Xu Hướng 6/2023 # Một Số Giải Pháp Giải Bài Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5 2022 # Top 12 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Một Số Giải Pháp Giải Bài Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5 2022 # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Giải Bài Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5 2022 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5A “Dạng toán chuyển động đều”3. Mục tiêu3.1 Học sinh nhận biết ” cái đã cho ” và ” cái phải tìm ” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, chẳng hạn : khi dạy toán về chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận tốc với thời gian đi đường.3.2 Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng.3.3 Học sinh giải được một số bài toán điển hình được hình thành từ lớp 4 đến lớp 5 như sau : Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số.Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) và tỉ số.Giải toán về tỉ số phần trăm.Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều ( hoặc ngược chiều )Giải toán có nội dung hình học3.4 Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.Nôi dung của giải phápA. những biện pháp thực thi1.Nhận biết các yếu tố của bài toán :2. Phân loại bài toán có lời văn :– Phân loại theo đại lượng : Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về đại lượng đó như :+ Các bài toán về số lượng.+ Các bài toán về khối lượng của vật.+ Các bài toán về các đại lượng trong hình học– Phân loại theo số phép tính :+ Bài toán đơn : là bài toán mà khi giải chỉ cần một phép tính – ở lớp 5, loại này thường dùng nêu ý nghĩa thực tế của phép tính, nó phù hợp với quá trình nhận thức Ví dụ : Để dạy phép cộng số đo thời gian, có bài toán “Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hoá hết 3 giờ 15 phút, rồi đi tiếp đến Vinh hết 2 giờ 35 phút. Hỏi ô tô đó đi cả quảng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ? (Ví dụ 1- trang 131 sách Toán 5 ). Từ bản chất bài toán, học sinh hình thành phép cộng : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút. + Bài toán hợp : là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính trở lên. Loại bài toán này dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 5, bài toán này có mặt ở hầu hết các tiết học toán.Hai cách phân loại này đóng vai trò không lớn trong quá trình dạy học.– Phân loại theo phương pháp giải :Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán.Ví dụ 1 : Mua 12 quyển vở hết 240.000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ?Ví dụ 2 : Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ ?Ví dụ 3 : Một gia đình gồm 3 người ( bố, mẹ và con ). Bình quân thu nhập hàng tháng là 800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm 1 con nữa mà tổng thu nhập của gia đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi bao nhiêu tiền ?

Đối với học sinh , khi giải 3 bài toán này, giáo viên luôn chú ý hỏi xem bài toán thuộc dạng nào ? (quan hệ tỉ lệ ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học ( cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập ở ví dụ 2 , ví dụ 3 bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh có dịp so sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh .Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, tuởng tuợng, tư duy qua các bài toán :– Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải.Ví dụ : Lớp học có 40 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 8 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam ? bao nhiêu học sinh nữ ? (dạng toán ” Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ). Ta có thể diễn đạt bằng một trong các sơ đồ sau :Hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết để học sinh có phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo :Các phẩm chất đó là :– Hình thành nề nếp học tập, làm việc có kế hoạch.– Rèn luyện tính cách cẩn thận, chu đáo trong học tập .– Rèn luyện tính chính xác trong diễn đạt.– Rèn luyện ý thức vượt khó khăn trong học tập .Quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn :Bước 1 : Đọc kỹ đề toán.Có đọc kỹ đề học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa, nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Từ đó rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải.Bước 2 : Phân tích – tóm tắt đề toán :Bài toán cho ta biết gì ? Hỏi gì ( tức là yêu cầu gì ) ? – Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn phần đã cho và phần phải tìm của bài toán được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới sơ đồ các đoạn thẳng.Bước 3 : Tìm cách giải bài toánThiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp .Bước 4 : Trình bày bài giải.Trình bày lời giải ( nói – viết ) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải ( khi giải xong cần thử lại xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi bài toán, có phù hợp với điều kiện của bài toán không ? ) – trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không ?Huớng dẫn cụ thể cách giải bài toán ở dạng ” Toán chuyển động đều ” Đối với dạng toán này, có các dạng bài nổi bật sau : 1. Loại toán chuyển động thẳng đều có 1 đối tượng chuyển động : v = vận tốc s = quãng đường t = thời gianVí dụ : Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị km/giờ ( Toán 5 trang 144 )Hướng dẫn cách giải– Gọi 1 học sinh đọc đề bàiGiáo viên : Đề bài cho biết những gì ?Giáo viên : Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?Giáo viên : Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm thế nào ?Giáo viên : Vậy quãng đường phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ?Giáo viên : Hãy đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy .Chuyển động trên dòng nước : Ta vận dụng theo công thức+ Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước+ Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực – Vận tốc dòng nước+ Vận tốc xuôi dòng – Vận tốc ngược dòng = Vận tốc dòng nước x 2 Ví dụ 1 : Một chiếc thuyền có vận tốc khi nước lặng là 12km/giờ. Nếu dòng nước có vận tốc là 3km/giờ. Hãy tính :Vận tốc khi thuyền xuôi dòng .Vận tốc của thuyền khi ngược dòng .Hướng dẫn cách giải Yêu cầu học sinh vận dụng công thức để tínhVận tốc khi thuyền xuôi dòng : 12 + 3 = 15 km/giờVận tốc của thuyền khi ngược dòng : 12 – 3 = 9 km/giờ Đáp số : Xuôi dòng 15 km/giờ Ngược dòng 9 km/giờVí dụ : Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau ? Hướng dẫn cách giảiGọi học sinh đọc đềBài toán cho chúng ta biết gì ? Hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán gì ?Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán Kết quả kiểm tra ngày 09/10/2020 được thống kê như sau:

Một Số Giải Pháp Rèn Kĩ Năng Giải Toán Co Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5

PHÒNG GD&ĐT BÌNH LIÊUTRƯỜNG TH HÚC ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh Phúc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5A CƠ SỞ NÀ ẾCH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÚC ĐỘNG

Họ và tên: NGÔ TIẾN THẢODạy tại lớp 5A cơ sở Nà Ếch trường Tiểu học Húc Động

Mục đích của giải phápQuá trình nghiên cứu giải pháp nhằm đạt được những mục đích sau:Tìm hiểu những dạng toán có lời văn ở lớp 5.Tìm hiểu thực trạng giải toán của học sinh .Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. Nội dung của giải pháp1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: 1.1. Một số đặc điểm tình hình nhà trường, giáo viên và học sinh:* Thuận lợi: – Trường có một khu vực chính 7 lớp và 4 khu vực lẻ có 8 lớp. Nhìn chung cơ sở vật chất, khuôn viên, các điều kiện và phương tiện dạy học ngày càng được cải tạo, tăng trưởng, từng bước đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, giáo dục hiện nay.– Trường là một đơn vị có thành tích đáng tự hào trong công tác giáo dục – đào tạo trong mấy năm gần đây. – Tập thể giáo viên trường tôi là một tập thể sư phạm vững mạnh và đoàn kết, thực sự tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì học sinh thân yêu. – Trường vinh dự được ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua khối Tiểu học năm học 2019 -2020.– 100 % các em là con em nông dân,dân tộc thiểu số thật thà chất phác và chăm học.– Các em được cho về học tập trung tại điểm trường chính Nà Ếch và ở bán trú tại trường.– Nhận thức của địa phương, phụ huynh về giáo dục ngày càng đổi mới.* Khó khăn: – Năm học này tôi được phân công dạy lớp 5. Học sinh lớp tôi 100% là con em dân tộc Dao, Tày, Sán chay. Gia đình các em phần lớn là nông dân, ngoài việc làm ruộng bố mẹ hay đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập nên một số em phải ở nhà với ông bà. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên các em chưa thực sự được bố mẹ quan tâm đúng mức, tất cả mọi việc học của con đều phó mặc cho nhà trường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Nhất là với môn Toán số lượng học sinh yếu còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao, còn 02 em (Chiu, Hiền là học sinh khuyết tật), có những học sinh không hiểu được đề bài toán nên làm cho có, dẫn đến kết quả của bài toán sai khá nhiều. Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh lớp tôi ngay khi được phân công. Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học trước đồng thời tôitraođổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm rõ hơn. Sauđó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh. 1.2. Số liệu thống kê: Đầu mỗi năm học tôi luôn tự khảo sát chất lượng môn Toán của lớp mình với kết quả như sau: năm học 2020 – 2021 (vì tỉ lệ học sinh yếu môn Toán chịu ảnh hưởng rất lớn ở phần bài tập giải toán có lời văn). ĐiểmTSHS9-107-85-6Dưới 5

30

Một Số Phương Pháp Giúp Học Sinh Lớp 5 Giải Các Dạng Toán Có Lời Văn

Bậc tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở bậc học này, học sinh được trang bị những kiến thức vô cùng cơ bản và làm nền tảng cho mọi bậc học sau.

Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.

Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hoá. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm: Tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo thông qua việc giải các bài toán.

Toán học còn góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn, ứng dụng thiết thực trong đời sống hằng ngày. Toán học với tư cách là một bộ môn khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản. Môn toán là “chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là môn học không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm của các thế hệ học sinh đối với quê hương, đất nước.

Trong chương trình toán ở tiểu học, có thể nói giai đoạn lớp 4, lớp 5 là giai đoạn đột phá lớn đối với học sinh về kiến thức. Nhiều em học sinh học rất tốt ở các lớp 1,2,3 nhưng khi bước vào giai đoạn này các em có thể bị choáng ngợp trước những luồng kiến thức phức tạp. Ở giai đoạn các lớp 1,2,3 các em học sinh chỉ được học những kiến thức, những kĩ năng cơ bản nhất về điểm, đọc, viết, so sánh số tự nhiên, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Do đó, học tập ở giai đoạn này các em ” Học mà chơi, chơi mà học”. Ngược lại, ở giai đoạn lớp 4,5 hoạt động chủ đạo của các em ở giai đoạn này là hoạt động học tập. Ở đây, học sinh được thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập của cá nhân hay nhóm để từ đó có thể tự mình phát hiện ra các kiến thức, kỹ năng mà giáo viên yêu cầu nên nội dung môn toán được nâng lên một bậc cao hơn, sâu sắc hơn như các dạng bài: Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu)và tỉ của hai số đó ….Vì vậy, làm thế nào để học sinh hiểu được giải quyết được các vấn đề này là một quá trình phấn đấu, nổ lực không ngừng của cả giáo viên và học sinh.

Trong môn toán ở bậc tiểu học thì các bài toán có lời văn có một vị trí vô cùng quan trọng bởi vì:

Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức đã được học trong môn toán ở tiểu học.

– Thông qua nội dung thực tế của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận những kiến thức phong phú và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng những kiến thức toán học vào cuộc sống. Khi giải mỗi bài toán, học sinh biết rút ra được bản chất toán học của mỗi dạng bài, biết lựa chọn những phép tính thích hợp, biết làm đúng các phép tính đó, biết đặt lời giải chính xác …Vì thế, quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống qua khả năng toán học của mình.

– Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen

làm việc một cách khoa học cho học sinh. Bởi vì, khi giải toán học sinh phải biết tập trung vào bản chất của đề toán, phải biết gạt bỏ những cái không quan trọng, phải biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân tích tìm ra mối liên hệ giữa các số liệu…Nhờ đó mà đầu óc của các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn, cách suy nghĩ và làm việc của các em sẽ khoa học hơn.

– Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính và kiểm tra lại kết quả…Do đó, giải toán là cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.

Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm ở lớp 4 và lớp 5, bản thân tôi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm giúp học sinh mình giải được các bài toán có lời văn. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực trạng của học sinh ở toàn trường Tiểu học Ea Dah xã Ea Dah- Krông Năng – Đăk Lăk

Từ những vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và rút ra được một số phương pháp giúp học sinh lớp 5 giải các dạng toán có lời văn đó cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài này.

* Để kiến thức cơ bản về các phép tính của các em ngày càng vững chắc, theo tôi có những giải pháp biện pháp sau:

– Thường xuyên kiểm tra các bản tính cộng, trừ, nhân, chia giúp các em làm thành thạo các phép tính cơ bản.

– Phải chú trọng và giúp học sinh nắm chắc các tính chất quan trọng của các phép tính như:

– Nếu ta thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị ở một số hạng thì tổng cũng tăng thêm hoặc bớt đi bấy nhiêu đơn vị.

– Nếu ta tăng số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng số không thay đổi

– Khi ta cùng tăng hoặc cùng giảm số bị trừ và số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu không thay đổi.

– Khi ta tăng hoặc giảm số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu số cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu đơn vị.

– Khi ta tăng số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu số lại giảm bấy nhiêu đơn vị. Khi ta giảm số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu lại tăng lên bấy nhiêu đơn vị và ngược lại.

– Nếu ta thêm hoặc bớt ở một thừa số bao nhiêu đơn vị thì tích mới cũng tăng thêm hoặc giảm xuống bao nhiêu lần thừa số còn lại.

– Nếu ta tăng lên hoặc giảm xuống một thừa số bao nhiêu lần thì tích mới cũng tăng lên hoặc giảm xuống bấy nhiêu lần.

– Nếu ta tăng thừa số thứ nhất lên bao nhiêu lần và giảm thừa số thứ hai bấy nhiêu lần thì tích vẫn không thay đổi.

– Khi ta cùng tăng hoặc cùng giảm số bị chia và số chia bao nhiêu lần thì thương vẫn không thay đổi.

– Khi ta tăng hoặc giảm số bị chia bao nhiêu lần thì thương cũng tăng lên hoặc giảm xuống bấy nhiêu lần.

– Khi ta tăng số chia lên bao nhiêu lần thì thương giảm xuống bấy nhiêu lần. Khi ta giảm số chia bao nhiêu lần thì thương sẽ tăng lên bao nhiêu lần.

Phải vận dụng các tính chất này trong việc giải toán, giúp học sinh xác định được các dạng toán và tìm ra được cách giải chính xác các bài toán.

– Để giúp học sinh xác định các bước giải một bài toán có lời văn, theo tôi thông thường có các bươc sau đây:

Bước 1: Học sinh đọc kĩ đề toán, xác định các vấn đề quan trọng, bỏ bớt những từ ngữ không quan trọng để bài toán ngắn gọn hơn.

Bước 3: Học sinh tóm tắt đề toán.

Bước 4: Học sinh giải bài toán bằng những phép tính .

Bước 5: Học sinh kiểm tra lại kết quả tìm được.Tìm xem còn có cách giải nào khác, hay hơn.

Trong các bước đó giáo viên cho học sinh thấy tầm quan trọng của bước phân tích đề toán và bước kiểm tra lại kết quả, tạo thói quen cho học sinh bao giờ làm xong cũng phải kiểm tra lại toàn bộ bài toán.

Phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phải kế thừa tiếp thu có chọn lọc một số phương pháp dạy học truyền thống. Những giải pháp biện pháp được thể hiện qua từng dạng bài cụ thể như sau:

Cho học sinh đọc kĩ đề giáo viên hướng dẫn học sinh gạch chân những từ ngữ quan trọng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề toán như sau:

Để số lớn bằng 3 lần số bé (không dư) thì ta phải bớt số lớn 10 và lúc đó tổng phải giảm 10 chỉ còn lại 120. ( Nếu ta thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị ở một số hạng thì tổng cũng tăng thêm hoặc bớt đi bấy nhiêu đơn vị.)

Lúc này bài toán rất đơn giản là

Đây là bài toán cơ bản Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

Lúc này ta có sơ đồ tóm tắt như sau:

Có thể chúng ta tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nếu chúng ta tóm tắt bằng sơ đồ như trên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập hơn vì nó cụ thể hơn.

Số bé là: 120 : 4 = 30

Số lớn là: 130 – 30 =100

Đáp số: Số bé 30

Lưu ý: Khi tìm được số bé ta tìm số lớn bằng cách lấy tổng cũ trừ đi số bé. nếu lấy tổng mới trừ đi số bé thì phải cộng thêm 10 do mình bớt 10 ở số lớn để số lớn bằng 3 lần số bé.

Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại kết quả. Tổng bằng 130 và số lớn bằng 30 x 3 + 10

: Hiện nay, tuổi cha hơn 3 lần tuổi con 10 tuổi. Tính tuổi mỗi người, biết tổng số tuổi của hai cha con hiện nay là 50 tuổi.

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định gạch chân những vấn đề quan trọng trong bài toán

Hiện nay, tuổi cha hơn 3 lần tuổi con 10 tuổi. Tính tuổi mỗi người, biết tổng số tuổi của hai cha con hiện nay là 50 tuổi.

Để tuổi cha chỉ bằng 3 lần tuổi con thì ta phải bớt tuổi cha 10 tuổi. Lúc này tổng số tuổi của hai cha con sẽ giảm xuống 10 tuổi chỉ còn lại 40 tuổi ( Nếu ta thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị ở một số hạng thì tổng cũng tăng thêm hoặc bớt đi bấy nhiêu đơn vị) Bài toán trở nên đơn giản

Đây là bài toán cơ bản của dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Lúc này ta có sơ đồ toám tắt như sau:

Tuổi con hiện nay là :

40 : 4 = 10 (tuổi)

Tuổi cha hiện nay là

50 – 10 = 40 ( tuổi)

Đáp số : Em 10 tuổi

Lưu ý: Khi tìm được tuổi con ta tìm tuổi cha bằng cách lấy tổng cũ trừ đi tuổi con. Nếu lấy tổng mới trừ đi tuổi con thì phải cộng thêm 10 tuổi do mình bớt 10 tuổi ở tuổi cha để tuổi cha bằng 3 lần tuổi con. (Nên hướng dẫn học sinh lấy tổng cũ trừ đi số bé)

Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại kết quả. Tổng bằng 50 tuổi và tuổi cha bằng

10 x 3 + 10 ( hơn 3 lần tuổi con 10 tuổi)

Để tuổi anh không còn kém 2 lần tuổi em 4 tuổi thì ta phải thêm vào tuổi anh 4 tuổi. Lúc này, tuổi anh bằng 2 lần tuổi em và tổng số tuổi của hai anh em sẽ tăng thêm 4 tuổi, tổng số tuổi hai anh em bằng 24 tuổi. Bài toán trở nên đơn giản hơn nhiều

Đây là dạng bài toán mà chúng ta áp dụng tính chất của phép cộng

Nếu ta thêm bao nhiêu đơn vị ở một số hạng thì tổng cũng tăng thêm bấy nhiêu đơn vị.

Ta tóm tắt bài toán bằng sơ đồ như sau:

Tuổi em hiện nay là:

Tuổi anh hiện nay là :

20 – 8 = 12 ( tuổi)

Đáp số : Em 8 tuổi

Cả ba bài toán này chúng ta đều vận dụng tính chất quan trọng của phép cộng

– Nếu ta thêm hoặc bớt bao nhiêu đơn vị ở một số hạng thì tổng cũng tăng thêm hoặc bớt đi bấy nhiêu đơn vị.

Còn rất nhiều bài toán khác vận dụng tính chất này nhưng trong phạm vi đề tài không thể nêu ra hết được nếu giáo viên vận dụng và hướng dẫn cho học sinh nắm được các tính chất này để giải toán thì các em tiếp thu kiến thức rất chủ động, xác định dạng bài và đưa ra được phương pháp giải rất nhanh, các em nắm được kiến thức rất chắc chắn và vận dụng rất sáng tạo.

Cho học sinh đọc kĩ đề toán, gạch chân những từ quan trọng trong đề toán

Một mảnh đất hình chữ nhật có nữa chu vi bằng 120m. Nếu bớt chiều dài 10m và tăng chiều rộng 10m thì chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất

Nửa chu vi chính là tổng của hai cạnh của hình chữ nhật.

Khi bớt chiều dài 10m thì tổng của hai cạnh giảm 10m. Khi tăng chiều rộng 10m thì tổng lại tăng thêm 10m. Như vậy, tổng không thay đổi vẫn bằng 120m. Chúng ta đã vận dụng tính chất của phép cộng

– Nếu ta tăng số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng số không thay đổi

Lúc này bài toán trở nên rất đơn giản

Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

Tổng bằng 120m. Tỉ số chiều dài gấp 3 lần chiều rộng

Ta có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ tóm tắt sau:

Chiều rộng mảnh đất:

120: 4 – 10 = 20(m) ( Do: nếu tăng chiều rộng 10m)

Chiều dài mảnh đất:

120 – 20 = 100(m)

Đáp số: Chiều rộng 20m

Chiều dài 100m

Mới đọc bài toán chúng ta thấy bài toán khá trừu tượng, đối với học sinh thì càng khó hơn nhưng thất ra bài toán rất đơn giản. Khi gặp những bài toán này giáo viên cần giải thích và hướng dẫn cho học sinh thấy được: Khi chuyển từ kho A sang kho B 20 tấn thì tổng số thóc của hai kho vẫn không thay đổi vẫn bằng 120 tấn vì giảm kho A 20 tấn nhưng lại tăng ở kho B 20 tấn. Bài toán này chúng ta lại áp dụng tính chất của phép cộng : Nếu ta tăng số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng số không thay đổi

Số thóc ở kho B trước khi chuyển là:

120 : 4 – 20 = 10 (tấn)

Số thóc ở kho A trước khi chuyển là:

120 – 10 = 110 ( tấn)

Đáp số: Kho A 110 tấn

Kho B 10 tấn

Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại kết quả có phù hợp với các dữ kiện của bài toán

Khi chuyển kho A 20 tấn sang kho B thì kho A còn 110 – 20 = 90 (tấn) và kho B được 10 + 20 = 30 (tấn). Lúc này kho A gấp 3 lần kho B. Vậy bài toán ta đã làm đúng.

Chúng ta xem tử số là số bé còn mẫu số là số lớn vì tử số bằng 13 còn mẫu số bằng 17

Đây là bài toán có tính trừu tượng hơn hai bài toán trên. Khi gặp dạng bài toán này thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy được: Khi bớt số a ở tử số và thêm số a ở mẫu số thì tổng của tử số và mẫu số sẽ không thay đổi bằng 13 +17 = 30

Vì như chúng ta đã biết: Nếu ta tăng số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì tổng số không thay đổi

Theo đề bài, tử số 2 phần còn mẫu số 3 phần nghĩa là số bé bằng lần số lớn. Đây là bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó tương tự như hai bài toán trên mà chúng ta đã giải.

Ta có sơ đồ tóm tắt như sau:

Tử số là: 30 : 5 x 2 = 12

Mẫu số là: 30 – 12 = 18

Số a là : 13 – 12 = 1 hoặc 18 – 17 = 1

: Cho hai số thập phân: 14,78 và 2,87. Hãy tìm số A sao cho khi thêm A vào số nhỏ và bớt A ở số lớn ta tìm được hai số có tỉ số là 4.

Khi thêm A vào số bé và bớt A ở số lớn thì tổng của hai số không thay đổi vẫn bằng 14,78 + 2,87 = 17,65 và số lớn gấp 4 lần số bé. Ta có sơ đồ tóm tắt như sau:

Số bé là: 17,65 : 5 = 3,53

Số lớn là : 17,65 – 3,53 = 14,12

Dáp số : Số bé 3,53

Cả 4 bài toán này đều vận dụng tính chất của phép cộng : Khi ta tăng số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt số hạng kia bấy nhiêu đơn vị thì giá trị của tổng vẫn không thay đổi. Khi gặp những bài toán này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho học sinh thấy được sự đồng dạng trong các bài toán từ đó các em sẽ xác định được dạng toán và các em dễ dàng tìm được hướng giải bài toán nhanh và chính xác.

Bài toán trở về bài toán tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số của hai số đó.

Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng :

Tử số 108

Tổng của tử số và mẫu số là:

Khi thêm vào tử số bao nhiêu đơn vị và bớt ở mẫu số bao nhiêu đơn vị thì tổng của tử số và mẫu số vẫn không thay đổi nên vẫn là 108(Vẽ như sơ đồ trên)

108 chia thành mấy phần bằng nhau ?

Giá trị mỗi phần là:

Tử số của phân số mới là:

Mẫu số của phân số mới là:

Phân số mới là:24/84

Đem tử số và mẫu số phân số mới cùng chia cho 12 ta được phân số 2/7 vì:

(24/12)/(84:12)=2/7

Vậy số cần tìm là :

24 – 19 = 5 (hoặc 89 – 84 = 5)

Đây là dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó nhưng hiệu bị ẩn và chúng ta cần phải tìm trước khi giải bài toán .

Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng .

Thùng thư hai :

84lit 398lít

Thùng thứ hai

Số nước mắm thùng thứ hai đựng được là ;

(398 – 84 ) : 2 = 157 (lít)

Số nước mắm thùng thứ nhất đựng được là:

157 + 84 = 241 ( lít )

Đáp số : Thùng thứ nhất 241 lít

Thùng thứ hai 157 lít

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm xong phải thử lại xem kết quả có phù hợp với các dữ kiện bài toán hay không .

Thùng thứ nhất 241 sau khi bớt 50 lít sang thung thứ hai thì thùng thứ nhất còn lại 191lit, thùng thứ hai sau khi thêm 50 lít của thùng thứ nhất thì thùng thứ hai có 398 -191 = 207

Đối với bài toán này chúng ta có thể cho học sinh giải theo cách khác như sau :

Khi lấy 50 lit ở thùng thứ nhất đổ sang thùng thứ hai thì tổng số nước mắm của hai thùng vẫn không thay đổi và bằng 398 lít. Lúc này, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 16 lít. Đây là bài toán tìm hai số khi biết tỏng và tỉ số của hai số đó.

Sau khi chuyển ta có sơ đồ tóm tắt như sau :

Thùng thứ nhất :

Thùng thứ hai

Thùng thứ nhất đựng số nước mắm là:

( 398 – 16 ) : 2 + 50 = 241 ( lit)

Thùng thứ hai đựng được số nước mắm là :

398 – 241 = 157 ( lit )

Đáp số: Thùng thứ nhất : 241lit

Thùng thứ hai : 157lít

Mới thoáng đọc chúng ta thấy bài toán này chẳng khác gì bài toán đầu tiên. Sở dĩ như vậy là do tôi cố tình đưa ra những đề toán giống nhau để chúng ta dễ dàng phân biệt cách giải các dạng toán. Từ đó, giáo viên hệ thống được cho học sinh cách giải các dạng toán. Đối với bài toán này giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích đề toán như sau

Để thương bằng 3 có nghĩa là số lớn gấp 3 lần số bé mà không còn dư 10 thì ta phải bớt số lớn 10 đơn vị do đó hiệu sẽ giảm 10 đơn vị hiệu chỉ còn lại 120 đơn vị. ( Khi ta thêm hoặc bớt số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu số sẽ tăng thêm hoặc giảm xuống bấy nhiêu đơn vị).

Bài toán trở về dạng đơn giản hơn.

Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ như trên:

Số bé 120

Hiệu số phần bằng nhau là:

Đáp số: Số bé 60

Lưu ý : Khi tìm được số bé, muốn tìm số lớn ta lấy hiệu cũ cộng với số bé. Nếu lấy hiệu mới cộng với số bé thì ta phải cộng thêm 10 vì trước đó ta bớt ở số lớn 10 để số lớn gấp 3 lần số bé. ( Nên hướng dẫn học sinh lấy hiệu cũ cộng thêm số bé)

Yêu cầu học sinh kiểm tra lại cách làm và kết quả. Số lớn 190 bằng 60 x 3 + 10 vậy bài toán ta làm đúng.

Để tuổi cha chỉ bằng 3 lần tuổi con thì ta phai bớt ở tuổi cha 5 tuổi lúc đó cha chỉ còn hơn con 30 tuổi. ( Khi ta thêm hoặc bớt số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu số sẽ tăng thêm hoặc giảm xuống bấy nhiêu đơn vị).

Bài toán trở nên đơn giản hơn nhiều.

Ta có sơ đồ sau khi bớt tuổi của cha 5 tuổi

Tuổi con là : 30 : 2 = 15 ( tuổi)

Tuổi cha là : 35 + 15 = 50 ( tuổi)

Đáp số: Tuổi con 15 tuổi

Tuổi cha 50 tuổi

Lưu ý : Khi tìm được số bé, tìm số lớn bằng cách lấy hiệu cũ cộng với số bé. Nếu lấy hiệu mới cộng với số bé thì phải cộng thêm 5 tuổi vì trước đó chúng ta đã bớt của cha 5 tuổi để tuổi cha chỉ bằng 3 lần tuổi con.

Mới đọc, chúng ta thấy bài toán rất khó nhưng thật ra bài toán cũng không phải là quá khó như chúng ta tưởng. Nếu được giáo viên hướng dẫn đúng cách thì bất cứ học sinh nào cũng có thể giải được những bài toán này. Đây là bài toán mà chúng ta vận dụng tính chất trong phép trừ. Nếu ta bớt ở số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu số lại tăng lên bấy nhiêu đơn vị và ngược lại.

Để tuổi con bằng tuổi cha thì phải bớt ở tuổi con 5 tuổi, lúc đó hiệu số tuổi của hai cha con sẽ tăng lên 5 tuổi chứ không phải giảm xuống 5 tuổi. Hiệu mới bằng 36 tuổi. Ta có sơ đồ tóm tắt như sau :

Tuổi con sau khi bớt là :

36 : 3 x 2 = 24 ( tuổi)

Tuổi con hiện nay là :

29 + 5 = 29 ( tuổi )

Tuổi cha hiện nay là :

29 + 31 = 60 ( tuổi )

Đáp số : Tuổi con 29 tuổi

Tuổi cha 60 tuổi

Yêu cầu học sinh kiểm trâ lại kết quả va cách làm cua mình. Tuổi cha 60 tuổi chia 5 phần rồi nhân 2 được 24 tuổi. Tuổi con bằng 29 tuổi bằng 24 +5. vậy bài toán ta làm đúng.

Lưu ý : Khi tìm được tuổi con, tìm tuổi cha bằng cách lấy hiệu cũ cộng với tuổi của con ( tìm số lớn lấy hiệu cũ cộng với số bé)

Như vậy, sau khi thêm, mẫu số vẫn hơn tử số 70 đơn vị. Lúc này, phân số mới có tử số là 1, mẫu số là 3.

Như thế , ta có sơ đồ phân tích như sau :

Tử số 70

Bài toán trở về bài toán: Tìm hai số khi khi biết hiệu số và tỉ số của chúng

Mẫu số hơn tử số là:

Mẫu số của phân số mới là:

Phân số mới là : 35/105

Vậy số phải tìm là:

Như vậy, qua các bài toán ở trên chúng ta thấy rằng cá tính chất của các phép tính vô cùng quan trọng khi đề toán đưa ra : Nếu cùng thêm hoặc cùng bớt cả hai đại lượng thì chúng ta chọn dạng toán hiệu hai số không thay đổi. Nếu thêm ở đại lượng thứ nhất và bớt ở đại lượng thứ hai cùng một số thì chúng ta chọn dạng toán tổng và tỉ vì tổng của nó sẽ không thay đổi

Ví dụ 1: Cho phân số 29/99. Hãy tìm một số sao cho khi đem tử số và mấu số của phân số đã cho cộng với số đó ta được phân số tối giản 1/3.

Đây là bài toán hiệu và tỉ của hai số vì hiệu số không thay đổi

Ví dụ 2: Hai kho thóc chứa 120 tấn thóc. Nếu chuyển từ kho A sang kho B 20 tấn thí số thóc ở kho A gấp 3 lần số thóc kho B. Tính số thóc mỗi kho trước khi chuyển.

Đây là bài toán tổng và tỉ số của hai số vì tổng số của hai đại lượng không đổi

: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích bằng 5400m2. Nếu tăng chiều dài thêm 10m thì diện tích tăng thêm 600m2. Tính chiều rộng mảnh đất.

Trong phép nhân : Nếu ta thêm hoặc bớt ở một thừa số bao nhiêu đơn vị thì tích mới cũng tăng thêm hoặc giảm xuống bao nhiêu lần thừa số còn lại.

Ta xem chiều dài mảnh đất là thừa số thứ nhất thì chiều rộng là thừa số thứ hai. Khi ta tăng chiều dài thêm 10m thì tích mới cũng tăng thêm 10 lần chiều rộng.

Chiều rộng mảnh đất là :

Trong phép nhân : Nếu ta tăng lên hoặc giảm xuống một thừa số bao nhiêu lần thì tích mới cũng tăng lên hoặc giảm xuống bấy nhiêu lần.

Ta xem cạnh đáy của hình bình hành là thừa số thứ nhất thì chiều cao của hình bình hành là thừa số thứ hai. Như vậy: Khi tăng cạnh đáy lên 3 lần thì diện tích cũng tăng lên 3 lần.

Diện tăng tăng thêm là :

Trong phép nhân : Nếu ta tăng lên hoặc giảm xuống một thừa số bao nhiêu lần thì tích mới cũng tăng lên hoặc giảm xuống bấy nhiêu lần.

Cạnh hình vuông tăng lên 3 lần thì diện tích hình vuông tăng lên 9 lần

Diện tích hình vuông tăng thêm là :

Diện tích hình vuông mới là :

Khi tăng chiều rộng lên 5 lần thì diện tích tăng thêm 5 lần, khi giảm chiều dài 2 lần thì diện tích giảm xuống 2 lần.

Trong phép nhân : Nếu ta tăng lên hoặc giảm xuống một thừa số bao nhiêu lần thì tích mới cũng tăng lên hoặc giảm xuống bấy nhiêu lần.

Diện tích hình chữ nhật mới là :

30cm 5cm

Trong phép nhân : Nếu ta thêm hoặc bớt ở một thừa số bao nhiêu đơn vị thì tích mới cũng tăng thêm hoặc giảm xuống bao nhiêu lần thừa số còn lại.

Trước tiên chúng ta phải tìm chiều cao của hình thang bằng cách lấy diện tích tăng thêm chia cho đoạn kéo dài của đáy lớn. Tiếp theo chúng ta tìm diện tích của hình thang cũ theo công thức tính diện tích của hình thang

* Đối với những dạng toán này chúng ta có thể hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng sơ đồ tư duy như sau:

Chiều cao hình thang là:

Diện tích hình thang là:

Ta xem cạnh đáy là thừa số thứ nhất, chiều cao là thừa số thứ hai. Khi tăng cạnh đáy của hình tam giác lên 1,5 lần thì diện tích hình tam giác cũng tăng lên 1,5 lần.

Diện tích hình tam giác mới là:

Diện tích tăng thêm là:

: Cho hình tam giác có diện tích bằng 150cm2. Nếu kéo dài cạnh đáy thêm 5 cm thì diện tích tăng thêm 50cm2. Tính chiều cao và cạnh đáy của tam giác.

Ta có công thức tính diện tích tam giác : S = a x h : 2

Do chiều cao không thay đổi nên khi ta tăng cạnh đáy thêm 5cm thì tích sẽ tăng thêm 50 cm 2 Chiều cao hình tam giác ta lấy diện tích tăng thêm nhân 2 rồi chia cho 5 sau đó chúng ta tìm cạnh đáy. Chúng ta bài toán có thể phân tích như sau:

X 2 X 2

Chiều cao hình tam giác:

Cạnh đáy hình tam giác là:

150 x 2 : 20 = 15(cm)

Đáp số: Chiều cao 20cm

Cạnh đáy 15 cm

– Nếu ta tăng thừa số thứ nhất lên bao nhiêu lần và giảm thừa số thứ hai bấy nhiêu `

Chúng ta có rất nhiều bài toán khác có dạng tương tự như vậy nhưng do phạm vi đề tài không thể trình bày ra hết được chẳng hạn như những bài toán

Khi tăng cạnh hình vuông lên 25% thì diện tích hình vuông tăng thêm bao nhiêu?

Khi tăng bán kính hình tròn lên 2 lần thì diện tích hình tròn tăng lên bao nhiêu?

Khi tăng cạnh của một hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó tăng thêm bao nhiêu?

Mỗi chúng ta, khi đứng lên bục giảng, ai cũng luôn mong muốn cho mình một phương pháp dạy tốt nhất để mang lại chất lượng dạy học cao nhất. Trong giới hạn phạm vi nhỏ bé, Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp để giúp học sinh giải tốt một số dạng toán có lời văn trong chương trình toán lớp 5, đồng thời chỉ ra một số hạn chế mà đã từ lâu hầu hết giáo viên không hề quan tâm đến, chưa hệ thống được nên việc hướng dẫn học sinh giải các dạng toán có lời văn trở nên nặng nề. Do đó, việc tiếp thu kiến thức của các em không được chủ động và thiếu chắc chắn.

Tôi thiết nghĩ: Dạy học là một phạm trù rộng lớn đặc biệt là giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Nó chứa đựng một chuỗi hệ thống các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật

dạy học. Vì thế, bản thân luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học toán ở bậc tiếu học không hề đơn giản và cũng không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi chỉ hi vọng góp một phần nhỏ tháo gỡ một vài khía cạnh để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán tại trường Tiểu học Ea Dah xã Ea Dah – Krông Năng – Đăk Lăk . Tuy nhiên, Bản thân tôi nhận thấy đây là một số giải pháp tuyệt vời có tính hệ thống, giúp giáo viên hệ thống được bản chất của một số dạng toán. Từ đó, sử dụng phương pháp hợp lí giúp học sinh hiểu nhanh nắm chắc các phương pháp giải một số dạng toán có lời văn, giúp các em nắm được kiến thức rất chủ động, giúp các em chọn lựa cách giải chính xác. Các em không còn lúng túng lo sợ trước những bài toán có lời văn. Tạo ra sự hứng thú, say mê trong học tập và tiếp thu nội dung bài một cách chủ động giúp các em vận dụng giải các dạng toán một cách sáng tạo.

Do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm cùng với sự thiếu hụt về mặt thời gian và tầm nhìn, tôi biết chắc đề tài vẫn còn chứa đựng quá nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, rất mong được sự quan tâm tham gia bàn bạc của quý cấp quản lí và các đồng nghiệp. Bản thân tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc.

Bấm vào đây để tải về

Đề Tài Một Số Phương Pháp Rèn Kỹ Năng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 2

phần I : mở đầu I. Lý do chọn đề tài : Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng. Yêu cầu chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI phải là những con người có năng lực, trí tuệ cao. Để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu rõ mục tiêu giáo dục tiểu học đến năm 2020 là "Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học".Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Toán ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Toán sau này của học sinh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục, chương trình giáo dục tiểu học đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Thực hiện tốt mục tiêu " ổn định - phát triển - hội nhập " trên cơ sở "Hiện đại -tăng tốc - bền vững" góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tôi đã thực hiện chuyên đề: " Một số phương pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2." I. Cơ sở lý luận : Trong dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán nói chung và việc giải toán nói riêng là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Vậy nên, khi giảng dạy giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Tri giác của trẻ em lứa tuổi từ 6 - 8 tuổi thường gắn với hoạt động. Về tư duy, thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Do vậy người giáo viên thường xuyên có biện pháp kích thích học sinh học tập như: khen ngợi, tuyên dương, thưởng điểm,.tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả năm giác quan: thị giác( nhìn), xúc giác(sờ mó), vị giác(nếm), khứu giác(ngửi), thính giác(nghe) từ đó giúp học sinh tiếp thu tri thức hiểu bài nhanh, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bài học. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi - Đã qua những năm thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học. Học sinh đã làm quen với học Toán qua chương trình học lớp 1. Những bài toán có lời văn học sinh đã được tiếp súc và làm quen. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng, thành thạo. - Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại. - Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên khối 2 đi đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2. - Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ đặc biệt là đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu projecteur, .cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên, học sinh hoàn thành tốt việc dạy và học. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng. 2. Khó khăn - Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, , còn lúng túng, vụng về khi sử dụng, đặc biệt là cong nghẹ thông tin, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao. - Học sinh: ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao. Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm "Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô"cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Giải toán có lời văn vẫn là mảng khó, đòi hỏi phải có sự tư duy,phân tích tổng hợp. Chính vì vậy " Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2". Là một vấn đề bức xúc, cần thiết đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo, học sinh chủ động trong học tập, học sinh tự tìm kiếm kiến thức mới. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và Toán lớp 2 nói riêng. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. phần II : nội dung I. Thực trạng 1. Nội dung chương trình môn toán: 1. Về cấu trúc chương trình Toán tiểu học. - Thu gọn việc dạy số tự nhiên chủ yếu ở lớp 1, 2, 3 : - Lớp 4 dạy sâu hơn về số tự nhiên, phân số và ôn tập . - Lớp 5 dùng thời gian chủ yếu học dãy số thập phân với 4 phép tính, tính phần trăm... - Trên cơ sở dạy số điều chỉnh dạy đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố đại số, giải các bài toán có lời văn, yếu tố thống kê. - Tiếp tục quán triệt quan điểm của toán học hiện đại trong quá trình dạy học toán tiểu học. Đặc biệt khi dạy học về số tự nhiên, phân số, số thập phân. - Giải toán có lời văn. - Bài toán về hình học. 2. Nội dung chương trình Toán 2 trong hệ thống nội dung chương trình dạy Toán ở Tiểu học . 1. Chương trình: Lớp 1: 1 tuần 4 tiết x 35 tuần = 140 tiết/ 1 năm học. Lớp 2, 3, 4, 5: 1 tuần 5 tiết x 35 tuần = 175 tiết/ 1 năm học. 2. Việc đổi mới phương pháp dạy và rèn kỹ năng giải toán có lời văn 2. Để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo dục, thì định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng, là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, kết hợp với mặt tích cực của các phương pháp truyền thống. Song việc vận dụng linh hoạt, phù hợp với phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giờ dạy. Vì vậy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán 2 phải đảm bảo yêu cầu sau. + HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập. + Giáo viên phải tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của sách giáo khoa, đồ dùng dạy học Toán, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh. + Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá. Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. * Phương pháp trực quan: Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán. Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải "làm việc bằng tay" trên các đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam + Phương pháp gợi mở vấn đáp: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới. Học sinh tính được tổng số chấm tròn sau đó nhận xét được 2 được cộng 5 lần và viết được phép nhân 2 x5 = 10. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này giờ học sẽ sôi nổi hơn phát huy được khả năng học tập của từng học sinh, rèn luyện được cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, phát triển các năng lực tư duy của học sinh. Dạy toán 2 còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học. *. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để giải thích tài liệu Toán, kết hợp các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích. Tuy nhiên với phương pháp này GV cần nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. *. Phương pháp thực hành luyện tập: Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. * Khi dạy thực hành luyện tập cần chú ý: + Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực hành luyện tập. + Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình. + Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. + Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập + Tập cho học sinh thõi quen không thoả mãn bài làm của mình, với cách giải quyết vấn đề đó, giáo viên không nên "áp đặt"học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất. Tóm lại: Trong dạy học Toán nói chung cũng như rèn kỹ năng giải toán có lời văn người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 2. 4. Dạy giải toán có lời văn: a. Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ trong đó có bài toán "nhiều hơn, ít hơn", loại số đơn vị, các bài toán về nhân, chia (trong phạm vi bảng nhân, chia 2,3,4,5) và bước đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học (tính độ dài, tính chu vi các hình). Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói hoặc viết). b. Đồ dùng dạy học: Đó là các vật thật, quả cam, hay tranh ảnh c. Cách tiến hành dạy học giải toán có lời văn: - Khi dạy giải toán có lời văn, chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài toán (phương pháp giải toán). Giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà chỉ cho học sinh làm mỗi phép tính để tìm ra kết quả. Cố gắng để học sinh tự tìm ra cách giải bài toán (tập trung vào ba bước: tóm tắt bài toán, để biết bài toán cho biết gì, hỏi gì, tìm cách giải quyết, thiết lập mối quan hệ giữa các giữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng. Trình bày bài giải, viết câu trả lời phép tính tương ứng và đáp số). - Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh tự tri giác đề toán rồi nêu (viết ) tóm tắt. Có thể bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng (nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan, khái niệm "nhiều hơn, ít hơn"). Phần tóm tắt cần thiết khi học giải toán, tuy nhiên không nhất thiết phải viết vào phần trình bày bài giảng (mục đích tóm tắt bài toán cho biết gì và kết luận, bài toán hỏi gì từ đó giúp học sinh có cách giải thích hợp). - Về trình bày bài giải: học sinh cần viết được câu lời giải và phép tính tương ứng. Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời sau đó viết câu lời giải. Lúc đầu học sinh lúng túng, ta nên chấp nhận cách diễn đạt tuy có vụng về nhưng đúng ý là được. Cái khó nhất của giải toán của lớp 2 là trình bày (viết) bài giải. Do đó giáo viên cần cho học sinh tự nguyện viết câu lời giải, không nên vội vàng làm thay cho học sinh. Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giac, hình tứ giác, các bài toán dạng đó (bài toán có nội dung hình học) được trình bày bài giải như các bài toán có lời văn đã học. III. Các biện pháp để thực hiện việc rèn toán có lời văn theo hướng đổi mới 1. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên .Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy trò và dự kiến được các phương án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt động .Sự chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo sẽ giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Từ đó giúp giáo viên thêm tự tin , sáng tạo để tổ chức tốt tiết dạy . 2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học * Tóm lại : Khi vận dụng các hình thức dạy học giáo viên cần linh hoạt tổ chức cho học sinh hoạt động giúp các em tự phát hiện , tự tìm kiến thức mới của bài học . Biết sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi đó các em học tập một cách hào hứng tự tin và sáng tạo. 3 . Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy . - Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy . Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm . Điều quan trọng nữa đó là giáo viên và học sinh phải được chuẩn bị bài ,chuẩn bị đồ dùng môn toán cẩn thận , chu đáo trước mỗi tiết học . - Hiện nay ở tiểu học việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học ,đặc biệt là môn toán đã giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn . Thu hút được sự chú ý của học sinh , giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng , giờ dạy sẽ nhẹ nhàng ,sinh động hơn 4. Nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy toán 2 thông qua hoạt động trong nhóm chuyên môn. chứng lại bằng cách tổ chức lên lớp dự giờ các tiết khó ấy giúp các tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng khi giảng dạy, và rút kinh nghiệm cho những tiết sau. Ví dụ: ở tuần 4 sinh hoạt chuyên môn bài khó, tiết khó: "Bài toán về nhiều hơn" Tổ đã bàn và nêu ra khó khăn khi dạy ở bài này là: Khả năng tư duy, quan sát của học sinh còn hạn chế, còn nhầm lẫn, tìm số lớn lại làm phép tính trừ, học sinh trình bày bài giải chưa đẹp. Tổ bàn các biện pháp thực hiện: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (trực quan). Nêu bài toán và hướng dẫn phân tích bài toán. Gợi ý để học sinh nêu phép tính và câu trả lời rồi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải. Sau đó chốt cách tìm số lớn (lấy số bé cộng với phần hơn). Học sinh luỵên tập thực hành thông qua các bài toán củng cố "bài toán về nhiều hơn". Tương tự như vậy khi dạy: "Bài toán về ít hơn''. phần III : Kết luận I. Kết quả: Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giải toán có lời văn lớp 2 tôi đã thu được kết quả khả quan. Học sinh học tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em được tự mình phát hiện tìm tòi cái mới, kiến thức mới, các em cảm thấy thú vị và thích thú. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức mới. * Qua khảo sát một số bài toán có lời văn vào cuối tháng 9 năm 2010 môn toán kết quả như sau: Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 2C 37 12/37 =32,43% 11/37 =29,72% 11/37 =29,72% 3/37 =8,1% 2D 36 10/36 =27,77% 8/36 =22,22% 14/36 =38.88% 4/36 =11,11% Như vậy, với số liệu trên thấy rằng vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình,yếu. 3/37 = 8,1%; 4/36 = 11,11%. * Sau khi áp dụng các biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán 2, tôi tiến hành khảo sát cuối tháng 11 năm 2010 và thu được kết quả như sau: Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 2C 37 12/37 =32,43% 14/37 =37,83% 11/37 =29,72% 0/37 =0% 2D 36 10/36 =27,77% 12/36 =33,33% 11/36 =30,55% 0/36 =0% Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 2C 37 29/37 =78,37% 5/37 =13,51% 2/37 =5,4% 1/37 =2,7% 2D 36 23/36 =62,16% 12/36 =33,33% 1/36 =2,77% 0/36 =0% Kết quả đánh giá xếp loại hết học kỳ I năm học 2010 - 2011 Đánh giá kết quả kiểm tra 1/2 ( tháng 3) học kì II năm học 2011 Lớp Số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 2C 37 29/37 =78,37% 6/37 =16,21% 2/37 =5,4% 0/37 = 0% 2D 36 24/37 =66,66% 9/37 =24,32% 3/37 =8,1% 1/37 =2,7% So sánh hai bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 2, cho thấy giờ dạy chất lượng hơn và kết quả học tập của học sinh tốt hơn, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu chỉ còn 1/37. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả môn Toán là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với bậc Tiểu học nói chung và Toán 2 nói riêng. II. Bài học Lập kế hoạch bài học - Để có được tiết dạy Toán đạt hiệu quả cao , người giáo viên phải có bài soạn tốt . Bởi thế giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và mức độ yêu cầu của bài . Từ đó có kế hoạch bài học chu đáo thể hiện rõ từng hoạt động học tập, có chốt kiến thức sau mỗi hoạt động , mỗi bài . Dự kiến sai lầm học sinh thường mắc phải, để sửa sai kip thời cho từng học sinh . Sự chuẩn bị bài chu đáo kĩ lưỡng giúp người thầy thêm tự tin . 2. Tổ chức hoạt động lên lớp - Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học các hình thức dạy học như dạy học cá nhân , theo nhóm, tổ chức tốt các trò chơi học tập để dẫn dắt học sinh để các em tự phát hiện , tự giải quyết nhiệm vụ của bài , tự chiếm lĩnh kiến thức mới - Xây dựng tốt nề nếp học toán cho học sinh , luôn động viên khuyến khích học sinh trong các hoạt động học tập, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh . Căn cứ vào đặc điểm lớp học để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. 3 . Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả - Sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước mỗi tiết học và biết lựa chọn từng đồ dùng hợp lí vào các tiết dạy, làm nên thành công của tiết dạy . Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy học toán, để các tiết dạy sinh động hơn , nhẹ nhàng và hiệu quả hơn . - Về học sinh : Có đầy đủ đồ dùng học tập và luôn có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo, đồ dùng học toán trước mỗi tiết học. - Giáo viên: Chuẩn bị đồ dùng hợp lí, đặc biệt khai thác sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ.Thao tác đồ dùng thành thạo, chính xác góp phần vào việc hình thành kiến thức mới và khắc sâu bài tốt hơn . 4. Tích cực tham gia hoạt động trong tổ nhóm chuyên môn: Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 1 tuần một lần có chất lượng, học hỏi các tổ nhóm chuyên môn khác đặc biệt "Chuyên đề giải toán có lời văn" trong nhà trường. Ngoài ra việc thăm lớp, dự giờ lên các tiết khó ở tổ chuyên môn hay dự các chuyên đề trường bạn , cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn! Phủ Lý, ngày 26 tháng 3 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Minh Hương

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Giải Bài Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 5 2022 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!