Bạn đang xem bài viết Những Bài Thơ Đoạt Giải Cao Tại Giải Thơ Lê Thánh Tông Lần Thứ 27 được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
LTS. Ngày 17-3-2015, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã có quyết định trao giải thơ Lê Thánh Tông lần thứ 27 cho 19 bài thơ của 19 tác giả; trong đó có 1 giải A, 3 giải B, 7 giải C, 7 giải khuyến khích và 1 tặng thưởng tác giả cao tuổi nhất. Báo QNCT xin giới thiệu một số bài thơ được giải cao trong số 19 bài thơ trên.
Đời lúa (Giải A)
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa Không ghen sắc, không tranh đua hương vị Nhỏ nhoi thôi, trong màu quê dung dị Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người!
Mở lòng ra thơm đất thơm trời Dệt áo xanh làm nền cho gió Ngọn đòng lên đợi mùa trăng tỏ Tận cùng thơm của vị ngọt ngào…
Không giành tên một loại hoa nào Đêm sương giăng nằm mơ cùng cỏ dại Dầm chân vào những gian lao đồng bãi Muôn hạt trắng ngần từ thánh thót mồ hôi!
Thân hao gầy cho ruộng mật bờ xôi Tháng tám ngày ba bắc cầu bờ giậu Tự mình san đều đôi vỏ trấu Gánh đời người đi qua bão giông!
Dương Phượng Toại (CLB thơ Bạch Đằng Giang, TX Quảng Yên)
Anh có về Ba Chẽ với em không? (Giải B)
“Anh có về Ba Chẽ với em không?” Nghe câu hát xốn xang đình làng Dạ Dáng ai qua chợt như quen như lạ Trời tháng tư xanh nỗi nhớ mênh mông.
Anh có về Ba Chẽ với em không? Con phố nhỏ bên dòng sông lặng lẽ Tóc em gội thơm hương mùa hoa dẻ Chiếc cầu treo soi bóng nước êm đềm
Ta chia xa ngày ấy đã bao năm Bóng thời gian qua bao nước nổi Sông Ba Chẽ uốn mình quanh phố núi Chảy về đâu ơi con nước xuôi dòng?
Bến Đầm Buôn – Cầu mới vắt ngang sông Em gánh nước tóc vương làn sương sớm Nhớ tiếng “Đò ơi!…” vẳng xa vời vợi Mái chèo khua thao thiết cả đôi bờ.
Ơi con sông! – Nước lớn mỗi mùa mưa Những mảng bè xanh tre rừng Đông Bắc Câu hát Then dìu dặt Ru cả bốn mùa – nương sắn nương ngô…
Phố núi bây giờ – điện lưới giăng tơ Hối hả ngược xuôi – ô tô, xe máy Cô gái Thanh Y, tay cầm điện thoại Khúc khích cười: Tin ai nhắn bằng thơ?
Anh có về Ba Chẽ tháng Tư Nghe gió hát, khúc giao mùa rộn rã Có cô giáo miền xuôi còn rất trẻ Dậy các em thơ bằng cả tấm lòng.
Anh có về Ba Chẽ với em không?
Minh Đức (CLB thơ Tiên Yên, huyện Tiên Yên)
Mẹ ơi, quê mình giờ đã khác (Giải B)
Thương mẹ vội vàng “đi” sớm Chiều đông hiu hắt màu mây Chúng con một đàn nhỏ dại Co ro áo mỏng, thân gầy.
Đưa mẹ về nơi cuối đất Gập ghềnh nghiêng bánh xe tang Những khuôn mặt người héo hắt Sắt se hằn vết cơ hàn.
Ruộng sâu tay mẹ cày cấy Đất cằn chai thối móng tay Mẹ mơ phép thần kỳ diệu Cho đời con được đổi thay…
Mẹ ơi! Quê mình đã khác Không phải phép màu thần tiên! Ruộng đồng quanh năm xanh tốt Hết ngô, lúa trải xanh liền.
Đồi hoang đã thành nhà máy Khói trắng hoà vào trời mây Thênh thang đường quê rộng mở Hàng đi xuôi ngược đêm ngày.
Các cháu của bà đã lớn Đứa là doanh nhân, công nhân Đứa là kĩ sư, cô giáo… Con vui, thương mẹ ngàn lần!
Mỗi ngày quê hương đổi khác Mùa Thu rực đỏ bóng cờ Cuộc đời đã sang trang mới Ước chi mẹ sống đến giờ!
Nguyễn Thu Mát (CLB thơ 8/6 huyện Đông Triều)
Thông Tin Giá Vàng Sjc Tại Cần Thơ Mới Nhất
Thông Tin Đại Lý Xe Yamaha Tại Cần Thơ Mới Nhất
Giải Soạn Bài Trong Lòng Mẹ (Trích Những Ngày Thơ Ấu) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1
1. Em hiểu như thế nào về thể loại tự truyện ? Đọc phần tóm tắt tác phẩm và văn bản đoạn trích trong SGK, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng ?
Trả lời:
Cần trả lời câu hỏi : Tự truyện thuật lại câu chuyện ở thời gian nào ? Ai là nhân vật chính ?
Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình. Ở tác phẩm tự truyện, các sự kiện tiểu sử nhà văn đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật để từ đó làm cho quá khứ tái sinh, làm sống dậy các thời kì xã hội nhất định, ở đây, tác giá thành nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ nhất số ít) và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ về những ngày thơ âu của mình.
Hình dung về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng :
– Bố đã mất. Người mẹ không toại nguyện trong hôn nhân, không hanh phúc ở nhà chồng, đang tha hương cầu thực kiếm sống ở phương xa. Chú bé phải sống với người cô cay nghiệt, đầy ác cảm, thành kiến nặng nề với người mẹ đáng thương của chú.
– Chú bé Hồng vừa khát khao tình thương yêu, nhất là tình mẫu tử, vừa luôn phải chịu đựng, đề phòng trước sự ghẻ lạnh, châm chọc của nhiều người xung quanh.
2. Qua đoạn văn thuật lại cuộc đối thoại giữa chú bé Hồng và người cô, hãy phân tích tâm trạng, cảm xúc của chú bé và bản chất nhân vật người cô.
Trả lời:
Để phân tích tâm trạng, cảm xúc của chú bé Hồng trong cảnh đối thoại với người cô, cần dựa vào trình tự bố cục tác phẩm và đặt nó trong mối quan hệ với các lời nói, cử chỉ của nhân vật người cô.
– Nghe người cô cười hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Vốn nhạy cảm, chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin.
– Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khoé mắt đã cay cay. Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô đã phơi bày ở lời nói thứ ba thì nỗi đau đớn, phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài những tiếng khóc”.
– Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Chủ ý các chi tiết đầy ấn tượng mà Nguyên Hồng đã sử dụng để bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở những giây phút này. Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh.
Từ diễn biến tâm trạng trên, chúng ta nhận ra sự cay nghiệt đáng ghê tởm của nhân vật người cô, nhận ra tình thương yêu mẹ mãnh liệt và sự nhạy cảm, lòng tự trọng của chú bé Hồng.
Khi phân tích bản chất nhân vật người cô, cần chú ý những cử chỉ, điệu bộ, đặc biệt là giọng điệu hỏi, kể của người cô được nhà văn miêu tả. Người cô đã chuẩn bị sẵn cuộc “tấn công” đứa cháu tội nghiệp, nhục mạ người mẹ của chú nên không muốn “buông tha” đối tượng. Bà cô cứ thay đổi “đấu pháp” tấn công và nhà văn đã thuật lại điều đó theo lối tăng tiến. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô. Tình cảnh túng quẫn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt…
Qua phân tích bản chất lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm của nhân vật người cô, cần rút ra ý nghĩa tố cáo của tác phẩm.
3. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn diễn tả cảm xúc sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi bất ngờ gặp lại người mẹ, được nằm trong lòng mẹ.
Trả lời:
Cần thấy rằng đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi bất ngờ gặp lại người mẹ, được nằm trong lòng mẹ được tác giả viết bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế.
– Vừa đuổi kịp, trèo lên xe ngồi cùng mẹ, chú bé đã như thế nào ? Dòng nước mắt khi “oà lên khóc rồi cứ thế nức nỏ” lúc này khác gì với dòng nước mắt khi đối thoại với người cô ở lần trước ?
– Nhà văn như thả hồn mình về lâng lâng sống cùng kỉ niệm khi diễn tả chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì.
4. Theo em, chất trữ tình của văn xuôi Nguyên Hồng bắt nguồn từ đâu ? Phân tích những biểu hiện của chất trữ tình ấy trong đoạn trích.
Trả lời:
Nhìn chung, chất trữ tình của tác phẩm văn học thường bắt nguồn từ đối tượng miêu tả, câu chuyện được kể, từ tâm hồn, rung cảm cùng cách thể hiện của nhà văn.
Có thể phân tích chẩt trừ tình của đoạn trích Trong lòng mẹ qua những mặt cụ thể sau :
– Đối tượng, nội đung thể hiện :
+ Tình huống và nội dung câu chuyện.
+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
Trong quá trình diễn biến này, mọi cảm xúc (nỗi xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết) đều bị dồn nén rồi được đẩy lên ngày càng cao và đến đỉnh điểm.
– Phương thức thể hiện :
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuật kể với bộc lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ân tượng và thật giàu sức gợi cảm.
+ Lời văn giàu cảm xúc, nhiều khi mê say, cuốn hút khác thường.
5. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm xúc của em khi được học đoạn trích Trong lòng mẹ.
Trả lời:
Để viết bài văn ngắn theo yêu cầu này, cần đồng cảm với nhân vật và có cảm xúc thật tự nhiên. Có thể trình bày cảm xúc của mình về tình cảnh, khát khao, về tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của chú bé Hồng hoặc cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng, đầm ấm. Cũng có thể trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của đoạn văn có nội đung sâu sắc, giàu chất trữ tình này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Thơ Đoạt Giải Cao Tại Giải Thơ Lê Thánh Tông Lần Thứ 27 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!