Bạn đang xem bài viết Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lên đến tận mặt trận, tự tay đào hầm tránh bom đạn. Trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên, đồng chí Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho quân ta tiến lên. Xúc động trước tâm gương hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam, nhạc sĩ đã nhanh chóng cho ra đời bài hát Trên đồi Him Lam: Hôm qua đánh trận Điện Biên/Chiến hào xuất kích/Đồi Him Lam ta tiến vào… Ở ca khúc này, nhạc sĩ nhắc tới “mở đường”, bộ đội “kéo pháo vào, kéo pháo ra” và chờ ngày “chiến thắng Điện Biên”. Bài hát này được đánh giá là chặt chẽ về nhạc điệu và lời ca, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.
Trong chùm ca khúc về chiến dịch Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên là ca khúc hay hơn cả và mang dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất. Trong cuốn hồi ký Âm thanh và cuộc đời, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có kể về hoàn cảnh ra đời của ca khúc: “Chúng tôi tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật, các chiến sĩ văn công trai gái đều phải sửa đường, vì mùa mưa sắp đến, nước lũ tràn về thì xe không đưa pháo vào trận địa được. Tôi là tổ trưởng đơn vị làm đường ở bản Mường Phăng cách Điện Biên 60km, ngày ngày vác xẻng ra mặt đường để đón chờ khí tài hiện đại Kachiusa. Một hôm, đồng chí Hoàng Xuân Tùy (lúc đó là Trưởng phòng Tuyên truyền – Tổng cục Chính trị) gặp tôi nói: “Đỗ Nhuận chuẩn bị sáng tác bài “Chiến thắng Điện Biên” đi!”. Gợi ý đó, tôi cũng suy nghĩ về cách viết bài này như thế nào, chứ chưa hạ bút sáng tác, vì còn phải chờ thời điểm… Chiều 7-5-1954, trong lúc đang hì hục lấp đá, vá đường thì một chiến sĩ đạp xe qua reo to lên: “Hồng Cúm hàng rồi! Chiến thắng rồi!”. Tin chiến thắng đưa về trung tuyến làm nức lòng quân dân. Thế là chúng tôi bỏ cả cuốc xẻng, cầm tay nhau nhảy không cần nhạc đệm. Tôi hạ quyết tâm: đêm nay phải sáng tác xong bài hát. Thế là bài hát ra đời vào đúng đêm chiến thắng lịch sử này tại bản Mường Phăng, bên bếp nhà sàn đỏ lửa…”.
Nếu như với 2 ca khúc Hành quân xa, Trên đồi Him Lam nhạc sĩ đã vận dụng chất liệu âm nhạc truyền thống vùng đồng bằng, thì ở Chiến thắng Điện Biên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã pha trộn chất nhạc truyền thống của người Kinh và người Thái ở vùng Tây Bắc bởi như nhạc sĩ lập luận: “Niềm vui chiến thắng này là của cả nước. Người Kinh, người Thái, người Mông, người Dao, người Tày và các dân tộc khác cùng góp công, góp của, góp cả tính mệnh mình làm nên lịch sử. Cần phải hòa sắc dân tộc, vì dân tộc Việt Nam là một”. Ca khúc Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng hình ảnh lịch sử của một dân tộc rạo rực vang bài ca chiến thắng: Giải phóng Điện Biên/Bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui… Nghe những lời ca ấy, ta cứ ngỡ như núi rừng, bản làng Tây Bắc đang reo vui hát ca theo bước đoàn quân giải phóng. Những lời ca sống động, điệu nhạc hùng tráng như những thước phim tư liệu đã vẽ nên một bức tranh tươi màu: Bản Mường xưa nương lúa mới trồng/Kìa đàn em bé đứng giữa đồng nắm tay xòe hoa/ Dọc đường chiến thắng ta tiến về/Đoàn dân công tiền tuyến/Vẫy chào pháo binh vượt qua… Lời một của Chiến thắng Điện Biên kết thúc bằng một hành ảnh rực rỡ: Núi sông bừng lên/Đất nước ta sáng ngời!/Cánh đồng Điện Biên!/Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.
Sau khi hoàn thành bài hát, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã đưa cho Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát mừng chiến dịch thắng lợi. Sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng “bộ ba” ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên và Hò kéo pháo (Hoàng Vân) cùng dân ca Tây Bắc để làm nhạc cho bộ phim tư liệu Điện Biên Phủ. Bài hát này rất quen thuộc với khán giả của Đài Tiếng nói Việt Nam.
54 năm đã qua kể từ ngày 7-5 lịch sử ấy, nhưng mỗi khi nhớ về thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, mỗi chúng ta không giấu được niềm tự hào. Với các ca khúc về Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, chiến thắng ấy vẫn còn tươi mới như hôm qua.
NHẬT LỆ
Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên”
“Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Chiến công oai hùng của dân tộc đã đi vào thơ ca – nhạc – họa một cách chân thực và đầy xúc cảm. Ngoài bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu) đã được nhiều người biết đến, chiến thắng Điện Biên còn in dấu trong sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ khác. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là một trong những người theo sát chiến dịch Điên Biên Phủ, kịp ghi lại những giây phút lịch sử bằng các ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên.
Chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thu Đông năm 1953, khi ấy nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991) còn là một thanh niên đi theo đại đội súng cối thuộc Sư đoàn 308 vượt đèo Khế. Việc hành quân rất bí mật, nên nhiều anh lính vẫn băn khoăn về địa điểm tập kết. “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi, cần gì phải hỏi!” – câu nói của một anh lính trẻ đã gợi ý cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết nên hành khúc Hành quân xa (còn có tên khác là Đâu có giặc là ta cứ đi): Hành quân xa dẫu còn nhiều gian khổ/Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi/Mắt ta sáng, chí căm thù, bảo vệ đồng quê ta tiến bước/Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi… Ca khúc có cấu trúc rất chân phương, hơi nhạc dân tộc đậm đà rất dễ hát nên đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Không chỉ vậy, bài hát còn thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Điệp khúc: Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi… đã thúc giục biết bao người vượt gian khổ, hướng về Điện Biên.
Khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lên đến tận mặt trận, tự tay đào hầm tránh bom đạn. Trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên, đồng chí Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho quân ta tiến lên. Xúc động trước tâm gương hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam, nhạc sĩ đã nhanh chóng cho ra đời bài hát Trên đồi Him Lam: Hôm qua đánh trận Điện Biên/Chiến hào xuất kích/Đồi Him Lam ta tiến vào… Ở ca khúc này, nhạc sĩ nhắc tới “mở đường”, bộ đội “kéo pháo vào, kéo pháo ra” và chờ ngày “chiến thắng Điện Biên”. Bài hát này được đánh giá là chặt chẽ về nhạc điệu và lời ca, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.
Trong chùm ca khúc về chiến dịch Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên là ca khúc hay hơn cả và mang dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất. Trong cuốn hồi ký Âm thanh và cuộc đời, nhạc sĩ Đỗ Nhuận có kể về hoàn cảnh ra đời của ca khúc: “Chúng tôi tạm ngừng mọi hoạt động nghệ thuật, các chiến sĩ văn công trai gái đều phải sửa đường, vì mùa mưa sắp đến, nước lũ tràn về thì xe không đưa pháo vào trận địa được. Tôi là tổ trưởng đơn vị làm đường ở bản Mường Phăng cách Điện Biên 60km, ngày ngày vác xẻng ra mặt đường để đón chờ khí tài hiện đại Kachiusa. Một hôm, đồng chí Hoàng Xuân Tùy (lúc đó là Trưởng phòng Tuyên truyền – Tổng cục Chính trị) gặp tôi nói: “Đỗ Nhuận chuẩn bị sáng tác bài “Chiến thắng Điện Biên” đi!”. Gợi ý đó, tôi cũng suy nghĩ về cách viết bài này như thế nào, chứ chưa hạ bút sáng tác, vì còn phải chờ thời điểm… Chiều 7-5-1954, trong lúc đang hì hục lấp đá, vá đường thì một chiến sĩ đạp xe qua reo to lên: “Hồng Cúm hàng rồi! Chiến thắng rồi!”. Tin chiến thắng đưa về trung tuyến làm nức lòng quân dân. Thế là chúng tôi bỏ cả cuốc xẻng, cầm tay nhau nhảy không cần nhạc đệm. Tôi hạ quyết tâm: đêm nay phải sáng tác xong bài hát. Thế là bài hát ra đời vào đúng đêm chiến thắng lịch sử này tại bản Mường Phăng, bên bếp nhà sàn đỏ lửa…”.
Nếu như với 2 ca khúc Hành quân xa, Trên đồi Him Lam nhạc sĩ đã vận dụng chất liệu âm nhạc truyền thống vùng đồng bằng, thì ở Chiến thắng Điện Biên nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã pha trộn chất nhạc truyền thống của người Kinh và người Thái ở vùng Tây Bắc bởi như nhạc sĩ lập luận: “Niềm vui chiến thắng này là của cả nước. Người Kinh, người Thái, người Mông, người Dao, người Tày và các dân tộc khác cùng góp công, góp của, góp cả tính mệnh mình làm nên lịch sử. Cần phải hòa sắc dân tộc, vì dân tộc Việt Nam là một”. Ca khúc Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng hình ảnh lịch sử của một dân tộc rạo rực vang bài ca chiến thắng: Giải phóng Điện Biên/Bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui… Nghe những lời ca ấy, ta cứ ngỡ như núi rừng, bản làng Tây Bắc đang reo vui hát ca theo bước đoàn quân giải phóng. Những lời ca sống động, điệu nhạc hùng tráng như những thước phim tư liệu đã vẽ nên một bức tranh tươi màu: Bản Mường xưa nương lúa mới trồng/Kìa đàn em bé đứng giữa đồng nắm tay xòe hoa/ Dọc đường chiến thắng ta tiến về/Đoàn dân công tiền tuyến/Vẫy chào pháo binh vượt qua… Lời một của Chiến thắng Điện Biên kết thúc bằng một hành ảnh rực rỡ: Núi sông bừng lên/Đất nước ta sáng ngời!/Cánh đồng Điện Biên!/Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.
Sau khi hoàn thành bài hát, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã đưa cho Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát mừng chiến dịch thắng lợi. Sau này, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sử dụng “bộ ba” ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên và Hò kéo pháo (Hoàng Vân) cùng dân ca Tây Bắc để làm nhạc cho bộ phim tư liệu Điện Biên Phủ. Bài hát này rất quen thuộc với khán giả của Đài Tiếng nói Việt Nam.
54 năm đã qua kể từ ngày 7-5 lịch sử ấy, nhưng mỗi khi nhớ về thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, mỗi chúng ta không giấu được niềm tự hào. Với các ca khúc về Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, chiến thắng ấy vẫn còn tươi mới như hôm qua.
Ấn Tượng “Giải Phóng Điện Biên”, Nhớ Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Cuốn sách “Âm thanh cuộc đời” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – con trai ông – trao tận tay tôi. Anh không quên nhắc tôi đọc và góp ý bổ sung. Tôi cảm động đón nhận cuốn sách mà rằng: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là đàn anh của mình, mình kính phục và học tập, còn gì mà phải góp ý. Quả vậy. Tôi may mắn được làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nên vinh dự có nhiều lần tiếp xúc với nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông đến để nói chuyện về âm nhạc hoặc đưa tác phẩm mới, có khi đi qua Đài nhớ nhau mà ghé vào thăm. Tôi học được ở ông nhiều điều, trong đó có việc cần thiết cho người sáng tác là: Đi, nghe, đọc, học, viết. Ông đã về với tổ tiên tròn 20 năm (1991), ấy thế mà chúng tôi vẫn như thấy ông mãi còn hiện diện. Bởi vì mở đầu cho một ngày mới nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là “Chiến thắng Điện Biên” cũng đã tròn 57 năm. Những nét nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Thái Tây Bắc như còn xoắn xuýt và đồng hành với ông, và cả chúng ta trong chùm 3 bài hát về Điện Biên Phủ. Một chiến dịch mà ông được trực tiếp tham gia, xứng đáng là người nhạc sĩ chiến sĩ. Với “Đâu có giặc là ta cứ đi” – tên ban đầu của của bài “Hành quân xa” (1953) ông đã khái quát được chân dung người chiến sĩ quân đội, gồm 16 ô nhịp và có 3 lời – mà đại đội 267 thuộc đại đoàn 308 nơi ông thuộc phiên chế và hoàn thành tác phẩm. Bài hát mang đậm chất dân ca Bắc Bộ nhưng cấu trúc không theo thủ pháp “cân phương, đối tỷ” của phong cách Châu Âu, ông viết theo âm điệu Sol dân tộc (sol, la, dô, rê, mí), nó thể hiện được ý chí tiến công và cũng rất phơi phới yêu đời của người chiến sĩ: Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiến bước Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Còn “Trên đồi Him Lam”, ông đã khéo léo giới thiệu về trận mở màn – Trận Him Lam của chiến dịch Trần Đình (Tên gọi bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông miêu tả cảnh xuất kích của bộ đội ta với khí thế hùng mạnh và quyết tâm cao, thể hiện được trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân cả nước. Bài hát cũng khắc họa được nỗi căm thù và niềm tin tưởng nhân đôi của các chiến sĩ với những đồng đội đã hy sinh vì Tổ Quốc : Hôm qua đánh trận Điện Biên Chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào Đột phá tiềm đạo tiến đánh vào Đi mở đường thắng lợi,ba tháng đổ mồ hôi Ta tới đây quyết diệt cho hết quân thù. … Ở đây chúng ta không quên Bao anh em đồng chí hy sinh trận này Nguyện câu quyết tâm ta phải thắng. Chất liệu của bài hát “Trên đồi Him Lam” được tác giả trộn lẫn giữa giai điệu dân ca của vùng Khu 4 và Khu 3. Sự tìm tòi này của ông từ 5 cung lên 7 cung, pha trộn được điệu thức Sol và Rê, nghe rất “ngọt”. Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về Giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…
Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” Sáng tác: Đỗ Nhuận; Phối khí: Đỗ Hồng Quân. Hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia và Đoàn Nghệ thuật Quân khu II biểu diễn. Biên đạo múa: Xuân Thanh. Chỉ huy: Đỗ Hồng Quân.
Nhạc sĩ Dân Huyền
Cảm Nhận Về Nhạc Phẩm “Giải Phóng Điện Biên” Của Đỗ Nhuận
Cùng với niềm suy tưởng ấy, biết bao xúc động trào dâng khi nghe lại giai điệu Giải phóng Điện Biên vang lên hùng tráng và cũng không kém phần trữ tình, bởi lẽ số phận của nó gắn liền với chiến thắng vĩ đại của một dân tộc được thế giới vô cùng ngưỡng mộ.
Thực ra, trong chiến địch Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác đến ba ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam và Giải phóng Điện Biên. Trong ba ca khúc ấy, Giải phóng Điện Biên được Đỗ Nhuận viết sau khi chiến dịch vừa kết thúc, thực dân Pháp đã giải giáp ra hàng. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ có viết: “Đêm hôm đó (ngày 7 tháng 5 năm 1954 – L.T.V nhấn mạnh), tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm suốt sáng. Tay cứ búng chiếc viôlông, mồm cứ hát y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết vừa bóc sắn ăn”.
Vậy đó, ca khúc Giải phóng Điện Biên ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, nó tự nhiên như nỗi đợi chờ khao khát, đến khi nghe tin chiến thắng thì từng giai điệu cứ tự nhiên vỡ òa ra không sao có thể kìm nén được. Nếu như ca khúc Hành quân xa là lời động viên kịp thời bộ đội ta hành quân trong chiến dịch, phải vượt qua nhiều gian khổ hiểm nguy để chiến thắng kẻ thù với lời ca thôi thúc: “Đâu có giặc là ta cứ đi”; Trên đồi Him Lam chỉ là sự tiên đoán, gởi gắm ước mơ của tác giả về một ngày mai chiến thắng; thì đến ca khúc Giải phóng Điện Biên là khúc khải hoàn ca, là bản tráng ca rộn ràng như niềm vui mở hội:
Giải phóng Điện Biên
Bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui
Bản mường xưa nương lúa mới trồng
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa
Rộn ràng trong giai điệu, hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm trong ca từ, Giải phóng Điện Biên có sự kết hợp giữa âm nhạc của dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc Bộ nên đã tạo được một sự quyến rũ lạ thường, nhất là đoạn nhạc:
Giờ chiến thắng ta đã về
Vui mừng đón chúng ta tiến về
Núi sông bừng lên
Đất nước ta sáng ngời
Cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời
Từ khi ra đời đến nay đã tròn 61 năm, song ca từ và giai điệu của ca khúc Giải phóng Điện Biên vẫn còn rất mới, không hề lạc hậu, đó là một điều kỳ diệu. Nhờ vậy mà ca khúc đã trở thành nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam từ đó đến nay vào mỗi đầu ngày mới vang lên tha thiết, tự hào.
Đỗ Nhuận đã đi xa nhưng sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn còn sống mãi, bất tử cùng với Điện Biên Phủ vĩ đại của một dân tộc anh hùng.
Lê Thành Văn
Nghe Lại Những Ca Khúc Bất Hủ Về Chiến Thắng Điện Biên Phủ
(HNMO) – Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 7-5-1954. Đây là chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Theo chân những người lính tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, có không ít những nhạc sĩ cũng ra trận và đã sáng tác những ca khúc bất hủ, góp phần cổ vũ tinh thần của quân, dân ta thời điểm đó và giúp chiến thắng sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7-5-1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
1. Giải phóng Điện Biên – nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Ca khúc luôn được vang lên vào mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Xuất xứ ra đời của “Giải phóng Điện Biên” đã được nhạc sĩ Đỗ Nhuận ghi chép trong hồi ký “Âm thanh cuộc đời” như sau:
“Ngày 7-5-1954, chúng tôi đang cuốc, rải đá, thì vào buổi chiều, một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy không cần nhạc đệm… Tôi lại đàn, lại hát. Đêm hôm đó, tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm, suốt sáng. Tay búng chiếc violin, mồm cứ y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết, vừa bóc sắn ăn”.
Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” đã ra đời từ đó, đến nay vẫn trở thành “tượng đài” bằng âm thanh, một bản hùng ca bất hủ gắn với chiến dịch giải phóng Điện Biên. Ca khúc này cũng được chọn làm nhạc hiệu chính thức hằng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam. 2. Trên đồi Him Lam – nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Cùng với ca khúc “Giải phóng Điện Biên”, ca khúc “Trên đồi Him Lam” được nhạc sĩ Đỗ Nhuận viết trong giai đoạn quân và dân ta thực hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu, mở màn bằng trận Him Lam vào chiều muộn ngày 13-3-1954, chỉ sau 5 giờ chiến đấu, ta đã chiếm được cứ điểm này, tiêu diệt và bắt sống hơn 500 địch quân, hoàn toàn làm chủ cứ điểm Him Lam.
Giữa trận địa còn ngổn ngang xác pháo, xác địch, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác ca khúc “Trên đồi Him Lam”. Bài hát hừng hực khí thế chiến đấu, không chỉ thể hiện ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của Bộ đội Cụ Hồ mà còn thể hiện khát vọng chiến thắng, khát vọng hòa bình, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của quân và dân ta.
“Hôm qua đánh trận Điện Biên. Chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến quân vào. Đột phá tiêm đao tiến đánh vào. Đi mở đường thắng lợi, ba tháng đổ mồ hôi ta tới đây quyết diệt cho hết quân thù…”.
3. Hành quân xa – nhạc sĩ Đỗ Nhuận
“Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ. Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi… Chí căm thù bởi bọn thực dân nó áp bức. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi…”. Những câu hát trong bài “Hành quân xa” đến nay vẫn còn nguyên giá trị, tôn thêm niềm tự hào dân tộc của quân và dân ta khi đồng lòng, đồng tâm thực hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cùng với hai ca khúc “Giải phóng Điện Biên”, “Trên đồi Him Lam” thì “Hành quân xa” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là ca khúc tiêu biểu đã phản ánh chân thực cuộc chiến tranh chính nghĩa, hào hùng của dân tộc ta.
Bài hát được ông sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Một lần, ông cùng các chiến sĩ hành quân từ huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) qua đèo Khế đến Thượng Bằng La (Yên Bái). Hành quân ngày đêm nhưng đoàn quân cũng chưa biết địa điểm tập kết ở đâu.
Thế rồi, nghỉ giữa chặng đường hành quân, các anh cùng bàn luận, phán đoán ý đồ tác chiến của cấp trên. Một đồng chí đứng lên hô vang: “Thôi, không cần thắc mắc! Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”. Câu nói đó trở thành gợi ý để nhạc sĩ Đỗ Nhuận phát triển và sáng tác ca khúc “Hành quân xa” – một bản hành khúc cho người lính trong những năm dài kháng chiến. Bài hát với ca từ giản dị, tự nhiên, ngắn gọn, dễ thuộc nhưng vô cùng sâu sắc.
4. Hò kéo pháo – nhạc sĩ Hoàng Vân
“Hò kéo pháo” là bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân, ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Khi đó, nhạc sĩ Hoàng Vân là một chàng trai Hà Nội ngoài 20 tuổi, được lên Điện Biên tham gia kháng chiến.
Trong chuyến đi thực tế, Hoàng Vân được quan sát, tiếp cận với cuộc sống và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta ở Điện Biên, đặc biệt là hình ảnh các chiến sĩ, đồng đội của mình kéo những khẩu pháo khổng lồ dù vai ướt đẫm sương đêm nhưng vẫn nắm chắc tay không buông rời, quyết tâm bảo vệ pháo.
Nhạc sĩ Hoàng Vân từng kể lại, đêm đêm theo tiếng hò “dô ta nào, hai ba nào…”, tiếng mõ tre cốc cốc làm hiệu lệnh dưới ánh trăng, hàng trăm chiến sĩ mặc áo trấn thủ, đội mũ nan cúi rạp người, choãi chân, những bắp tay rắn chắc bám vào dây chão, dây mây, dây song để kéo pháo… Tất cả những hình ảnh, những âm thanh đó đã tạo nên một bức tranh hùng vĩ, một không khí náo nhiệt hừng hực khí thế quyết tâm làm vang động cả núi rừng Điện Biên.
Chứng kiến những gian nan vất vả của bộ đội ngày đêm đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn vượt qua dốc núi, nhạc sĩ Hoàng Vân đã viết ca khúc “Hò kéo pháo” với những lời ca cháy bỏng: “Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo/Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù…”.
5. Qua miền Tây Bắc – nhạc sĩ Nguyễn Thành
Nhạc sĩ Nguyễn Thành viết nhạc phẩm “Qua miền Tây Bắc” trước khi có Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ca khúc đầy chất thơ nhưng cũng rất hiện thực đã nói lên tấm lòng yêu nước nồng nàn của chiến sĩ ta. Nguyễn Thành đã sáng tác “Qua miền Tây Bắc” ở đỉnh đèo Khâu Vác, đó là cửa ngõ vào Điện Biên Phủ.
Để có một tác phẩm như thế, tác giả đã ba lần cùng các đồng đội hành quân qua miền Tây Bắc. Trong ca khúc “Qua miền Tây Bắc”, tác giả đã ghi lại những tình cảm nồng nhiệt cùng tấm lòng rất chân thật, tình nghĩa đối với Tây Bắc cũng như sự quyết tâm, đồng lòng, đồng sức của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Điện Biên: “Qua miền Tây Bắc, núi vút ngàn trùng xa/Suối sâu đèo cao, bao khó khăn ta vượt qua/Bộ đội ta vâng lệnh Cha già/Về đây giải phóng quê nhà/Đất nước miền Tây Bắc đau thương từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác/Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược/Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Và Bài Ca “Chiến Thắng Điện Biên” trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!