Xu Hướng 5/2023 # Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Ngọn Cờ Tập Hợp, Đoàn Kết Chống Mỹ Cứu Nước # Top 11 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Ngọn Cờ Tập Hợp, Đoàn Kết Chống Mỹ Cứu Nước # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Ngọn Cờ Tập Hợp, Đoàn Kết Chống Mỹ Cứu Nước được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày 20/12/1960, các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong Lễ thành lập.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam nước ta; trực tiếp xây dựng, huấn luyện và chỉ huy quân đội Sài Gòn, biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và tìm cách thâu tóm các nguồn lợi kinh tế vào tay tư bản lũng loạn Mỹ.

Núp dưới chiêu bài “độc lập”, “dân chủ”, “bảo vệ thế giới tự do” và bằng các khẩu hiệu lừa bịp “đả thực, bài phong”, “cần lao, nhân vị”, “đồng tiến xã hội”, tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm ra sức tuyên truyền bịp bợm để lôi kéo các giai cấp và tầng lớp xã hội – ở miền Nam.

Đồng bào miền Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã được tôi luyện qua mấy chục năm đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, có một bề dày kinh nghiệm, đã nhanh chóng nhận ra những âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Trong hoàn cảnh và điều kiện lúc đó, các tổ chức Đảng và đoàn thể yêu nước, cách mạng phải rút vào hoạt động bí mật. Trên toàn miền Nam không còn một tổ chức yêu nước nào công khai đứng ra để tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh. Mặc dù tương quan lực lượng rất chênh lệch, song với lòng yêu nước nồng nàn, trước sự tồn vong của dân tộc, chỉ chưa đầy một năm sau ngày thi hành Hiệp định đình chiến, đồng bào miền Nam đã vùng lên; phối hợp tổ chức nhiều cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, cuốn hút hàng triệu người thuộc các giai cấp, mọi tầng lớp tham gia đòi dân sinh, dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thống nhất đất nước, đi đôi với đấu tranh chống phá các cuộc “tố cộng”, “diệt cộng”, phá các kế hoạch lập “ấp chiến lược”, “khu trù mật”, “dinh điền” của địch.

Song song với những phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, là những phong trào của học sinh, sinh viên, trí thức. Tiêu biểu là “Phong trào bảo vệ hòa bình” của những người trí thức ở Sài Gòn- Gia Định đã có tiếng vang lớn trong các tầng lớp nhân dân.

Kết hợp những kinh nghiệm được tổng kết qua những năm lãnh đạo đồng bào đấu tranh giành độc lập với những thực tế phong phú của hai năm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bản “Đề cương về đường lối của cách mạng miền Nam” của Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy chấp bút ra đời.

Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng đề ra những tư tưởng lớn, những chủ trương, chính sách về xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, đáp ứng những yêu cầu khách quan đang đặt ra cho cách mạng miền Nam. Bản Đề cương nêu rõ: “Thực chất của việc xây dựng và tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất là “bố trí lực lượng các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các thành phần trong dân tộc để đánh bại kẻ thù của cách mạng” và xác định: “đó “là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta hiện nay”.

Thực tiễn của 3 năm sau đó (1957 – 1960) ở miền Nam đã khẳng định những quan điểm tư tưởng của bản Đề cương là đúng đắn và vấn đề xây dựng, phát triển Mặt trận đã trở thành vấn đề bức bách vì như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khóa II chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân… Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc về phong kiến, dựng lên chính quyềncách mạng của nhân dân”.

Nội dung, tinh thần của bản Đề cương và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Đại hội nói rõ thêm về việc xây dựng khối công nông binh liên hiệp gắn với việc xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất ngày càng rộng rãi.

Những văn kiện nêu trên làm sáng tỏ con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, đồng thời cũng đặt cơ sở tiến tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam.

Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20/12/1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, theo sáng kiến của những người cộng sản, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ – một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam được cử làm Chủ tịch Mặt trận, kêu gọi : “Tất cả hãy đứng lên, tất cả hãy đoàn kết lại: “Hãy xiết chặt hàng ngũ để chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm”.

Bản Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm được Đại hội thông qua là Cương lĩnh cho phong trào cách mạng của nhân dân. Mục tiêu đấu tranh của Mặt trận được cô đọng lại một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu: “Phải hòa bình! Phải độc lập! Phải dân chủ. Phải cơm no, áo ấm! Phải hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức; phương hướng và mục tiêu cách mạng được công khai, rõ ràng để tập hợp lực lượng. Mặt trận thực sự trở thành người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã vạch rõ: kẻ thù nguy hại nhất hiện nay của nhân dân miền Nam là đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai bán nước. Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân. Nhiệm vụ và mục tiêu cứu nước của toàn nhân dân miền Nam Việt Nam hiện nay là đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của chúng, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi, xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

Bản Cương lĩnh chủ trương không những tăng cường thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận mà còn chủ trương thực hiện liên hiệp hành động với mọi lực lượng còn ở ngoài Mặt trận nhưng có nguyện vọng đánh đổ kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai bán nước.

Với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do, chỉ có độc lập thật sự thì mới có hòa bình chân chính” để chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai, nhân dân miền Nam đã hăng hái tham gia vào các tổ chức yêu nước, các tổ chức chính trị – thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng như: Hội Lao động giải phóng, Hội Liên hiệp sinh viên học sinh, Hội Nhà giáo yêu nước, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng, Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ, Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước, Hội Lục Hòa Phật tử miền Nam, đảng Xã hội cấp tiến của trí thức yêu nước, đảng Dân chủ miền Nam của tư sản dân tộc.

Với phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “hai chân, ba mũi, ba vùng chiến lược, ba mũi giáp công” phong trào đấu tranh chính trị đã diễn ra liên tục, sôi nổi thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia. Chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo điều kiện cho một số nhân sĩ, trí thức rời các đô thị ra vùng giải phóng. Số đông còn lại cùng nhân dân ở các đô thị tiếp tục chống Mỹ – Ngụy.

Ngày 20/4/1968, nhóm trí thức vừa ra vùng giải phóng đã cùng số đông các nhân sĩ, trí thức yêu nước của các địa phương gồm các giáo sư, học giả, nhà báo, nhà công thương nổi tiếng ở miền Nam tiến hành Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch.

Với Cương lĩnh thích hợp, Liên minh đã đoàn kết và tranh thủ thêm một số trí thức, tư sản dân tộc yêu nước, tiến bộ ở thành thị có xu hướng hòa bình, trung lập nhưng chưa tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng.

Ngày 6/6/1969, Liên minh cùng Mặt trận Dân tộc giải phóng, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các chính đảng, đoàn thể đã cử ra “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời có sức cổ vũ mạnh mẽ nhân dân miền Nam, đánh trực tiếp và liên tục vào âm mưu của Mỹ cố bám giữ chính quyền Sài Gòn, đồng thời giúp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có tư cách pháp lý để tập hợp lực lượng cách mạng, thực hiện hòa hợp dân tộc, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Sau 21 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, nhân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang là thu hồi trọn vẹn nền độc lập, thực hiện thống nhất đất nước và bước vào thời kỳ phát triển mới.

Năm tháng sẽ qua đi, song những gì nhân dân miền Nam “đi trước về sau” được nhân dân cả nước trực tiếp kề vai, sát cánh, những cống hiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam mãi mãi có chỗ đứng trang trọng trong lịch sử của dân tộc ta.

Nguyễn TúcỦy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Túc

Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Thành Lập

Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền. Nhân dân miền Bắc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Ở miền Nam, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm chống phá Hiệp nghị, chống tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước và mọi lực lượng đối lập. Chúng âm mưu xây dựng chế độ thống trị bằng bạo lực và máy chém, biến miền Nam Việt Nam thành một xã hội phụ thuộc Mỹ, chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

Ngày 20/12/1960, các thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

tuyên thệ trong Lễ thành lập Mặt trận.

Trước tình hình như vậy ở miền Nam, tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15. Trên cơ sở phân tích tình hình, xác định mâu thuẫn của xã hội Việt Nam và miền Nam Việt Nam từ sau Hiệp nghị Giơnevơ, Hội nghị chủ trương có một mặt trận riêng ở miền Nam, coi đây là một trong những nội dung cơ bản của Nghị quyết 15.

Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập, đã hoàn chỉnh những nội dung cơ bản về đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam. Đại hội chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam để giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Để tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, Đại hội III của Đảng cũng chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam.

Ngày 20-12-1960, tại vùng giải phóng ở xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam, không phân biệt xu hướng chính trị, với Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.

4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giúp người cày có ruộng.

5. Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ.

6. Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới.

Chương trình 10 điểm của Mặt trận đã giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng miền Nam. Chính vì vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có sức thu hút mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân trong vùng giải phóng và các đô thị lớn.

Ngày 16-2-1962 tại Tân Biên (Tây Ninh), Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ I đã cử ra Ủy ban Trung ương chính thức gồm 52 đại biểu. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các Phó Chủ tịch gồm có: Bác sĩ Phùng Văn Cung; ông Võ Chí Công – đại diện Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam; Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – Tổng Thư ký Đảng Dân chủ miền Nam; ông Ybih Aleo – người dân tộc Ê đê, Chủ tịch Ủy ban Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên; Đại đức Sơn Vọng – đại biểu đồng bào Khơme yêu nước; ông Trần Nam Trung và Nguyễn Văn Hiếu. Ủy viên Đoàn Chủ tịch gồm có: Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, bà Nguyễn Thị Định, Hòa thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, ông Đặng Trần Thi.

Ngày 11-11-1964, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ 2. Có 150 đại biểu tham dự. Đại hội nhất trí cử ra Ủy ban Trung ương gồm 49 trên 150 đại biểu có mặt. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục được cử làm Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Phó chủ tịch: ông Ybih Aleo, ông Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Thích Thôm Mê Thê Nhem – dân tộc Khơ me, Trần Nam Trung – đại diện Quân giải phóng Miền Nam. Các ủy viên: Nguyễn Thị Định, Trần Bạch Đằng, Thích Thượng Hào, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Ngợi, Phan Xuân Thái (Phan Văn Đáng), Nguyễn Hữu Thế, Đặng Trần Thi. Ban Thư ký: Huỳnh Tấn Phát (Tổng Thư ký), Lê Văn Huân, Hồ Thu, Ung Ngọc Kỳ, Hồ Xuân Sơn (Phó Tổng Thư ký). Sau ông Nguyễn Văn Hiếu lại tham gia Đoàn chủ tịch.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chọn lá cờ nửa màu xanh, nửa màu đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận và bài ca Giải phóng miền Nam làm bài hát của Mặt trận. Mặt trận có Thông tấn xã giải phóng, có Đài phát thanh giải phóng, có vùng căn cứ ở Bắc Tây Ninh, có đường dây liên lạc đến các nơi bằng vô tuyến điện, đường bộ.

Tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bên cạnh Ủy ban Trung ương, khắp các huyện, tỉnh đều tổ chức thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng các cấp. Ủy ban Mặt trận địa phương được tổ chức ở bốn cấp: cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đến tháng 10-1962, hầu hết các tỉnh thành đều có Ủy ban Mặt trận. Trong số 41 tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau thì có 38 tỉnh thành có Ủy ban Mặt trận ra mắt nhân dân. Từ năm 1960 đến 1967, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp mình.

Cùng với việc thành lập Ủy ban Mặt trận ở nhiều địa phương là sự ra đời của các tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các tổ chức chính trị thành viên của Mặt trận được xây dựng và phát triển nhanh, có ảnh hưởng rộng rãi. Đặc biệt, sau khi Mặt trận ra đời, với Tuyên ngôn và Chương trình hành động của mình, trong năm 1961, các tổ chức quân sự, tổ chức giai cấp, các tôn giáo, các dân tộc và các giới đồng bào ở miền Nam lần lượt thành lập các hội đoàn và trở thành thành viên chính thức của Mặt trận.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là ngọn cờ công khai đoàn kết, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo các hoạt động đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không những có uy tín trong nước mà còn có vị thế trên trường quốc tế. Trong Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương, tháng 3-1965, Mặt trận là đại biểu chính thức của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Tháng 6-1967, Mặt trận thiết lập cơ quan đại diện tại Phnôm Pênh.

Ngày 30-6-1967, Chính phủ Cu Ba cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền, bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 10-12-1968, Mặt trận đã cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị bốn bên ở Paris do đồng chí Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn.

Ngày 30-4-1975, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc dinh Tổng thống Sài Gòn, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 2-1977, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến ngày toàn thắng 30-4-1975 là một chặng đường đấu tranh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sứ mệnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tập hợp lực lượng nhân dân miền Nam với sự chi viện của miền Bắc XHCN để hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ. Mặt trận đã kế thừa những kinh nghiệm của quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam và vận dụng một cách sáng tạo vào cuộc cách mạng giải phóng miền Nam. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Tặng hiện vật của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho bảo tàng

Hưởng ứng phát động, 4 gia đình đã gửi tặng hiện vật được gia đình đang lưu giữ là một phần kỷ niệm, là ký ức của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi, thời vào sinh ra tử để giành lấy độc lập hòa bình, thống nhất đất nước của những chứng nhân lịch sử.

Các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu và các gia đình hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại buổi họp mặt, sáng 20-12-2020. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể, gia đình cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tặng hiện vật “Cặp đựng hồ sơ mỗi chuyến công tác của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.

Chiếc cặp này được cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sử dụng từ năm 1989, gắn liền với những tài liệu quan trọng của quốc gia, dân tộc. Thời điểm năm 1989, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Đợt này, gia đình cụ Phan Nhẫn, thành viên phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris; Phó Văn phòng Mặt trận – Dân vận từ giai đoạn 1976-1982, hiến tặng hơn 100 hiện vật.

Những kỷ vật này giúp nhớ lại khoảnh khắc lịch sử đó là sau gần 5 năm đàm phán kiên trì, chúng ta đã buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện ném bom và bắn phá miền Bắc, buộc Mỹ ký kết Hiệp định Paris, Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa chiến lược để tiến lên giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

Hiện vật thứ 3 là một chiếc rựa do ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên cán bộ cơ quan Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hiến tặng.

Năm 1965, ông Nguyễn Minh Hồng đã mua một cái nhíp xe ô tô và rèn thành chiếc rựa. Chiếc rựa này phục vụ công tác hậu cần trong chiến khu cho các đồng chí lãnh đạo là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Luật sư Nguyễn Hữu Thọ từ năm 1965 đến ngày giải phóng. Ông Nguyễn Minh Hồng đã gìn giữ nó trong suốt 55 năm qua.

Cụm hiện vật cuối cùng là 4 bài báo do gia đình cố Giáo sư Lý Chánh Trung hiến tặng. 

Đây là những bài báo ghi lại cuộc đấu tranh của phong trào “Ký giả đi ăn mày” do giới báo chí Sài Gòn thực hiện để xuống đường cùng đồng bào sôi sục đấu tranh chống Thiệu độc tài và tham nhũng; ghi lại cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam trên chiến trường đầy khốc liệt.

Người Lính Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Rất tiếc chưa tìm ra được nhiều hình ảnh về đề tài album này, nếu ai biết weblinks nào có hình về những người lính này thì cho LSVNQA biết để sưu tầm thêm. Admin ĐN.

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Trần Văn Trà tại Sài Gòn, ngày 8 tháng 5 năm 1975 Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Đinh Bá Thi đang nói chuyện với báo chí tại văn phòng của MTGPMN tại Ba Lê, Pháp. Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Dương Quỳnh Hoa là một bộ trưởng của chính phủ cách mạng lâm thời cho tới năm 1979. Sau đó, bà Hoa bắt đầu phát biểu chống chính quyền Cộng Sản. Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: 6 người lãnh đạo hàng đầu của MTGPMN đăng trên tờ báo Nữu Ước Thời Báo (New York Times). Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Trương Như Tảng từng là bộ trưởng về công lý của MTGPMN. Sau thống nhất, ông bắt đầu nhận thấy những thành phần lãnh đạo người miền Nam trong MTGPMN không được nhà nước đối đải công bằng như người miền Bắc. Thêm vào đó, hai người anh em trong gia đình của ông đã bị đày đi học tập cải tạo vì là thành phần của chế độ VNCH, một người phải đi học tập đến 1985. Bất mãn với chính quyền Hà Nội, năm 1978 ông là một trong những thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do và lưu vong tại Pháp. Ông là tác gỉa của cuốn sách Hồi Ký Của Một vc (A Vietcong Memoir). Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Trương Như Tảng (năm 1976) từng là bộ trưởng về công lý của MTGPMN. Sau thống nhất, ông bắt đầu nhận thấy những thành phần lãnh đạo người miền Nam trong MTGPMN không được nhà nước đối đải công bằng như người miền Bắc. Thêm vào đó, hai người anh em trong gia đình của ông đã bị đày đi học tập cải tạo vì là thành phần của chế độ VNCH, một người phải đi học tập đến 1985. Bất mãn với chính quyền Hà Nội, năm 1978 ông là một trong những thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do và lưu vong tại Pháp. Ông là tác gỉa của cuốn sách Hồi Ký Của Một vc (A Vietcong Memoir). Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Nguyễn Thị Bình, thứ trưởng ngoại giao của MTGPMN, năm 1972. Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Nguyễn Hữu Thọ. Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư của Đảng CSVN vào thập niên 80. Ông là người miền Bắc và là một đảng viên từ giữa thập niên 1930. Ông là người được chính quyền VNDCCH bổ nhiệm làm bí thư Đảng tại miền Nam Việt Nam và có bổn phận chỉ đạo cuộc kháng chiến chống VNCH. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Một đoàn lính MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Những loại súng cá nhân của lính MTGPMN, AK47, B40, Type 56, v.v. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đứng trên một chiếc xe tăng M41A3 của VNCH tại Quảng Trị, năm 1972. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đứng trên một chiếc xe tăng M48 của VNCH tại Quảng Trị, năm 1972. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đứng trên một chiếc xe tăng M41A3 của VNCH tại Quảng Trị, năm 1972. Posted by Admin ĐN

Đoàn xe tiếp tế thực phẩm cho MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Trong cuộc chiến VN, hàng ngàn xe vận tải do LX và TC sản xuất đã theo đường mòn Hồ Chí Minh, để tiếp tế cho lực lượng MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đang mở hộp chứa đạn phóng lựu của TC, và gắn ngòi nổ để sửa soạn dùng. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN nhắm bắn phi cơ oanh tạc của địch thủ. Posted by Admin ĐN

Một thiếu tướng Mỹ đang đàm thảo về việc trao đổi tù binh với những người chỉ huy MTGPMN năm 1973 sau khi hiệp định Ba Lê đã được ký. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN mang súng AK47 và RPD đang tấn công xuyên qua rừng. Posted by Admin ĐN

Súng M1 Carbine của Mỹ sản xuất. Lính MTGPMN gắn vào hai cái chống bằng tre để bắn cho chính xác hơn. Posted by Admin ĐN

Súng pháo không giật (recoiless rifle) 75mm. Loại súng này Mỹ chất và sau này Trung Quốc copy lạ và gọi là Type 52i. Lính MTGPMN thường dùng loại này, tầm đạn chính xác tới 1km. Posted by Admin ĐN

Hình chụp một buổi học tập chính trị (political indoctrination) của MTGPMN. Những buổi học tập bắt buộc này thường xảy ra hàng ngày đối với những ai theo Mặt Trận. Posted by Admin ĐN

Lính vc thuộc Tiểu Đoàn D 445. Hình chụp cho thấy MTGPMN mang nhiều quần áo khác nhau chứ không có một đồng phục, và họ dùng đủ loại vũ khí khác nhau. Posted by Admin ĐN

Hai người lính MTGPMN thuộc Tiểu Đoàn D 445. Tiểu đoàn này hoạt động tại tỉnh Phước Tuy nơi lính Úc đóng quân. Hình này tìm được bởi lính Úc thuộc 7RAR trong một cuộc hành quân năm 1967. Posted by Admin ĐN

Một bức tranh sơn dầu về người lính “Charlie vc” với súng AK47 họa bởi hoạ sĩ người Úc Ken McFayden vào năm 1967. Ken McFayden đã từng phục vụ trong quân đội Úc tại Việt Nam, vùng Núi Đất. Posted by Admin ĐN

Một người lính MTGPMN đang đặt mìn. Vai khoác súng Mosin Nagant M1891 của LX. Posted by Admin ĐN

Một người lính MTGPMN đang ngồi núp trong hầm tay cầm súng SKS của LX, năm 1968. Posted by Admin ĐN

Một người lính MTGPMN đang bắn mọt chê 81mm. Posted by Admin ĐN

Lính nữ MTGPMN đang diễn hành chiến thắng tại Hà Nội. Một người cầm khẩu M1 Carbine của Mỹ. Posted by Admin ĐN

Một nhóm lính MTGPMN đang bắn súng AK47 và trung liên RPD của LX. Posted by Admin ĐN

Ghe là một phương tiện di chuyển thầm lặng. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đang khám một trực thăng UH-1 Huey. Posted by Admin ĐN

Huấn luyện dùng súng của LX, SKS gắn dao găm. Posted by Admin ĐN

Phe bên kia có thể di chuyển bằng trực thăng Huey hoặc dùng những gì khác, nhưng VC chỉ cần di chuyển bằng loài 4 chân. Posted by Admin ĐN

Đội RPG (hỏa tiễn phóng lựu đạn của LX). Posted by Admin ĐN

Những khẩu súng Mỹ sản xuất đã tịch thu được. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN cầm súng SKS của LX đang tấn công. Posted by Admin ĐN

Một toán VC đang họp nhau. Posted by Admin ĐN

Những người lính áo đen đáng sợ bởi phe bên kia. Một người cầm súng tiểu liên M3 Grease Gun còn người kia cầm súng M1 Carbine sản xuất bởi Mỹ. Posted by Admin ĐN

Một toán xạ thủ vc đang sửa soạn chiến đấu. Posted by Admin ĐN

Một lời nhắn “Đô la của Johnson là máu và nước mắt của binh sĩ Mỹ” được viết trên một mãnh của xe thiết giáp M113. Người viết cầm súng M1 Carbine sản xuất bởi Mỹ. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đang chờ phục kích địch thủ. Posted by Admin ĐN

Lượm được một loại bom chùm những trái bom nhỏ (cluster bomb), những người lính MTGPMN sẽ tháo bom để dùng làm bẩy. Việc tháo chất nổ này rất nguy hiểm và phải làm rất cẩn thận. Posted by Admin ĐN

Lấy chất nổ từ những qua bom phi cơ thả mà không nổ, những người lính này làm thành những lựu đạn với tay cầm bằng tre để xài như lựu đạn cá nhân. Posted by Admin ĐN

Sau khi một chiếc xe tăng M41 của quân đội miền Nam Việt Nam bị mìn nổ, lính VC đã bắt làm tù binh đội lái xe tăng này. Posted by Admin ĐN

Dùng súng M60 tịch thu được, lính MTGPMN đang bắn những phi cơ oanh tạc. Posted by Admin ĐN

Lính tuyển dụng của MTGPMN đang trình diễn với những màn kịch đầy chính trị, sau đó thì họ kêu gọi dân tình nguyện tham gia Mặt Trận, và nếu kêu gọi tình nguyện không có hiệu quả thì họ dùng những cách thức trực tiếp hơn để tuyển dụng. Posted by Admin ĐN

Hình chụp một màn vũ tuyên truyền đề cao sự tranh đấu can đảm của vc chống lại quân Đế Quốc của miền Nam. Posted by Admin ĐN

Những người lính MTGPMN đang phân chia gạo. Posted by Admin ĐN

Những người lính MTGPMN đang đặt bẫy chống địch. Posted by Admin ĐN

Những người lính MTGPMN đang chuẩn bị súng cối. Posted by Admin ĐN

Một ghe chở MTGPMN đi tuần trên sông Sài Gòn. Posted by Admin ĐN

Ngụy trang là một yếu tố quan trọng đối với MTGPMN trong việc di chuyển và phục kích trong các khu rừng rậm. Posted by Admin ĐN

Một toán nữ du kích của MTGPMN. Hai người ngồi cầm súng AK47. Posted by Admin ĐN

Một người lính MTGPMN đang bắn súng AK47. Posted by Admin ĐN

Hai người lính MTPGMN với súng AK47 và SKS. Một người đang sửa soạn ném lựu đạn của LX. Posted by Admin ĐN

Một toán lính MTGPMN với khẩu súng pháo không giật (recoiless rifle), súng cối, AK47. Posted by Admin ĐN

Một toán lính MTGPMN đang phục kích. Posted by Admin ĐN

Hai người lính MTGPMN đang đặt mìn. Posted by Admin ĐN

Một toán lính đang học về vũ khí với người huấn luyện dùng xác một xe thiết giáp M113 làm bảng vẽ. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đang đi hành quân. Posted by Admin ĐN

Nữ du kích MTGPMN tại Sài Gòn năm 1975. Posted by Admin ĐN

Mốt toán du kích MTGPMN với súng AK47. Posted by Admin ĐN

Hình chụp tuyên truyền bởi MTGPMN với một người nữ du kích cầm súng AK47 sản xuất tại Trung Quốc. Người phụ nữ bên trái có khăn choàn vai mầu trắng và đỏ biểu hiểu cho MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTPGMN tại Sài Gòn năm 1975. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTPGMN đang trong trận đánh Mùa Xuân năm 1975. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTPGMN với súng M16 và khăn chòan trắng và đỏ biểu hiệu cho MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTPGMN với súng Mosin Nagant của Liên Xô. Súng này xài rất nhiều bởi phe MTGPMN và VNDCCH thời đó. Posted by Admin ĐN

Những người lãnh đạo của MTGPMN: Huỳnh Tấn Phát. Posted by Admin ĐN

Tháng 12 năm 1974, MTGPMN giải phóng Bình Thuận. Posted by Admin ĐN

Dân Cà Mau chào đón lính MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Đoàn văn công đang trình diễn văn nghệ. Posted by Admin ĐN

Sau giờ học tập văn hóa học sinh Nhà Máy xã Khánh Hưng còng rèn luyện quân sự. Posted by Admin ĐN

Một số chiến lợi phẩm tịch thu tại khu Đầm Dơi. Posted by Admin ĐN

Đánh chiếm Quảng Trị. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN phóng lựu đạn bằng gìàn thung. Posted by Admin ĐN

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, lính MTGPMN làm chủ tỉnh lỵ An Xuyên, Cà Mau. Posted by Admin ĐN

Những người nữ du kích MTGPMN đang dùng súng cối. Posted by Admin ĐN

Các nữ du kích MTGPMN đang diễn hành. Posted by Admin ĐN

Một người nữ du kích MTGPMN đang vác những khẩu súng trường. Posted by Admin ĐN

Lính MTGPMN đang học tập. Posted by Admin ĐN

Một đội nữ du kích MTGPMN với súng AK-47 và súng cối. Posted by admin ĐN

Một người lính vc với bộ đồng phục mầu đen và giầy sandal, vai mang cây chống cho súng cối. Posted by Admin ĐN

Một nữ du kích MTGPMN đang nhắm hỏa tiền phóng lựu B40. Posted by Admin ĐN

Những người nữ du kích MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Những người lính MTGPMN. Posted by Admin ĐN

Một thuyền đi sông với hai cờ MTGPMN và VNCH. Posted by Admin ĐN

Xem Thêm những ảnh xưa cùng chuyên mục Nhân Vật Lịch Sử khác

Cập nhật thông tin chi tiết về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Ngọn Cờ Tập Hợp, Đoàn Kết Chống Mỹ Cứu Nước trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!