Xu Hướng 5/2023 # Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. # Top 6 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

..Trong suốt quá trình chiến đấu, khắp các mặt trận đều thường xuyên, liên tục nhận được những bức điện chỉ đạo rất nhanh nhạy, sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ quyết tâm giành được thắng lợi cuối cùng. 

10h45′ ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập cùng bộ đội tiến vào bắt sống Tổng thống ngụy Dương Văn Minh và toàn bộ nộicác chính quyền Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh

…Tây Nguyên, rồi Trị Thiên – Huế, Đà Nẵng thất thủ đã làm cho những tấm lá chắn của quân ngụy ở phía Bắc đã bị phá toang. Con đường chiến thắng của quân ta dẫn tới sào huyệt cuối cùng của chế độ Sài Gòn đang mở rộng.

Ngay trước khi giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, chiều 29 tháng 3 năm 1975, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam: “…Tình hình biến chuyển mau lẹ. Cuộc cách mạng miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt… Trên thực tế, có thể coi chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu từ đây”.[1]

Sáng ngày 31 tháng 3 năm 1975, tại Hà Nội, Bộ Chính trị họp mở rộng. Đây là cuộc họp lịch sử bàn về đòn chiến lược thứ ba, đòn cuối cùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Không khí phấn khởi tràn ngập “Nhà con rồng” – (tức phòng họp của Bộ Tổng Tư lệnh xây dựng trên nền Điện Kính thiên trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long – BT), những nét mặt rạng rỡ, những ánh mắt sáng ngời, những cái bắt tay hứa hẹn…

Sau khi phân tích kỹ tình hình chiến trường, Hội nghị nhất trí nhận định những nhân tố mới đã xuất hiện rõ nét trong trận Đà Nẵng. Ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất. Phương thức tác chiến chiến lược của ta là phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược (chủ lực, nông thôn và thành thị), từ ngoài đánh vào, kết hợp với lực lượng tại chỗ từ trong đánh ra, lấy chủ lực từ ngoài đánh vào là quyết định, tập trung lực lượng tiến công địch, nhanh chóng lợi dụng thời cơ, dồn dập phát triển thắng lợi…

Sau hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn điện ngay vào chiến trường: “…Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc”.[2]

Từ cuộc họp ngày 31 tháng 3 năm 1975, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt. Quyết tâm của Bộ Chính trị cổ vũ mạnh mẽ nhiệt tình cách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Ngày 7 tháng 4 năm 1975, căn cứ tin tức từ các mặt trận báo về, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị đang đổ vào chiến trường: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.[3]

Đến ngày 14 tháng 4 năm 1975, thể theo đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch tấn công vào Sài Gòn – Gia Định và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong bức điện số 37-TK, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị đã đáp ứng kịp thời ý nguyện thiết tha và thiêng liêng ấy: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.[4]

Vậy là kể từ ngày 14 tháng 4 năm 1975, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm được vinh dự mang tên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Trong suốt quá trình phát động cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thực hiện truyền thống nhân nghĩa “lấy trí nhân thay cường bạo”, “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh người chạy lại” của dân tộc ta, nên Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương luôn nhắc nhở các cánh quân phải thực hiện đúng chế độ nhân đạo đối với tù binh và hàng binh của địch. Trong bức điện của Ban Bí thư, ngày 18 tháng 4 năm 1975 đã nhấn mạnh: “…Các loại binh lính sĩ quan của địch đã bỏ ngũ về nhà, về hưu, giải ngũ, trình diện, thì coi như dân thường… Những tên là lính và hạ sĩ quan nếu đã cải tạo tốt có quê ở vùng giải phóng thì cho về với gia đình”.[5] Cũng chính nhờ có chính sách nhân đạo và khoan dung này đã góp phần làm lung lạc, giảm sút tinh thần chiến đấu của quân ngụy.

Để chuẩn bị cho những trận đánh cuối cùng, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1975, Đoàn vận tải Trường Sơn vận chuyển vào Nam Bộ 115.000 quân và 90.000 tấn hàng (trong đó có 37.000 tấn vũ khí, 9.000 tấn xăng dầu). Riêng trong những ngày “chuẩn bị nước rút” từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 4, vừa khai thác vừa vận chuyển, ta đã đưa vào chiến trường 10.100 tấn đạn, 2.300 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, 2.600 tấn xăng dầu… Nhiều trạm sửa chữa ô tô, sửa chữa pháo và tăng được bố trí dọc đường, phục vụ cơ động của chiến dịch. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, nổi lên tác dụng to lớn của hậu cần tại chỗ. Trục đường 14 từ Đồng Xoài đi Cây Gáo, Bến Bầu được gấp rút thi công. Các đoàn quân hậu cần ở các hướng củng cố và mở rộng tuyến đường chiến dịch với tổng chiều dài hơn 3.000 ki-lô-mét. Đặc biệt, trong những ngày hạ tuần tháng 4, hậu cần Miền đã đưa 10.000 cán bộ, chiến sĩ từ tuyến sau lên thành lập 8 tiểu đoàn cơ động, huy động gần 4.000 xe vận tải, hơn 600 thuyền máy, ca nô, hàng nghìn xe đạp thồ và hơn 60.000 dân công hỏa tuyến, lập 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị với tổng số 10.000 giường, phục vụ bộ đội tiến công Sài Gòn – Gia Định.[6]

Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến trên cơ sở phương án cũ đã được Trung ương Cục thông qua.

Thế trận tại chỗ đã bày xong. Ngày 22 tháng 4 năm 1975, lần cuối cùng, kế hoạch tiến công Sài Gòn – Gia Định được Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua và phê duyệt.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị họp, giữa lúc công việc chuẩn bị mọi mặt từ Bộ thống soái tối cao đến Bộ tư lệnh và các đơn vị ở chiến trường trọng điểm cơ bản đã hoàn thành. Năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Tổng thống ngụy quyền, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát.

Sau khi kiểm tra lại lần cuối việc chuẩn bị cho trận đánh quyết định, cuộc họp kết thúc trong không khí náo nức, phấn khởi, quyết tâm, sẵn sàng đón tin chiến thắng.

Giờ phút quyết định đã điểm. Chiến trường Nam Bộ bùng lên như một cơn lốc.

Theo kế hoạch, 5 giờ 30 phút sáng 30 tháng 4 năm 1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng 390 đã húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập – sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh Độc Lập, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cùng lúc này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh và toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn có mặt đầy đủ trong dinh Độc Lập đã bị quân giải phóng bắt sống. Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam). Chiến tranh kết thúc.

Từ thủ đô Hà Nội, nhận được tin chiến thắng, thay mặt Bộ Chính trị Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã gửi ngay bức điện khen ngợi: “Toàn thể cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Sài Gòn – Gia Định thân mến. Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhiệt liệt khen ngợi quân và dân Sài Gòn – Gia Định, khen ngợi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội tinh nhuệ, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định, đưa chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng. Toàn thể các đồng chí hãy nêu cao tinh thần quyết thắng cùng đồng bào tiếp tục tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu của Tổ quốc”.[7]

Vậy là sau 5 ngày chiến đấu liên tục (từ 26 đến 30/4/1975), chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối.

Nếu tính từ ngày 4 tháng 3 năm 1975, khi quân ta bắt đầu nổ súng ở Playcu trong hoạt động nghi binh chiến lược giải phóng Tây Nguyên cho đến ngày toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, thì toàn bộ cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam đã diễn ra trong 55 ngày đêm, thật là một sự trùng hợp kỳ lạ với 55 năm ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đó 21 năm. Vậy là hai chiến dịch có hai cách đánh khác nhau. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm là “đánh chắc, tiến chắc”, thì trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương châm là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Dù là hai cách đánh khác nhau nhưng đều đi đến thắng lợi cuối cùng đánh đổ hai thực dân đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ. Đó là minh chứng hùng hồn cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng; truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam; quyết không cam chịu làm nô lệ; quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc.

Sự kiện chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã một lần nữa chứng minh chân lý bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

Thời Cơ Chiến Lược Trong Cuộc Tổng Tiến Công Mùa Xuân 1975

Từ tháng 4/1973, theo chỉ thị của đồng chí Lê Duẩn, Bộ Tổng tham mưu xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Kế hoạch này được sửa đổi 8 lần, đến cuối năm 1973, cơ bản thống nhất kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (dự kiến 1975 – 1976).

Chuẩn bị công phu, bí mật và chủ động

Trong vòng 2 năm kể từ khi kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam được xây dựng, để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công, ta đã đưa 11 vạn bộ đội, vận chuyển hơn 400.000 tấn vật chất vào miền Nam; Dồn toàn bộ sức lực còn lại của miền Bắc cho trận cuối cùng. Chúng ta cũng thành lập ra những quân đoàn chủ lực. Trong đó, Quân đoàn 1 thành lập ngày 24/10/1973, Quân đoàn 2 thành lập ngày 17/5/1974, Quân đoàn 3 thành lập ngày 26/3/1975 (khi đang trong quá trình đánh Tây Nguyên). Đó là những đơn vị sắm vai trò chủ công trong cuộc tổng tấn công. Chúng ta cũng xây dựng được hệ thống mạng lưới đường xá, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu, hệ thống hơn 10.000 km dây thông tin cho cuộc tổng tiến công.

Trưa 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Để thử phản ứng của Mỹ, ta đã mở một cuộc trinh sát chiến lược, thực hiện chiến dịch giải phóng Phước Long. Đến ngày 6/1/1975, sau khi giải phóng thị xã Phước Long, kết thúc chiến dịch, phía Mỹ cũng chỉ phản ứng chiếu lệ. Điều này giúp ta khẳng định Mỹ sẽ không quay trở lại Việt Nam.

Cuộc tổng tiến công này có nhiều điều đặc biệt: Thứ nhất, công tác chuẩn bị rất bí mật. Ngay từ tháng 1/1975 Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã được bí mật điều vào miền Nam, đại diện Bộ Chính trị cùng quân dân miền Nam chỉ đạo cuộc tiến công này. Chúng ta cũng xác định Tây Nguyên sẽ là chiến trường mở màn cho cuộc tổng tiến công. Chính vì vậy, từ trước đó, trong các tập bài của học viện quân sự cao cấp, các giáo viên đã ra các tình huống cho học viên, là những cán bộ cao cấp trong quân đội về các tình huống đánh các vị trí, thị xã trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Chiến dịch Tây Nguyên được vạch ra rất bí mật, trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây Nguyên được đưa ra Hà Nội họp với Bộ Tổng tham mưu, phải học thuộc lòng tất cả các tình huống, phương án tác chiến rồi đi vào, mà không được phép ghi chép bất cứ điều gì.

Điều đặc biệt thứ 2 là chúng ta đã tổ chức nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên rất tốt. Đây là “cuộc nghi binh hoàn hảo” trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã giữ được bí mật đến phút chót, khiến quân đội chính quyền Sài Gòn bất ngờ. Chính quyền Sài Gòn luôn cho rằng, chúng ta sẽ tấn công Pleiku và Kon Tum, nên đã đưa toàn bộ quân đi phòng thủ 2 địa phương này, mà không phòng thủ Buôn Mê Thuột. Đến đêm 9/3, khi quân ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột, địch bị bất ngờ, không kịp trở tay, và đến trưa ngày 11/3, ta đã chiếm được thị xã Buôn Mê Thuột.

Việc ta đánh Buôn Mê Thuột là đòn điểm huyệt, làm rung động thế bố trí của toàn quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Không bao giờ nghĩ chúng ta dám đánh thị xã lớn nhất Tây Nguyên, nên khi bị đánh chiếm xong Buôn Mê Thuột, quân đội Sài Gòn có phản kích, tái chiếm mấy lần nhưng không được. Lúc này, Nguyễn Văn Thiệu và tướng lĩnh ngụy quyền Sài Gòn đã phạm sai lầm lớn về chiến lược, đó là rút bỏ khỏi Tây Nguyên để lui về cố thủ giữ Sài Gòn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Sai lầm này của Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đến sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời tạo ra thời cơ chiến lược rất lớn cho ta.

Việc ngụy quyền Sài Gòn rút chạy khỏi Tây Nguyên là tình huống chiến lược ngay cả Quân ủy TƯ và Đảng ta cũng không lường tới. Không ngờ được là ta chỉ đánh mỗi trận Buôn Mê Thuột mà lại chiếm được cả Tây Nguyên. Chính vì ta không lường được việc quân Sài Gòn rút chạy, nên chúng ta cũng không có phương án chặn đánh khi địch rút chạy. Đây là một thực tế, bởi theo kế hoạch, ta đánh Buôn Mê Thuột và các địa bàn trên Tây Nguyên, dần dần theo tình hình mới tập trung đánh nơi khác và đến năm 1976 mới mở cuộc tổng tiến công.

Tuy nhiên, sau khi đánh chiếm Buôn Mê Thuột, các trinh sát ta phát hiện máy bay lên xuống liên tục, các gia đình chính quyền Sài Gòn vội vàng mua vé máy bay rời khỏi đó hết, nên các trinh sát phán đoán có lẽ địch sẽ rút chạy. Lúc này, các đơn vị của Nguyễn Văn Thiệu ở Tây Nguyên đã lặng lẽ theo một số đường đi xuống duyên hải miền Trung. Các đơn vị của ta phát hiện, báo lên Bộ Chỉ huy chiến dịch và đồng chí Văn Tiến Dũng. Do không chuẩn bị phương án chặn đánh từ trước, nên Bộ chỉ huy và đồng chí Văn Tiến Dũng lệnh cho các đơn vị vừa truy kích, bám theo và chặn đánh quân đội Sài Gòn.

Khi các đơn vị của chúng ta đang bám theo quân đội Sài Gòn trên đường chạy xuống các tỉnh duyên hải miền trung, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận được lệnh từ Bộ Chính trị điện về, yêu cầu dừng truy kích, quay trở lại phát triển dọc Tây Nguyên. Khi nhận được bức điện, Đại tướng Văn Tiến Dũng rất ngạc nhiên, không hiểu sao Hà Nội lại có chỉ đạo như vậy. Ông không trả lời, cứ để anh em tiếp tục bám theo truy kích và đánh địch. Sau đó, ông lại nhận được một bức điện thứ 2, có nội dung kiên quyết hơn, nội dung đại ý yêu cầu quân ta dừng truy kích, quay ngay trở lại phát triển dọc Tây Nguyên và đánh từ Tây Nguyên xuống Tây Ninh sau đó vào Sài Gòn.

Nhận được bức điện thứ 2, Đại tướng Văn Tiến Dũng không thể không trả lời, ông trăn trở rồi quyết định thảo một bức điện gửi về Bộ Chính trị, nội dung bức điện đại ý: Mọi việc trong này, anh Năm Công (tức đồng chí Võ Chí Công – khi đó là bí thư Liên khu 5) sẽ ra báo cáo các anh, còn xin đề nghị cho chúng tôi tùy tình hình trong này để triển khai… Và đại tướng Văn Tiến Dũng tiếp tục chỉ huy các lực lượng quân ta bám đánh quân đội Sài Gòn theo các con đường 7, 5, 19, 21 xuống duyên hải miền Trung.

Về tình huống này, qua nghiên cứu, PGS – TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện lịch sử Đảng cho rằng, nếu khi đó Bộ chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên và Đại tướng Văn Tiến Dũng chấp hành lệnh của Bộ Chính trị, dừng truy kích và quay trở lại phát triển dọc Tây Nguyên, thì chưa biết cuộc tổng tiến công của chúng ta sẽ kéo dài đến khi nào. Vì khi ta truy kích quân địch xuống duyên hải miền Trung, vô hình trung chúng ta đã cô lập được quân khu 1 của địch. Đây là điều về mặt chiến lược mà Bộ chỉ huy quân sự Tây Nguyên thấy rất rõ, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho Đại tướng Lê Trọng Tấn, trong vòng 3 ngày phải giải phóng Huế và Đà Nẵng để khớp được kế hoạch tiến công. Ngày 26/3, ta giải phóng Huế và ngày 29/3, ta giải phóng Đà Nẵng.

Khi giải phóng được Huế và Đà Nẵng, ta đã hoàn thành một nửa chặng đường của chiến dịch. Nhưng quan trọng nhất lúc này, là thời cơ chiến lược xuất hiện ngày càng rõ. Nếu như khi ta chiếm được Tây Nguyên, Bộ Chính trị xác định, trong suốt 20 năm chiến tranh giải phóng, chưa bao giờ có thời cơ thuận lợi như lúc này, và bắt đầu chuyển sang kế hoạch thời cơ, tức là cố gắng giải gắng giải phóng miền Nam trước mùa mưa (mà không dùng kế hoạch 2 năm nữa). Đến khi giải phóng Huế, Đà Nẵng xong, Bộ Chính trị xác định, cố gắng giải phóng miền Nam trong tháng 4.

Sau khi giải phóng Đà Nẵng, giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung, việc đánh vào Sài Gòn trở nên đơn giản hơn nhiều. Quân ta chỉ vấp phải phòng tuyến vòng ngoài cùng là Phan Rang. Sau khi đánh Phan Rang, phá vỡ cánh cửa thép Xuân Lộc, ngày 19/4 đến 21/4, Nguyễn Văn Thiệu lên đài truyền hình tuyên bố từ chức. Ngày 26/4, ta bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh với lực lượng áp đảo, gấp 3 lần lực lượng quân đội Sài Gòn. Ta tập trung khoảng 15 vạn quân đánh vào Sài Gòn. Đây là chiến dịch lực lượng mạnh nhất, tập trung đông nhất, chiến dịch diễn ra ngắn ngày nhất (chỉ trong 4 ngày).

Từ những diễn biến dẫn đến thời cơ thuận lợi nhất cho cuộc chiến cho thấy, trong chỉ đạo chiến lược, nếu chúng ta chỉ cần có quyết định khác một chút, tình thế sẽ khác hẳn. Và rất may mắn là chúng ta có những quyết định chính xác, đúng đắn cho cuộc tổng tiến công. Góp phần vào chiến thắng to lớn, nhanh chóng cho chúng ta trong cuộc tổng tiến công năm 1975.

Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Xuân 1975 Đã Phát Triển Qua Ba Chiến Dịch Lớn Như Thế Nào ? Bài 30. Hoàn Thành Giải Phóng Miền Nam Thống

Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên – địa bàn chiến lược quan trọng. Trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10 – 3 – 1975, ta đã nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 12 – 3 – 1975, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.Ngày 14 – 3 – 1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng.Ngày 21-3, quân ta dành thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Đúng 10 giờ 30 ngày 25-3, quân ta tiến vào cố đô Huế ; đến ngày 26-3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Cùng thời gian này, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai… tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.

Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn, rơi vào thế cô lập. Sáng 29 – 3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố. Đến 3 giờ chiều, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn (mang tên chiến dịch Hồ Chi Minh), quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Trước việc tuyến phòng thủ bị chọc thủng (Phan Rang 16-4, Xuân Lộc 21 – 4), nội bộ Mĩ và quân đội Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18- 4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.5 giờ chiều 26 – 4, chiến dịch Hồ Chi Minh bắt đầu. Năm cánh quân cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 giờ 45 phút ngày 30 – 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ Tổng thống, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại, thừa thắng nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy. Đến ngày 2-5, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng là tỉnh Châu Đốc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi.

Vai Trò Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Xuân Mậu Thân 1968

1. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam – người đại diện chân chính, duy nhất, tổ chức và lãnh đạo các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 20/12/1960 tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đến ngày 15/2/1961, các lực lượng vũ trang trên toàn miền Nam thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam, do Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy, đồng thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm lễ kết nạp lực lượng Quân giải phóng là thành viên chính thức. Như vậy, có thể thấy về mặt tổ chức công khai, Quân giải phóng là lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Để chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược nhằm đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ trong năm 1968, từ tháng 12/1967, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và ra Nghị quyết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Nghị quyết nêu rõ: “Tấn công quân sự trên các chiến trường và sự nổi dậy của đô thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng tiến công và tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn – Nam Bộ và Trị Thiên – Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn”(1). Đến tháng 1/1968, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau khi đánh giá thắng lợi to lớn của quân dân ta trong việc đánh bại Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ, đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Hội nghị xác định nhiệm vụ trọng đại cấp bách trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta lên bước phát triển cao hơn. Dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định, đạt mục tiêu chiến lược, tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Về Mặt trận, nghị quyết Hội nghị nhấn mạnh, cần thành lập một Mặt trận thứ hai bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, lấy một tên thích hợp và Cương lĩnh rộng rãi hơn Cương lĩnh của Mặt trận. Thực hiện chủ trương, đường lối chỉ đạo cuộc Tổng tiến công do Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra, đúng 18 giờ ngày 30/1/1968 (đêm mồng một Tết Mậu Thân), Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lệnh cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và đồng bào miền Nam nhất tề xông lên diệt thù: “Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, các lực lượng đấu tranh chính trị, toàn thể hội viên các hội giải phóng hãy sát cánh cùng các lực lượng yêu nước khác và toàn thể đồng bào nhất tề xông lên, quyết trừng trị đích đáng quân Mỹ xâm lược và bọn Thiệu – Kỳ tay sai bán nước”(2). Đây là văn kiện chính thức công khai về mệnh lệnh cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Sau mệnh lệnh của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, lần lượt các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận đều ra Lời kêu gọi gửi tới các hội viên, cũng như toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam hưởng ứng và chấp hành mệnh lệnh Tổng tiến công và nổi dậy. Lời kêu gọi của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 2/2/1968 ghi rõ: “Hãy siết chặt hàng ngũ, dũng cảm xốc tới, kiên quyết chấp hành lệnh tiến công của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”(3). Tiếp đó là các tổ chức, đoàn thể, như: Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam (ngày 11/2); Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng, Hội Liên hiệp Sinh viên giải phóng (ngày 17/2).

Đối với các lực lượng vũ trang, ngay sau mệnh lệnh của Đoàn Chủ tịch, Bộ chỉ huy Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra Thông cáo đặc biệt cùng Lời kêu gọi: “Kiên quyết chấp hành mệnh lệnh của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, toàn thể cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhận rõ trách nhiệm trước nhân dân, Tổ quốc”(4). Tiếp đó, trong các Bản Thông cáo số 2 (ngày 6/2) và số 3 (ngày 26/2) ghi rõ: Thừa lệnh Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân thừa thắng xông lên quyết giành toàn thắng. Bản Thông cáo số 4 của Bộ chỉ huy Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam (ngày 19/3) còn khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với các lực lượng vũ trang và chủ trương Tổng tiến công: “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam người cổ vũ và tổ chức mọi thắng lợi của nhân dân ta ở miền Nam. Chủ trương của Mặt trận mở cuộc tiến công và nổi dậy vĩ đại là hoàn toàn chính xác”(5).

Ngay sau khi mệnh lệnh được công bố, quân dân miền Nam đã tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự, hệ thống giao thông thủy bộ, kho tàng của địch ở hầu khắp các thành phố thị trấn, thị xã và những vùng nông thôn còn bị địch kiểm soát suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, chiếm một số nơi, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy cơ sở của chế độ Sài Gòn.

2. Mặt trận phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kêu gọi toàn dân đoàn kết nổi dậy

Để giành thắng lợi trong Tổng tiến công, không thể chỉ dựa vào vai trò của các lực lượng vũ trang, cách tốt nhất là kết hợp giữa công tác quân sự và nổi dậy của quần chúng. Mối quan hệ giữa công kích và nổi dậy là mật thiết. Quá trình tổng tiến công và nổi dậy là một cuộc chiến đấu của quần chúng cách mạng về cả vũ trang lẫn chính trị. Yêu cầu đặt ra cho tổng khởi nghĩa là: Đập tan các cơ quan chỉ huy đầu não, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của địch, thành lập chính quyền cách mạng, do vậy chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp, vừa đánh vừa phát triển lực lượng thì mới thực hiện được yêu cầu. Cuộc tổng tiến công phải có tính chất quần chúng thực sự. Nếu chỉ riêng bộ đội chủ lực, hay bất kỳ một lực lượng nào và nếu không có sự chuẩn bị tốt thì không thể nào làm được.

Bên cạnh việc ban hành mệnh lệnh Tổng tiến công, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn ra Lời kêu gọi gửi tới toàn thể đồng bào đứng lên đoàn kết trong Mặt trận, cùng nổi dậy giành chính quyền. Ngày 1/2/1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi công chức, viên chức, nhân viên, binh sĩ chính quyền Sài Gòn trở về với nhân dân, gia nhập hàng ngũ Mặt trận: “Những người đang ở ngã ba đường hãy bỏ đời lính đánh thuê cho giặc về với quê hương, hãy quay súng bắn vào bọn Việt gian, cùng nhân dân đánh bại quân Mỹ, cứu nước lập công. Các bạn binh sĩ hãy khởi nghĩa chống Mỹ – Thiệu và ly gián với đội quân bán nước. Chúng tôi sẵn sàng đón tiếp các bạn trở về với nhân dân và cũng sẵn sàng để các bạn gia nhập Mặt trận”(6).

Ngày 3/2/1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân, các tầng lớp nhân dân ở thành thị và các vùng tạm thời bị địch kiểm soát; nhân dân vùng mới giải phóng; đồng bào vùng giải phóng cũ và vùng căn cứ cách mạng hãy đoàn kết không phân biệt già, trẻ, tín ngưỡng, tôn giáo, thừa thắng xông lên. Đồng bào thành lập các đội vũ trang tự vệ bảo vệ chính quyền cách mạng, tổ chức lại sản xuất và chiến đấu để phục vụ tiền tuyến.

Chuẩn bị cho giải pháp chính trị sau khi giải phóng bằng tiến công và nổi dậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn mở rộng khối liên minh, đoàn kết toàn dân tộc, nhằm tranh thủ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

Ngày 20/4/1968, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (LMCLLDTDC và HB Việt Nam) ra đời. Uỷ ban Trung ương do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, Hòa thượng Thích Đôn Hậu và Kỹ sư Lâm Văn Tết đồng Phó Chủ tịch. LMCLLDTDC và HB Việt Nam chủ trương đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước, kiên quyết chống ngoại xâm, đánh đổ toàn bộ chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ, thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc, giành độc lập, dân chủ và hòa bình. Bản Tuyên ngôn cứu nước của Liên minh khẳng định 3 điểm chương trình hoạt động: Chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình, giành độc lập và chủ quyền dân tộc; Kiến tạo Nam Việt Nam thành một quốc gia độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và thịnh vượng; Tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà trên cở sở hai miền Nam Bắc bàn bạc, thương lượng bình đẳng và tôn trọng đặc điểm của nhau(7). Thừa nhận vai trò và cống hiến của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong sự nghiệp chiến đấu chống ngoại xâm, Liên minh chủ trương hợp tác với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không thể vắng mặt trong việc giải quyết mọi vấn đề ở miền Nam Việt Nam.

Có thể thấy sự ra đời của LMCLLDTDC và HB Việt Nam đã đánh dấu bước phát triển mới của khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trên các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao trong giai đoạn mới. Triệt để cô lập đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, làm phân hóa thêm địch đến mức cao nhất, tập hợp thêm những cá nhân và tầng lớp trung gian tại các đô thị đứng lên chống Mỹ. Liên minh độc lập với Mặt trận, nhưng thực hiện liên minh với Mặt trận và tất cả những người muốn đấu tranh cho miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập. Trong thành phần lãnh đạo Liên minh có ông Tôn Thất Dương Kỵ giữ vai trò Tổng Thư ký, nhưng trước đó từ năm 1964, với bí danh Dương Kỳ Nam, ông đã là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. LMCLLDTDC và HB Việt Nam ra đời là một sự kiện chính trị có tầm quan trọng to lớn, đánh dấu bước phát triển mới có ý nghĩa của khối đại đoàn kết chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta, đánh dấu sự phá sản toàn diện của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, sự cô lập cao độ và sụp đổ không thể nào tránh khỏi của ngụy quyền tay sai.

3. Mặt trận tổ chức và thành lập chính quyền cách mạng nhân dân tại các vùng mới giải phóng

Một trong những nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy là thành lập chính quyền nhân dân, nhằm thay thế chính quyền bù nhìn phản động của Chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nghị quyết Hội nghị 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1968) cũng xác định: Việc tổ chức chính quyền nhân dân cần có tính chất liên hiệp rộng rãi, phù hợp với sách lược của Mặt trận. Cần chuẩn bị những người tiêu biểu để đưa vào chính quyền liên hiệp dân tộc.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ này, vai trò của Mặt trận hết sức quan trọng khi đã vận động được nhiều nhân sĩ yêu nước và người có uy tín đứng ra đảm nhiệm các công việc chính quyền. Huế là đô thị miền Nam thành công nhất trong việc thành lập và tổ chức hoạt động chính quyền mới. Ngày 14/2/1968, đại diện các lực lượng cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã họp thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng Thừa Thiên – Huế làm cơ quan đại biểu cho ý chí và quyền lợi của nhân dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Ủy ban do ông Lê Văn Hảo làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của Ủy ban là: Tăng cường đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cuộc đấu tranh vũ trang, chính trị và binh vận; lãnh đạo nhân dân sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng y tế, văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân(8). Sau Uỷ ban nhân dân cách mạng thành phố, các Uỷ ban nhân dân cách mạng phường lần lượt được thành lập. Ngày 15/2, Uỷ ban nhân dân cách mạng ra Thông cáo số 1 nêu rõ: Xóa bỏ các tổ chức ngụy quyền của bè lũ bán nước Thiệu, Kỳ từ tỉnh, thành phố đến thôn xã; Thừa nhận Uỷ ban nhân dân cách mạng các cấp huyện, xã, quận, khu phố do nhân dân và quân khởi nghĩa đã lập ra, coi đó là chính quyền hợp pháp duy nhất của nhân dân; thi hành các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tôn trọng các quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm,… Đặc biệt, bản Thông cáo còn thể hiện rõ chủ quyền khi ra tuyên bố: “Quân đội Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, phải đóng quân tại chỗ. Mọi việc di chuyển quân phải được chính quyền cách mạng Việt Nam cho phép”(9).

Ngày 23/2/1968, toàn bộ lực lượng cách mạng tại Huế rút ra ngoài thành phố. Việc giữ được thành phố trong 25 ngày là lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung về chính trị của Tổng tiến công và nổi dậy. Tuy lực lượng cách mạng đã rút khỏi Huế, nhưng hoạt động của Uỷ ban nhân dân Cách mạng vẫn được duy trì tiếp sau này với rất nhiều hoạt động cụ thể. Ngày 28/2/1968, Uỷ ban nhân dân Cách mạng ra Thông cáo số 2 đề ra các nhiệm vũ cấp thiết: “Với những vùng chiến sự còn giằng co, chú ý sơ tán đồng bào, hướng dẫn và vận động đồng bào còn ở lại đào hầm hào tránh máy bay, đại bác, bám ruộng vườn vừa chiến đấu vừa sản xuất, vệ sinh phòng bệnh chống những nạn dịch hoặc các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra; Đối với vùng mới giải phóng, ra sức củng cố chính quyền cách mạng, truy lùng bọn địch lén lút phá hoại..; Đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, chính quyền các cấp cần quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo; Đối với đồng bào ở nông thôn chạy vào thành phố nay trở về quê cũ cần đoàn kết, giúp đỡ mọi điều kiện để làm ăn, ổn định đời sống; Đối với ngụy quân, ngụy quyền đã trở về với nhân dân, cần giáo dục, giúp đỡ họ làm ăn lương thiện”(10). Ngày 20/4, Uỷ ban nhân dân Cách mạng Thừa Thiên – Huế ra nhiệm vụ mới cho quân dân toàn tỉnh: Bám sát ruộng vườn, tích cực sản xuất và chiến đấu, giữ vững và bảo vệ vùng giải phóng, đóng góp nuôi quân, đoàn kết giúp đỡ đồng bào sơ tán; thừa thắng xông lên tiếp tục tiến công và nổi dậy. Uỷ ban nhân dân Cách mạng cũng nghiên cứu các vấn đề ruộng đất, xây dựng dự toán ngân sách năm 1968, chuẩn bị xây dựng quy ước nông thôn nhằm đảm bảo thực hiện đời sống mới đoàn kết, vui tươi, lành mạnh.

Thắng lợi của Tổng tiến công đã tiêu diệt một bộ phận lớn quân địch. Ngụy quyền từ Trung ương tới địa phương bị rối loạn, tê liệt và tan vỡ với những mức độ khác nhau. Thế trận và so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi, tạo cục diện mới, thế chiến lược mới và những khả năng mới cho cuộc kháng chiến của ta, chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ bị phá sản, ý chí xâm lược của Mỹ bị lung lay, buộc Mỹ phải chịu đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mang tầm vóc chiến lược to lớn. Góp phần vào chiến thắng này có công lao to lớn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 14 đề ra là: Chuẩn bị lực lượng, phát triển các tổ chức quần chúng; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương và Cương lĩnh hoạt động của Mặt trận; thành lập được Liên minh, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc; thành lập chính quyền cách mạng tạo tiền đề để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau này.

2. Báo Nhân dân số 5043 năm 1968.

2. Báo Nhân dân số 5050 năm 1968.

4. Báo Nhân dân số 5046 năm 1968.

5. Báo Nhân dân số 5094 năm 1968.

6. Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tập II (1954 – 1975), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, tr.554.

7. Báo Nhân dân số 5131 năm 1968.

8. Báo Nhân dân số 5058 năm 1968.

9. Báo Nhân dân số 5060 năm 1968.

10. Báo Nhân dân số 5078 năm 1968.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bức Điện Lịch Sử Trong Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân Năm 1975. trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!