Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Ngày Giải Phóng Miền Nam (30/4/1975 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trang chủ
Tư liệu văn kiện
Các tư liệu chuyên đề
Lượt xem: 14974
Lịch sử và ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2020)
Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày
1. Lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
2. Ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử 30/4
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra./.
Phòng TTCTTG
Tweet
Lịch Sử, Ý Nghĩa 45 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975
Cách đây 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 bỗng tiếng loa phát thanh từ đài công cộng vang lên bản tin hùng hồn của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam thông báo: “Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng”.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra.
Xứng đáng với những hi sinh, mất mát của cha ông để cho chúng ta được sống trong hòa bình ngày hôm nay, Ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra tỉnh Thái Nguyên nói riêng luôn nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với câu nói sinh thời của Bác Hồ: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”; “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”.
Nhìn lại chặng đường hơn 60 năm lịch sử xây dựng và trưởng thành (1957 – 2020) Thanh tra tỉnh đã làm tròn chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trên chặng đường mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ,Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, công chức, người lao động, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên chắc chắn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao./.
Tìm Hiểu Lịch Sử Và Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 Và Quốc Tế Lao Động 1/5
Tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa ngày giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế Lao động 1/5
Ý nghĩa, lịch sử ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
Mùa xuân năm 1975, toàn dân và quân ta đã có thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc 30 năm chiến đấu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với tinh thần đoàn kết của quân và dân ta, cùng với ý chí chiến đấu mãnh liệt đã bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị, hoàn toàn tự do để xây dựng đất nước.
Sau chiến thắng vang dội của quân đội ta ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhận định năm 1975 chính là thời cơ tốt để giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Để thành công, quân dân ta phải thật tập trung binh khí, lực lượng và phải giải phóng miền Nam trước mùa mưa và cuộc giải phóng được đặt tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Vào hồi 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn và đánh chiếm các cơ quan đầu não.
10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào, húc tung cánh cửa chính của Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh – tổng thống bấy giờ đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay, báo hiệu sự toàn thắng.
Ý nghĩa ngày 1/5 – Quốc tế Lao động
Vào ngày 1/5 hay ngày Quốc tế Lao động, toàn thể cán bộ, công nhân viên sẽ được nghỉ làm, đằng sau nó là sự đấu tranh quyết liệt của giai cấp vô sản, người lao động nhằm đòi lại quyền lợi cho mình.
Năm 1866, vấn đề đấu tranh cho làm việc 8 giờ một ngày được coi là nhiệm vụ quan trọng tại nước Anh, nơi có nền công nghiệp sớm phát triển. Sau khi giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi quyền lợi về giờ làm việc nổ ra liên tục.
Từ năm 1868, giới cầm quyền Mỹ bắt buộc phải thông qua đạo luật ấn định làm 8 giờ một ngày trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Tuy nhiên các xí nghiệp tư nhân vẫn không thay đổi giờ làm, giữ nguyên từ 11 đến 12 giờ như cũ.
Năm 1884, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết giờ làm việc chính thức của công nhân là 8 giờ và chọn ngày 1/5 là ngày bắt đầu.
Năm 1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng đầy đủ, các cuộc biểu tình, bãi công diễn ra ngày càng nhiều. Đầu tiên tại Chicago, khoảng 40.000 người không đến nhà máy, cùng ngày tại các trung tâm công nghiệp khác đã có hơn 5.000 cuộc bãi công với hơn 340.000 người tham gia và còn rất nhiều người ở thành phố khác. Cuộc biểu tình gây ra không ít tổn thương về người và của, hàng trăm công nhân chết và bị thương.
Ngày 20/6/1889, tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh của người lao động. Từ đó ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động, ngày nghỉ ngơi, ngày hội của công nhân dân trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày 1/5 chỉ có thể tổ chức bí mật. Năm 1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã có mặt tại Nhà đấu xảo cũ, nay là Quảng trường 1 – 5 ở gần ga Hà Nội. Đây là cuộc mít tinh lớn, đánh dấu bước trưởng thành của Đảng và nhà nước ta. Ý nghĩa ngày 1/5 vô cùng quan trọng với người dân trên toàn thế giới cũng như toàn thể người lao động Việt Nam. Ngày biểu dương tinh thần đoàn kết, nâng cao phong trào chống đế quốc thực dân, cùng đấu tranh đòi lại quyền lợi của người lao động, sự tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam
Thơ 30/4 Và 1/5 Hay Và Ý Nghĩa Chào Mừng Ngày Giải Phóng Miền Nam, Quố
Nhân ngày 30/4 và 1/5, chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ những bài thơ 30/4 và 1/5 hay và ý nghĩa nhất giúp các bạn đọc có thể chiêm nghiệm, tận hưởng ngày nghỉ lễ vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời có thể gửi đến người thân thay cho lời chúc.
Những bài chúc mừng ngày 30/4 và 1/5
Tuyển tập bài thơ 30/4 và 1/5
1. Nhớ ngày ấy 30-4-1975
Tháng tư về nước mắt lòng lại chảy
Long nhớ thương theo ngọn bút tuôn trào
Lệ nhòa trên trang giấy mang theo
Tôi lại nhớ năm về trước
Tuổi thanh xuân hiến dâng cho Tổ quốc
Vợ mọc mòn con nhỏ chờ mong
Bao nhiêu người thê phu hóa đá
Thành anh hùng của người mẹ Việt nam
Có những người con gái đảm đang
Nuôi dưỡng mẹ cha con thơ nhỏ dại
Mãi thờ chồng trọn kiếp vọng phu
Bài hát ru con vọng mãi thiên thu
Vào trang nhật ký đời chinh chiến
Anh hy sinh trở thành thánh thiện
Phụ hộ độ trì cho thế hệ mai sau
Một ngôi sao sáng tỏ trên đầu
Luôn thề sống còn vì Tổ quốc
Ai đoán trước sự đời biết được
Niềm vui buồn an ủi sẽ về đâu
Đã nữa đời xa vắng tin nhau
Chim cánh nhạn mỏi mòn bay mãi
Anh vẫn là anh con người vĩ đại
Em vẫn là em con gái hóa chồng
Dù đến đâu em vẫn cầu mong
Anh thanh thoát siêu linh cực lạc
Về với em còn sống trên đời
Cứ ngày này nhớ lắm anh ơi !
Đêm không ngủ bồi hồi mơ tưởng
Thấy anh về lòng em sung sướng
Trăng xế thềm buông rèm ngủ cùng em .
(Thơ: Hồ Lan)
2. Nhớ chiều 30/4
Oai hùng một thuở vang núi sông
Mây đen tan hết tỏa nắng hồng
Rạng rỡ non sông đầu mùa hạ
Rộn rã chiều quê mừng chiến công
Thơm mùi thóc lúa tình dân tộc
Đường xưa hoa nở tỏa hương nồng
Trời xanh phất phới cờ rợp bóng
Âm vang Đại Thắng loa chuyền thông.
(Thơ Dinh Thai)
3. Kính phục một gia đình
Sắp đến ngày 30-4 con xin tạ ơn người
Mình đã từng, đọc chuyện Búp sen xanh…
Ơn tác giả, đã dành bao tâm huyết
Viết về người, làm rạng danh nước Việt
Quê Nam Đàn, gia đình Bác kính yêu!!!!
Người chị cả, thật duyên dáng bao nhiêu
Bà tên Thanh, rất nhiều chàng để ý….
Bà khéo léo, lựa nói lời từ chối !!!!
Bà chọn cho mình, một lối đi riêng……
Cụ Bội Châu, cử Bà làm giao liên….
Đã bao lần, địch bao vây rồi bắt….
Chúng tra tấn, những trận đòn quay,quắt
Kiên định một lòng Bà quyết không khai!!!!!
Những trận đòn, chỉ có một không hai
Nung mâm đỏ, chúng dí Bà ngồi xuống
Đòn tra tấn, làm thân hình biến dạng…
Được ra tù Bà sống chọn cô đơn!!!!!!
Kế tiếp Bà, là cậu thứ tên Khiêm…..
Cùng chọn lựa, con đường theo cách mạng
Rồi tù đày, địch trút lên uất hận
Chúng quyết tâm, để triệt tận giống nòi !!!!
Dù đớn đau, Cậu quyết chẳng mở lời…
Dùng thuốc độc, chúng tiêm nơi nguy hiểm?
Được ra tù, sức khỏe kia còn hiếm
Cậu sống một mình, gác chuyện riêng tư!!!!
Người em kế, tên thường gọi anh Ba
Theo anh, chị, ra tìm đường cứu nước
Bác bôn ba, đổi thay bao công việc….
Rồi cuối cùng, tìm được thuyết Lê Nin!!!!!
Dù nơi đâu, Bác giữ vững niềm tin….
Bao nhà tù, đã từng in dấu Bác…..
Hết tra tấn, chúng lại đày đói khát….
Nhưng vạn lần, Bác nhận Tống văn Sơ !!!!
*Bác Thay tên đổi họ để hoạt động cách mạng)
Ngày trong ngục, lúc rỗi Bác làm thơ
Nhật ký trong tù, ngàn thu còn nhớ
“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”
Tác phẩm để đời, cho nhân loại về sau !!!!
Tra tấn, đọa đày, Bác chẳng hé một câu
Luật sư Anh, dựa ngày đầu bị bắt
Bác, luật sư, cả hai cùng hợp tác
Năm 1933….giải thoát Tống văn Sơ!!!!!
Ba mươi năm, sau học hỏi trở về….
Bác tập hợp….viết lên “đường cách mệnh”
Khu Việt bắc, là nơi người hoạt động
Năm 45 giải phóng ách thực dân !!!
Bác đi rồi, dù xa đến ngàn năm
Đất nước này vẫn ngàn lần ơn Bác
Sắp đến ngày đất nước mình thống nhất
Con viết ơn người và nhớ Bác khôn nguôi…..
(Thơ Lan Nguyễn Tuyết)
4. Ký ức lịch sử ngày 30-4-1975
Thời gian trôi qua, đã quá xa xôi
Những kỷ niệm xưa, còn mãi trong tôi
Trận đánh cuối cùng, đi vào lịch sử
Luôn hào hùng và bất tử trong tim…
Ngày này năm xưa, quân ta tổng tiến công
Cả miền Nam, xông lên như thác đổ
Miền Bắc sẵn sàng, của người chi viện
Cả nước đồng lòng, nước lũ tràn bờ…
Mặt trận Tây nguyên, ta đánh bất ngờ
Bè lũ Nguỵ quân, trở cờ không kịp
Tan tác hoang mang, chạy như đàn vịt
Giông bão nổi lên, xám xịt miền Trung…
Thành phố Huế – Đà Nẵng, rối loạn lung tung
Thất thủ, đầu hàng trong chớp nhoáng
Ta dồn dập tấn công, lũ Nguỵ quân chếnh choáng
Sống chết cùng đường, buông súng đầu hàng
Lá chắn Xuân Lộc, co cụm bàng hoàng
Khi quân ta đánh, khoét sâu sau lưng địch
Cửa ngõ mở toang, Sài Gòn là đích
Rạng sáng ngày mai, sẽ công kích Sài Gòn…
Ngày ba mươi tháng tư, trận chiến sống còn
Mười một giờ ba mươi, Việt Nam toàn thắng
Thành phố Bác, rực màu cờ đỏ thắm
Nếu Bác còn, người vui lắm phải không…
Hoà bình rồi, sao lòng thấy mông lung
Bao đồng đội, không hưởng chung chiến thắng
Trong niềm vui, mà sao lòng trống vắng
Đồng đội ơi, sao gọi chẳng trả lời…
Thời gian trôi qua, đã quá nửa đời
Nhưng ký ức, luôn sáng ngời kiêu hãnh
Đã có một thời, trẻ trung dũng mãnh
Vượt đau thương, để hạnh phúc hôm nay…
(Thơ Cao Hùng Cường)
5. Tết độc lập 30 tháng tư
Tết độc lập rồi, anh có biết hay không?
Em ở lại, còn anh thì đã ra đi mãi mãi
Mỗi khi buồn, vui, rồi bồi hồi nhớ lại
Buổi trưa nào đưa tiễn ở sân ga.
Miệng anh cười rất đẹp tựa như hoa
Tuổi mười bảy ra đi lòng tràn đầy nhiệt huyết
Tổ quốc gọi và lòng đã quyết
Sẽ chiến đấu hy sinh để bảo vệ nước non nhà.
Khi anh về mộ trẳng phủ đầy hoa
Em không khóc nhưng lòng đầy nước mắt
Trận đánh nào nơi anh từng có mặt
Đạn bom quân thù đã rải thảm khắp mọi nơi??
Trận chiến này thảm khốc bởi hàng vạn tấn bom rơi.
Sao có thể trở về quê hương để gặp mẹ?
Nhưng đồng đội anh vẫn còn và không có gì là không thể
Bởi giải phóng miền Nam, độc lập, tự do đã đến rồi.
Hơn bốn mươi năm trôi qua mà lòng chẳng hề nguôi
Hình ảnh của anh trên chuyến tàu năm ấy
Nụ cười đó vẫn còn nguyên như vậy
Sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong tim em.
(Thơ Út Nguyễn)
6. Tâm trạng 30-4
Hạ đã sang rồi mà sao vẫn như đông
Bầu trời âm u, mây mù xuống núi
Làm cho lòng người cũng thêm buồn tủi
Tâm trạng bâng khuâng, sầu với không gian
Có lẽ trời cao chia sẻ tâm can
Của người Việt Nam, hai miền thái cực
Buổi chiều vui tươi, buổi sáng buồn bực
Sáng đã mưa tuôn vì ta chưa thắng
Đến trưa ta thắng nên trời đã nắng
Niềm vui chiến thắng ba mươi tháng tư
Hai khoảng không gian chia rõ tâm tư
Sáng buồn mưa tuôn, chiều vui trời nắng
Xua tan căng thẳng, niềm vui chiến thắng
Việt Nam muôn năm, ba mươi tháng tư
Ngày vui đại thắng đi vào lịch sử
Đất trời rất hiểu tâm trạng Việt Nam
(Thơ Hoàng Thúy)
7. Vì Việt Nam – Hai Tiếng Thân Thương
Các anh đi khi Tổ quốc đang cần
Theo tiếng gọi của mùa Xuân đất nước
Dẫu vẫn biết chiến tranh là khốc liệt
Nhưng các anh vẫn kiên quyết quên mình
Dẫu biết rằng lửa đạn sẽ hy sinh
Bỏ xương máu thân mình nơi chiến tuyến
Bởi đất nước khi thân trai cần đến
Sẽ quên mình vì hai tiếng quê hương
Lửa, đạn, bom, tang tóc nơi chiến trường
Nhưng tổ quốc đã vương dòng máu Lạc…!!
Các anh đã đi theo lời của Bác
Vì non sông, vì con cháu Lạc Hồng
Vì quê nhà, vì Tổ quốc chờ trông
Các anh vẫn băng mình trong lửa đạn
Đời gian khổ quản chi ngại mưa nắng
Chỉ miễn rằng giành chiến thắng non sông
Quyết hy sinh vì dòng máu Lạc Hồng
Vì Tổ quốc, vì non sông đất nước
Vì Độc lập Tự do ta tiến bước
Đưa nước nhà lội ngược trước thời gian
Đem thân mình trải sông núi hiên ngang
Vì Quê hương, vì màu cờ dân tộc
Xóa hận thù, nối hai miền Tổ Quốc
Việt Nam ơi…! Hết tang tóc từ đây!
Đất Mẹ ơi…!! Con mong ngóng từng ngày…!!!
(Thơ Hoàng Thúy)
8. Bài thơ 30/4 và 1/5 số 8
Hôm nay lể 30/4 – 1/5…
Em xa lạ sao thấy quá thân quen…
Cứ như thể có duyên từ kiếp trước…
Quá vội vàng anh chưa hiểu tình em…
Từ đáy lòng anh chỉ biết yêu em..
Rất có thể anh phải xa em mãi…
Suốt đời này anh chúc phút cho em..
Anh viết tặng em bài thơ tình cuối…
(Thơ Kim Hy)
https://thuthuat.taimienphi.vn/tho-30-4-va-1-5-hay-46485n.aspx Ngoài những bài thơ 30/4 và 1/5 hay ở trên làm lời chúc, bạn có thể gửi đến người thân yêu của mình lời chúc 30/4 và 1/5 giúp mọi người có kỳ nghỉ lễ vui vẻ, hạnh phúc, trọn vẹn bên người thân yêu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Ngày Giải Phóng Miền Nam (30/4/1975 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!