có trong máu cho thấy có thể đã xuất hiện sự nhiễm trùng. Một điểm nhiễm Rubella gần đây hoặc từng có trong quá khứ sẽ được chỉ điểm nếu có sự hiện diện của kháng thể IgG.

Hội chứng rubella bẩm sinh có thể khiến trẻ sinh ra bị chậm phát triển, điếc…vì vậy, trong thời kỳ mang thai chị em nên thường xuyên xét nghiệm kháng thể Rubella để đảm bảo đủ khả năng đáp ứng miễn dịch.

3. Xét nghiệm Rubella ( IgG và IgM) ở thai phụ

Việc thực hiện xét nghiệm Rubella (IgM và IgG) được thực hiện đối với những thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella và chưa từng mắc bệnh rubella trước khi mang thai. Xét nghiệm nên được thực hiện từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, đây là thời gian tốt nhất để thực hiện. Không nên xét nghiệm khi thai đã trên 16 tuần vì khó để giải thích kết quả cũng như nếu có vấn đề gì cũng khó giải quyết bởi lúc này thai đã lớn.

Nếu kết quả IgM âm tính và IgG dương tính thì chứng tỏ bạn đã từng bị nhiễm Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm tối thiểu là 10 tuần, bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ. Nếu nồng độ IgG tăng lên sau khi thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng. Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể bệnh nhân mắc Rubella, cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgM sau 1 tuần, nếu IgM dương tính và IgG tăng lên thì bệnh nhân bị rubella cấp.

Nếu kết quả xét nghiệm IgM dương tính, IgG âm tính: trường hợp này người bệnh mới bị nhiễm virus rubella, mới chỉ có kháng thể IgM đáp ứng. Bạn nên làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần. Nếu kết quả cho thấy IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn thai phụ đã bị nhiễm virus rubella. Nếu IgM dương tính, IgG âm tính thì kết quả IgM là không đặc hiệu. Thai phụ dưới 12 tuần tuổi mà có chỉ số IgM dương tính thì khả năng là thai bị nhiễm hoặc không bị nhiễm, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con ở giai đoạn này là 80%. Trẻ lây nhiễm virus trong giai đoạn này có nguy cơ bị hội chứng rubella bẩm sinh rất cao.

Nếu chỉ số IgM dương tính, IgG dương tính: trường hợp này thường ít gặp hơn. Có nhiều khả năng là dương tính giả do thai phụ mới bị nhiễm siêu vi nào đó.Thai phụ cần được theo dõi và thực hiện xét nghiệm IgM và IgG , sau 2 đến 3 lần mà kết quả các chỉ số vẫn giữ nguyên thì thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm.

Nếu IgM âm tính và IgG âm tính có thể thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ bị mắc Rubella, thời gian này thai phụ cần phải được theo dõi thường xuyên để xử lý nếu bị nhiễm rubella. Kết quả này cũng có thể cho thấy bệnh nhân bị nhiễm rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh và các kháng thể IgM và IgG chưa được tạo ra. Vì vậy, bạn nên thực hiện xét nghiệm lại sau khoảng 2-3 tuần.

Nguy cơ lây truyền rubella từ mẹ sang con trong ba tháng đầu thai kỳ là 80%, nguy cơ mắc hội chứng rubella bẩm sinh ở thời điểm thai 11-12 tuần giảm còn 33%. Ở thời điểm thai nhi 13-16 tuần, tỷ lệ này giảm còn 11-24 % và sau 16 tuần thì tỷ lệ này còn 0%. Xác định thời điểm nhiễm bệnh rubella đối với thai phụ là rất quan trọng để chẩn đoán tình trạng của thai nhi.

Để phòng ngừa rubella một cách hiệu quả, tốt nhất những chị em trong độ tuổi sinh sản nên tiêm ngừa rubella trước khi có ý định mang thai. Tiêm phòng trước khi mang thai chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ có ý định mang thai nên đến các trung tâm tiêm chủng, cơ sở y tế có nguồn vắc xin ổn định.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các loại vắc-xin trong đó có vắc-xin Rubella, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Đức nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt. Toàn bộ vắc-xin được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP đảm bảo vắc-xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.

Nếu có nhu cầu tiêm chủng tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Điều Ít Biết Về Tác Giả ‘Giải Phóng Điện Biên’

Cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận và con trai Đỗ Hồng Quân.

Nhạc sỹ Đỗ Nhuận sinh năm 1922, mất năm 1991, là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Ông được coi là ngôi sao sáng của nền âm nhạc Việt Nam. Ông là nhạc sỹ Việt Nam đầu tiên viết Opera với vở CÔ SAO. Là nhạc sỹ duy nhất trong thế hệ tân nhạc đầu tiên ở nước ta được đào tạo bài bản ( Học ở nhạc viện danh tiếng mang tên nhà soạn nhạc Nga vĩ đại Tchaikovsky từ 1960 đến 1962).

Theo nhạc sỹ Vũ Tự Lân, Đỗ Nhuận là người lắm tài từ kéo đàn violon, thổi tiêu, sáo đến đóng kịch và viết kịch, sáng tác bài hát hay mà vẽ cũng không xoàng…

Những tác phẩm âm nhạc của ông sống mãi với thời gian như “Du kích ca” “Áo mùa đông” “Du kích sông Thao” “Hành quân xa” “Trên đồi Him Lam” “Việt Nam quê hương tôi”… Bài hát “Chiến thắng Điện Biên” đã trở thành khúc quân hành của bao nhiêu thế hệ.

Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Trước đây tôi cũng như nhiều người yêu âm nhạc chỉ biết về ông như thế. Nhưng, khi nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân con trai ông tặng tôi cuốn “Âm thanh cuộc đời”, hồi ký của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, tôi mới biết được nhiều điều còn ít người biết về ông.

Cuốn hồi ký thực sự cuốn hút tôi không chỉ trong đó có nhiều tư liệu quý mà còn bởi một cách viết sinh động, hấp dẫn, vừa sâu sắc lại vừa thông minh, hài hước. Đó là những bài học bổ ích không những cho con, cháu trong nhà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận mà còn cho thế hệ trẻ hiện nay.

” Vào mùa phượng năm Nhâm Tuất (nhuận tháng 5 năm 1922), cuối tuần trăng, tại thôn Vạc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tôi chào đời ngoài vườn ổi trong một chiếc cót quay tròn trên ổ rơm, lót manh chiếu rách. Mẹ tôi kể lại :”Vì nhà chật không có buồng con nên các cụ kiêng cữ, không cho con dâu đẻ trong nhà. Khi đẻ tôi vào nửa đêm, trời mưa to, sấm sét đùng đùng, tới ba bốn giờ sáng thì trời tạnh mưa, trên trời có trăng, sao. Chẳng biết sao mà một tháng sau khi chào đời tôi mới mở mắt. Vì đẻ vào năm nhuận nên bố tôi đặt tên là Nhuận …” Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về sự ra đời của mình trong cuốn sách như vậy.

Nhiều chương trong cuốn hồi ký của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã kể lại những bài học mà bố mẹ ông đã dạy ông, ông có những người thầy đầu tiên như bố ông, một người thổi kèn Tây “Bị bắt đi lính, đóng ở Hải Phòng… Bố thường dẫn tôi đi nghe hòa nhạc nghiêm chỉnh ở vườn hoa, trong trại lính, trong nhà thờ, trong đình Cấm, ở trường học Hoa Kiều …” Những người thầy mà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận không bao giờ quên như ông Hai Tây, ông Cà Rình … Cả những kỷ niệm như những bài học nhớ đời mà ông gọi là VẾT SẸO: “Dạo đó, bố tôi đi tập trận giả ở Phả Lại ba tháng không có người trông nom, ba mẹ con chúng tôi phải thuê một gian nhà bếp của ông đội Huy… Một hôm, bà chủ kêu mất một đồng bạc Đông Dương, và đổ riệt cho tôi lấy cắp của bà. Mẹ tôi sợ quá, dỗ ngọt: Nếu con lấy thì trả bà ấy. Tôi ức quá nói: Con không ăn cắp, nếu con lấy thì con chết như thế này này… Tôi vào bếp lấy con dao phay chém vào ngực như ông Hai Tây vẫn làm trò, nhưng chẳng ngờ khi chém mạnh thì máu me chảy đầm đìa … Mẹ và chị tôi kêu trời đất vội lấy thuốc Lào rịt vào vết thương. Tối hôm đó chị tôi biết tôi bị vu oan, dẫn tôi xuống chùa Đỏ để thề… Tôi không sợ, nhìn thẳng vào những bức tượng của âm phủ, đập cái chén xuống sàn gạch mà thề rằng: Tôi không lấy tiền của ai, nếu ai vu oan cho tôi thì trời sẽ đày xuống âm phủ. Nghe nói chị em tôi rủ nhau đi thề, bà chủ tra hỏi con gái nuôi, thì mới biết là chính cô con gái nuôi lấy cắp tiền của bà …”.

Nhiều câu chuyện sinh động mà cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận kể lại trong cuốn hồi ký của mình chính là những bài học thấm thía về tình thương yêu, sự nhân ái, bao dung, những tấm lòng ngay thẳng, ý chí vươn lên của con người… Những bài học rất cần cho các thế hệ con cháu đời nay.

Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận có ba người con. Đỗ Hồng Quân sinh năm 1956, hiện là Chủ tịch hội Nhạc sỹ Việt Nam. Đỗ Hồng Thao (Sinh năm 1959, mất năm 2012) cũng là một nhạc công có tài, từng sống và biểu diễn ở Đức nhiều năm. Đỗ Thị Hồng Hoa sinh năm 1964, hiện cùng gia đình định cư ở Tiệp Khắc (cũ).

Qua câu chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, tôi hiểu rằng cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, không chỉ dạy con về âm nhạc mà còn dạy con làm người sống ngay thẳng, tử tế, sống giản dị, tiết kiệm và luôn độc lập trong suy nghĩ, trong hành động và nhất là trong sáng tạo nghệ thuật…

Khi có người khen con trai mình, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận chỉ nói “Hậu sinh khả úy”, con hơn cha là nhà có phúc, cố Nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về con mình như vậy. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng, rõ ràng, con trai cố nhạc sỹ tài danh Đỗ Nhuận là Đỗ Hồng Quân nối được nghiệp bố, đã thành danh.

Đỗ Hồng Quân được đào tạo khá bài bản. Học đàn Piano từ 8 tuổi với những người thầy tài danh như nghệ sỹ Thái Thị Liên (thân mẫu nghệ sỹ Piano nổi tiếng Đặng Thái Sơn và cùng học một lớp với Đặng Thái Sơn). Gần 10 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp đại học ở nhạc viện danh tiếng Tchaikovsky (từ 1976 đến 1981) với tấm bằng đỏ, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân tiếp tục học cao học, hoàn thành luận án tiến sỹ nghệ thuật. Đỗ Hồng Quân còn học về sáng tác , chỉ huy dàn nhạc …

Trò chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân tại trụ sở của hội nhạc sỹ Việt Nam, nơi anh đang làm chủ tịch, tôi thấy Đỗ Hồng Quân khá bận rộn. Khi tôi ngỏ lời khen về một vai diễn do anh đảm nhận trước đây mà tôi rất thích, anh nói “vai thằng Cuội phải không ?”. Đúng vậy, vai thằng Cuội, Đỗ Hồng Quân đóng rất sinh động.Cũng như cha mình, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cũng được coi là người lắm tài. Chỉ huy dàn nhạc, viết nhạc giao hưởng, sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng, viết nhạc kịch, đóng phim … Ballet Hồng Hoang; nhạc kịch Nàng Xa Mi; album “Chiếc lá đầu tiên” và nhiều nhạc phẩm khác để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt.

Trong những ca khúc của Đỗ Hông Quân, tôi thích nhất bài “Gửi về sông Lục, núi Huyền”. Bài hát với giai điệu ngọt ngào thấm đẫm chất dân ca Bắc bộ. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân nói rằng anh lấy cảm hứng từ vùng quê Lục Ngạn với lời ru của mẹ “Em là con gái Bắc Giang …” mà thuở nhỏ mẹ anh (Bà Nguyễn Thị Túc, em vợ nhà văn Nguyên Hồng, cũng chính nhà văn Nguyên Hồng làm mối cho nhạc sỹ Đỗ Nhuận) thường hát ru con…

Khi cô con gái thứ hai của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân là Đỗ Hồng Khanh mới chục tuổi đầu đã “gây bão” tại cuộc thi giọng hát nhí The Voice Kids do VTV tổ chức. Nhiều người xem đã thốt lên “Đúng là con nhà nòi”. Cả hai đội chơi đều níu kéo, đội nào cũng muốn thuyết phục cô bé Hồng Khanh về đội mình.Khả năng ca hát, khả năng diễn xuất của Hồng Khanh bộc lộ từ bé, được bố mẹ định hướng khá rõ. Bài hát “Mama” mà Hồng Khanh chọn để thể hiện trong đêm thi là một bài hát Ý. Chính nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã lấy nốt mới hạ tông xuống ghép ra một bài nhạc mới cho phù hợp với chất giọng của Hồng Khanh…

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân kể cho tôi nghe lần đầu tiên anh biết tới làng quê mình (xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương) là lần cả nhà đi sơ tán. Chính nhạc sỹ Đỗ Nhuận chở về làng một cái Piano cũ, to đùng để cho con tập đàn. Cả làng đổ ra xem vì có lẽ lần đầu tiên mọi người ở đây mới biết có một loại đàn to thế, âm thanh của nó phát ra cũng to, vang xa đến thế…

Tâm sự với tôi qua điện thoại, nghệ sỹ Chiều Xuân vợ nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân bật mí: “Vợ chồng tôi làm việc gì cũng thường bàn bạc với nhau, nhất là việc dạy con. Hai cô con gái của chúng tôi tính tình có nhiều sự khác nhau. Đỗ Thị Hồng Mi (cô chị, sinh năm 1987, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, có bằng thạc sỹ ở Pháp, hiện làm việc cho một công ty nước ngoài ) tính tình mền mại, dịu dàng. Còn Đỗ Thị Hồng Khanh (cô em, sinh năm 2004) lại rất sôi nổi, quả quyết, có nhiều khả năng theo nghề bố mẹ. Cả hai con chúng tôi đều nhạy cảm, tinh tế. Vợ chồng chúng tôi luôn tôn trọng ý kiến của các con, dạy các con phải luôn làm điều tốt, sống đúng con người của mình. Chúng tôi dạy con tính tự lập, biết quan tâm đến người khác …”.

Nói về NSƯT Chiều Xuân, một tờ báo cho biết chị đang tham gia một dự án làm phim và làm giám đốc một công ty điện ảnh và sân khấu. ” Với gia đình, chị là một phụ nữ đảm đang khi vẫn dành nhiều thời gian nấu những bữa cơm để gia đình quây quần và dạy con mỗi tối …” .

Tôi thiển nghĩ, tấm gương lao động sáng tạo quên mình chính là động lực cho sự tiếp nối không ngừng những thế hệ nghệ sỹ tài danh trong gia đình cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, tác giả bài hát ” Giải phóng Điện Biên”.

Viết tại nhà vườn Sóc Sơn 4/5/2018

Chẳng biết sao mà một tháng sau khi chào đời tôi mới mở mắt. Vì đẻ vào năm nhuận nên bố tôi đặt tên là Nhuận …” Cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận nói về sự ra đời của mình trong cuốn sách như vậy.

Qua câu chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, tôi hiểu rằng cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, không chỉ dạy con về âm nhạc mà còn dạy con làm người sống ngay thẳng, tử tế, sống giản dị, tiết kiệm và luôn độc lập trong suy nghĩ, trong hành động và nhất là trong sáng tạo nghệ thuật…

Dương Xuân Nam

Những Chuyện Chưa Biết Về Giải Cứu Con Tin

Trung úy Vũ Văn Hưng (đầu tiên từ phải sang) giao lưu tại chương trình “Vinh Quang Việt Nam”.

Khán giả xem truyền hình trực tiếp chương trình “Vinh quang Việt Nam” tối 24/6/2005 hẳn còn nhớ chi tiết đầy xúc động: cuộc gặp gỡ bất ngờ ngay tại Nhà hát Lớn Hà Nội giữa Trung úy Vũ Văn Hưng – Cảnh sát đặc nhiệm và em Nguyễn Chiến Thắng – nạn nhân trong vụ bắt cóc con tin tại Vĩnh Phúc xảy ra cách đây 4 năm.

Ngay bên ngoài sân khấu, chúng tôi có một cuộc trao đổi ngắn với Trung úy Vũ Văn Hưng và em Nguyễn Chiến Thắng. 4 năm trước, Nguyễn Chiến Thắng bị đối tượng bắt cóc khống chế trong buồng tắm. Khi lực lượng Công an bao vây, kẻ bắt cóc thực hiện hành vi rất manh động nhằm đe dọa lực lượng giải cứu đang bao vây phía ngoài: hắn dùng dao chặt đứt ngón chân của Thắng ném qua cửa kính nhà tắm, rơi xuống đường. Tình huống cực kỳ nguy hiểm, buộc lực lượng đặc nhiệm phải hành động. Trung úy Vũ Văn Hưng là một trong những chiến sĩ đột nhập đầu tiên, sau khi ném lựu đạn cay vào nhà tắm, anh trực tiếp lao vào đá văng hung khí, quật ngã đối tượng, giải thoát con tin an toàn. Khi đó, em Thắng mới 11 tuổi, đang là học sinh lớp 6.

Sau thắng lợi này, Trung úy Vũ Văn Hưng và một số chiến sĩ khác được lãnh đạo Bộ Công an khen thưởng. Tuy nhiên, gia đình em Thắng cũng như nhân dân trong khu vực biết con tin được cứu thoát thì vui mừng nhưng họ không rõ tên tuổi người đã dũng cảm lao vào quật ngã đối tượng bắt cóc, cứu sống con tin là ai. Bố của em Thắng cho biết, nhiều lần ông có hỏi tin tức về những chiến sĩ đã cứu con mình, nhưng ông cũng chỉ nắm được loáng thoáng họ là những chiến sĩ trẻ tuổi ở Tiểu đoàn CSĐN (Bộ Công an) nhưng không rõ tên tuổi cụ thể.

CSĐN khi dân cần thì họ đến, họ hành động, và có thể họ chấp nhận tổn thương. Khi hoàn thành nhiệm vụ, họ lại trở về đơn vị, tiếp tục tập luyện chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Cho nên, các anh thì nhớ rõ những người mình đã cứu, còn những người được cứu lại không nhớ tên các anh cũng là lẽ thường. Bởi vậy, cuộc gặp gỡ hôm đó, chính Thắng và bố của em cũng rất bất ngờ.

Trung úy Vũ Văn Hưng trước huấn luyện tại Trường Đặc nhiệm CAND, nay anh đã lập gia đình, vợ anh là giáo viên. Cuộc sống hai vợ chồng tuy chưa con cái nhưng cũng quá tất bật, từ ngày hai người lấy nhau, mỗi tháng nhiều lắm thì Hưng cũng chỉ bên vợ được vài ngày. Bố mẹ Hưng hiện đang công tác ở Trại giam Tân Lập, và cũng như con trai mình, họ ít có điều kiện sum họp gia đình đông đủ con cái.

Cũng như bất kỳ nước nào, việc giải cứu con tin trong trường hợp đối tượng sử dụng vũ khí nguy hiểm là bài toán hết sức nan giải. Yêu cầu trong bất kỳ vụ giải cứu con tin nào là làm sao đảm bảo an toàn tính mạng cho con tin cũng như lực lượng giải cứu và nhân dân.

Vụ việc giải cứu con tin mới đây ở Hà Đông, Hà Tây không đến mức quá nguy hiểm nhưng điểm “nút” trong vụ án này chính là việc xác định sự thật về khẩu súng của tên Tống Văn Hậu. Khi xe Cảnh sát khống chế, đưa tên bắt cóc Tống Văn Hậu về đến gần trụ sở Công an tỉnh Hà Tây, trong trạng thái bị khóa tay và nhiều chiến sĩ giữ xung quanh, Hậu ngoái đầu nói: “Giờ các anh đã biết tôi dùng súng giả, nhưng nếu tôi có súng thật, lúc xông vào, chẳng lẽ các anh không sợ tôi bắn chết?”. Trung úy Đinh Trọng Tiến, thuộc Đội CSHS, Công an thị xã Hà Đông, một trong 2 chiến sĩ trực tiếp cạy cửa, xông vào khống chế tên Hậu, đáp ngắn gọn: “Anh cần hiểu chúng tôi hành động có nghiệp vụ!”. “Vậy tôi thua các anh là đúng” – tên Hậu nói lí nhí rồi cúi mặt xuống thành xe…

Nếu trường hợp tên Hậu có súng thật và chất nổ cố thủ trong nhà thì việc tính toán phương án đột nhập là cực kỳ hệ trọng. Thực tế, sau khi tên bắt cóc đột nhập vào nhà, chỉ có duy nhất bà Nguyễn Thị Thắng lọt được ra ngoài và thông tin cho lực lượng giải cứu về đặc điểm khẩu súng. Theo như mô tả của bà Thắng, khẩu súng mà tên Hậu dùng uy hiếp có màu ánh kim và có dạng giống như súng K54. Thông tin này cho thấy có thể khẩu súng đối tượng sử dụng là súng giả. Tuy nhiên, chỉ dựa vào mô tả của một người trong tình trạng bị khống chế, lại là đàn bà thì rất có thể vì hoảng loạn mà quan sát sai sự thật.

Khác với vụ bắt cóc con tin ở Vĩnh Phúc năm 2001, trong vụ án này, tên Hậu không thực hiện hành động thô bạo nào với con tin. Thậm chí, ngay cả khi bị bao vây, tên Hậu vẫn bảo con tin đi lấy bia ở tủ lạnh cùng gói kẹo rồi lên tầng 2 bật uống. Hắn còn bảo với con tin: “Tao với mày không hận thù gì nhau, nhưng tao đang cần tiền lo thuốc cho con đang ốm nặng!”.

Nơi đột nhập của tên Hậu không phải tiệm vàng hoặc chỗ có nhiều tiền bạc khác như một số vụ đối tượng sử dụng súng để cướp. Những kẻ có súng thật cũng phản ứng một cách hung hãn hơn nhiều nếu bị truy bắt. Gia đình Hậu cũng thuộc diện thường dân, không phải nhà khá giả. Thủ đoạn hành động của hắn mang tính chất “non”, khác với đối tượng có súng thật: quan sát, vào nhà và lừa chủ nhà để lấy tiền và chỉ khi bị phát hiện sự lừa đảo, hắn mới rút súng đe dọa… Những yếu tố này cho thấy giúp Ban chuyên án có cơ sở nhận định, nhiều khả năng đối tượng sử dụng súng giả để khống chế nạn nhân.

Việc phân tích, nhận định đối tượng sử dụng súng giả để cướp, khống chế con tin chính là “điểm nút” để việc đột nhập thuận lợi, đảm bảo yêu cầu khi thực hiện giải cứu. Tuy nhiên, khi chưa tận tay kiểm tra khẩu súng, mọi nhận định trên không thể chính xác 100% và khả năng đối tượng sử dụng súng thật, dù ít xảy ra nhưng cũng không loại trừ.

Trong vụ giải thoát này, khi nhảy sang tầng 2, chuẩn bị cạy cửa xông vào nhà, Trung úy Đinh Trọng Tiến đã nhường lại chiếc áo giáp chống đạn cho một đồng đội của mình ở phía trên. Thượng sĩ Nguyễn Đức Quang trực tiếp bật tung cửa lao vào quật ngã tên Hậu, tước khẩu súng trên tay hắn. Quang bị thương ở tay và ở thời điểm đó, anh cũng chưa có thông tin tên Hậu có bị nhiễm HIV hay không.

Đêm hôm đó, khi người dân và báo chí đã về hết, tôi và Thượng sĩ Quang trò chuyện khá lâu ngay tại sân Công an tỉnh Hà Tây. Tôi thực sự lo ngại trước vết thương ở tay Quang (rất may sau đó, cơ quan chức năng có kết luận tên Hậu không bị nhiễm HIV). Quang bảo, anh nhận lệnh tham gia giải cứu con tin từ buổi trưa nhưng thực ra đã mấy hôm không về nhà. Quang và vợ anh thuê nhà trọ cấp 4 trong một ngõ nhỏ ở Gia Lâm đã hơn năm nay, đồng lương của vợ làm việc ở Công ty May 10 hầu như chỉ lo “gánh” khoản tiền nhà 400.000 đồng/tháng. Bố mẹ Quang đã nghỉ hưu, họ cũng không có khả năng chu cấp cho vợ chồng anh. Thành thử, dù nhận công tác ở Công an Hà Tây đã nhiều năm, vợ chồng Quang ngoài lo tiền ăn, thuê nhà, số còn lại cũng chỉ đủ mua vé xe buýt tháng để Quang đi làm (tuyến Gia Lâm – Hà Đông).

Cho đến lúc anh cùng đồng đội giải cứu con tin thành công, bị thương ở tay nhưng đến đêm đó, vợ vẫn không hay chồng mình thế nào. Anh bảo: “Nhà em (vợ) không dùng điện thoại, tuần đi xe buýt về một vài lần nhưng đêm nào cô ấy cũng chờ cơm…”. Nghe Quang nói tôi cảm thấy ái ngại.–PageBreak–

Có thể coi vụ giải cứu con tin nguy hiểm nhất, nghiêm trọng nhất trong khoảng 20 năm qua ở nước ta là vụ án xảy ra ở xã Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh năm 1991. Nguyễn Văn Thường (còn gọi Thường Lê) – tên tội phạm hung hãn, lạnh lùng nã đạn AK giết chết 4 người, trong đó có cả những người vốn không có mâu thuẫn với hắn. Tiếp đó hắn lạnh lùng bắn chết lái xe trên đường trốn chạy… Sau khi gây án, để đối phó với lực lượng Cảnh sát, Thường giắt hai quả nổ, mỗi quả nặng hơn 1kg và gần 200 viên đạn AK đe dọa khiến rất nhiều người dân lo sợ phải di tản. Khi lực lượng Công an đề nghị hàng, Thường thẳng thừng tuyên bố: “Nếu tao bị bắn chết, ít nhất 100 cảnh sát phải chết cùng!”. Hơn tháng trời, cả xã Sơn Quang bị phong tỏa hoàn toàn.

Bấy giờ đồng chí Lê Hữu Tăng là Đội trưởng Đội CSCĐ, Công an Hà Tĩnh (nay anh là Trưởng phòng CSBV & HTTP). Khi đó, có ý kiến đề đạt: để tiêu diệt tên Thường phải huy động khoảng 200 chiến sĩ cơ động thiện chiến, trang bị đầy đủ vũ khí, bao vây tứ bề. Đồng chí Lê Hữu Tăng nhớ lại: “4 giờ sáng, sau những đêm trằn trọc không ngủ, tôi choàng dậy bước ra khoảng không yên tĩnh phía sau nhà. Tôi chợt lóe lên sáng kiến và chạy bộ sang nhà Giám đốc Nguyễn Tiến Tuẫn. Biết anh đang rất bức xúc nhưng tôi đề nghị chỉ xin bố trí 12 người, đúng bằng 1 tiểu đội CSCĐ chứ không cần đại đội 200 người. Tôi nói, nếu điều động đông người, rất khó bố trí tại địa bàn nguy hiểm và với tình thế đó rất dễ gây thương vong”.

Sau một lát suy nghĩ, Giám đốc Nguyễn Tiến Tuẫn đồng ý phương án này. Một tuần liên tục, dưới nắng hạ ngột ngạt, 12 chiến sĩ CSCĐ dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Lê Hữu Tăng thực hiện các bài tập bắn súng mọi tư thế tại trường bắn Thạch Ngọc (Thạch Hà).

Khi đó, có người e ngại rằng, để tiêu diệt tên Thường thì với gần 200 viên AK của hắn cùng hai quả nổ có sức công phá lớn hẳn cảnh sát khó tránh được thương vong. “Nhưng tôi có niềm tin và tinh thần rất sẵn sàng. Từ sáng sớm, tôi đến thăm mẹ. Tôi không tiết lộ sự nguy hiểm của trận đánh bởi nếu chẳng may đây là lần gặp mẹ cuối cùng! Im lặng một lúc, mẹ nhìn sâu vào mắt tôi và nói: “Ở hiền gặp lành, mình làm việc vì nước, vì dân ắt có tổ tiên phù hộ”. Trong tôi, một niềm tin không thể lay chuyển”. Ngày xuất quân với 12 lính cơ động thiện xạ, trang bị đầy đủ áo giáp, mũ sắt, giày đinh cùng lương khô, đội ngũ y tế cũng khẩn trương lên đường.

Kêu gọi đầu hàng không có kết quả, phương án tiêu diệt tên Thường được đặt ra. Hầm hào được đào xung quanh vườn làm nơi bố trí lực lượng (hào sâu gần 1m, chạy dọc những gốc cây lớn), sau đó dùng quả nổ và lựu đạn công phá ngôi nhà trên, buộc Thường chạy ra ngoài, thừa cơ hội tiêu diệt. Thế nhưng khi phương án đã vạch rõ, Giám đốc Nguyễn Tiến Tuẫn đặt tình huống: “Anh Tăng này, giả sử tên Thường đi trong nhà ra, một tay xốc nách bà Xanh, một tay cầm súng yêu cầu Công an giải tán thì ta có đủ khả năng bắn bỏ mà đảm bảo an toàn cho con tin không? Thứ hai, giả sử tên Thường bất ngờ ôm súng chạy ra một hướng bất kỳ và liên tiếp nhả đạn hoặc ném bộc phá về phía ta thì liệu lực lượng cơ động có thể nhanh chóng bắn hạ, bảo toàn được lực lượng?”.

Phương án được triển khai. 12 cảnh sát cơ động sẵn sàng vào trận. Bao vây phía ngoài là cảnh sát thuộc các lực lượng cùng xe công binh, xe cứu thương. Ngưng tiếng loa, cả trận địa im phăng phắc. Hơn một buổi sáng ráo riết bao vây, thuyết phục, tên Thường vẫn ngoan cố bám trụ trong ngôi nhà, ôm chặt bà Xanh và dùng súng chống cự quyết liệt. Quả nổ được tung vào trận địa. Đúng như nhận định, tên Thường tưởng lựu đạn vội lùi lại, buông bà Xanh, cầm súng bắn xối xả ra ngoài. Ngay lúc đó, lực lượng CSCĐ dùng bộc phá ném vào ngôi nhà tranh phía ngoài. Lửa bốc cháy ngùn ngụt, bà Xanh lao ra ngoài. Lập tức, một viên đạn chuẩn xác đã găm trúng cánh tay phải của Thường, nơi hắn đang buộc chặt quả bộc phá tự tạo nặng gần 3kg. Bỗng hắn ôm súng vụt chạy ra ngoài, lao về hướng nhà thờ bóp cò liên tiếp. Tình huống diễn ra đúng như phương án thứ hai mà Giám đốc Tuẫn đã đặt ra trước đó. Các loạt đạn của CSCĐ từ hướng này đã hạ gục tên tội phạm nguy hiểm.

14 năm trôi qua, Trung tá Lê Hữu Tăng cũng hiếm có dịp gặp lại bà Xanh tại ngôi nhà nơi diễn ra vụ bắt cóc hồi đó. Phía sau rãnh mương gia đình bà, hiện vẫn còn dấu tích nơi tên Thường bị bắn hạ (hồi đó, TAND Hà Tĩnh đã tuyên án tử hình tên Nguyễn Văn Thường ngay tại hiện trường, sau khi lực lượng Cảnh sát tiêu diệt hắn). Bây giờ bà Xanh đã già yếu, thường ngày khi nhắc lại chuyện cũ, bà vẫn muốn gặp lại những chiến sĩ đã cứu mình dạo đó, nhưng cũng như bao vụ giải cứu con tin khác, bà Xanh cũng chỉ biết họ là những chiến sĩ Công an mà không rõ tên tuổi cụ thể người nào

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!