Xu Hướng 3/2023 # Một Số Bài Tập Hóa Hữu Cơ Lớp 9 # Top 12 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Một Số Bài Tập Hóa Hữu Cơ Lớp 9 # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Bài Tập Hóa Hữu Cơ Lớp 9 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BÀI TẬP ÔN TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ HỌC KỲ II HÓA 9 NĂM HỌC 2012 – 2013.

Câu 1: Viết công thức cấu tạo của metan, etylen, axetylen, benzen, rượu etylic, axit axetic.Câu 2: Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức phân tử sau: C3H6, C4H10, C3H8, C4H6.Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau:a/ Khí metan, khí etylen, khí cacbonic.b/ Khí cacbonic, khí axetylen, khí hiđro.c/ Khí hiđro, khí oxi, khí metan, khí axetylen.d/ Benzen, rượu etylic, axit axetic.e/ Rượu etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong rượu.f/ Natri hiđroxit, rượu etylic, axit axetic, axit sunfuric.Câu 4: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:a/ Đá vôi ( Vôi sống ( Canxi cacbua ( axetylen ( etylen ( PE.b/ Natri axetat ( metan ( axetylen ( benzen ( 666.c/ Etylen ( rượu etylic ( axit axetic ( etyl axetat.d/ Etylen ( rượu etylic ( axit axetic ( etyl axetat ( rượu etylic

Etan Natri etylat. Khí cacbonice/ Saccarozơ ( glucozơ ( rượu etylic ( axit axetic ( natri axetat ( metan ( axetylen ( benzen ( 666.f/ Etylen ( rượu etylic ( axit axetic ( magie axetat ( magie clorua.g/ C12H22O11 ( C6H12O6 ( C2H5OH ( C2H5ONa.Câu 5: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetylen đi qua nước brôm dư thấy có 4 gam brôm tham gia phản ứng. Tính thành phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.Câu 6: Đốt cháy V lít (đktc) khí metan. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thu được 60 gam kết tủa. Tính V?Câu 7: Dẫn V lít (đktc) khí etylen qua bình đựng dung dịch nước brôm, phản ứng xong thấy mất màu 24 gam brôm.a/ Tính V?b/ Đốt cháy hoàn toàn lượng khí etylen trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 10%. Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2 đã phản ứng.Câu 8: Cho 8,96 lít (đktc) hỗn hợp metan và axetylen qua bình đựng dung dịch brôm. Phản ứng xong thấy bình đựng dung dịch brôm tăng lên 5,2 gam.a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.b/ Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp khí trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.Câu 9: Hỗn hợp A gồm metan và axetylen. Đốt cháy 22,4 lít (đktc) hỗn hợp A thu được 35,84 lít khí cacbonic (đktc).a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.b/ Tính khối lượng oxi cần để đốt hết 22,4 lít (đktc) hỗn hợp A.c/ Cho toàn bộ lượng khí cacbonic sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 800 ml dung dịch NaOH dư. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.Câu 10: Cho 11,2 lít hỗn hợp (đktc) etylen và metan đi qua bình đựng nước brôm.a/ Viết phương trình phản ứng hóa học.b/ Xác định thảnh phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp. Biết rằng muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn phải dùng hết 400 gam dung dịch nước brôm 5% (thể tích các khí đo ở đktc).Câu 11: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp (đktc) khí gồm axetylen và metan qua bình đựng dung dịch nước brôm thấy nước brôm nhạt màu và khối lượng bình tăng lên 2,6 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.Câu 12: Đốt cháy 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí axetylen và metan (đktc) thu được 8,8 gam khí cacbonic. Dẫn toàn bộ lượng khí cacbonic vào 500 ml dung dịch NaOH 1M.a/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.b/ Tính nồng độ dung dịch của muối trong dung dịch sau phản ứng.Câu 13: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Khi đốt cháy 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.Câu 14: Đốt cháy 3 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí cacbonic và 5,4 gam nước.a/ Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

Giải Bài Tập Môn Hóa Học Lớp 9: Cấu Tạo Phân Tử Hợp Chất Hữu Cơ

Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 trang 112: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh Giải bài tập bài tập trang 112 SGK Hóa lớp 9: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ để tham khảo chuẩn bị tốt bài học cho học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh tham khảo.

Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 trang 112: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

A: LÝ THUYẾT

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử

Trong các hợp chắt hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị

I, oxi có hóa trị II. (mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết)

Trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon di liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch cacbon là mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch nhánh và mạch vòng.

Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Thí dụ: cùng công thức phân tử C 2H 6 O nhưng trật tự liên kết giữa các nguyên tử khác nhau, tạo thành hai hợp chất khác nhau là rượu etylic và đimetyl ete.

Công thức cấu tạo là công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Như vậy, công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 trang 112: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Bạn đang xem bài viết Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 trang 112: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Bài viết được tổng hợp bởi website https://dethithuvn.com

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Tags: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, Giải bài tập môn Hóa học lớp 9, Giải bài tập môn Hóa học lớp 9 trang 112, hóa học 9, hóa học lớp 9, hóa lớp 9

Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Hóa Học Vô Cơ Ở Bậc Thcs

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcBÁO CÁO SÁNG KIẾNPHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ Ở BẬC THCS I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN. Họ và tên: NGUYỄN VĂN HÙNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội Trú huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Giáo dục. Sáng kiến “Phương pháp thực giải một số dạng bài tập hóa học vô cơ bậc THCS” là một sáng kiến không phải là mới, bản thân tôi chỉ đưa ra một số dạng toán cơ bản nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh có thể áp dụng trong kiểm tra học kì, ôn thi học sinh giỏi ở bậc THCS. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến: Hiện nay chương trình học của các em rất nặng, bài tập về nhà nhiều. Việc phân loại các dạng bài tập hóa học đối với các em học sinh còn là một vấn đề rất khó khăn, mà môn hóa học lại có nhiều dạng bài tập, các em chưa biết cách phân loại và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập. Qua thời gian giảng dạy tại trường PTDT Nội Trú Bảo Lâm tôi tìm hiểu và nhận thấy khả năng tiếp thu học tập bộ môn còn chưa cao, tỉ lệ học sinh giỏi còn rất ít, học sinh yếu vẫn chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Chính vì lý do trên tôi viết sáng kiến “Phương pháp giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở bậc THCS” giúp các em có các nhìn tổng quát về bộ môn hóa học, biết phân loại các dạng toán hóa học vô cơ, từ đó có phương pháp giải cho từng loại giúp nâng cao dần chất lượng bộ môn. 2. Giải pháp đã sử dụng. – Khi chưa cải tiến tôi đã áp dụng những giải pháp như sau: Giao bài tập rồi hướng dẫn các em cách giải, phương pháp giải, yêu cầu phải nắm vững nội dung tính chất đã học. Nhưng bên cạnh đó bộ môn hóa học có rất nhiều bài tập, học sinh lại không biết phân loại thành các dạng để học cho dễ dàng chỉ biết học một cách máy móc làm theo bài mẫu nên không nhớ được lâu, khi gặp một bài tương tự như vậy lại không làm được. – Nguyên nhân của những hạn chế trên: Do các em chưa nắm vững lý thuyết, chưa biết cách phân loại các dạng toán. Do đó chưa có phương pháp giải cụ thể cho từng loại, dẫn đến kết quả học tập chưa cao, làm giảm hứng thú học tập bộ môn. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN. 1. Tính mới, tính sáng tạo. 1.1 Tính mới:Sáng kiến được phát triển dựa trên sáng kiến đã đạt được trong năm học 2015 – 2016 tôi mạnh dạn đưa ra thêm nhiều dạng bài tập hơn và có phương pháp giải cho từng dạng có các ví dụ cụ thể, nhằm gây hứng thú học tập cho các em, giúp cho các em hiểu sâu hơn, kĩ hơn nội dung bài học. 1.2 Tính sáng tạo: Đổi mới trong dạy học là phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò của học sinh. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức cao nhất, ở đó các em không bị “áp đặt” phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải thích của giáo viên. Giáo viên có hình thức khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu chiếm lĩnh tri thức, từ đó yêu thích môn hóa học và không còn tình trạng học yếu bộ môn. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán. Bài tập hóa học vô cơ có rất nhiều, được chia thành những dạng khác nhau, trong sáng kiến này tôi chỉ xin phép được trình bày một số đạng như sau: Dạng 1: Phương pháp giải bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ.Dạng 2: Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng của một chất tham gia hoặc sản phẩm.Dạng 3: Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng 2 chất phản ứng.Dạng 4: Phương pháp giải bài tập áp dụng định luật bảo toàn

Lời Giải Hay Hóa 9 Bài 8 : Một Số Bazơ Quan Trọng, Giải Hóa 9 Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 9 bài 8

I. Natri hiđroxit

 Là chất rắn, không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước, tỏa nhiệt  Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy, làm mòn da, còn được gọi là dung dịch xút hoặc xút ăn da.

 Làm đổi màu chất chỉ thị

Quỳ tím chuyển thành xanh.

Đang xem: Lời giải hay hóa 9 bài 8

Dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.

Tác dụng với axit (Tạo thành muối và nước): NaOH + HCl → NaCl + H2O

Tác dụng với oxit axit (tạo thành muối và nước): 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Có nhiều ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống

Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt Sản xuất tơ nhân tạo Sản xuất giấy Chế biến dầu mỏ Dùng nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất khác

 Sản xuất NaOH

Phương pháp: điện phân dung dịch NaCl bão hòa

2NaCl + 2H2O

2NaOH + H2 + Cl2 (có màng ngăn)

2. Canxi hiđroxit – Thang pH

Tính chất hóa học

Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch bazơ tan.

Làm đổi màu chỉ thị: quỳ tím chuyển thành màu đỏ, phenolphtalenin thành màu hồng Tác dụng với axit (tạo ra muối và nước)

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Tác dụng với oxit axit (tạo ra muối và nước)

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Ứng dụng

Làm vật liệu trong xây dựng

Khử chua đất trồng trọt

Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật,…

Thang pH

B. Giải bài tập Hóa 9 Bài 8 (tiết 1)

Bài 1. (Trang 27 SGK Hóa 9 chương 1)

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học (nếu có).

Hướng dẫn giải bài 1

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Hòa tan mẫu thử từng chất vào nước để tạo thành các dung dịch tương ứng. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch: Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh là NaOH và Ba(OH)2, nếu quỳ tím không đổi màu là NaCl.

Như vậy đã tìm được Nacl, tiếp tục tìm cách nhận biết: NaOH và Ba(OH)2

Dẫn khí CO2 vào hai dung dịch bazơ còn lại: Nếu có kết tủa xuất hiện là Ba(OH)2, nếu không kết tủa là NaOH.

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Bài 2. (Trang 27 SGK Hóa 9 chương 1)

Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl.

Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình học:

a) ….. → Fe2O3 + H2O;

b) H2SO4 + … → Na2SO4 + H2O;

c) H2SO4 + … → ZnSO4 + H2O;

d) NaOH + …. → NaCl + H2O;

e) ….. + CO2 → Na2CO3 + H2O.

Hướng dẫn giải bài 2

a) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O;

b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O;

c) H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O;

d) NaOH + HCl → NaCl + H2O;

e) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Bài 3. (Trang 27 SGK Hóa 9 chương 1)

Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

Số mol: nCO2 =1,568/22,4 = 0,07 mol; nNaOH =6,4/40 = 0,16 mol

Phương trình hóa học:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Ban đầu: 0,07 0,16 0 (mol)

Phản ứng: 0,07 → 0,14 0,07

Sau pứ: 0 0,02 0,07

a) Chất còn dư là NaOH và dư: 0,02 . 40 = 0,8 g

b) Khối lượng muối Na2CO3 tạo thành là: 0,07 . 106 = 7,42 g.

C. Giải SBT Hóa 9 bài 8 

sentory.vn đã hướng dẫn giải chi tiết các dạng bài tập Sách bài tập Hóa 9 bài 8 tại: Giải SBT Hóa 9 bài 8

………………………………………

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Bài Tập Hóa Hữu Cơ Lớp 9 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!