Bạn đang xem bài viết ‘Lương Y Như Từ Mẫu’ Có Còn Đúng Trong Xã Hội Hiện Đại? được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Y đức thời hiện đại là câu chuyện đã được bàn luận đến rất nhiều. Nói nhiều nhưng vẫn chưa đủ, bởi vì nó vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và gây tranh cãi với nhiều chiều kích khác nhau. Bản thân tôi thì thấy làm nghề gì cũng phải lấy đạo đức làm trọng, nhưng với ngành y, đạo đức lại càng là một tiêu chí phải đặt lên hàng đầu. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘lương y như từ mẫu’.
Tại sao nói ‘lương y như từ mẫu’?
Suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, ông cha ta đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm có giá trị. Từ khoa học, văn học, nghệ thuật, cho đến các tri thức về y lý và y trị mà đến nay trở thành nền y học cổ truyền quý giá, vẫn được áp dụng trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Không chỉ có công tìm ra những bài thuốc quý, các phương cách trị bệnh của riêng người Việt Nam, các danh y trong lịch sử như cụ Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn là những người đặt ra nền móng về quy tắc của người làm nghề y: tính mạng con người là trên hết, không phân biệt sang hèn. Mục đích của việc chữa bệnh là để cứu người, không để tư túi, mưu cầu danh lợi.
Thầy thuốc chúng tôi không ai không biết chín điều răn dạy của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Nói về y đức, có lẽ câu nói này của cụ đã đủ tóm gọn tất cả: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: Sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”
Quả như vậy. Nghề y gắn liền với sức khỏe và tính mạnh của con người. Có những căn bệnh nặng nhưng nếu được y bác sĩ can thiệp kịp thời, đúng lúc đúng chỗ, thì sẽ giữ được sự an toàn cho người bệnh. Ngược lại, chỉ một sai lầm nhỏ hoặc sự bất cẩn của người bác sĩ có thể khiến người bệnh nguy hiểm tính mạng. Vì ý nghĩa đặc biệt này, nghề y luôn có vị trí bất di bất dịch. Tôi dám khẳng định rằng khi nào còn con người, lúc đó nghề y vẫn còn quan trọng và còn cần thiết.
Càng quan trọng, ngành y lại càng cần phải được chi phối bởi những quan niệm đạo đức. Đạo đức trong ngành y được gọi là y đức. Khởi đầu từ những đạo luật, những điều răn, các điều giáo huấn từ những bậc danh y cho đến hệ thống quy ước rõ ràng trong luật pháp. Mà điều đáng ngạc nhiên là phần nhiều trong số đó không hề bị lỗi thời dù đã trải qua đến hàng ngàn năm. Chẳng hạn như cho đến nay, lời thề Hippocrate về việc giữ trọn đạo đức của người thầy thuốc với bệnh nhân vẫn còn được các sinh viên ngành y nằm lòng.
Hầu như bệnh viện, cơ sở y tế nào bây giờ cũng treo khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”. Đây là danh hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ưu ái trao tặng, nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ mà Người giao phó cho các cán bộ y tế như chúng tôi.
Câu nói này của Bác rất sâu sắc và đáng ngẫm. Trong đời, tình thương của mẹ dành cho con cái là vô thủy vô trung, không gì có thể so sánh được. Tương tự như vậy, tấm lòng tận tâm tận lực cứu chữa, “cãi số” để cứu bệnh nhân khỏi cảnh thập tử nhất sinh, nghìn cân treo sợi tóc của các y bác sĩ được so sánh với hình ảnh người mẹ tái sinh ra ra họ lần nữa.
Để xứng đáng với cái danh từ mẫu, người y bác sĩ phải có những phẩm chất đặc biệt. Không chỉ nằm ở kiến thức và kinh nghiệm chữa trị, cái đó đương nhiên là cần thiết nếu muốn làm nghề y. Nhưng còn là sự ân cần, cẩn trọng, chu đáo trong tiếp xúc, thăm khám, điều trị bệnh nhân. Ngoài ra còn là sự sẵn sàng xả thân, chịu khổ, quên mình để người bệnh được tròn tính mạng.
Tình thương của mẹ là vô điều kiện, thương không xót đứa con nào, không nhất bên trọng nhất bên khinh. Có nghĩa là với bậc lương y, luôn phải giữ cái tâm trong sáng, chí công vô tư, tuyệt đối không được có tư tưởng chọn người mà cứu, hám lợi danh mà phân biệt đối xử giàu nghèo.
Để thực hiện được những sứ mệnh cao cả đó, thì cần những đức tính tốt đẹp kèm theo để đảm bảo được sự vững vàng về tư tưởng và lập trường của bác sĩ: không có thái độ kẻ cả, quát nạt bệnh nhân, khiêm tốn với người bệnh và thân nhân của họ, sẵn sàng hợp tác cùng đồng nghiệp vì mục tiêu chung là sức khỏe người bệnh… Bởi vậy, nói “lương y như từ mẫu” là coi như đã nói được hết cái đáng quý, cái tình, vai trò và sứ mệnh to lớn của y bác sĩ.
Y đức thời nay: Ngậm ngùi mà ngẫm…
Ngày nay, làm nghề gì cũng vậy, không có đạo đức thì khó lòng làm được đến nơi đến chốn. Nghề y cũng không ngoại lệ, và hơn nữa phẩm chất đạo đức trong nghề này lại càng cần phải được đề cao hơn bởi nó là công việc chữa bệnh cứu người.
Tuy rất buồn nhưng tôi không thể phủ nhận thực tế là dù hầu hết các y bác sĩ đều rất tận tâm tận lực, thì hiện tại vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh” trong ngành y. Tôi xin kể ra đây một câu chuyện do bệnh nhân khi đến khám tại Đỗ Minh Đường thuật lại. Trước đây nằm điều trị ở một bệnh viện lớn, chị rất bức xúc khi chứng kiến cảnh hộ lý quát nạt, la lối bệnh nhân và người nhà của họ nên đã lên tiếng bênh vực. Đáp lại, chị phải chịu thái độ vùng vằng, thao tác mạnh bạo khi đến lượt mình thay băng gạc.
Bản thân tôi thấy rất lạ và bức xúc khi nhiều anh chị tự cho mình cái quyền quát tháo, ăn nói trống không, thiếu tôn trọng với bệnh nhân và người nhà của họ. Hành vi của các anh chị trong hoàn cảnh như vậy rất thiếu đạo đức, thiếu tình người, không hề phù hợp với bối cảnh bệnh viện – là nơi được nhà nước đầu tư, xây dựng và trang bị nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hành động vi phạm y đức mà nhiều người dễ thấy nhất có lẽ là nhũng nhiễu người bệnh, nhận phong bì “bồi dưỡng”, câu kết với hiệu thuốc để kê đơn thuốc nhập ngoại giá cao trong khi có thể dùng thuốc nội địa vẫn rất ổn. Khi đi khám, người nhà bệnh nhân truyền tai nhau về những “quy định ngầm” trong giao tiếp với đội ngũ y bác sĩ để người thân của mình được chăm sóc chu đáo, ân cần và nhẹ nhàng hơn.
Trong y học cổ truyền cũng có không ít trường hợp thiếu y đức. Tình trạng lang băm, lang vườn… không có tri thức, mù tịt về y lý, y trị vẫn đứng ra mở phòng khám, bốc thuốc, chẩn bệnh đang diễn ra phổ biến.
Một số nơi xảy ra tình trạng hăm dọa bệnh nhân, tô vẽ triệu chứng bệnh cho thêm phần trầm trọng và bày ra viễn cảnh bệnh tật, biến chứng kinh dị để bắt người bệnh phải chi bộn tiền cho những thang thuốc, liệu pháp vô thưởng vô phạt. Có người cố tình kéo dài thời gian điều trị – điều mà người ta hay nói mỉa là bác sĩ … “nuôi bệnh”, khiến bệnh nhân tốn kém tiền của, công sức và thời gian – mà thời gian là cái cực kỳ quan trọng trong chữa trị vì bệnh càng để lâu càng thêm nặng.
Chưa hết, vấn đề dược liệu bẩn sử dụng trong các bài thuốc xảy ra tràn lan, khiến người bệnh mất đi sự tin tưởng với nền y học cổ truyền quý giá của người Việt. Đó là những thực trạng mà tôi, một bác sĩ y học cổ truyền không xa lạ gì và đang rất cố gắng tìm cách để khắc phục.
Tôi từng đọc một báo cáo cáo cho thấy những con số giật mình: 5,7% y bác sĩ thường xuyên vi phạm y đức, và càng ở tuyến cao thì con số này càng tăng. Cụ thể: ở tuyến huyện, tình trạng vi phạm y đức là 3%, với tuyến tỉnh là 6,7% và lên tới cấp trung ương thì con số này ở mức 7%. Đáng chú ý hơn, tệ nạn phong bì chủ yếu xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, khiến niềm tin của người dân vào y bác sĩ giảm sút nghiêm trọng.
Cần nói rõ, tôi hoàn toàn không phủ nhận rằng làm y bác sĩ cũng là một công việc đem lại thu nhập. Quan hệ của thầy thuốc và người bệnh không chỉ dừng lại ở quan hệ tình nghĩa bị ràng buộc bởi các quy tắc lý tính, mà còn là mối quan hệ giữa người bỏ công và người trả công. Y bác sĩ bỏ công sức để khám, chữa và chăm sóc người bệnh, như vậy họ có quyền hợp pháp nhận lại thù lao xứng đáng theo quy định của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền. Nhưng thù lao đó như thế nào, cách nhận ra sao, có đúng với quy định hay không thì lại nằm ở câu chuyện y đức.
Theo tôi, hai nghề cần giữ vững lập trường đạo đức nhất không gì khác ngoài nghề y và nghề giáo bởi cả hai đều cần người làm nghề giữ được cái tâm trong sáng, không vụ lợi. Đạo đức của người giáo viên thể hiện qua cách đối xử công bằng, nhân từ với học trò. Với ngành y, nếu y đức vững, không có chuyện người nghèo bị phân biệt đối xử so với người giàu. Lại càng không có sự thay đổi thái độ rõ rệt giữa trước và sau nhận phong bì.
Cần phải khẳng định: đưa và nhận phong bì trong môi trường khám chữa bệnh là hành động sai cả về đạo đức và pháp lý. Sau mỗi lần nhận phong bì, y bác sĩ sẽ hình thành thói quen vụ lợi, mê tiền tài, dần dần coi việc người nhà bệnh nhân biếu xén là đương nhiên và cảm thấy khó chịu với những ai không “tinh ý” hối lộ.
Khắc phục thiếu sót về y đức, có khả thi không?
Để giữ trọn y đức, người thầy thuốc phải làm sao để giữ được bản lĩnh, gạt bỏ chấp niệm giàu – nghèo, tiền bạc, từ đó mà có sự hành xử công bằng, tránh thiên lệch. Hơn nữa, cái khó hơn là phải làm sao để tạo được sự kết nối giữa người thầy thuốc và người bệnh. Khi có bệnh phải khám chữa, tâm lý họ đã lo lắng, nên rất cần sự hỏi han, chấn an về mặt tinh thần. Người y bác sĩ nếu làm đúng chức phận nhưng thiếu đi nét ân cần, chẳng hạn như chỉ giao tiếp với bệnh nhân bằng những “câu lệnh” cụt ngủn, đưa thuốc xong hoặc tiêm xong thì lẳng lặng rút kim đi thẳng, không được một lời hỏi han, thì cũng không thể xứng với câu “lương y như từ mẫu”.
Đương nhiên tôi hiểu được sức ép mà những đồng nghiệp của mình phải chịu đựng. Nghề y là một nghề có cường độ lao động cao, đòi hỏi luôn phải tập trung, cân não. Trong khi đó, các bác sĩ lại thường xuyên phải túc trực đêm ngày, trong giờ nghỉ nhiều khi vẫn bị điều động đến bệnh viện tham gia những ca gấp.
Hơn nữa là sức ép ngày một lớn từ truyền thông và dư luận. Người nhà bệnh nhân sẵn sàng làm ầm lên, đưa lên mạng xã hội và vội vã quy chụp y bác sĩ thiếu lương tâm nghề nghiệp khi có vấn đề xảy ra không như mong muốn. Tính mạng và sự an nguy của con người là trên hết, nhưng có không ít trường hợp, các quyết định y khoa được đưa ra không thể chính xác tuyệt đối mà chỉ có tỷ lệ thành công lớn nhất, nghĩa là vẫn có nguy cơ rủi ro. Hiệu quả của một phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng cá thể, vì vậy khó có thể kết luận bác sĩ đúng hay sai.
Ngành y là một ngành rất khó, đòi hỏi có sự đầu tư và khổ luyện. Đây cũng là nghề được trọng vọng, nên điểm đầu vào các trường đại học y dược đều rất cao so với mặt bằng chung. Chương trình học nặng, chi phí học tập cao, thời gian học và thực tập đều rất dài, lại thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường độc hại (hóa chất, vi khuẩn, virus, bệnh phẩm…) và phải đối mặt với sự sống – cái chết, sự đau đớn của bệnh nhân và nỗi mất mát của người nhà họ. Tất cả những điều đó đòi hỏi y bác sĩ phải có tinh thần thép. Họ cần nhận được mức đãi ngộ xứng đáng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.
Cũng như mọi ngành nghề khác, bác sĩ còn là một nghề để kiếm sống, vì vậy phải đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng – ở đây là bệnh nhân. Mục đích tối cao của ngành y là chăm sóc sức khỏe cho mọi người, nếu không làm tốt nhiệm vụ này, chẳng hạn như tắc trách gây ra sai sót, thái độ với bệnh nhân thiếu tình người thì người bệnh sớm muộn cũng sẽ quay lưng lại với mình mà thôi.
Tôi nhận thấy hiện nay mọi người có xu hướng chọn bệnh viện tư nhân nếu như tình trạng bệnh không quá nguy cấp hoặc chưa cần làm thủ thuật phức tạp. Có lẽ là bởi khi vào viện tư thì quan hệ người cung cấp dịch vụ – khách hàng rõ nét hơn, song song với đó là sự đòi hỏi về chất lượng dịch vụ cao hơn ở khách hàng. Điều đó khiến cho công tác huấn luyện về cung cách tiếp xúc với bệnh nhân ở các cơ sở như vậy cũng nghiêm ngặt hơn để đáp ứng được sự cạnh tranh trên thị trường. Ngành nào cũng vậy, đứng trước sự cạnh tranh sẽ phải thay đổi để làm mới, để tốt hơn, ngành y cũng không ngoại lệ.
Tôi thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề y đức xuống cấp, cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển cán bộ đầu vào, nâng cao tiêu chuẩn về mặt đạo đức. Cần giải quyết được những tồn đọng về điều kiện làm việc, cơ sở vật chất tại nơi khám chữa bệnh, có sự đãi ngộ xứng đáng, minh bạch về quyền lợi cho các y bác sĩ. Song song với việc biểu dương những cán bộ tận tụy, cần có chế tài xử phạt nghiêm minh dành cho những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Y đức trên hết!
Là con cháu của một dòng họ có truyền thống y học cổ truyền, từ nhỏ tôi đã thấm nhuần lời răn dạy từ các bậc cha ông:
“Con cháu dòng họ Đỗ Minh luôn phấn đấu gìn giữ, phát huy Tổ nghiệp – Giữ vững tinh thần yêu nước, thương dân, tận tâm phục vụ – Chúng tôi luôn coi người bệnh như người thân trong gia đình để tận tình cứu chữa”.
Đó là điều mà tôi luôn tâm niệm trong suốt quá trình công tác, điều hành hoạt động khám chữa bệnh tại Đỗ Minh Đường. Để nâng cao y đức, cần phải nâng cao tay nghề qua việc đào sâu nghiên cứu, không ngừng tìm hiểu, phát triển kiến thức về bệnh tật và các phương thuốc, liệu pháp chữa bệnh sao cho hiệu quả.
Không chỉ kế thừa các bài thuốc từ tiền nhân, tôi còn may mắn lĩnh hội được các kiến thức quý giá từ những người thầy trong quá trình học tập tại Học Viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam. Khoảng thời gian này đã giúp tôi hiểu thêm về trách nhiệm của mình, không chỉ với nền y học cổ truyền nước nhà mà còn trong cách ứng xử, tinh thần tận tâm với người bệnh. Chính vì thế mà tôi quyết tâm và đến nay đã xây dựng được 3 vườn dược liệu sạch để sử dụng trong các bài thuốc, giúp người dân khi đến Đỗ Minh Đường không còn phải lo về vấn đề thuốc Đông y rác.
Trong thời gian vừa qua, là một người trong nghề, tôi thấy rất mừng khi bên cạnh những vấn đề tiêu cực, xã hội đã ghi nhận sự nỗ lực của những cán bộ y tế đối với nền y học nước nhà. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, khi sự an nguy của con người bị đe dọa bởi tai ương, dịch bệnh, y bác sĩ chính là những chiến sĩ tuyến đầu để đấu tranh đẩy lùi dịch SARS, cúm A H5N1, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19…
Lúc này, tôi tin nếu không có y đức, các bác sĩ không thể tự nguyện xả thân trong hoàn cảnh vất vả, căng như dây đàn, hi sinh cuộc sống cá nhân và sự an toàn của bản thân để giành lại sự sống cho người bệnh. Đó chính là sự kế thừa truyền thống quý giá của các thế hệ đi trước như cụ Phạm Ngọc Thạch, cụ Đặng Văn Ngữ, cụ Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước…, là sự tự hào cho ngành y Việt Nam.
Như vậy dù không thể phủ nhận trong ngành y vẫn còn tồn tại một số góc khuất, nhưng cũng không thể nói y đức đang xuống cấp. Những thế hệ y bác sĩ, thầy thuốc chân chính vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình và giữ trọn lương tâm, đấu tranh hết mình vì sự an toàn của người bệnh để xứng đáng với câu “lương y như từ mẫu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
Đánh giá bài viết
4.9
/
5
(
7
bình chọn
)
Bình Luận Về Câu Nói: “Lương Y Như Từ Mẫu”
Trong xã hội này, 2 nghề được xem là cao quý và thiêng liêng nhất, được mọi người tôn trọng và tôn vinh lên làm “thầy” đó là nghề giáo và nghề y. Chính vì mà ngạn ngữ Trung Quốc đã từng ví von rằng ” Lương y như từ mẫu” mà sau nay Bác Hồ đã dịch qua là “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Để làm rõ điều này chúng ta cần hiểu rõ như thế nào “lương y như mẹ hiền”. Trước hết là hai chữ “lương y”, theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “thầy thuốc giỏi”. Thật ra, trong dân gian nói đến lương y, người ta người hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Kế đến là hai chữ từ mẫu, dĩ nhiên có nghĩa là mẹ hiền. Như vậy, câu lương y như từ mẫu có thể hiểu là người thầy thuốc cổ truyền giỏi như là một người mẹ hiền. Nhưng theo cách hiểu của thời đại y học phương Tây ngày nay, người ta cũng hiểu câu đó là người bác sĩ tốt cũng như là một bà mẹ hiền.
Hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” có nghĩa thầy thuốc phải giống như mẹ hiền của thời hiện đại. Người mẹ hiền thời nay không còn là người mẹ quê mùa, chỉ biết thương yêu con với tình yêu mù quáng, chỉ biết rầy la mắng mỏ con với thái độ gia trưởng. Mà là bà mẹ có học thức, biết chăm sóc con với kiến thức khoa học, giỏi tâm lý tiếp xúc, khi cần là người bạn chân tình ngang hàng con cái chứ không phải kẻ cả.
Thời nay, rõ ràng con cái dù mẹ hiền và tốt đến đâu vẫn thích tâm sự với bạn thân chí cốt của mình, sẵn sàng thố lộ tình cảm và đón nhận ý kiến của bạn bè nếu người mẹ không sẳn sàng làm bạn với con mình.
Nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Thầy thuốc giỏi không phán lệnh như gia trưởng mà đối xử bệnh nhân như người bạn chân tình (partnership), để bác sĩ và bệnh nhân cùng đóng vai trò quyết định phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.
Như vậy, ta thấy câu “lương y như từ mẫu” nếu hiểu một cách sâu sắc vừa có thể xem là cách ví von tuyệt vời về từ ngữ vừa có ý nghĩa phù hợp với y học hiện đại dựa trên y học thực chứng.
Trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Rồi Người kết luận: “Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.
Thực tế, không chỉ trong bức thư ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói câu “Lương y phải như từ mẫu”, mà trong suốt thời gian từ năm 1947 đến năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 20 bức thư gửi ngành Y tế và viết rất nhiều bài báo về ngành Y tế, hay trong những lần đi thăm các bệnh viện, trạm xá, bên cạnh việc động viên, khen ngợi, định hướng chiến lược cho sự nghiệp phát triển của ngành Y tế nước nhà, Người thường xuyên căn dặn một câu “Lương y phải như từ mẫu” hoặc “Lương y phải kiêm từ mẫu”.
Trong bức thư gửi Hội nghị Quân y, được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”
Đến tháng 6 năm 1953, cũng nhân dịp Hội nghị Y tế toàn quốc được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành Y tế nước nhà, trong thư Người viết: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu”
Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, buộc Chính phủ thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ vào cuối tháng 7 năm 1954. Theo đó, lập lại hoà bình ở Việt Nam; lấy vĩ truyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc; quân Pháp rút khỏi miền Bắc; miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội XHCN… Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 10/10/1954, từ 5 cửa ô, bộ đội ta đã tiến vào giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ngày 15/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trở về Hà Nội. Nơi đầu tiên Người đến ở là Nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Bệnh viện Hữu nghị)[4]. Người chọn Nhà thương Đồn Thuỷ làm nơi dừng chân trong những ngày đầu trở về Thủ đô Hà Nội không phải bởi sức khoẻ của Người, mà là để tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và bộ đội. Qua đó cho thấy, những ngày đầu giành thắng lợi, dù bận trăm công nghìn việc, vừa lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lao động sản xuất xây dựng và kiến thiết nước nhà, vừa ra sức xây dựng và củng cố lực lượng để tiếp tục trường kỳ kháng chiến cứu nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới ngành Y tế.
Hiểu theo nghĩa trên, tôi nghĩ câu “lương y như từ mẫu” khó có thể áp dụng cho y học hiện đại. Khi đã nói “từ mẫu” là gián tiếp đặt vị trí của người thầy thuốc trong vai trò của người mẹ, cấp trên, gia trưởng. Người mẹ dù hiền đức vẫn là người có thể ra lệnh cho con, dù thương con vẫn có thể cho roi cho vọt. Người thầy thuốc (hay bác sĩ) thời xưa thì có thể là người ra lệnh cho bệnh nhân, nhưng ngày nay, trong thế giới y học thực chứng và bình đẳng thì bác sĩ là người ra khuyến nghị. Do đó, vai trò và chức năng của người thầy thuốc khó có thể so sánh với “từ mẫu”. Có thể (chỉ “có thể” thôi) vai trò của người y tá, nay gọi là “điều dưỡng”, thì mới tương xứng và so sánh với hành vi của người mẹ hiền.
Câu “lương y như từ mẫu” có thể xem là một cách ví von hay về từ ngữ, nhưng ý nghĩa thì khó mà phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lí của y học thực chứng. Tôi biết nói ra những suy nghĩ này là đi ngược lại tư duy đã ăn sâu vào nhiều bạn bè và đồng nghiệp, và không chừng sẽ bị chỉ trích, nhưng tôi nghĩ trong thực tế khó có một “chân lí” nào là vĩnh cửu.
Bình Luận Về Câu Nói: Lương Y Như Từ Mẫu
Bài làm
Cuộc sống hiện đại chạy đua theo giá trị đồng tiền đôi lúc khiến con người ta quên đi những đạo lí căn bản nhất để làm người. Trong khi đó, càng vào những thời điểm như thế này, bài học làm người cơ bản được đúc kết qua những câu nói, những quan niệm, phát ngôn… càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Câu nói “Lương y như từ mẫu” là một trong số đó.
Câu “Lương y như từ mẫu” vốn bắt đầu xuất hiện trong một bức thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây, Bác muốn nhắc nhở các cán bộ, nhân viên y tế rằng: một người thầy thuốc cũng giống như một người mẹ hiền. Hai điều kiện người thầy thuốc cần có là “Lương y” và “Từ mẫu”. Lương y tức là lòng nhân ái, thương yêu bệnh nhân. Từ mẫu là người mẹ hiền. Tất nhiên, đã là người mẹ hiền thì không mong muốn con mình bị ốm đau, bệnh tật. Như vậy, câu nói là lời nhắc nhở những người làm nghề y rằng: đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Vậy như thế nào mới là “Lương y như từ mẫu”? Một vị bác sĩ có lương y trước hết phải là một bác sĩ giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ. Người bác sĩ ấy phải có năng lực dùng kiến thức và kỹ năng của mình để chữa bệnh cho mọi người. Vị bác sĩ giỏi còn phải vững vàng về chuyên môn, luôn không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để có phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất cho người bệnh. Vị bác sĩ giỏi còn phải biết cách thấu hiểu tâm lý, nguyện vọng của bệnh nhân giống như người mẹ luôn luôn hiểu được tâm tính của đứa con mình sinh ra.
Và hơn hết, lương y của người bác sĩ thể hiện ở sự tôn trọng sinh mạng con người. Cụ thể, bác sĩ phải nghĩ cho bệnh nhân trước hết, làm mọi điều có lợi nhất cho bệnh nhân, chăm sóc chu đáo, tận tụy. Giữa các bệnh nhân với nhau cũng không được phân biệt sang giàu hay nghèo hèn. Bác sĩ cần có sự công bằng và chính trực trong mọi suy nghĩ và việc làm.
Nhưng mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành “mẹ hiền”, mà chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, cách xử sự với bệnh nhân, mới có thể trở thành mẹ hiền được.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít các y, bác sĩ bị chi phối bởi ma lực của đồng tiền mà bỏ qua đạo đức nghề nghiệp. Đó là hành động lấy phong bì làm thước đo cho sự tận tình, ai phong bì “sang” hơn sẽ được ưu ái hơn. Đó là bỏ qua bệnh nhân nguy cấp không chữa chỉ vì họ không có khả năng thanh toán viện phí. Đó là thờ ơ, vô tư trước bệnh tình bệnh nhân khiến cho bệnh tình bệnh nhân chuyển biến xấu… Tình trạng đó báo hiệu vấn đề y đức đang đi theo chiều hướng tha hóa, mai một, xuống cấp nghiêm trọng.
Trái lại, đáng khen thay vẫn có những bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo thăm khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng khó khăn. Những con người ấy vẫn hằng ngày hằng giờ thầm lặng làm việc, cống hiến hết mình vì nghề nghiệp, góp phần làm dịu cơn đau về cả thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân theo đúng nghĩa đen của nó.
Tóm lại, trong cuộc sống, khi làm bất kì nghề nghiệp gì, đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tố quan trọng nhất. Như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nghề y là một nghề cao quý và giúp ích rất nhiều cho xã hội. Mong rằng những ai đã, đang và sẽ trở thành người làm về y học sẽ có nhận thức đúng đắn đề chăm sóc tốt cho người dân.
Hoài Lê
Giải Bài Tập Sgk Gdcd 10 Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10
Bài tập môn GDCD lớp 10
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính:
Trong số các yếu tố này thì phương thức sản xuất là yếu tố quyết định.
Bởi vì: trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
Câu 2: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?
Hướng dẫn giải:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.
Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Câu 3: Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
a) Đi-đờ-rô (1713 – 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.
b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.
d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
e) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ
Hướng dẫn giải:
Em tán thành với ý kiến: Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
Bởi vì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.
Cập nhật thông tin chi tiết về ‘Lương Y Như Từ Mẫu’ Có Còn Đúng Trong Xã Hội Hiện Đại? trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!