Bạn đang xem bài viết Những Hình Ảnh Trong Ngày Chiến Thắng Lịch Sử 30/4 Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những hình ảnh trong ngày chiến thắng lịch sử 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4 có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đất nước Việt Nam. Nó như một mốc son chói lọi, một trang sử hào hùng trên con đường dựng nước và giữ nước trong hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Ngày lễ 30/4 là ngày thống nhất đất nước, nối liền hai miền Nam Bắc và đưa dân tộc ta sang một kỷ nguyên phát triển mới về độc lập tự do, chủ nghĩa xã hội.
Các cán bộ của quân ủy trung ương theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975.
Bộ đội pháo binh sẵn sàng xuất kích
Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười
Quân giải phóng đánh chiếm Cầu Thị Nghè sáng 30/4
5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975
Các chiến sĩ quân giải phóng đang chạy vào Dinh Độc Lập cắm cờ cách mạng.
Tiến vào bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn
Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam
Quân giải phóng tước vũ khí của quân đội Sài Gòn
Người dân Sài Gòn đổ ra đường vui mừng vì nhận được tin chiến thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài chung vui cùng nhân dân
Không khí hân hoan, tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ ăn mừng chiến thắng trên đường phố Sài Gòn
Duyệt binh trong ngày chiến thắng
Quân giải phóng ăn mừng chiến thắng với người dân trên đường di chuyển tiến vào thành phố
Nụ cười chiến thắng
Ngày 30/4 hàng năm luôn là một ngày để tất cả mọi người dân Việt Nam nhìn lại chặng đường lịch sử mà dân tộc ta đã phải đánh đổi biết bao nhiêu xương máu, nước mắt, thời tuổi trẻ để giành được độc lập tự do cho đất nước. Hi vọng qua những hình ảnh trong bài viết này, Printgo đã giúp mọi người hình dung và cảm nhận được không khí hào hùng, hân hoan khi quân giải phóng của chúng ta giành chiến thắng trước quân đội Sài Gòn, khi các chiến sỹ giương cao lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập, thống nhất đất nước.
Ngoài ra, nếu có quý khách đang có nhu cầu thiết kế, in ấn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 thì có thể liên hệ với Printgo – nền tảng thiết kế và in ấn số 1 tại Việt Nam, để được tư vấn và hỗ trợ thông qua hotline 1900.633313 hoặc gửi email về địa chỉ: sale@printgo.vn
Tags:
Ngày lễ 30-4
40 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (30
Từ ấy, 40 năm…
40 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, lần đầu tiên những người con sinh năm 1975 có dịp tề tựu, hát vang bài hát mừng sinh nhật, nối vòng tay lớn, sẻ chia với nhau những vui buồn, ngọt bùi trong cuộc sống.
.
Biên Hòa đổi thay
Trưa 30-4-1975, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân cách mạng. Cùng với đồng bào trên cả nước, người dân Đồng Nai vui mừng khôn xiết khi chiến tranh Việt Nam kết thúc sau 21 năm khói lửa…
.
Kỳ vọng vào sự phát triển
* Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lê Đình Thảo: An ninh tôn giáo được ổn định Sau ngày giải phóng, tình hình tôn giáo, dân tộc ở Đồng Nai khá phức tạp. Tuy nhiên, bằng những chính sách thiết thực thể hiện tinh thần đoàn kết nên vùng đồng bào có đạo đã có sự thống nhất chung trong hoạt động.
.
Biên Hòa sôi sục khí thế cách mạng (Bài cuối)
Vào những ngày này cách đây 40 năm, ông Phan Văn Trang (Năm Trang, nguyên Bí thư Tỉnh ủy) với vai trò Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và triển khai các lực lượng quân dân chính Đảng kết hợp với bộ đội chủ lực tiến công giải phóng Biên Hòa – Đồng Nai.
.
Biên Hòa – những “ngày nóng“ tháng 4
Tháng 4-1975, dòng sông Đồng Nai vẫn lững lờ trôi chảy giữa cái nóng thiên nhiên oi bức và cái nóng ngột ngạt của chiến sự.
.
Cuốn sổ tay của Đại tá, Tỉnh trưởng Long Khánh
Dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Xuân Lộc (30-4-1975 – 30-4-2015), qua sự hướng dẫn của ông Dẫn, chúng tôi đã cùng Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Long Khánh Phạm Văn Hoàng đến TP.Hồ Chí Minh, nơi người lính trinh sát đặc công Ngô Huy Hoàng thuộc Tiểu đoàn 20 năm xưa (người đang giữ cuốn nhật ký), tìm hiểu sự thật.
.
Trận tuyến mới của xã anh hùng Bàu Hàm
Sau 40 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân xã Bàu Hàm anh hùng (huyện Trảng Bom) đã khắc phục hậu quả của chiến tranh, vượt qua mọi khó khăn, tập trung xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
.
Giải phóng trễ là tôi “đi“ luôn rồi!
Ông Tư Thái, tự Võ Hồng Thái, tức Võ Văn Xường (1927-2008), nguyên Phó văn phòng Bộ Chỉ huy mặt trận Xuân Lộc cũng là một trường hợp sống được nhờ có ngày 30-4-1975.
.
Nếu không có ngày 30 tháng 4…
Mỗi khi nhắc đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà Nguyễn Thu Hồng, nhà ở phường Bình Đa (TP.Biên Hòa) đều biểu lộ niềm cảm xúc đặc biệt: “Nếu hổng có ngày 30-4-1975, chắc là giờ này tôi vẫn còn ngồi trong tù!”.
.
40 năm – nhìn lại
Mới đó mà đã 40 năm, thời gian đủ để một thế hệ mới bước tiếp con đường xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, cũng là thời khắc để lứa tuổi 18-20 từng “một thời đạn bom” đang lần lượt “hạ cánh” trở về đời thường.
.
Quan tâm công tác đền ơn đáp nghĩa
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Đồng Nai đã dành nhiều nguồn lực cho công tác đền ơn đáp nghĩa, xoa dịu đi những nỗi đau chiến tranh.
.
Vững một niềm tin vào chân lý cách mạng
40 năm trước, Chiến dịch Hồ Chí Minh được khởi động từ ngày 26-4-1975 đã kết thúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bằng sự kiện lịch sử: 5 cánh quân từ các hướng tiến về Sài Gòn, bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh dấu cột mốc hòa bình, thống nhất đất nước vào đúng trưa 30-4-1975.
.
Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam
Tối 27-4, tại Nhà thi đấu Trung tâm thể dục – thể thao tỉnh, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2015).
.
Trước giờ toàn thắng (Bài 3)
Trong khi trận đánh chiếm căn cứ Thiết đoàn 15 ở Hốc Bà Thức, Trung đoàn đặc công 113 phải chịu nhiều mất mát vì sự phản kích điên cuồng của địch, thì ở 2 đầu cầu Hóa An và cầu Ghềnh, cuộc chiến diễn ra rất quyết liệt, hàng chục chiến sĩ của ta đã ngã xuống để giữ vững cầu, không cho địch phá hoại khi rút chạy…
.
Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất – tinh thần cho nhân dân
Tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra đêm 27-4, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có bài diễn văn quan trọng.
.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đã có bài viết với nhan đề: “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng.” Báo Đồng Nai trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
.
Giữ cầu cho xe tăng vào Sài Gòn (Bài 1)
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, bên cạnh đòn tiến công chiến lược đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, việc đánh vào các hậu cứ địch…cũng đã được quân và dân ta thực hiện bằng sự mưu trí, dũng cảm, góp phần mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước…
.
Đập tan “cánh cửa thép“ Xuân Lộc (Bài cuối)
Thấy được khó khăn của Quân đoàn 4 trong cuộc tiến công đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch, đã trực tiếp đến Long Khánh thị sát chiến trường và động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia trận đánh.
.
Ngày này năm ấy
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 báo cáo tình hình đơn vị với Bộ Tư lệnh mặt trận và nhận nhiệm vụ chiến đấu cụ thể của quân đoàn. Quân đoàn 2 triệu tập các cán bộ đơn vị và các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn về Sở Chỉ huy tại ấp Tam Hiệp, xã Xuân Hiệp, tỉnh Long Khánh để nhận nhiệm vụ.
.
Tất cả cho mặt trận Xuân Lộc (Bài 1)
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Chiến dịch Xuân Lộc là một trận chiến vô cùng khó khăn, khốc liệt của các lực lượng giải phóng quân. Đánh vào nơi địch cho là “cánh cửa thép” với hệ thống phòng thủ nhiều tầng lớp, quân ta đã gặp nhiều tổn thất. Nhưng với lòng yêu nước và sự mưu trí, dũng cảm, các cánh quân của ta đã đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của địch sau 12 ngày đêm chiến đấu.
.
Long Khánh công bố công trình mang dấu ấn tháng tư
(ĐN)- Sáng 18-4, UBND chúng tôi Khánh đã công bố quyết định của Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn chúng tôi Khánh chọn công trình Đền thờ liệt sĩ chúng tôi Khánh làm công trình mang dấu ấn tháng tư.
.
Ngày này năm ấy
Đêm 20-4-1975, trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân địch ở Xuân Lộc rút chạy theo đường liên tỉnh số 2 về Bà Rịa.
.
Thế trận giằng co bên trong chúng tôi Khánh (Bài 2)
Sau khi nổ súng tiến công Xuân Lộc, ngày đầu tiên quân ta đã chiếm được một nửa chúng tôi Khánh, toàn bộ khu hành chính tiểu khu, đã đưa được 3 tiểu đoàn chốt trong thị xã và chia cắt đường số 1 từ ngã ba Dầu Giây đến đèo Mẹ Bồng Con. Tuy nhiên, cuộc chiến không hoàn toàn diễn ra như mong muốn…
.
Xứng danh xã anh hùng
Về xã Bảo Vinh (TX.Long Khánh) những ngày này mới cảm nhận được không khí vui tươi, nhộn nhịp tràn về từng ngõ xóm nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng.
.
Hướng đến thành phố tương lai
Long Khánh đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2015 sẽ được công nhận là đô thị loại III, đồng thời sẽ nâng cấp chúng tôi Khánh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
.
Góp sức xây dựng quê hương
Phấn đấu đưa chúng tôi Khánh trở thành đô thị loại III là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp bộ Đoàn chúng tôi Khánh đã và đang triển khai thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực.
.
Ngày này năm ấy
Ngày 21-4-1975, ta làm chủ TXXuân Lộc. Tỉnh Long Khánh hoàn toàn được giải phóng. Thắng lợi của Chiến dịch tiến công Xuân Lộc – Long Khánh đã đập tan “cánh cửa thép” án ngữ cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn và làm suy sụp nhanh tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn còn lại trên toàn miền Nam.
.
Kỷ niệm 40 năm giải phóng Dầu Giây
(ĐN)- Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thống Nhất đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và 40 năm giải phóng Dầu Giây (17-4-1975 -17-4-2015) vào sáng 17-4.
.
Truyền lại ngọn lửa Long Khánh
Sáng 17-4, chúng tôi Khánh tổ chức họp mặt tri ân các cán bộ lão thành cách mạng, chiến sĩ từng tham gia giải phóng chúng tôi Khánh nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng chúng tôi Khánh (21-4-1975 – 21-4-2015) và 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2015).
.
Ngày này năm ấy
Ngày 18-4-1975, tại chúng tôi Thiết, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) và các đơn vị binh chủng hợp thành của ta đã phối hợp với Trung đoàn 812 lực lượng Quân khu 6, Tiểu đoàn 15 bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận tiến công thị xã.
.
Người dẫn đầu mũi tên xuyên “cửa thép“
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước với biết bao gian khổ, hy sinh.
.
Đêm kinh hoàng ở “ấp đời mới“ Bến Sắn (Bài cuối)
Giữa tháng 3-1967, Mỹ và quân đội Sài Gòn bất ngờ mở cuộc hành quân với quy mô lớn vào Nhơn Trạch nhằm “đẩy Việt cộng ra khỏi vùng lòng chảo”. Địch đưa 60 xe tăng cùng 2 tiểu đoàn bộ binh từ Phú Xuân – Nhà Bè tràn sang, đổ 2 tiểu đoàn biệt kích dù ở Biên Hòa xuống, kết hợp cùng 3 tiểu đoàn bảo an tại chỗ tổ chức bao vây tấn công vào khu lòng chảo.
.
Ngày này năm ấy
Ngày 16-4-1975, Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) của ta tổ chức đánh thẳng vào chúng tôi Rang.
.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 30-4
(ĐN)- Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của TP.Biên Hòa vừa họp thống nhất ngày 25-4 tại Hội trường Thành ủy Biên Hòa sẽ tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4).
.
Ngày này năm ấy
5 giờ 30 ngày 14-4-1975, bộ đội đặc công của ta giải phóng đảo Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa).
.
Ngày này năm ấy
Ngày 13-4-1975, các cánh quân của ta đã hành tiến áp sát và chuẩn bị tiến công “lá chắn thép” Phan Rang – phòng tuyến “tử thủ” chính quyền Sài Gòn từ xa.
.
Ngày này năm ấy
Tại mặt trận phía Đông Sài Gòn, trận Xuân Lộc vẫn diễn ra quyết liệt. Địch huy động mức cao nhất lực lượng không quân còn lại vào Xuân Lộc. Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 huênh hoang tuyên bố: “Sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết và cho Mỹ tăng thêm viện trợ”.
.
Nữ dân quân gác tình riêng, ngày đêm luyện tập
Giữa cái nắng chói chang của ngày tháng 4, 118 nữ dân quân được tuyển chọn từ các địa phương trong tỉnh Đồng Nai vẫn miệt mài luyện tập động tác đứng nghiêm.
.
Đập tan cánh cửa thép
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, việc đập tan cánh cửa thép, cứ điểm phòng thủ cuối cùng của địch tại Xuân Lộc là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của các lực lượng quân giải phóng.
.
Xây dựng quê hương từ tình yêu trẻ thơ
Tháng 2-1975, Trần Thị Kim Cương chào đời tại Thừa Thiên – Huế. Sau ngày thống nhất đất nước, gia đình Kim Cương chuyển hẳn vào huyện Xuân Lộc sinh sống, lập nghiệp.
.
Ngày này năm ấy
11 giờ ngày 9-4-1975: Bộ Chính trị gửi điện cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định phê chuẩn kế hoạch tiến công Sài Gòn.
.
Diện mạo mới ở Bình Hòa
Sau 40 năm giải phóng, cuộc sống của đồng bào dân tộc Chơro, ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) ngày một thay đổi và phát triển.
.
Vững bước đi lên
Những ngày này, các địa phương của huyện Xuân Lộc kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng trong không khí nhộn nhịp và phấn khởi của một huyện đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới.
.
Ngày này năm ấy
9 giờ 30 ngày 7-4-1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện số 157-HĐKTK cho các đơn vị với mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”.
.
Ngày này năm ấy
Ngày 6-4-1975: Các binh đoàn chủ lực thần tốc tiến về phía Nam
.
Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 3-4.
.
Ngày này năm ấy
Ngày 4-4-1975, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân nhanh chóng vượt biển tiến công giải phóng các đảo do quân của chính quyền Sài Gòn chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa trên lãnh thổ Việt Nam.
.
Lịch Sử, Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước 30/4, Quốc Tế Lao Động 1/5
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, quốc tế lao động 1/5
(22:49, 30/04/2019)
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
Cách đây 44 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra.
Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động 1/5
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Nhân dịp này, Wesite AMC xin điểm lại lịch sử và ý nghĩa trọng đại của ngày này.
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston… hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt… Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.
Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo… Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.
Nguồn:Trung tâm TT&TV AMC
Lượt truy cập:
12214149
Online:
889
Lịch Sử, Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước 30/4 Và Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5
Nhân dịp Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) và kỷ niệm 134 năm ngày quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2020). Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4
Ảnh: Internet
Cách đây 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Lao động 1/5
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston… hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt… Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.
Ngày 20/6/1889, ba năm sau “thảm kịch” tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo… Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.
(Sưu tầm)
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Hình Ảnh Trong Ngày Chiến Thắng Lịch Sử 30/4 Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!