Xu Hướng 5/2023 # Nhiều Hoạt Động Tuyên Truyền Kỷ Niệm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Ngày Quốc Tế Lao Động Và Ngày Chiến Thắng Điện Biên Phủ # Top 8 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Nhiều Hoạt Động Tuyên Truyền Kỷ Niệm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Ngày Quốc Tế Lao Động Và Ngày Chiến Thắng Điện Biên Phủ # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Nhiều Hoạt Động Tuyên Truyền Kỷ Niệm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Ngày Quốc Tế Lao Động Và Ngày Chiến Thắng Điện Biên Phủ được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo đó, từ nay cho đến các ngày lễ kỷ niệm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền, UBMTTQ và các đoàn thể các cấp tập trung tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ; của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; gắn với tổ chức các hoạt các hoạt động tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”…

Tuyên truyền ý nghĩa của Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ý nghĩa việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 56, ngày 29/4/1946 quy định người lao động được nghỉ việc có hưởng lương vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ mít tinh ngày 01/5/1946 khẳng định truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, gắn với tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong của xã hội. Tuyên truyền tổ chức các hoạt động chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động nhân Tháng Công nhân năm 2020, nhất là các chính sách của Chính phủ chăm lo đời sống của người lao động phải nghỉ việc trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng thời, thường xuyên đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và công lao, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, đảm bảo phù hợp công tác phòng chống dịch Covid-19; góp phần tạo khí thế cách mạng, thúc đẩy thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.

Sỹ Thành Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Kỷ Niệm 58 Năm Ngày Chiến Thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954

58 năm đã trôi qua kể từ ngày quân, dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, mà trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

…Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.”

Ý nghĩa to lớn của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản số ra ngày 7/5/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: Điện Biên Phủ là trận đánh tiêu diệt và bắt sống quân viễn chinh xâm lược lớn nhất, gọn nhất của quân đội ta, dân tộc ta và của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Chiến công đó tô thắm thêm truyền thống vẻ vang: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa to lớn của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đối với dân tộc ta là như vậy.

Ngày 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở

Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một chiến dịch lừng danh địa cầu

Ngày 20/11/1953, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Gin (Gilles), Pháp mở cuộc hành quân Castor (Hải Ly) nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Lực lượng huy động gồm hơn 60 máy bay Đa-kô-ta chở sáu tiểu đoàn dù với quân số 4.545 tên cùng với 190 tấn vũ khí đạn được và các thiết bị chiến tranh. Tướng Cô-nhi, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ coi đây là “khởi đầu của một cuộc chiến tranh đại quy mô…”

Trong kế hoạch Na-va đông xuân 1953-1954, Bộ Tổng tham mưu Pháp muốn giăng một cái bẫy dụ đối phương vào tròng. Cái bẫy đó, theo họ, phải được chuẩn bị chu đáo tới mức khi quân Việt Minh nhảy vào sẽ gặp một sự kháng cự, một hoả lực mạnh không thể lường trước. Cái bẫy đó là Điện Biên Phủ.

Ngày 5/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh rời căn cứ địa Việt Bắc lên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ. Mười hai ngày sau, ông đến khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường Phăng, nơi đặt Sở chỉ huy và cũng là nơi ông làm việc suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Đất Điện Biên, rừng Điện Biên chở che cho ông, người Điện Biên dành cho ông những tình cảm thân thương nhất. Cũng kể từ đấy tên tuổi của ông đã gắn liền với vùng đất huyền thoại này.

Tại đây, ngày 26/1/1954, chỉ mấy tiếng đồng hồ trước khi nổ súng mở màn chiến dịch, ông đã có “quyết định khó khăn nhất” trong đời binh nghiệp: chuyển từ phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh” như kế hoạch ban đầu sang “đánh chắc, tiến chắc” bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng, làm nên vinh quang cho dân tộc.

Ngày 13/3/1954, quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Về sau này, Đại tá Lăng-gle, tư lệnh lục quân, viết lại: “Thời điểm chúng tôi dự kiến cuộc tiến công của tướng Giáp là 5 giờ chiều ngày 13/3. Nhưng đúng 5 giờ chiều chẳng có gì xảy ra như dự kiến. Vậy cho nên tôi cho tiến hành một trận pháo kích… Đúng lúc đó, 200 trái đạn của tướng Giáp dội vào sân bay và khu trung tâm trên một mặt phẳng theo hình tam giác. Hàng rào đạn kéo dài một giờ đồng hồ. Nó kéo dài như vô tận.”

Vẫn theo đại tá Lăng-gle, cho đến lúc đó, pháo binh Pháp vẫn chưa định hướng nổi các cỗ pháo của tướng Giáp, ngay cả lúc nòng pháo họ phát hoả. Tướng Na-va tại Hà Nội theo dõi chặt chẽ đã tỏ ra kinh ngạc. Mọi pháo thủ Pháp hay Mỹ đã từng quan sát Điện Biên Phủ, ngay cả người Mỹ đang ở đây đều nghĩ Việt Minh đang ở đằng sau các mỏm đồi nã pháo vào quân ta. Điều kinh ngạc nữa là làm sao họ có thể mang nổi pháo lại gần hơn điều mà ta có thể nghĩ ra. Cách giải thích đó nói lên sai lầm của pháo binh Pháp khi đánh giá tình hình và tôi cũng phải chịu trách nhiệm vì tôi là người chỉ huy cao nhất.

Ngay giờ đầu tiên, 500 lính Pháp đã tử trận trên quả đồi. Vào xế chiều, Việt Minh tung cả sư đoàn bộ binh đánh chiếm Bê-a-tri-xơ (Him Lam), điểm chốt của trung tâm, đến nửa đêm thì Bê-a-tri-xơ chỉ còn là một nấm mồ. Chỉ có 200 binh sĩ trong số 700 quân đồn trú thoát chạy. Sau thảm hoạ đầu tiên này, Tư lệnh pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát.

Trận địa pháo ngay trong ngày đầu tiên của Chiến dịch khiến tướng lĩnh, quân sĩ Pháp ngạc nhiên trước

sức mạnh của tinh thần đoàn kết Việt Nam.

Ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ hai của quân ta vào cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Ngày 1/4, tướng Na-va quyết định đưa thêm ba tiểu đoàn dù tăng viện cho Điện Biên Phủ với mong muốn “Nếu Điện Biên Phủ giữ được ba ngày nữa, Việt Minh sẽ phải bỏ cuộc”.

Ngày 1/5/1954, đợt tiến công thứ ba, cũng là đợt tiến công cuối cùng của quân ta vào Điện Biên Phủ bắt đầu.

Ngày 6/5, quân đội Pháp tất cả đều đã kiệt sức, hoàn toàn rã rời. Hết cả đạn dược. Quân số cũng cạn.

Ngày 7/5, khi quân Việt Minh tới, đại tá Lăng – gle kêu gọi sĩ quan nào còn sống sót tới xung quanh để bắt đầu một cuộc thử sức cuối cùng, nhưng không ai còn khả năng chống cự lâu được nữa. Đại tá Lăng – gle báo cáo lên tướng Đờ Ca-xtơ-ri. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri gọi cho Hà Nội và thông báo cuộc chiến đấu đã chấm dứt rồi.

Đúng 5 giờ chiều ngày 7/5/1954, kể từ giờ phút mở màn đã là 55 ngày, những anh bộ đội cụ Hồ đội mũ nan, lưỡi lê đầu súng bước vào chỉ nói: “Đứng dậy!”.

Chiến sĩ Điện Biên – những người lính Cụ Hồ anh hùng.

Tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ vốn là một bản quê hẻo lánh ở vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam bỗng trở thành một địa danh “lừng lẫy năm châu”. Với nhân dân ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm. Với thế giới, Điện Biên Phủ được biết đến như một đòn trí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân cũ và dẫn đến sự sụp đổ của nó trên phạm vi nhiều châu lục. Với đối phương, đây là một thảm bại mà họ buộc phải chấp nhận trong nỗi uất hận và đau buồn nhớ lại một Oa-téc-lo thuở xưa, xen lẫn cả sự tâm phục khẩu phục một đối thủ mà chỉ trước đó ít lâu, họ tưởng có thể bóp chết được bằng “cái bẫy Điện Biên Phủ”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới cái nhìn của thế giới

Trên phạm vi thế giới, với chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại: một dân tộc vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế còn lạc hậu, vũ khí kém cỏi, đã đánh thắng quân đội xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, trang bị vũ khí hiện đại.

Phương tiện vận chuyển thô sơ nhưng là sự kết tinh của khối đoàn kết đại dân tộc

đã làm nên trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ

Trong lần đến thăm Việt Nam, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô đã nói: “Từ trước đến nay chưa từng có một cuộc chiến tranh nào mà một nước nhỏ, kinh tế lạc hậu như Việt Nam mà vẫn đánh thắng Pháp và Mỹ. Đó là vô song. Trên thế giới chưa từng có. Trong lịch sử chưa từng thấy”.

Trong dịp sang thăm Việt Nam năm 1960, trưởng đoàn đại biểu quân đội Angiêri Ô man – Uxêđích nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm cho các dân tộc thuộc địa ngửng cao đầu”. Gần hai thập kỷ sau Điện Biên Phủ, hàng loạt nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh đã lần lượt giành độc lập với hình thức và mức độ khác nhau. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sâu rộng.

Báo Nước Pháp người quan sát (France Observateur) ngày 13/5/1954 đã viết: “Trước hết bản kết toán về cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã rõ ràng. Đó là chiến thắng quyết định và hoàn toàn đối với tướng Võ Nguyên Giáp, một sự thất bại hoàn toàn đối với tướng Na-va, Bi-đô, Plê-ven, La-ni-en,… Nếu người ta nói đến sự “thất bại” của Điện Biên Phủ thì phải gọi đúng tên của nó. Đó là một sự đầu hàng”.

Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri

đánh dấu mốc son chói lọi của con người, đất nước Việt Nam

Trong cuốn sách “Thời điểm của những sự thật” xuất bản sau này, tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đã viết: “… Về phương diện chính trị, Việt Minh là một quốc gia thật sự. Thật vậy uy quyền trực tiếp của họ lan rộng quá nửa nước Việt Nam… Nhưng than ôi, tình hình bên ta thì hoàn toàn trái ngược lại. Chưa bao giờ chúng ta có được một người cầm quyền từ đầu đến cuối. Trong khi đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất – Hồ Chí Minh – và một lãnh tụ quân sự duy nhất – Võ Nguyên Giáp…”

Năm 2004, kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về thăm Điện Biên

trong sự chào đón nồng hậu của người dân nơi đây đối với một Tổng chỉ huy quân sự tài ba của Việt Nam.

Nhiều Hoạt Động Kỷ Niệm 41 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975

(HNM) – Trong không khí những ngày tháng tư lịch sử, kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đang được phụng dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng – Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam.

Nói chuyện với các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người có công với cách mạng đang được phụng dưỡng, điều dưỡng tại trung tâm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần, tri ân sâu sắc đến các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước; vui mừng thấy các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công được hưởng điều kiện phụng dưỡng, điều dưỡng tốt tại trung tâm, nhiều người sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành nền độc lập cho Tổ quốc; nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi việc chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là bổn phận và trách nhiệm cao cả, để báo đáp những hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các ngành, các cấp ở Trung ương, tỉnh Quảng Nam, trong đó có các cán bộ, viên chức của Trung tâm Nuôi dưỡng – Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam, tiếp tục nỗ lực phấn đấu để làm tốt hơn nữa công tác phụng dưỡng, chăm sóc người có công với cách mạng.

* Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đi thăm và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sĩ An ninh khu V tại Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Căn cứ Nước Oa (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”; thăm Di tích quốc gia Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.

* Ngày 30-4, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ hội “Thống nhất non sông” tại Khu di tích Đôi bờ Bến Hải – Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và đông đảo người dân.

Trong không khí trang trọng, đông đảo đại biểu cùng nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình tổ chức nghi lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”, tưởng nhớ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Lễ hội “Thống nhất non sông” là dịp để mỗi người ôn lại ký ức của một thời hào hùng và bi tráng, tôn vinh những chiến công bất tử cũng như bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh; đồng thời, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

* (HNM) – Chiều 30-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã đến nhà riêng trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương, cán bộ lão thành cách mạng, đảng viên Đảng bộ quận Hoàn Kiếm.

Đồng chí Lê Chân Phương (tên thật là Lê Thị Bắc Lạng), sinh năm 1925, Thứ trưởng Bộ Lao động thời kỳ 1966-1980, là đảng viên duy nhất của Đảng bộ thành phố vinh dự được nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng đợt 19-5 năm nay. Trân trọng trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu nhấn mạnh: Đồng chí Lê Chân Phương giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ đã từng bước trưởng thành, được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao giữ nhiều trọng trách; được nhân dân tin tưởng bầu làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa.

Ở trên cương vị nào, đồng chí cũng thể hiện phẩm chất người đảng viên gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được nhân dân và đồng nghiệp yêu mến. Khi về nghỉ theo chế độ của Nhà nước, đồng chí vẫn tích cực tham gia các hoạt động tại nơi cư trú, gương mẫu đi đầu trong nhiều lĩnh vực, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và con cháu noi theo… Vui mừng được đến trao Huy hiệu Đảng cho đồng chí Lê Chân Phương đúng vào dịp kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, đây không chỉ là niềm vui, niềm vinh dự to lớn của cá nhân đồng chí Lê Chân Phương và gia đình, mà còn là niềm vui chung của toàn Đảng bộ quận Hoàn Kiếm và Đảng bộ thành phố.

Bí thư Thành ủy kính chúc đồng chí Lê Chân Phương trường thọ, tiếp tục là tấm gương sáng, động viên con cháu và thế hệ cán bộ, đảng viên của phường và quận giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết trong Đảng bộ, quyết tâm, đồng lòng xây dựng Đảng bộ phường Trần Hưng Đạo và quận Hoàn Kiếm trong sạch, vững mạnh; xây dựng Thủ đô và quận ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp ủy tiếp tục quan tâm lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền của các tầng lớp nhân dân, của các đảng viên, đặc biệt là các ý kiến đóng góp xây dựng của các đảng viên lão thành.

* Tối 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật “Bài ca Chiến thắng”.

Chương trình nghệ thuật được chia làm hai phần. Phần 1 gồm các ca khúc minh họa cho chặng đường đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do và thống nhất cho đất nước; niềm vui hạnh phúc của toàn dân tộc trong ngày chiến thắng, non sông liền một dải, như: Giải phóng miền Nam, Hành khúc giải phóng, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tự nguyện, Đất nước trọn niềm vui, Bài ca không quên…

Phần 2 là các liên khúc thể hiện sự chung sức, chung lòng, vững niềm tin với Đảng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, “vì cả nước, cùng cả nước” xây dựng một thành phố có chất lượng sống tốt, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh – niềm tin ngời sáng, Thành phố ngàn mến thương, Đất nước tôi hôm qua – hôm nay – ngày mai…

Từ 21h đến 21h15 cùng ngày, người dân TP Hồ Chí Minh đã được thưởng thức màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại 4 điểm, trong đó có 1 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại nóc hầm vượt sông Sài Gòn (phía Quận 2), 3 điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11), huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ.

Chiến Dịch Điện Biên Phủ: 56 Ngày Đêm Chấn Động Địa Cầu

Sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nhất tề bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược.

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền nhân dân được củng cố. Đến năm 1953, nhân dân và quân đội ta đã làm chủ trên chiến trường. Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu – Đông năm 1953, thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Kế hoạch Na-va là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Pháp và Mỹ đã lập 07 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Quân và dân ta đã phối hợp với quân và dân các nước Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị động chiến lược. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, đây là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới, được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm; hệ thống hỏa lực mặt đất có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần máy bay lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tướng Na-va coi như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Na-va.

Trước tình hình đó, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định đúng đắn nhưng thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác hơn nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, như là việc tổ chức, bố trí hệ thống hỏa lực chiến dịch. Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa, nay lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.   

Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:

Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã mưu trí dũng cảm tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian. Na-va hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

Sỹ Thành  

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiều Hoạt Động Tuyên Truyền Kỷ Niệm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Ngày Quốc Tế Lao Động Và Ngày Chiến Thắng Điện Biên Phủ trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!