Xu Hướng 9/2023 # Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc Kháng Chiến Của Nhà Hồ Và Phong Trào Khởi Nghĩa Chống Quân Minh Ở Đầu Thế Kỉ Xv # Top 14 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc Kháng Chiến Của Nhà Hồ Và Phong Trào Khởi Nghĩa Chống Quân Minh Ở Đầu Thế Kỉ Xv # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc Kháng Chiến Của Nhà Hồ Và Phong Trào Khởi Nghĩa Chống Quân Minh Ở Đầu Thế Kỉ Xv được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tóm tắt lý thuyết

Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.

Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.

Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc.

Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ

Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bóc lột tàn bạo.

Tăng thuế, bắt người đem về Trung Quốc

Thiêu hủy sách vở, bắt ta bỏ phong tục tập quán.

Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo, đất nước bị tàn phá, nhân dân lầm than

a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409)

Tháng 10- 1407,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng, và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).

Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau, khởi nghĩa tan rã.

1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc.

b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 -1414): (Trùng Quang chống quân Ngô)

Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá.

Trần Quý Khóang lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang.Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.

Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa, khởi nghĩa thất bại.

Nguyên nhân: do ách thống trị tàn bạo của quân Minh.

Đặc điểm: nổ ra sớm, liên tục mạnh mẽ.

Thất bại do: thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết, nội bộ mâu thuẫn.

Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh:

Nhà Trần: dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

Nhà Hồ: không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc.

Khoa Học Xã Hội 7 Bài 18: Các Cuộc Kháng Chiến Chống Giặc Ngoại Xâm Thời Lý, Trần, Hồ (Thế Kỉ Xi Đến Đầu Thế Kỉ Xv)

Khoa học xã hội 7 Bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV) A. Hoạt động khởi động

(trang 107 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh cho biết những thông tin đó gợi cho em nhớ đến những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào của dân tộc Việt Nam. Nêu những hiểu biết của em về cuộc kháng chiến đó

Trả lời:

*Đọc thông tin khiến em gợi nhớ đến cuộc kháng chiến:

– Cuộc kháng chiến chống quân Tống do Quách Qùy chỉ huy xâm lược nước ta .

– Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên do Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh thắng quân giặc

*Một vài hiểu biết như:

– Cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra vào tháng 10 – 1075 . Lí Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

– Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên dưới sự Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh thắng quân giặc, cả 3 lần xâm lược lũ giặc đền thất bại thảm hại. Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075-1077)

1.1 Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

(trang 108 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin, kết hợp tiến công để phòng vệ:

– Nêu những âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta. Tại sao Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ”?

– Trình bày trên lược đồ cuộc tấn công vào châu Ung châu Khâm Khâm và châu Liêm của Lí Thường Kiệt. Em có nhận xét gì về nghệ thuật “tiến công trước để tự về” của Lý Thường Kiệt

Trả lời:

*Những âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta:

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước, nhà Tống muốn dùng chiến công (nếu chiếm được Đại Việt) đế trấn áp phe đối lập trong triều, hai nước biên cương phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước. Chúng âm mưu:

– Kích động Chăm – pa đánh lên

– Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.

*Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ” là do muốn:

– Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

– Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.

*Diễn biến cuộc tấn công vào châu Ung châu Khâm Khâm và châu Liêm của Lí Thường Kiệt.:

– Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

– Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

– Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

– Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

– Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

– Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

1.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

(trang 109 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

– Cho biết sau khi chủ động tiến công vào đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ra sao.

– Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ. Nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử.

– Cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077

Trả lời:

– Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã:

+ Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.

+ Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt – Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.

+ Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kê Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch.

+ Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sống Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong – Bắc Ninh), cách bên Như Nguyệt vài ki lô mét.

– Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt:

+ Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.

+ Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.

+ Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.

+ Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

*Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

+ Chặn giặc ở chiến tuyến Như nguyệt

+ Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

+ Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến

+ Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

2. Tìm hiểu ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên(thế kỉ XII)

2.1 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên

(trang 111 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp khai thác trên lược đồ, hãy:

– Trình bày tóm tắt diễn biến ba lần kháng chiến chống quân mông-Nguyên trên lược đồ.

– Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chến chống quân Mông-Nguyên xâm lược

Trả lời:

– Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)

+ Tháng 1-1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy

+ Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.

+ Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố’ Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 – 1 – 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước.

– Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Mông cổ (1285):

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta

+ Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

+ Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

+ Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

– Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Mông cổ (1287-1288):

+ Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp

+ Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

+ Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

*Tại sông Bạch Đằng:

+ Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang

+ Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng

+ Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

*Nét nổi bật :

+ Biết rút lui,tránh thế mạnh ban đầu của giặc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng,triệt để thực hiện” vườn không nhà trống”,phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống giặc cứu nước.

+ Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch ” vườn không, nhà trống”, và dùng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng

2.2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

(trang 114 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN).

– Trình bày nguyên nhân lợi ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

– Nêu những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

Trả lời:

*Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:

– Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.

– Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo

– Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn

*Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên

– Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

– Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác

– Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

– Là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình bảo vệ đất nước sau này của dân tộc ta.

*Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

– Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

– Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ chiến đấu hết mình vì đất nước quê hương

– Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn

3. Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV của nhà Hồ

(trang 115 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin, hãy:

– Trình bày diễn biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

– Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng

Trả lời:

*Diễn biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:

– 1/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân và hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.

– Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải rút lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng) và cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội).

– Cuối 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô ( Thanh Hóa).

– Tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt vào tháng 6/1407.

*Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là vì :

– Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệp quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Lập bảng niên biểu về cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) và ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII) theo nội dung sau:

Cuộc kháng chiến Âm mưu của địch Những thắng lợi quyết định Người lãnh đạo

Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077)

Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII)

Trả lời:

Cuộc kháng chiến Âm mưu của địch Những thắng lợi quyết định Người lãnh đạo

Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077)

Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn nội bộ. Âm mưu: Kích động Chăm – pa đánh lên Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.

Thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu Trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Lý Thường Kiệt

Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII)

Biến nước ta thành 1 phần lãnh thổ của chúng, và vơ vét tài nguyên

Cuộc tổng tấn công ở Đông Bộ Đầu Trận ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kế, Vân Đồn Trận trên sông Bạch Đằng

Trần Quốc Tuấn

2. (trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh

Trả lời:

-Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược. -Thực hiến kế sách “vườn không nhà trống” vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược tổng đã được ông cha ta vận dụng trong các cuộc kháng chiến về sau như thế nào?

Trả lời:

*Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược tổng đã được ông cha ta vận dụng trong các cuộc kháng chiến về sau:

– Chủ động tiến công trước để tự vệ

– Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến

– Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)

– Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công

– Khi kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa để giữ mỗi hữu nghị với các nước

2. (trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay như thế nào

Trả lời:

– Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay.

– Cụ thể như tinh thần đoàn kết, nguyện hi sinh tính mạng kháng chiến trường kì của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước vô cùng gian nan, vất vả. Đó chính là minh chứng hùng hồn nhất cho tình đoàn kết dân tộc của con người Việt Nam ta

3. (trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Từ sau sự thất bại trong cuộc kháng chiến của nhà Hồ em rút ra được những bài học kinh nghiệm gì trong đấu tranh chống ngoại xâm?

Trả lời:

– Phải lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân mà đánh giặc.

– Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những kết quả không mong muốn.

– Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 116 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Tìm hiểu thêm về các nhân vật và địa danh lịch sử sau:

1.Lý Thường Kiệt

2. Di tích phòng tuyến Như Nguyệt

3. Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng

Trả lời:

1. Lý Thường Kiệt (Kỉ Mùi 1019 – Ất Dậu 1105)

Danh tướng, đại thần nhà Lý. Chính họ tên là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, sau được ban theo họ vua, nên lấy tự làm tên và mang họ Lý, thành Lý Thường Kiệt. Lúc mất cũng có tên thụy là Quảng Châu, quê ở phủ Thái Hòa, thành Thăng Long (nay thuộc Hà Nội).

Ông tài gồm văn võ, năm 23 tuổi được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi tăng dần đến Thái úy. Trải ba triều Thái tông, Thánh tông, Nhân tông, ông dày công phục vụ đất nước trong việc phá Tống, bình Chiêm, xây dựng đất nước phồn vinh.

Lý Nhân tông xem ông như người em ruột (thiên tử nghĩa đệ), đến cả nhân dân, sĩ phu cũng đều cảm phục tài đức của ông.

Năm Ất Dậu 1105, ông mất, thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy Việt Quốc Công.

Trong năm 1077, nhân mấy mươi vạn quân Tống do tướng Quách Quì, Triệu Tiết kéo sang xâm lược nước ta, ông đánh chận giặc trên suốt phòng tuyến sông Cầu, và đang đêm cho người tâm phúc đọc vang một bài thơ do ông viết trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt, khúc sông Cầu, huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang). Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

“Nam quốc sơn hà nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Vbt Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi Nghĩa Yên Thế Và Phong Trào Chống Pháp Của Đồng Bào Miền Núi Cuối Thế Kỉ 19

VBT Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19

Bài 1 trang 80 VBT Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

A. Nhân dân Yên Thế bất mãn với chế độ phong kiến.

B. Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng đến vùng Yên Thế.

C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. Ủng hộ tiền cho Hoàng Hoa Thám để xây dựng căm cứ.

B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

C. Tham gia lãnh đạo khởi nghĩa.

D. Không có phản ứng gì.

Trả lời:

a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

Trả lời:

Bài 3 trang 81 VBT Lịch sử 8: a. Em hãy kể tên các phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.

b. Em có suy nghĩ gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi ở giai đoạn này?

Trả lời:

a) – Cuộc khởi nghĩa của người Thái từ 1884-1890 dưới sự lãnh đạo của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

– Cuộc khởi nghĩa đồng bào Mông ở Hà Giang từ 1894-1896 do Hà Quốc Thượng đứng đầu.

– Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên do: Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao… lãnh đạo từ năm 1889 – 1905

b) Thứ nhất: Các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Hàng chục cuộc khỏi nghĩa lớn, nhỏ đã nổ ra.

Thứ hai: Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh này là do:

– Sự chênh lệch về lực lượng, vũ khí, kĩ thật giữa đồng bào miền núi và Pháp.

– Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

Thứ ba: Mặc dù thất bại, song các cuộc đấu tranh này đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân các dân tộc Việt Nam; làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó.

Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075

Tóm tắt lý thuyết

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh,xã hội trong nước.

Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng.

Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Hoàn cảnh

Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt

Lý Thường Kiệt chủ trương độc đáo sáng tạo:“tiến công trước để tự vệ”, ông nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

b. Thực hiện

(Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu)

Mục tiêu đánh thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát, là địa điểm tập trung lương thực, vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.

Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta, chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:

Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung.

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy, đổ bộ vào Châu Khâm… rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.

Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

Ý nghĩa: làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.

Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Chuẩn bị

Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:

Cho quân mai phục ở biên giới.

Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.

Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.

Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt ( sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.

b. Diễn biến

(Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh))

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:

Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.

Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.

Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần,chán nản, bị động.

Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

a. Ý nghĩa

Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.

Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.

Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

b. Nguyên nhân thắng lợi

Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến,quyết thắng của nhân dân ta.

Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.

Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.

Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.

c. Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi

Độc lập được giữ vững

Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.

Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi Nghĩa Yên Thế Và Phong Trào Chống Pháp Của Đồng Bào Miền Núi Cuối Thế Kỉ Xix

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh

A. Thái Nguyên

B. Tuyên Quang

C. Bắc Giang

D. Lạng Sơn

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. Chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. Chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. Chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong những năm

A. 1884-1892

B. 1884-1908

C. 1908-1913

D. 1884-1913

Câu 4: Trong suốt thời gian hoạt động, khởi nghĩa Yên Thế đã giảng hoà với quân Pháp

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX là

A. Phong trào mang tính thần bí, tôn giáo

B. Phong trào diễn ra sôi nổi và có sự liên kết chặt chẽ với quân đội của triều đình

C. Phong trào nổ ra sau phong trào ở đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài

D. Phong trào nổ ra ngay khi Pháp xâm lược nước ta và không ngừng lớn mạnh.

Câu 6: Phong trào chống Pháp của đồng bảo miền núi cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa

A. Làm lung lay ý chí xâm lược nước ta của thực dân Pháp.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở miền xuôi.

C. Đây mạnh sự thất bại của Pháp ở nước ta.

D. Trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913), mục II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi SGK Lịch sử 8 trang 131-133 để phân tích từng nhận định và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh Bắc Giang

Hướng dẫn giải

1.C 2.B 3.D

4.B 5.C 6.D

Hãy hoàn thành những nội dung về hoạt động chính và đặc điểm trong mỗi giai đoạn của khởi nghĩa Yên Thế.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) được trình bày trang 131 SGK Lịch sử 8 để hoàn thành bài tập.

Cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn:

– Từ năm 1884 đến năm 1892:

– Từ năm 1893 đến năm 1908

– Từ năm 1909 đến năm 1913

Hướng dẫn giải

Từ năm 1884 đến năm 1892:

– Hoạt động chính:

+ Tháng 11-1890, nghĩa quân Đề Thám đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở Cao Thượng. Từ đầu đến cuối tháng 12-1890, ba lần quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng cả ba lần chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám đánh bại. Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương.

+ Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân Đề Thám phải rút lên Đồng Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.

– Đặc điểm: Tuy gặp khó khăn, nhưng thế mạnh của quân Yên Thế là thông thuộc địa hình và cơ động, giúp họ thoát được vòng vây của quân Pháp.

Từ năm 1893-1908:

– Hoạt động chính: Ngày 17-9-1894, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay, biên tập viên tờ Avenir du Tonkin. Do phải chịu áp lực từ phía chính quyền thuộc địa và khó khăn trong việc dập tắt cuộc khởi nghĩa, quân đội Pháp phải tiến hành hòa hoãn để nghĩa quân Yên Thế thả Chesnay.

– Đặc điểm: Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa.

Từ năm 1909-1913:

– Hoạt động chính: Năm 1908, Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính khố xanh tại Bắc Ninh, Nam Định và Nhã Nam, khiến một sĩ quan Pháp bị giết. Tới 27-7 năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám.háng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch những thiệt hại nặng nề. Điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (30-1-1909); trận núi Hàm Lợn ở Tam Đảo, Phúc Yên (15-3-1909).

– Đặc điểm: Từ 29-1 tới 11-11 năm 1909, quân Đề Thám thua 11 trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế. Bà Ba Cẩn bị bắt, bị đày đi Guyana. Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học kết hợp với cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) được trình bày ở trang 131 SGK Lịch sử 8 để so sánh với các cuộc khởi nghĩa khác.

Phân tích, so sánh trên các phương diện:

– Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống

– Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám

– Lực lượng tham gia: nông dân

– Địa bàn hoạt động: rừng núi trung du Bắc Kì.

– Về cách đánh: cơ động, giảng hòa khi cần thiết.

– Thời gian tồn tại: 30 năm

– Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược ủa Pháp

– Tính chất: là một phong trào yêu nước.

Hướng dẫn giải

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

– Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

– Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

– Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

– Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

– Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,…

– Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

– Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

– Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

Giải Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075

BÀI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÔNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 11 (Ĩ075- 1077) GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta Câu hỏi: Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp những khỗ khăn gì? Trả lời câu hỏi Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải nhừng khó khăn chồng chất, đó là: + ơ trong nước, ngân khô" cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. + ơ vùng biên giới phía Bắc thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu. Câu hỏi: Nhà Tống âm mứu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Trả lời câu hỏi Nhà Tông tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt nhằm thực hiện các âm ĩỉiưu: Muôn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước. Chiếm được Đại Việt để tăng cường thế mạnh của nhà Tông, gây áp lực đối với các nước Liêu Hạ. Câu hỏi: Để chuẩn bị đánh Đại Việt, nhà Tống dã có những hành động như thế nào? Trả lời câu hỏi Để chuẩn bị đánh Đại Việt, nhà Tống đã: + Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam. + ờ biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tông ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trường dân tộc ít người. Câu hỏi: Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên phía Nam nước ta nhằm mục đích gì? Trả lời câu hỏi Nhà Tô'ng xúi giục vua Cham-pa đánh lên phía Nam nước ta nhằm mục đích làm suy giảm và phân tán lực lượng của nhà Lý, buộc nhà Lý cùng một lúc phải đôi phó với nhiều nơi, tạo điều kiện cho quân Tông đánh chiếm nước ta dễ dàng hơn. Câu hỏi: Tại sao nhà Tông lại dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta? ' Trả lời câu hỏi Nhà Tống tiến hành dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta vì: + Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta lúc bấy giờ là nơi cư trú của các dân tộc ít người, trong hàng năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh cùng người Kinh để chiến đấu xây dựng đất nước. + Nhà Tông muốn dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người nhằm phá vỡ khô'i đoàn kết các dân tộc của nhà Lý để nhà Tống dễ tân công vào biên giới phía Bắc nước ta. Nhà Lý chủ động tiến công đê phòng vệ Câu hỏi: Đứng trước âm mưu của nhà Tống, việc làm dầu tiên của vua tôi nhà Lý là gì? Trả lời câu hỏi Đứng trước âm mưu của nhà Tống, việc làm đầu tiên của vua ■'à Lý là cử Thái uý Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng Ciũến. Câu hỏi: Em hãy giới thiệu về Lý Thường Kiệt. Trả lời câu hỏi + Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa, Thăng Long (Nay thuộc Hà Nội). Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có chí hướng, ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ. Năm 23 tuổi, được tuyển vào trong triều giữ chức quan nhỏ. + Là người có cốt cách và'tài năng phi thường, trải qua mấy đời vua, ông được thăng dần nhiều chức quan trọng. Lý Thánh Tông phong ông làm Thái uý. Câu hỏi: Sau khi được cử làm tổng chỉ huy, Lý Thường Kiệt đã có sự chuẩn bị cho cuộc khảng chiến như thế nào? Trả lời câu hỏi Sau khi được cử làm tổng chỉ huy, Lý Thường Kiệt đã: Cho quân đội' luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm. Các tù trưởng được phong chức tước cao, mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá. Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại các ý đồ tiến công phôi hợp của nhà Tông với Cham-pa. Câu hỏi: Những việc làm trên của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa gì? Trả lới câu hỏi Những việc làm trên của Lý Thường Kiệt đã đập tan âm mưu thâm độc của nhà Tông trong việc phá vỡ khối đoàn kết của các dân tộc ta và cũng làm thất bại âm mưu nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý. Câu hỏi: Trước tình hình nhà Tông ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trưong đánh giặc như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương này? Trả lời câu hỏi + Trước tình hình nhà Tông ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ" ông nói: "Ngồi yên đợi giặc, khống bằng đem quân đánh trước đế' chặn thế mạnh của giặc". + Nhận xét: Đây là chủ trương dộc đáo, sáng tạo, táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược. Tiên công trước ở đây không phải là một hành động liễu lĩnh, thiếu suy nghĩ cũng không phải là một cuộc tấn công xâm lược nước khác bởi vì cuộc tiến công này nhằm để phá vở công cuộc chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tông và sau khi ta đạt được mục đích, nhanh chóng rút quân về nước không hề giết người cướp của. Câu hỏi: Mục tiêu cuộc tiến công để tự vệ của Lỹ Thường Kiệt là gì? Trả lời câù hỏi Mục tiêu cuộc tiến công để tự vệ của Lý Thường Kiệt trên đất Tống là tân công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tôhg, châu Ung, châu Khâm và châu Liêm nằm gần biên giới phía Bắc nước ta. Đây là 3 căn cứ xuất phát, cũng là những địa điểm tập kết lợi hại của quân Tông. Lương thực và khí giới của quân Tông được tích trữ đầy đủ tại nơi này. Câu hỏi: Vì sao nói cuộc tấn công của nhà Lý văo châu Ung và chău Khăm là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược? Trả lời câu hỏi Cuộc tấn công của nhà Lý vào châu Ung và châu Khâm là cuộc tấn công đế tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược vì: + Nhà Tông có âm mưu xâm chiếm nước ta để bành trướng lãnh thổ, trước tình thế quân xâm lược đang đến gần, nhà Lý đã chủ trương tiến công trước với mục đích là giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lượn + Sau khi đạt được mục đích, nhà Lý cho rút quân về nước và trên đường tiến công và rút quận về nước, quân ta không hề cướp bóc, giết người trên đất Tống. Câu hỏi: Cuộc tiến công dể tự vệ của nhà Lý diên ra và đem lại kết quả như thế nào? Trả lởi câu hỏi + Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ - bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tông. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây). + Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thuỷ, đổ bộ vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá huỷ các kho tàng của giặc, quân Lý Thường Kiệt kéo về bao vây và hạ thành Ung Châu. 4- Sau 42 ngày chiến đấu và đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quận về nước. Câu hỏi: Việc chủ động tiến công dể tự vệ của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào? Trả lời câu hỏi Việc chủ động tiến công đế tự vệ của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa là: - Tạo thế chủ động cho quân ta, làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động. . - Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tông vào nước ta. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077) 1. Kháng chiến bùng nổ Câu hỏi: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến như thế nào? Trả lời câu hỏi + Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bô' phòng. + Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tô'ng đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng. + Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch. + Bộ binh được bô' trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong - Bắc Ninh), cách bến Như Nguyệt vài ki-lô-mét. Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về phòng tuyến Như Nguyệt. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống? Trả lời câu hỏi Phòng tuyến chủ yếu được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ, các hướng tấn công của địch từ Quảng Tầy (Trung Quô'c) vào Thăng Long. Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua, trong khi đó lực lượng của giặc Tống chủ yếu là bộ binh. Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100km. Câu hỏi: Quăn Tống gặp phải những khó khăn như thế nào khỉ tiến quân vào nước ta? Trả lời câu hỏi Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tông liền tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt vì thê' gặp khó khăn về lực lượng, lương thực do đã bị quân ta phá vỡ. Về phía ta đã có sự chủ động, biết được nhà Tô'ng tiến hành cuộc xâm lược nên đã có sự chuẩn bị chu đáo. Vâ'p phải tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân dân ta. Câu hỏi: Cuộc xăm lược Dại Việt của quân Tống diễn ra như thê nào? Trả lời câu hỏi + Cuối năm 1076, một đạo quân lớn gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do các tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, ồ ạt tiến vào nước ta. Một đạo quân khác, do Hòa Mâu dẫn đầu, theo đường biển vào tiếp ứng. + Tháng 1-1077, đại quân Tông vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. Khi tiến đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Tông bắt đầu lúng túng. Quách Quỳ buộc phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thuỷ quân đến hỗ trợ. Câu hỏi: Vì sao Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ thần bất hủ? Trả lời câu hỏi Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ thần bất hủ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, đồng thời làm khiếp đảm tinh thần quân địch. Câu hỏi: Cuộc tấn công lớn của Lý Thường Kiệt vào cuối mùa xuân 7077 diễn ra và kết quả như thế nào? Trả lời câu hỏi + Cuối mùa xuân .1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt qua sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thẳng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, "mười phần chết đến năm, sáu" và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. + Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tông vậi vã rút về nước. Câu hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp "giảng hòa" trong khi qùân ta chiến thắng? Trả lời câu hỏi + Đây là một cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt - không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa để bảo đảm mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh. + Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. + Để thể hiện tính cách nhân đạo của dân tộc ta. Câu hòi: Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt? Trả lời câu hỏi Chiến thắng ỡ Như Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược. Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Câu hỏi: Nguyên nhăn thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xăm lược Tống của nhà Lý. Trả lời câu hỏi Cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Tông thời Lý thắng lợi là nhờ những nguyên nhân sau: * Do tinh thần chiên đấu anh dũng của nhân dân Đại Việt. Do sức mạnh đoàn kết của các dân tộc trên đất nước Đại Việt. Do sự chỉ huy tài giỏi của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Câu hỏi: Nêu ỷ nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Tống thời Lý. Trả lời câu hỏi Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý có ý nghĩa lịch sử to lớn: Nó đã thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các tầng lớp nhân' dân ta trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thế' hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết trên dưới một lòng của dân tộc tá dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lỷ Thường Kiệt. Đập tan ý chí xâm lược của giặc. Quân Tông buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của đất nước được bảo vệ vững chắc. Câu hỏi: Em hãy nêu những nét dộc đảo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Trả lời câu hỏi Biết chủ động tấn công trước vào đất Tông đế tự vệ. Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến đánh giặc. Chớp thời cơ khi giặc lâm vào tình thế bị động để đánh trận quyết chiến chiến lược. Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa với địch mặc dù địch trong tình thế bị thua. Biết dùng thơ vãn trong để khích lệ tinh thần quân sĩ trong đánh giặc, Câu hỏi: Em cho biết, vai trò các dân tộc ít người trong cuộc khảng chiến chống xâm lược Tống. Trả lời câu hỏi Trong cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Tông, các dân tộc ít người đã đóng góp một phần quan trọng trùng cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý: + Quân bộ do các tù trưởng như Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây - Trung Quốc). + Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng gần biên giới Việt - Tông, các dân tộc ít 'người đã đoàn kết chiến đấu dũng cảm kiên- cường dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc Kháng Chiến Của Nhà Hồ Và Phong Trào Khởi Nghĩa Chống Quân Minh Ở Đầu Thế Kỉ Xv trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!