Xu Hướng 9/2023 # Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi # Top 11 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Gợi Ý Lời Giải Môn Ngữ Văn

a. Khái quát đôi nét về nhân vật Mị: Một cô gái Mông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại.

+ Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra. Mị phải chịu đựng cuộc sống tàn khốc, không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần . Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, sức sống, sự phản kháng trước ách thống trị nhà thống lí dường như bị tê liệt. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc…

– Thống lí Pá Tra đã áp dùng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa.

b. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân: sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng.

* Những tác nhân đã thức dậy ở Mị lòng ham sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

– Những tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có những tác động tích cực đối với cuộc đời Mị:

+ Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống và đầy màu sắc.

+ Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “tha thiết bổi hổi”.

+ Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã.

– Mị vốn là một cô gái mạnh mẽ, khao khát tự do.

→ Tất cả đã đánh thức sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng người phụ nữ Tây Bắc.

* Diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị

– Đầu tiên, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sau bao tháng ngày câm lặng, Mị đã cất lên những lời “thì thầm mùa xuân”.

– Trong không khí của đêm tình mùa xuân, Mị cũng “uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Cách uống rượu của Mị thể hiện một sức sống càng bị dồn nén thì càng bùng lên dữ dội.

– Mị tìm lại chính mình thông qua những kí ức của quá khứ. Để rồi, Mị thấy “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình trẻ lắm, Mị cũng muốn được đi chơi.

→ Mị đã ý thức rõ về quyền sống, khát vọng hạnh phúc đã bừng tỉnh trong Mị.

– Đối lập với quá khứ là hiện tại khổ đau, Mị chỉ muốn chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.

– Tiếng sáo vẫn đang “lửng lơ bay ngoài đường”, giai điệu của tình yêu, hạnh phúc vẫn vang lên tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị. Những hành động cứ nối tiếp nhau: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “quấn tóc lại”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” để “đi chơi”.

– Giữa lúc đó, Mị bị vùi dập một cách dã man bởi A Sử. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột khiến Mị “không cúi, không nghiêng được đầu”. Tuy nhiên, hành động đó chỉ trói buộc được thân xác Mị mà không ngăn cản được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn phụ nữ Tây Bắc. Hơi rượu và tiếng sáo nồng nàn vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi…

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Dùng hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng.

+ Chủ yếu miêu tả bằng đời sống nội tâm.

– Nghệ thuật kể chuyện: Dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật.

* Nhận xét về giá trị nhân đạo

– Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau; ca ngợi, trân trọng những khát vọng và sức sống của họ; niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người.

Trả Lời Gợi Ý Bài 11 Trang 38 Sgk Gdcd 9

Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 38 sgk GDCD 9 a) Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước qua bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Trả lời:

– Thanh niên đảm đương trách nhiệm của đất nước, mỗi người vươn lên tự rèn luyện;

– Là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc;

– Quyết tâm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển;

– Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá…

Đó là trách nhiệm vẻ vang và cũng là thời cơ to lớn để thanh niên, trí thức trẻ đua tài.

b) Tại sao đồng chí Tổng Bí thư lại cho rằng, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là “trách nhiệm vẻ vang và cũng thời cơ rất to lớn…” của thế hệ thanh niên ngày nay ?

Trả lời:

Bởi, “xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là lí tưởng của Đảng, đồng thời là lí tưởng của mỗi người dân yêu nước, trong đó có thế hệ thanh niên ngày nay. Vì thế, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mỗi thanh niên phải ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kĩ năng, đưa tài cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, đó là trách nhiệm vẻ vang và thời cơ để thanh niên thể hiện mình trong việc công hiến tuổi trẻ, sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.

c) Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đồng chí Tổng Bí thư đòi hỏi thanh niên phải học tập, rèn luyện những gì và như thế nào ?

Trả lời:

– Thanh niên, học sinh phải cố gắng lao động, học tập, chăm lo rèn luyện tư cách, đạo đức và sức khoẻ;

– Vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá – khoa học;

– Tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc;

– Có lòng yêu nước nồng nàn, có cuộc sông tình nghĩa, thuỷ chung với gia đình, bạn bè, lòng biết ơn các thế hệ cha anh..

– Lấy việc đem lại hạnh phúc cho nhân dân, cho mọi người làm niềm vui lớn, là hạnh phúc lớn cho đời mình.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 9 Bài 11 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-11-trach-nhiem-cua-thanh-nien-trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc.jsp

Gợi Ý Lời Giải Môn Ngữ Văn Kỳ Thi Vào Lớp 10 Sáng 11/6

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hà Nội sáng 11/6.

Câu 1. – Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

– Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)

Câu 2. – Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kỳ thú.

– Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa.

– Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

– Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu.

– Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán.

* Nội dung: Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh:

– Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn “Câu hát căng buồm với gió khơi”.

– Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.

– Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

+ Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: Kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.

Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mỹ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mỹ.

– Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hy sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.

– Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.

Câu 2. Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.

* Hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi.

* Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể.

– Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người.

– “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể, sẽ không tạo nên một cộng đồng, xã hội.

– Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng).

– Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

GỢI Ý LỜI GIẢI MÔN NGỮ VĂN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 Ở TPHCM

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM sáng 11/6.

Câu 1

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

– Lặp từ ngữ: “Tôi”; “hát quốc ca”.

2. Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam: Xúc động, thiêng liêng, phấn chấn, vui sướng và tự hào.

– Cảm xúc đó được thể hiện qua các cụm từ như: “Tôi rất xúc động”; “một cảm giác thật khó tả”; “một điều gì đó thiêng liêng… dâng lên trong lòng tôi”; “tinh thần mạnh mẽ’; “khí thế hừng hực”; “cảm xúc thật mãnh liệt”…

3. Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên

– Tình yêu nước, niềm tự hào về dân tộc thường trực trong trái tim mỗi con người Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị.

– Tình yêu nước bắt đầu từ tình cảm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và lan rộng ra cộng đồng, xã hội.

– Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

4. Thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay.

– Một số trường học thực hiện rất tốt; nhiều bạn học sinh thuộc và hát quốc ca một cách say mê và đầy lòng tự hào.

– Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều học sinh không thuộc quốc ca, không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của việc hát quốc ca nên thường hát một cách gượng ép, chiếu lệ. Nhiều nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở, giáo dục học sinh về ý nghĩa và sự cần thiết phải thuộc và hát quốc ca khi cần thiết.

– Thực trạng đó rất đáng buồn và báo động. Bởi hát quốc ca một cách say mê và tự giác cũng là biểu hiện của tình yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông.

– Dẫn dắt vấn đề: Thái độ sống của giới trẻ nói chung.

– Nêu vấn đề: Thái độ vô cảm của một số bạn trẻ trong chính gia đình mình khi sống chỉ biết quan tâm đến các thần tượng trên phim ảnh, đắm chìm với sở thích riêng mà thờ ơ với những vất vả lo toan, yêu thương trìu mến của cha mẹ, người thân.

– “Vô cảm” là hiện tượng, thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết nghĩ đến bản thân với những lợi ích riêng, thỏa mãn lòng ham muốn ích kỷ.

– Bệnh “vô cảm” biểu hiện rất phức tạp nhưng đáng báo động nhất là sự vô cảm của một bộ phận bạn trẻ trong chính gia đình mình, với những người thân yêu của mình.

– Nhiều bạn trẻ sống thờ ơ với những vất vả, lo toan của bố mẹ, cũng như những người thân yêu; thờ ơ trước sự quan tâm, thương yêu.

Dẫn chứng: Nhiều bạn trẻ vẫn ăn chơi, đua đòi trong khi bố mẹ làm việc rất vất vả; nhiều bạn trẻ coi việc bố mẹ chăm sóc, yêu thương mình là việc hiển nhiên, không cần đền ơn, đáp nghĩa, vì vậy càng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều, thì càng tỏ ra vô ơn.

– Nhiều bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, thần tượng của họ có thể chỉ là những người trên phim ảnh hoạc ở một đất nước xa xôi, trong khi những vui, buồn, khó khăn, vất vả của bố mẹ thì họ không bao giờ biết đến. Nhiều bạn trẻ đắm chìm trong sở thích riêng, dù sở thích đó có khi đi ngược lại với hoàn cảnh sống và điều kiện gia đình.

– Do lối sống ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ.

– Do sự nuông chiều quá mức.

– Biến con người thành những cỗ máy không có lý trí, không tình cảm. – Khiến cho những tình cảm thiêng liêng ngày mai một dần.

– Mỗi người cần sống yêu thương và trách nhiệm hơn. Sống với thế giới thực nhiều hơn thế giới ảo. Trước hết, phải yêu thương, quan tâm những người thân trong gia đình. Có như thế mới biết yêu thương đồng loại nói chung.

– Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.

– Tác giả, tác phẩm.

+ Hữu Thỉnh sinh 1942, quê ở Tam Dương,Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Bài thơ “Sang thu” viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố.

+ Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những chuyển biến của trời đất, ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.

* Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

– Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của đất trời ở thời khắc sang thu qua hương vị: “Hương ổi”, qua vận động của gió, của sương: “Gió se”, “sương chùng chình”.

+ Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chùng chình chậm lại…

+ Mùa thu sang ngỡ ngàng, được cảm nhận qua sự phán đoán. Chú ý phân tích các từ: Bỗng, phả, chùng chình, hình như…

– Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời.

+ Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vã như cảm nhận được cái lạnh của tiết trời…

+ Hình ảnh đám mây duyên dáng, mảnh mai như một dải lụa nối hai mùa hạ và thu… Chú ý phân tích từ: Dềnh dàng, vội vã, vắt…

* Liên hệ với khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Học sinh có thể chọn đối tượng khác nhưng phải phù hợp).

– Mùa xuân và thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

– Qua vài nét khắc họa đó, tác giả đã vẽ ra được một không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế; cả âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời trên cao, bông hoa mọc lên từ dưới nước, giữa dòng sông xanh.

– Cảm xúc của tác giả là say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi: “Ơi’, “hót chi” và qua sự chuyển đổi cảm giác.

– Khổ thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức sống tha thiết của tác giả.

* Điểm gặp gỡ của hai tác giả

– Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, cả hai tác giả đã tái hiện những bức tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên đó không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa, ẩn trong đó là tình yêu quê hương tha thiết mà tác giả giành cho quê hương, đất nước.

– Khẳng định lại vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên đất nước và sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn các nhà thơ.

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 11 Bài 3

Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

(trang 13 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới.

Trả lời:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhiều lần so với nhóm nước phát triển (thời kì 2001 – 2005 gấp 15 lần) và cao hơn thế giới.

(trang 13 sgk Địa Lí 11): – Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội?

Trả lời:

+ Khó khăn cho việc giải quyết việc làm, sắp xếp lao động.

+ Làm giảm GDP và các chỉ tiêu kinh tế theo đầu người.

+ Gây áp lực nặng nề tới việc đào tạo nghề, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác.

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Trả lời:

– Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội?

Trả lời:

Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già rất lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,…)

(trang 14 sgk Địa Lí 11): – Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.

Trả lời:

– Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:

+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,…

+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,… diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,… (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,…)

– Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển

do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.

(trang 15 sgk Địa Lí 11): – Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

– Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trương phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

– Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách khỏi cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

– Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc dộ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.

(trang 15 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài đông vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít.

Trả lời:

– Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước.

– Một số loài còn số lượng quá ít, có thể bị tuyệt chủng: hổ, tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng, vooc, hươu cà tong, hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi tí, công, trĩ, rùa.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

mot-so-van-de-mang-tinh-chat-toan-cau.jsp

Trả Lời Gợi Ý Bài 15 Trang 42 Sgk Gdcd 8

Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 42 sgk GDCD 8 a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?

Trả lời:

Những thông tin cho chúng ta thấy tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho con người và xã hội.

b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào ?

Trả lời:

Do hậu quả của chiến tranh để lại. Thời kì chiến tranh đế quốc Mỹ đã thả bom mìn nhiều nơi trên miền Bắc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị, bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi.

Tại Quảng Trị từ năm 1985 – 1995 số người chết và bị thương là 474 người, trong đó 25 người chết và 449 người bị thương.

Từ năm 1999 đến 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc,2 người tử vong.

Thiệt hại về cháy nổ ở nước ta trong những năm 1998 – 2002, cả nước có 5871 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.

c) Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?

Trả lời:

Đối với học sinh, cần tự giác chấp hành quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, nổ và chất độc hại:

– Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm các quy định

– Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định

– Tố cáo những hành vi vi phạm phòng, ngừa tai nạn vũ khí, chất độc, chất gây nổ.

d) Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?

Trả lời:

Các quy định:

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+ Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chơ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nể, chất cháy, chất phóng xạ, châ’t độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ về quy định an toàn.

đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?

Trả lời:

Những quy định đó nhằm giúp mọi người có ý thức hơn trong việc phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, giảm thiểu những hậu quả do vũ khí cháy nổ gây ra, đảm bảo đời sống người dân ngày một tốt hơn.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 8 Bài 15 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-15-phong-ngua-tai-nan-vu-khi-chay-no-va-cac-chat-doc-hai.jsp

Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!