Xu Hướng 9/2023 # Luyện Từ Và Câu Tuần 2 Trang 11, 12 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1 # Top 14 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Luyện Từ Và Câu Tuần 2 Trang 11, 12 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Luyện Từ Và Câu Tuần 2 Trang 11, 12 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tuần 2 Luyện từ và câu Tuần 2 trang 11, 12 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT

1) Tìm các từ ngữ :

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M : lòng thương người,…………………

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M : độc ác,…………………

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M : cưu mang,…………………

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M : ức hiếp,…………………

Trả lời:

a) M : lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b) M : độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác.

d) M : ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

2) Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm :

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

………………………………………………….

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

………………………………………………….

Trả lời:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

3) Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2 :

Trả lời:

– Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

– Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu.

4) Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B :

a) Ở hiền gặp lành

1) Khuyên con người hãy đoàn kết.Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn

2) Khuyên con người hãy sống nhân hậu,hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.

c)

3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.

Trả lời:

a-2; b-3; c-1

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 19 Trang 2, 3 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 19 Luyện từ và câu Tuần 19 trang 2, 3 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I – Nhận xét

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Trả lời:

X Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

X Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

X Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm.

X Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

X Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

2, Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? có ý nghĩa gì ? Đánh dấu x vào ô trống thích hợp :

Nêu hoạt động của sự vật( người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hóa)

Nêu đặc điểm, trạng thái của sự vật(người, con vật hoặc cây cối, đồ vật được nhân hóa)

Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

X Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

3, Cho biết chủ ngữ của câu vừa tìm được ở bài tập 1 do loại từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.

Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành.

Trả lời:

X Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.

II – Luyện tập

1, Đọc đoạn văn sau. Ghi dấu x vào ô trống trước các câu kể Ai làm gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.

Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc.

Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.

Trong rừng, chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

Trả lời:

Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. X Trong rừng, chim chóc hót véo von. X Thanh niên lên rẫy. X Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. X Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. X Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

2, Đặt câu với các từ ngữ làm chủ ngữ ở cột A rồi ghi vào cột B.

Trả lời:

a) Các chú công nhân

Các chú công nhân đang chở vật liệu ra công trường.

b) Mẹ em

Mẹ em đang chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.

c) Chim sơn ca

Chim sơn ca bay vút lên bầu trầu xanh thẳm.

3, Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức hình sau:

Trả lời:

– Sáng sớm, mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất.

– Bà con nông dân đang hối hả gặt lúa.

– Trên đường làng, các bạn nhỏ tung tăng cắp sách đến trường.

– Trên những thửa ruộng vừa gặt xong, các chú công nhân đang cày ruộng, chuẩn bị cho một mùa gieo cấy mới.

– Trên nền trời xanh thẳm, đàn chim gáy cất cánh bay dưới nắng mai ấm áp.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 24 Trang 35, 36 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 24 Luyện từ và câu Tuần 24 trang 35, 36 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?

I. Nhận xét

Trả lời:

2, Đọc ba câu văn ở bài tập 1, gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ?, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì) ?

Trả lời:

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

c) Bạn ấy là một hoa sĩ nhỏ đấy.

3, Kiểu câu Ai là gì ? trên khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì ? Ai thế nào ? ở chỗ nào ? (Gợi ý : Em cần xem xét sự khác nhau chủ yếu ở bộ phận vị ngữ trong câu.)

– Kiểu câu Ai làm gì ?

– Kiểu câu Ai thế nào ?

– Kiểu câu Ai là gì ?

Trả lời:

– Kiểu câu Ai làm gì ? ⇒ Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì ?

– Kiểu câu Ai thế nào ? ⇒ Vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào?

– Kiểu câu Ai là gì ? ⇒ Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì ? (là ai ? là con gì?)

II – Luyện tập

Trả lời:

– Thì ra đó là môt thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào viêc chế tạo.

Giới thiệu về thứ máy mới.

– Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Câu nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên.

– Con tới lớp, tới trường

Lịch lại là trang sách

Câu nêu nhận định.

– Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới thiệu.

2, Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em)

Trả lời:

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 6 Trang 40, 41 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1

Tuần 6 Luyện từ và câu Tuần 6 trang 40, 41 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

1, Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng ….. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không ….. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm ….. nhất cũng dần dần thấy ….. hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào …..

Lớp 4A chúng em rất ….. về bạn Minh.

Trả lời:

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái.

Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

2, Nối từ ở cột B với nghĩa của từ đó ở cột A :

a) Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó.

1) trung thành

b) Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.

2) trung hậu

c) Một lòng một dạ vì việc nghĩa.

3) trung kiên

d) ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.

4) trung thực

e) Ngay thẳng, thật thà.

5) trung nghĩa

Trả lời:

a-1; b-3; c-5; d-2; e-4.

3, Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung trực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm) :

a) Trung có nghĩa là “ở giữa”: ………………………..

b) Trung có nghĩa là ” một lòng một dạ”: ………………………..

Trả lời:

a, trung thu, trung bình, trung tâm

b, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

4, Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3:

Trả lời:

– Trung thu, trăng sáng vằng vặc, soi rõ sân nhà em.

– Bạn Khang là một học sinh có học lực trung bình của lớp.

– Phương Trinh học giỏi lại vui tính nên luôn là trung tâm của lớp.

– Trong thời phong kiến, các vị quan rất trung thành với vua chúa.

– Phụ nữ miền Nam rất trung hậu, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ.

– Trung thực là một trong những đức tính tốt.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 9 Trang 58, 59 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1

Tuần 9 Luyện từ và câu Tuần 9 trang 58, 59 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ

1, Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ:

Trả lời:

mơ tưởng, mong ước.

2, Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

– Bắt đầu bằng tiếng ước: …………………..

– Bắt đầu bằng tiếng mơ: …………………..

Trả lời:

– Bắt đầu bằng tiếng ước: ước muốn, ước mong, ước ao, ước vọng,…

– Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng,…

3, Ghép thêm những từ cùng nghĩa vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá, (Từ ngữ để chọn : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng)

– Đánh giá cao: M : ước mơ cao đẹp,………………………………….

– Đánh giá không cao: M : ước mơ bình thường,………………………………….

– Đánh giá thấp: M : ước mơ tầm thường,………………………………….

Trả lời:

– Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng,…

– Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ,…

– Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột,…

4, Viết một ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.

Trả lời:

+ Ước mơ được đánh giá cao :

– Ước mơ về một tương lai tươi sáng và rạng ngời hạnh phúc.

– Ước mơ về một ngày mai lớn lên chinh phục được vũ trụ.

+ Ước mơ được đánh giá không cao :

– Ước mơ muốn có được chiếc cặp mới.

5, Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B:

a) Cầu được ước thấy

1) Muốn những điều trái lẽ thường.

b) Ước sao được vậy

2) Không bằng lòng với công việc hoặc hoàn cảnh của mình mà mơ tưởng công việc khác, hoàn cành khác.

c) Ước của trái mùa

3) Gặp được, đạt được đúng điều mình mong muốn.

d) Đứng núi này trông núi nọ

4) Giống như “cầu được ước thấy”.

Trả lời:

a – 3; b – 4; c – 1; d – 2

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Luyện Từ Và Câu Tuần 25 Trang 41, 42, 43 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 2

Tuần 25 Luyện từ và câu Tuần 25 trang 41, 42, 43 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?

I – Nhận xét

1) Đọc các câu sau. Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.

a)

Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí

Nhà nông là chiến sĩ

Hậu phương thi đua với tiền phương.

b)

Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Trả lời:

a)

X Ruộng rẫy là chiến trường.

X Cuốc cày là vũ khí.

X Nhà nông là chiến sĩ.

b)

X Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

2) Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành ?

Trả lời:

Chủ ngữ trong các câu trên do những danh từ tạo thành.

II – Luyện tập

1) Đọc các câu sau. Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì ?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

Hoa phượng là hoa học trò.

Trả lời:

X Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.

X Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

X Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

X Hoa phượng là hoa học trò.

2) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu kể Ai là gì ?

Trả lời:

1-c ; 2-d ; 3-b ; 4-a

3) Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì ?

– Bạn Bích Vân…………………….

– Hà Nội …………………………….

– Dân tộc ta ………………………..

Trả lời:

– Bạn Bích Vân là một lớp trưởng gương mẫu.

– Hà Nội là thủ đô của nước ta.

– Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

Các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 (VBT Tiếng Việt 4) khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Luyện Từ Và Câu Tuần 2 Trang 11, 12 Vbt Tiếng Việt 4 Tập 1 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!