Xu Hướng 3/2023 # Lập Trình Mạng Với Java # Top 10 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lập Trình Mạng Với Java # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Lập Trình Mạng Với Java được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thuật ngữ lập trình mạng với java đề cập đến việc viết các chương trình thực hiện trên nhiều thiết bị (máy tính), trong đó các thiết bị được kết nối với nhau.

Gói chúng tôi của J2SE APIs chứa một tập hợp các lớp và giao tiếp cung cấp giao thức truyền thông ở mức độ thấp.

Gói chúng tôi cung cấp hỗ trợ cho hai giao thức mạng phổ biến sau:

TCP – TCP là viết tắt của Transmission Control Protocol. TCP thường được sử dụng qua giao thức Internet (Internet Protocol), được gọi là TCP/IP. Giao thức này cho phép giao tiếp tin cậy giữa hai ứng dụng.

UDP – UDP là viết tắt của User Datagram Protocol, một giao thức cho phép truyền dữ liệu giữa các ứng dụng. Giao thức này không kiểm tra đến việc gói tin đã được gửi hay chưa, nên đây là giao tiếp không tin cậy giữa hai hoặc nhiều ứng dụng.

TCP và UDP là các giao thức cốt lõi của việc kết nối các thiết bị công nghệ với nhau. Ngoài ra, trong việc lập trình mạng với java chúng ta có thể sử dụng FTP, công nghệ J2EE…

Lập trình Socket

Socket cung cấp cơ chế truyền thông giữa hai máy tính sử dụng TCP. Một máy khách tạo ra socket để kết nối đến với máy chủ.

Lớp java.net.Socket đại diện cho một socket, và lớp java.net.ServerSocket cung cấp một cơ chế cho chương trình máy chủ để lắng nghe khách hàng và thiết lập kết nối với chúng.

Các bước thiết lập kết nối TCP giữa hai máy tính sử dụng socket:

Máy chủ khởi tạo một đối tượng ServerSocket với một cổng giao tiếp (port).

Máy chủ gọi phương thức accept() của lớp ServerSocket. Phương pháp này đợi cho đến khi một máy khách kết nối đến máy chủ trên cổng đã cho.

Trong khi máy chủ đang chờ đợi, một máy khách khởi tạo đối tượng Socket, xác định tên máy chủ (IP hoặc domain) và số cổng để kết nối.

Đối tượng socket của máy khách cố gắng kết nối máy khách tới máy chủ đã chỉ định và số cổng. Nếu truyền thông được thiết lập, máy khách bây giờ có một đối tượng socket có khả năng giao tiếp với máy chủ.

Ở phía máy chủ, phương thức accept() trả về một tham chiếu đến một socket mới trên máy chủ được kết nối với socket của máy khách.

Sau khi kết nối được thiết lập, máy chủ và máy khách có thể truyền và nhận thông tin thông qua OutputStream và InputStream.

Lớp ServerSocket

Lớp java.net.ServerSocket được sử dụng bởi các ứng dụng máy chủ để tạo ra một một cổng và lắng nghe các yêu cầu của máy khách.

Các Constructor của lớp ServerSocket

Nếu Constructor ServerSocket không ném một ngoại lệ, có nghĩa là bạn đã khởi tạo thành công ServerSocket với cổng được chỉ định và đã sẵn sàng cho các yêu cầu của máy khách.

Các phương thức của lớp ServerSocket

Khi ServerSocket gọi accept(), phương thức này sẽ không return cho đến khi một client kết nối đến. Sau khi máy khách (client) kết nối, ServerSocket tạo một Socket mới trên một cổng không xác định và trả về một tham chiếu đến Socket mới này. Hiện kết nối TCP giữa máy khách và máy chủ và có thể truyền tin.

Lớp Socket

Lớp java.net.Socket đại diện cho socket mà cả máy khách và máy chủ sử dụng để liên lạc với nhau. Máy khách nhận được một đối tượng Socket bằng cách khởi tạo một, trong khi máy chủ lấy một đối tượng Socket từ giá trị trả về của phương thức accept().

Các Constructor của lớp Socket

Lớp Socket có năm Constructor mà một máy khách sử dụng để kết nối với một máy chủ như sau:

Các phương thức của lớp Socket

Các phương thứ của lớp InetAddress

Ví dụ về lập trình socket

Ví dụ về Socket Client

ClientExample sau đây là một chương trình client kết nối đến một server bằng cách sử dụng một socket và gửi một lời chào, và sau đó chờ đợi cho một đáp ứng từ máy chủ.

package vn.viettuts.client; import java.io.DataInputStream; import java.io.DataOutputStream; import java.io.IOException; import java.io.InputStream; import java.io.OutputStream; import java.net.Socket; public class ClientExample { /** * main * * @author viettuts.vn * @param args : server name and server port */ public static void main(String[] args) { String serverName = args[0]; int port = Integer.parseInt(args[1]); try { System.out.println("Connecting to " + serverName + " on port " + port); Socket client = new Socket(serverName, port); System.out.println("Just connected to " + client.getRemoteSocketAddress()); OutputStream outToServer = client.getOutputStream(); DataOutputStream out = new DataOutputStream(outToServer); out.writeUTF("Hello from " + client.getLocalSocketAddress()); InputStream inFromServer = client.getInputStream(); DataInputStream in = new DataInputStream(inFromServer); System.out.println("Server says " + in.readUTF()); client.close(); } catch (IOException e) { e.printStackTrace(); } } }

Ví dụ về Socket Server

Chương trình ServerExample sau đây là một ví dụ về một ứng dụng server sử dụng lớp Socket để lắng nghe cho các client trên một số cổng xác định bởi một đối số dòng lệnh.

package vn.viettuts.server; import java.io.DataInputStream; import java.io.DataOutputStream; import java.io.IOException; import java.net.ServerSocket; import java.net.Socket; import java.net.SocketTimeoutException; public class ServerExample extends Thread { private ServerSocket serverSocket; public ServerExample(int port) throws IOException { serverSocket = new ServerSocket(port); serverSocket.setSoTimeout(30000); } public void run() { while (true) { try { System.out.println("Waiting for client on port " + serverSocket.getLocalPort() + "..."); Socket server = serverSocket.accept(); System.out.println("Just connected to " + server.getRemoteSocketAddress()); DataInputStream in = new DataInputStream(server.getInputStream()); System.out.println(in.readUTF()); DataOutputStream out = new DataOutputStream( server.getOutputStream()); out.writeUTF("Thank you for connecting to " + server.getLocalSocketAddress() + "nGoodbye!"); server.close(); } catch (SocketTimeoutException s) { System.out.println("Socket timed out!"); break; } catch (IOException e) { e.printStackTrace(); break; } } } /** * main * * @author viettuts.vn * @param args */ public static void main(String[] args) { int port = Integer.parseInt(args[0]); try { Thread t = new ServerExample(port); t.start(); } catch (IOException e) { e.printStackTrace(); } } }

Run ứng dụng

Từ eclipse export ra các file jar như sau:

Run 2 file chúng tôi và chúng tôi trên commnad line ta được kết quả như sau:

Run chúng tôi java -jar chúng tôi 6677

Run chúng tôi java -jar chúng tôi [serverIP] 6677

Tổng Hợp Bài Tập Lập Trình Hướng Đối Tượng Trong Java

Khi đã có kiến thức về lập trình hướng đối tượng trong Java thì đây là chính là lúc chúng ta cần thực hành để vận dụng kiến thức để hiểu sâu hơn về hướng đối tượng cũng như lấy được kinh nghiệm thực tế từ các bài tập.

Một đơn vị sản xuất gồm có các cán bộ là công nhân, kỹ sư, nhân viên. Mỗi cán bộ cần quản lý các dữ liệu: Họ tên, tuổi, giới tính(name, nữ, khác), địa chỉ.

Cấp công nhân sẽ có thêm các thuộc tính riêng: Bậc (1 đến 10).

Cấp kỹ sư có thuộc tính riêng: Nghành đào tạo.

Các nhân viên có thuộc tính riêng: công việc.

Yêu cầu 1: Xây dựng các lớp CongNhan, KySu, NhanVien kế thừa từ lớp CanBo.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp QLCB(quản lý cán bộ) cài đặt các phương thức thực hiện các chức năng sau:

Thêm mới cán bộ.

Tìm kiếm theo họ tên.

Hiện thị thông tin về danh sách các cán bộ.

Thoát khỏi chương trình.

Source code tham khảo

Một thư viện cần quản lý các tài liệu bao gồm Sách, Tạp chí, Báo. Mỗi tài liệu gồm có các thuộc tính sau: Mã tài liệu(Mã tài liệu là duy nhất), Tên nhà xuất bản, số bản phát hành.

Các loại sách cần quản lý thêm các thuộc tính: tên tác giả, số trang.

Các tạp chí cần quản lý thêm: Số phát hành, tháng phát hành.

Các báo cần quản lý thêm: Ngày phát hành.

Yêu cầu 1: Xây dựng các lớp để quản lý tài liệu cho thư viện một cách hiệu quả.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp QuanLySach có các chức năng sau

Thêm mới tài liêu: Sách, tạp chí, báo.

Xoá tài liệu theo mã tài liệu.

Hiện thị thông tin về tài liệu.

Tìm kiếm tài liệu theo loại: Sách, tạp chí, báo.

Thoát khỏi chương trình.

Source code tham khảo

Các thí sinh dự thi đại học bao gồm các thí sinh thi khối A, B, và khối C. Các thí sinh cần quản lý các thông tin sau: Số báo danh, họ tên, địa chỉ, mức ưu tiên.

Thí sinh thi khối A thi các môn: Toán, Lý, Hoá.

Thí sinh thi khối B thi các môn: Toán, Hoá, Sinh.

Thí sinh thi khối C thi các môn: Văn, Sử, Địa.

Yêu cầu 1: Xây dựng các lớp để quản lý các thi sinh dự thi đại học.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp TuyenSinh có các chức năng:

Thêm mới thí sinh.

Hiện thị thông tin của thí sinh và khối thi của thí sinh.

Tìm kiếm theo số báo danh.

Thoát khỏi chương trình.

Source code tham khảo

Để quản lý các hộ dân cư trong một khu phố, người ta cần các thông tin sau: Số thành viên trong gia đình, Số nhà, thông tin mỗi cá nhân trong gia đình. Với mỗi cá nhân, người ta quản lý các thông tin sau: Họ tên, Tuổi, Nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân(duy nhất cho mỗi người).

Yêu cầu 1: Hãy xây dựng lớp Nguoi để quản lý thông tin của mỗi cá nhân.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp HoGiaDinh để quản lý thông tin của từng hộ gia đình.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp KhuPho để quản lý các thông tin của từng hộ gia đình.

Yêu cầu 3: Nhập n hộ dân. (n nhập từ bàn phím), hiển thị thông tin của các hộ trong khu phố.

Link source tham khảo

Để quản lý khách hàng đến thuê phòng của một khách sạn, người ta cần các thông tin sau: Số ngày thuê, loại phòng, thông tin cá nhân của những người thuê phòng.

Biết rằng phòng loại A có giá 500$, phòng loại B có giá 300$ và loại C có giá 100$.

Với mỗi cá nhân cần quản lý các thông tin sau: Họ tên, tuổi, số chứng minh nhân dân.

Yêu cầu 1: Hãy xây dựng lớp Nguoi để quản lý thông tin cá nhân của những người thuê phòng.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp KhachSan để quản lý các thông tin về khách trọ.

Yêu cầu 3: Xây dựng các phương thức thêm mới, xoá theo số chứng minh nhân dân. Tính tiền thuê phòng cho khách(xác định khách bằng số chứng minh nhân dân) dựa vào công thức: (số ngày thuê * giá của từng loại phòng)

Link source code tham khảo

Để quản lý hồ sơ học sinh của trường THPT nhà trường cần các thông tin sau: Lớp, và các thông tin về cá nhân của mỗi học sinh.

Mỗi học sinh có các thông tin sau: Họ tên, tuổi, quê quán.

Yêu cầu 1: Xây dựng HocSinh để quản lý thông tin của mỗi học sinh.

Yêu cầu 2: Xây dựng các phương thức thêm, hiển thị thông tin của mỗi học sinh.

Yêu cầu 3: Cài đặt chương trình có các chức năng sau:

Thêm học sinh mới.

Hiện thị các học sinh 20 tuổi.

Cho biết số lượng các học sinh có tuổi là 23 và quê ở DN.

Link source code tham khảo

Khoa CNTT – DHKHTN cần quản lý việc thanh toán tiền lương cho các cán bộ giá viên trong khoa. Để quản lý được, khoa cần các thông tin sau:

Với mỗi cán bộ giáo viên có các thông tin sau: lương cứng, lương thưởng, tiền phạt, lương thực lĩnh, và các thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, quê quán, mã số giáo viên.

Yêu cầu 1: Xây dựng lớp Nguoi để quản lý các thông tin cá nhân của mỗi giáo viên.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp CBGV để quản lý các thông tin của các cán bộ giáo viên.

Yêu cầu 3: Xây dựng các phương thức thêm, xoá các cán bộ giáo viên theo mã số giáo viên.

Yêu cầu 4: Tính lương thực lĩnh cho giáo viên: Lương thực = Lương cứng + lương thưởng – lương phạt.

Link source code tham khảo

Thư viện trung tâm đại học quốc gia có nhu cầu quản lý việc mượn, trả sách. Sinh viên đăng ký tham gia mượn sách thông qua thẻ mà thư viện cung cấp.

Với mỗi thẻ sẽ lưu các thông tin sau: Mã phiếu mượn, ngày mượn, hạn trả, số hiệu sách, và các thông tin cá nhân của sinh viên mượn sách. Các thông tin của sinh viên mượn sách bao gồm: Họ tên, tuổi, lớp.

Để đơn giản cho ứng dụng console. Chúng ta mặc định ngày mượn, ngày trả là số nguyên dương.

Yêu cầu 1: Xây dựng lớp SinhVien để quản lý thông tin của mỗi sinh viên.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp TheMuon để quản lý việc mượn trả sách của các sinh viên.

Yêu cầu 3: Xây dựng các phương thức: Thêm, xoá theo mã phiếu mượn và hiển thị thông tin các thẻ mượn.

Link source code tham khảo

Bài tập tự luyện

Để quản lý biên lai thu tiền điện, người ta cần các thông tin sau:

Với mỗi biên lai: Thông tin về hộ sử dụng điện, chỉ số điện cũ, chỉ số mới, số tiền phải trả.

Các thông tin riêng của từng hộ gia đình sử dụng điện: Họ tên chủ hộ, số nhà, mã số công tơ điện.

Yêu cầu 1: Hãy xây dựng lớp khachHang để lưu trữu các thông tin riêng của mỗi hộ gia đình.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp BienLai để quản lý việc sử dụng và thanh toán tiền điện của các hộ dân.

Yêu cầu 3: Xây dựng các phương thức thêm, xoá sửa các thông tin riêng của mỗi hộ sử dụng điện.

Yêu cầu 4: Viết phương thức tính tiền điện cho mỗi hộ gia đình theo công thức: (số mới – số cũ ) * 5.

Bài tập tự luyện

Để xử lý văn bản người ta xây dựng lớp VanBan có thuộc tính riêng là một xâu ký tự.

Yêu cầu 1: Xây dựng hàm khởi tạo VanBan(), VanBan(String st).

Yêu cầu 2: Xây dựng phương thức đếm số từ của văn bản.

Yêu cầu 3: Xây dựng phương thức đếm số lượng ký tự A( không phân biệt hoa thường) của văn bản.

Yêu cầu 4: Chuẩn hoá văn bản theo tiêu chuẩn sau: Ở đầu và cuối sâu không có ký tự trống, ở giữa sâu không có 2 hoặc nhiều hơn các ký tự khoảng trắng kiền kề nhau.

Bài tập tự luyện

Xây dựng lớp SoPhuc có các thuộc tính PhanThuc, PhanAo kiểu double.

Yêu cầu 1: Xây dựng các phương thức tạo lập

Yêu cầu 2: Xây dựng các phương thức:

Bài tập tự luyện

Nghành công an cần quản lý các phương tiện giao thông gồm: ô tô, xe máy, xe tải. Mỗi loại gồm các thông tin: Hãng sản xuất, năm sản xuất, giá bán và màu xe.

Các ô tô có các thuộc tính riêng: số chỗ ngồi, kiểu động cơ.

Các xe máy có các thuộc tính riêng: công xuất.

Xe tải cần quản lý thêm: Trọng tải.

Yêu cầu 1: Xây dựng các lớp để quản lý các phương tiện trên sao cho hiệu quả.

Yêu cầu 2: Xây dựng lớp QLPTGT có các chức năng:

Thêm, xoá các phương tiện thuộc các loại trên.

Tìm phương tiện theo hãng sản xuất, màu.

Thoát chương trình.

Mọi người cố gắng làm hết để ôn lại các kiến thức trong lập trình hướng đối tượng nghen.

Nếu làm được hết các bài này thì cũng đừng có mừng vội, vì đây chỉ là những thứ rất rất căn bản. Nhưng hãy thoải moái vì mình đã hoàn thành những bài tập này, chuẩn bị cho những thứ ghê ghớm hơn ở đằng sau.

Ebook Bài Tập Java Lập Trình Hướng Đối Tượng Có Lời Giải Pdf

Ebook tổng hợp Bài tập JAVA lập trình hướng đối tượng có lời giải PDF, là một tài liệu Tiếng Việt do các thầy cô ở một số trường ĐH Việt Nam biên soạn. Nội dung của 2 cuốn ebook này chỉ tập trung về đề bài tập khi lập trình Java hướng đối tượng có kèm lời giải cho bạn tham khảo. Vậy còn chờ gì mà không download ebook java này tại ” chúng tôi “.

Tên tài liệu : Ebook Bài Tập JAVA hướng đối tượng có lời giảiTác giả : (tổng hợp)Số ebook : ebook1(87) & ebook2(55)Ngôn ngữ : Tiếng ViệtFormat : PDFThể loại : Programming/Java

Phần này mình sẽ trích vài đề bài trong hơn chục đề bài tập JAVA lập trình hướng đối tượng để các bạn xem.

Bài 4. Xây dựng chương trình quản lý danh sách các giao dịch nhà đất. Thông tin bao gồm: + Giao dịch đất: Mã giao dịch, ngày giao dịch (ngày, tháng, năm), đơn giá, loại đất (loại A, B, C), diện tích. – Nếu là loại B, C thì: thành tiền = diện tích * đơn giá. – Nếu là loại A thì: thành tiền = diện tích * đơn giá * 1.5 + Giao dịch nhà: Mã giao dịch, ngày giao dịch (ngày, tháng, năm), đơn giá, loại nhà (cao cấp, thường), địa chỉ, diện tích. – Nếu là loại nhà cao cấp thì: thành tiền = diện tích * đơn giá. – Nếu là loại thường thì: thành tiền = diện tích * đơn giá * 90% Thực hiện các yêu cầu sau: + Xây dựng các lớp với chức năng thừa kế. + Nhập xuất danh sách các giao dịch. + Tính tổng số lượng cho từng loại. + Tính trung bình thành tiền của giao dịch đất. + Xuất ra các giao dịch của tháng 9 năm 2013.

Bài 5. Xây dựng chương trình quản lý danh sách hoá đơn tiền điện của khách hàng. Thông tin bao gồm các loại khách hàng : + Khách hàng Việt Nam: mã khách hàng, họ tên, ngày ra hoá đơn (ngày, tháng, năm), đối tượng khách hàng (sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất): số lượng (số KW tiêu thụ), đơn giá, định mức. Thành tiền được tính như sau: – Nếu số lượng <= định mức thì: thành tiền = số lượng * đơn giá. – Ngược lại thì: thành tiền = số lượng * đơn giá * định mức + số lượng KW vượt định mức * Đơn giá * 2.5. + Khách hàng nước ngoài: mã khách hàng, họ tên, ngày ra hoá đơn (ngày, tháng, năm), quốc tịch, số lượng, đơn giá. Thành tiền được tính = số lượng * đơn giá. Thực hiện các yêu cầu sau: + Xây dựng các lớp với chức năng thừa kế. + Nhập xuất danh sách các hóa đơn khách hàng. + Tính tổng số lượng cho từng loại khách hàng. + Tính trung bình thành tiền của khách hàng người nước ngoài. + Xuất ra các hoá đơn trong tháng 09 năm 2013 (cùa cả 2 loại khách hàng)

Đề 2: Một đơn vị sản xuất gồm có các cán bộ là công nhân, kỹ sư, nhân viên. + Mỗi cán bộ cần quản lý lý các thuộc tính: Họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ + Các công nhân cần quản lý: Bậc (công nhân bậc 3/7, bậc 4/7 …) + Các kỹ sư cần quản lý: Ngành đào tạo + Các nhân viên phục vụ cần quản lý thông tin: công việc 1. Xây dựng các lớp NhanVien, CongNhan, KySu kế thừa từ lớp CanBo 2. Xây dựng các hàm để truy nhập, hiển thị thông tin và kiểm tra về các thuộc tính của các lớp. 3. Xây dựng lớp QLCB cài đặt các phương thức thực hiện các chức năng sau: – Nhập thông tin mới cho cán bộ – Tìm kiếm theo họ tên – Hiển thị thông tin về danh sách các cán bộ – Thoát khỏi chương trình.

Link download free ebook “Ebook Bài tập JAVA lập trình hướng đối tượng có lời giải PDF”

Bạn đang theo dõi website “https://cuongquach.com/” nơi lưu trữ những kiến thức tổng hợp và chia sẻ cá nhân về Quản Trị Hệ Thống Dịch Vụ & Mạng, được xây dựng lại dưới nền tảng kinh nghiệm của bản thân mình, Quách Chí Cường. Hy vọng bạn sẽ thích nơi này !

Vòng Lặp Arraylist Trong Java Với Ví Dụ Cụ Thể

ArrayList là một danh sách các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, thế nên việc duyệt vòng lặp trên một ArrayList là rất cần thiết.

Trong bài này mình sẽ giới thiệu các cách sau:

Vòng lặp for

ArrayList chứa phần tử bắt đầu từ vị trí 0 và kết thúc ở vị trí size – 1, với size là số lượng phần tử của mảng. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng áp dụng vòng lặp for trên ArrayList như sau.

import java.util.*; public class Main { public static void main(String[] args) { arrays.add(1); arrays.add(2); arrays.add(3); int sum = 0; for (int i = 0; i < arrays.size(); i++) { sum += arrays.get(i); } System.out.println("Sum: " + sum); } }

Output: Sum: 6

Vòng lặp for cải tiến

Nếu nhu cầu của chúng ta đơn thuần là duyệt hết tất cả các phần tử của ArrayList, lúc đó chúng ta thấy rằng biến đếm i thật là vô nghĩa. Chúng ta sẽ có vòng lặp cải tiến sau, không sử dụng biến đếm mà vẫn đảm bảo duyệt tất cả các phần tử từ vị trí 0 đến size – 1.

import java.util.*; public class Main { public static void main(String[] args) { arrays.add(1); arrays.add(2); arrays.add(3); int sum = 0; for(Integer item : arrays) { sum += item; } System.out.println("Sum: " + sum); } }

Output: Sum: 6

Vòng lặp while

Vòng lặp while về cách hoạt tương tự như vòng lặp for. Mình sẽ tiến hành lấy ví dụ luôn nghen.

import java.util.*; public class Main { public static void main(String[] args) { arrays.add(1); arrays.add(2); arrays.add(3); int sum = 0; int index = 0; while (index < arrays.size()) { sum += arrays.get(index); index++; } System.out.println("Sum: " + sum); } }

Output: Sum: 6

Vòng lặp forEach

Một chút lưu ý, đối với vòng lặp forEach, các biến được đặt trong biểu thức lambda phải là các biến final, đều này nghĩa rằng bạn sẽ không tính tổng sum như ở trên được đâu. Vòng lặp forEach sẽ hiệu quả trong việc duyệt ArrayList, thế nhưng nếu tính toán gì đấy thì forEach sẽ không đáp ứng được đâu nghen =).

import java.util.*; public class Main { public static void main(String[] args) { arrays.add(1); arrays.add(2); arrays.add(3); } }

Output: 1 2 3.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Trình Mạng Với Java trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!