Xu Hướng 5/2023 # Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu # Top 13 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tóm tắt lý thuyết

Thế kỷ V Người Giéc Man xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc Rô Ma.

Thành lập ra những Vương quốc mới như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt… mà sau này người ta gọi là Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Ý…

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước.

→ Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.

Cơ câu xã hội: Chia 2 giai cấp

Lãnh chúa phong kiến: Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

Nông nô: Là tình trạng của những người nông dân hay tá điền dưới chế độ phong kiến mà địa vị của họ phụ thuộc vào người chủ đất và thân phận giống như một người nô lệ ở các nông trang hay nông trại thời kỳ đó.

Nói một cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nô xuất hiện ở châu Âu thời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 (điển hình là nước Nga).

→ Xã hội Phong kiến đã ra đời

(Cuộc sống của nông nô trong 1 lãnh địa phong kiến)

Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế độc lập.

Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp khép kín

Nông nô bị bóc lột, bị đối xử tàn tệ: nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản v.v…

Lãnh chúa không phải lao động suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn.

→ Nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.

Thế kỷ XI thành thị trung đại ra đời:

Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất.

Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.

Cư dân: Là thợ thủ công, thương nhân. Họ lập ra phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

→ Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

Vbt Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu

VBT Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Bài 1 trang 3 VBT Lịch sử 7:

a)Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc – man đã tiến hành nhiều việc làm thay đổi bộ mặt của khu vực này. Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là phù hợp:

Tiêu diệt các vương quốc cũ trên đất Rô-ma.

Thành lập nhiều vương quốc mới của họ như: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,…

Xây dựng nhiều cung điện nguy nga cho các tướng lĩnh, quý tộc.

Giảm mức thu thuế cho dân địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

b)Nêu các giai cấp mới được hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu?

Trả lời:

a)

– Tiêu diệt các vương quốc cũ trên đất Rô-ma.

– Thành lập nhiều vương quốc mới của họ như: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,…

b) Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu là: Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Bài 2 trang 3 VBT Lịch sử 7:

a)Lãnh địa phong kiến là gì?

b)Đánh dấu X vào ô trống trước câu viết về những hoạt động trong lãnh địa mà em cho là đúng:

Xây dựng pháo đài, có hào sâu, dinh thự, nhà kho, chuồng trại…

Nông nô cày cấy ruộng đất, không phải đóng góp gì cho lãnh chúa.

Lãnh chúa suốt ngày tiệc tùng, hội hè, săn bắn,…

Lãnh chúa luôn chăm lo phát triển sản xuất và luyện tập cung, kiếm để bảo vệ lãnh địa.

Trả lời:

a) Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.

b)

– Xây dựng pháo đài, có hào sâu, dinh thự, nhà kho, chuồng trại…

– Lãnh chúa suốt ngày tiệc tùng, hội hè, săn bắn,…

Bài 3 trang 4 VBT Lịch sử 7:

a) Nhìn vào tranh Hội chợ ở Đức (tr 5, SGK), em hãy miêu tả cảnh hội chợ?

b) Thành thi trung đại được hình thành từ:

A. Trong các lãnh địa

B. Các thị trấn

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng.

Mô tả những hoạt động chủ động chủ yếu trong thành thị?

Trả lời:

a) Nhìn vào bức tranh có thể thấy khung cảnh hội chợ buôn bán rất tập nập, đông đúc. Điều này cho thấy kinh tế rất phát triển.

b) B

c)

– Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

– Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

– Hằng năm, họ tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu

Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

(trang 3 sgk Lịch Sử 7): – Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô – ma, Người Giéc – man đã làm gì? Những việc làm ấy có tác dộng như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

Trả lời:

– Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô – ma, người Giéc – man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như: vương quốc Ang-glo Xac-xong, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt,..

– Người Giéc – man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ rồi chia cho nhau.

(trang 3 sgk Lịch Sử 7): – Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?

Trả lời:

– Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man và quan lại người Giéc – man được ban nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.

– Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.

(trang 4 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.

Trả lời:

– Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao, hồ… bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.

– Cuộc sống của lãnh chúa phong kiến: trong các lãnh địa, lãnh chúa phong kiến sống nhàn rỗi, xa hoa. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ, con em quý tộc chỉ học quân sự như: phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao… Thời bình, quanh năm, họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn,, đua ngựa và thi đấu võ….

(trang 5 sgk Lịch Sử 7): – Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đem đi trao đổi, buôn bán ở những nơi đông người và lập xưởng sản xuất → thị trấn ra đời → thành thị trung đại xuất hiện.

(trang 5 sgk Lịch Sử 7): – Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?

Trả lời:

Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Bài 1 (trang 5 sgk Lịch Sử 7):Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào?

Lời giải:

Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều, sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho giai cấp thống trị mà còn trao đổi với nhân dân quanh vùng. Nhiều thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến. Một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó, thành thị trung đại ra đời.

Bài 2 (trang 5 sgk Lịch Sử 7):Thế nào là lãnh địa phong kiến?Em hãy nêu những đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa.

Lời giải:

* Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.

* Những đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa

– Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

– Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

Bài 3 (trang 5 sgk Lịch Sử 7):Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa?

Lời giải:

Kinh tế lãnh địa

Kinh tế thành thị

– Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

– Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

– Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

– Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

– Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

– Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

Giải Lịch Sử 7 Bài 2: Sự Suy Vong Của Chế Độ Phong Kiến Và Sự Hình Thành Chủ Nghĩa Tư Bản Ở Châu Âu

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân Châu Âu rất cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu cũng như thị trường mới. Họ muốn tìm con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông

Qúy tộc và tư sản Châu Âu đã làm cách nào để có được vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?

Để có được vốn, quý tộc và tư sản đã ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về Châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.

Để có được đội ngũ nhân công làm thuê, quý tộc và tư sản đã dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng cày cấy trở thành người đi lang thang, cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

Buôn bán nô lệ da Đen từ châu Phi qua châu Mĩ và châu Âu

Cướp biển

Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến ở Châu Âu?

Giai cấp tư sản được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có trong xã hội phong kiến ở Châu Âu.

Giai cấp vô sản được hình thành từ những người công nhân làm thuê bị bóc lột đến kiệt quệ.

Các cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân Châu Âu chủ yếu hướng sang Ấn Độ và các nước phương Đông.

Các cuộc phát kiến địa lí đó đã trở thành một cuộc cách mạng trong giao thông và trí thức. Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô tận. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển cũng như làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Châu Âu.

Trả lời:

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành:

Vốn: Nhờ cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản.

Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 7: Những Nét Chung Về Xã Hội Phong Kiến

Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Bài 1 (trang 24 sgk Lịch sử 7): Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?

Lời giải:

– Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế dộ quân chủ (do vua đứng đầu) nhưng khác nhau về mức độ và thời gian:

– Ở phương Đông: chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua…

– Ở phương Tây: thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hòa, đế chế, thực chất đều là quân chủ, thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

Bài 2 (trang 24 sgk Lịch sử 7): Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì ?

Lời giải:

– Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

– Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).

– Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Bài 3 (trang 24 sgk Lịch sử 7): Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?

Lời giải:

– Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:

+ Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.

– Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:

– Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.

– Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ.

– Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế…

– Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề,vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.

Bài 4 (trang 24 sgk Lịch sử 7): Thế nào là chế độ quân chủ ?

Lời giải:

– Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

– Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tâp trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua- hoàng đế – Thiên tử…) mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!