Xu Hướng 3/2023 # Ôn Tập Hóa Học 10 Chương 1 Nguyên Tử # Top 8 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ôn Tập Hóa Học 10 Chương 1 Nguyên Tử # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ôn Tập Hóa Học 10 Chương 1 Nguyên Tử được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề cương ôn tập Hóa học 10 Chương 1

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử

Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:

Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron

Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân

Electron

me= 9,1094.10-31 kg

qe= -1,602.10 -19 C kí hiệu là – e o qui ứớc bằng 1-

Proton

Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích dương, kí hiệu p

m= 1,6726.10 -27 kg

q= + 1,602.10 -19 C kí hiệu e o, qui ước 1+

Nơtron

Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, không mang điện, kí hiệu n.

Khối lượng gần bằng khối lương proton

II.Kích thước và khối ượng của nguyên tử 1- Kích thước

Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau.

Đơn vị biểu diễn A(angstron) hay nm(nanomet)

1nm= 10-9 m ; 1nm= 10A

2- Khối lượng

Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc)

1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon -12

1u = 19,9265.10 -27 kg/12 = 1,6605.10 -27 kg

III – Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân

Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+

Trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e

Ví dụ : nguyên tử Na có Z = 11+ → ngtử Na có 11p, 11e

2. Số khối

Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó A = Z + N

Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n → A = 8 + 8 = 16

Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A =7 và Z = 3 → Z = p = e = 3 ; N = 7 – 3 =4

Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n

IV- Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân

Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z)

3. Kí hiệu nguyên tử

Số khối

({}_Z^AX)

Số hiệu nguyên tử

Ví dụ : ({}_{11}^{23}Na)

Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z=11, 11p, 11e và 12n (23-11=12)

V – ĐỒNG VỊ

Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau

Ví dụ : Nguyên tố oxi có 3 đồng vị 16, 17, 18

Chú ý:

– Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau

– Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau

VI- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học 1- Nguyên tử khối

Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử

Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối (Khi không cần độ chính xác)

Ví dụ : Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z = 15, N = 16 → Nguyên tử khối của P = 31

2- Nguyên tử khối trung bình

Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị (có số khối khác nhau) → Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.

(mathop {A = frac{{aX + bY}}{{100}}}limits^{} )

X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y

a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y

Ví dụ : Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị Cl 35 chiếm 75,77% và Cl 37 chiếm 24,23% nguyên tử khối trung bình của clo là:

(A = frac{{75,77}}{{100}} + frac{{24,23}}{{100}} = 35,5)

VII- Cấu hình electron nguyên tử 1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử:

-Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

– Trong nguyên tử: Số e = số p = Z

2. Lớp electron và phân lớp electron a. Lớp electron:

– Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp.

– Các electron trên cùng một lớp có mức năng lựơng gần bằng nhau

– Thứ tự lớp 1 2 3 4 5 6 7

Tên lớp K L M N O P Q

b. Phân lớp electron:

– Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau

– Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s, p, d, f,…

– Só phân lớp = số thứ tự của lớp

Ví dụ: + Lớp thứ nhất (lớp K,n=1) có 1 phân lớp :s

+ Lớp thứ hai (lớp L,n=2) có 2 phân lớp : s, p

+ Lớp thứ ba (lớp M,n=3) có 3 phân lớp :s, p, d

+ Lớp thứ tư (lớp N,n=4) có 4 phân lớp: s, p, d, f

– Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, tương tự ep, ed,…

c. Obitan nguyên tử : Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất ( 90%) kí hiệu là AO. Trên 1 AO chỉ chứa tối đa 2 electron đƣợc gọi là electron ghép đôi

Nếu trong 1AO chứa 1 lectron được gọi là e độc thân

Nếu trong AO không chứa e được gọi là AO trống.

– Phân lớp s có 1 AO hình cầu.

– Phân lớp p có 3 AO hình số 8 nổi cân đối.

– Phân lớp d có 5 AO hình phức tạp.

– Phân lớp f có 7 AO hình phức tạp.

3.Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp: a.Số electron tối đa trong một phân lớp :

– Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.

b. Số electron tối đa trong một lớp :

– Lớp electron đã đủ số e tối đa gọi là lớp e bão hòa.

4.Cấu hình electron nguyên tử a. Nguyên lí vững bền

– Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lƣợng từ thấp đến cao.

– Mức năng lượng của : 1s2s2p3s3p4s3d5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d…

– Khi điện tích hạt nhân tăng lên sẽ xuất hiện sự chèn mức năng lƣợng giữa s và d hay s và f.

+ Lớp : tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất

+Phân lớp: tăng theo thứ tự s, p, d, f.

b. Nguyên lí Pauli: Trên 1obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

c. Qui tắc Hun : Trong cùng một phân lớp các electron điền vào các obitan sao cho số lectron độc thân là lớn nhất.

e. Cấu hình electron của nguyên tử:

– Cấu hình electron của nguyên tử: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

– Quy ước cách viết cấu hình electron :

+ STT lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3. . .)

+ Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f.

+ Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp.(s 2 , p 6 )

– Một số chú ý khi viết cấu hình electron:

+ Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion. ( số e = số p = Z )

+ Nắm vững các nguyên lí và qui tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp …

+ Qui tắc bão hoà và bán bão hoà trên d và f : Cấu hình electron bền khi các electron điền vào phân lớp d và f đạt bão hoà ( d 10, f 14 ) hoặc bán bão hoà ( d 5 , f 7 )

– Các bước viết cấu hình electron nguyên tử

Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.

Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.

Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f )

Ví dụ: Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau

+ H( Z = 1)

+ Ne(Z = 10)

+ Cu ( Z = 29); Cr ( Z = 24)

– Cách xác định nguyên tố s, p, d, f:

+ Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Na, Z =11, 1s 2 2s 2 2p 63s 1

+ Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f

c. Cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu(sgk) d. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng:

– Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e.

– Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hoá học của một nguyên tố.

+ Những nguyên tử khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng (ns 2np 6) hoặc 2e lớp ngoài cùng (nguyên tử He ns 2) không tham gia vào phản ứng hoá học .

+ Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng. Ca, Z = 20, 1s 22s 22p 63s 23p 64s 2 , Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên Ca là kim loại.

+ Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng. O, Z = 8, 1s 22s 22p 4 , O có 6 electron lớp ngoài cùng nên O là phi kim.

+ Những nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Kết luận: Biết cấu hình electron nguyên tử thì dự đoán tính chất hoá học nguyên tố

B. Bài tập minh họa:

Kí hiệu nguyên tử ({}_{20}^{40}Ca) cho em biết điều gì?

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Ca là 20 nên suy ra:

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron = 20

Số khối A = Z + N = 40 ⇒ N = 40 – 20 = 20

Nguyên tử khối của Ca là 40

Cho nguyên tố B có tổng số hạt là 52, cho biết hiệu số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện âm là 1. Tìm số electron, số proton, số khối A.

Ta có: e + p + n = 52

mà e = p → 2e + n = 52 (1)

lại có n – e = 1 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

(left{ begin{array}{l} 2e + n = 52\ n – e = 1 end{array} right. Rightarrow left{ begin{array}{l} n = 18\ e = p = 17 end{array} right.)

Vậy nguyên tử B có : 18 hạt notron; 17 hạt proton và 17 hạt electron

Số khối : A = p + n = 17 + 18 = 35

Khối lượng nguyên tử của brom là 79.91. Brom có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất là ({}^{79}Br) chiếm 54.5%. Tìm khối lượng nguyên tử hay số khối của đồng vị thứ hai.

Ta có: x + y = 100%

⇒ y = 100% – x = 100% – 54.5% = 45.5%

Áp dụng công thức: (begin{array}{l} mathop Alimits^ – = frac{{{A_1}.x + {A_{2.}}y}}{{x + y}} = frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91\ Rightarrow {A_2} = 81 end{array})

Vậy khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ 2 là 8.

Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó số hạt notron bằng số hạt proton. X là:

Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 60

⇒ 2Z + N = 60 (1)

Mà: Số n = Số p ⇒ N = Z, thay vào (1) ta được:

3Z = 60 à Z = 60/3 = 20

Vậy X là Ca (đáp án C)

Một nguyên tố X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm Z, A, viết cấu hình e?

Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 115

⇒ 2Z + N = 115 (1)

Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 25 nên: 2Z -N = 25 (2)

Từ (1) và (2) ta có hpt:

2Z + N = 115 (1)

2Z -N = 25 (2)

à 4Z = 140 ⇒ Z = 140/4 = 35

à N = 115 – 2.35 = 45

Vậy A = Z + N = 35 + 45 = 80

Cấu hình e: (1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^5})

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 13. Số khối của nguyên tử X là bao nhiêu?

Tổng số hạt: 2Z + N = 13à N = 13- 2Z (1)

Lại có: (1 le frac{N}{Z} le 1,5) (2)

Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: (3,7 le Z le 4,3)

Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 4

⇒ N = 13 – 2.4 = 5

Vậy số khối A = 4 + 5 = 9

Tổng số hạt proton, nơtron và electron của một nguyên tử một nguyên tố X là 21. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử X là bao nhiêu?

Tổng số hạt: 2Z + N = 21à N = 21- 2Z (1)

Lại có: (1 le frac{N}{Z} le 1,5) (2)

Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: (6 le Z le 7)

Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 6

hoặc Z = 7

Cho hai đồng vị ({}_1^1H)(kí hiệu là H), ({}_1^2H)(kí hiệu là D).

a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.

b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.

c) Một lit khí hiđro giàu đơteri (({}_1^2H)) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần % khối lượng từng đồng vị của hiđro.

a) Công thức phân tử : H2 ; HD ; D2

b) Phân tử khối : 2 3 4

c) Đặt a là thành phần % của H và 100 – a là thành phần % của D về khối lượng.

Theo bài ra ta có : (begin{array}{l} {overline M _H} = frac{{(1.a% ) + 2.(100 – a% )}}{{100}} = 22,4.frac{{0,1}}{2}\ % H = 88% ;% D = 12% end{array})

Trắc nghiệm Hóa học 10 Chương 1

Đề kiểm tra Hóa học 10 Chương 1

Trắc nghiệm online Chương 1 Hóa 10 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Hóa học 10 Chương 1 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Hóa học 10 Chương 1

Giải bài tập Hóa học 10 Chương 1

Giải Bài Tập Hóa 10 Nâng Cao Sách Giáo Khoa Chương Nguyên Tử

Kiến Guru giới thiệu tới các em học sinh hướng dẫn giải bài tập hóa 10 nâng cao sách giáo khoa bài 1, bài 2, bài 3 chương I: Nguyên tử.

Bài 1: Thành phần nguyên tử

Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử hóa học Bài 3: Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Bài giải chi tiết sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức và kĩ năng giải bài tập về nguyên tử và đồng vị.

I. Giải bài tập hóa 10 nâng cao – Bài 1: Thành phần nguyên tử

Bài 1 (trang 8 SGK)

Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt:

A. electron và proton. C. nơtron và electron. B. proton và nơtron. D. electron, proton và nơtron.

Giải

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton và nơtron.

Chọn B.

Bài 2 (trang 8 SGK)

Hầu hết nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt là:

A. proton và electron. C. nơtron và proton. B. nơtron và electron. D. nơtron, proton và electron.

Giải

Hầu hết các nguyên tử đều được cấu tạo bởi ba loại hạt: nơtron, proton và electron. Trong đó nơtron và proton tập trung ở hạt nhân nguyên tử còn electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

Chọn D.

Bài 3 (trang 8 SGK)

Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO 2 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng. Nguyên tử khối của Cacbon là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của O.

Giải

Ta có %O = 2M O/(M C+2M O).100%

⇒72,7=M O.2/(12,011+M O.2).100

⇒M O=15,99u.⇒M O=15,99u.

Bài 4 (trang 8 SGK)

Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu ta lấy đơn vị là 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon thì khối lượng nguyên tử của H, O là bao nhiêu?

Giải

Khối lượng của 1 nguyên tử C là 12u

Theo đề bài ta có:

M C=11,906.M H⇒M H=12/11,906=1,008u.

M O=15,842.M H=15,842.1,008=15,969u.

II. Giải bài tập hóa 10 nâng cao – Bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử hóa học

Bài 1 (trang 11 SGK)

Nguyên tử hóa học là những nguyên tử có cùng

A. Số khối B. Số nơtron C. Số proton D. Số nơtron và số proton

Chọn đáp án đúng.

Giải

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (hay số proton).

Chọn C.

Bài 2 (trang 11 SGK)

Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tử hóa học vì nó cho biết

A. Số khối A B. số hiệu nguyên tử Z C. nguyên tử khối của nguyên tử D. số khối A và số đơn vị diện tích hạt nhân.

Chọn đáp án đúng.

Giải

Chọn D.

Bài 3 (trang 11 SGK)

Hãy cho biết mối liên hệ giữa proton, số đơn vị diện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho thí dụ.

Giải

Trong nguyên tử ta luôn có:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.

VD: 3 Li có số đơn vị điện tích hạt nhân là 3, số proton 3 và số eclectron cũng là 3

Bài 4 (trang 11 SGK)

Hãy cho biết số đơn vị diện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có kí hiệu sau:

Bài 5 (trang 11 SGK)

Ytri (Y) dùng làm vật liệu siêu dẫn có số khối là 89. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định số proton, số nơtron và số electron của nguyên tử nguyên tố Y.

Giải

Tra trong bảng tuần hoàn ta có Z Y=39.

Theo đề bài: A Y=88⇒N=A−Z=88−39=49.

Vậy số p là 39, số e là 39 và số n là 49.

III. Giải bài tập hóa 10 nâng cao – Bài 3: Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Bài 1 (trang 14 SGK)

Hai đồng vị bền của nguyên tử C là: 12C chiếm 98,89% và 13 C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là

A. 12,500 C. 12,022 B. 12,011 D. 12,055

Giải

Ta có M C = (12.98,89+13.1,11)/100=12,011 (đvC)

Chọn B.

Bài 2 (trang 14 SGK)

Cho biết số proton, số nơtron và số electron của các đồng vị sau đây:

Bài 3 (trang 14 SGK)

Bạc (Ag) có nguyên tử khối trung bình bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro (H). Nguyên tử khối của H bằng 1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của Ag.

Giải

Theo đề bài ta có A Ag=107,02.

M H=107,02.1,008=107,876u.

Bài 4 (trang 14 SGK)

Cho hai đồng vị hidro và hai đồng vị clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử trong tự nhiên như sau: 1H(99,984%), 2H(0,016%), 35Cl(75,77%), 37 Cl(24,23%).

a) Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối trung bình bằng bao nhiêu? b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ hai đồng vị của hai nguyên tố đó? c) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử nói trên.

Bài 5 (trang 14 SGK)

Bài 6 (trang 14 SGK)

Cho hai đồng vị 1H (kí hiệu là H) và 2 H (kí hiệu là D).

a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có. b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.

Giải

b) Phân tử khối của mỗi phân tử là: 2; 3; 4. Giải c) Gọi x là phần trăm của đồng vị D ⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 – x).

Ta có: (2.x/100)+(1.(100−x))/100=0,05.22,4.

Giải ra ta được %D = 12%; %H = 88%.

Chúc các em học tốt!

2H) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro. 2;HD;D2.

Giải Bài Tập Sbt Hóa 10 Bài 1: Thành Phần Nguyên Tử

Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :

mBe = 9,012u; mO =15,999u.

Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo g lần lượt là

A. 14,964.10-24g và 26.566.10-24 g

B. 26,566.10-24g và 14,964.10-4 g

D. 9g và 16g

Phương pháp giải

Ta có: 1u = 1,6605.10-24 gam

Hướng dẫn giải

Ta có: 1u = 1,6605.10-24 gam

mBe = 9,012u = 9,012.1,6605.10-24 gam = 14,964.10-24 gam

mO = 15,999u = 15,999.1,6605.10-24 gam = 26,566.10-24 gam

→ Chọn A

Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là

A. electron

B. proton

C. nơtron

D. proton và nơtron

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết cấu tạo nguyên tử

Hướng dẫn giải

Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử là proton.

⇒ Chọn B

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton

B. Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron

C. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hidro đều có proton và nơtron

D. Hạt nhân nguyển tử của các đồng vị của hiđro đều có nơtron

Phương pháp giải

Nguyên tử H có 1 proton và 1 electron.

Hướng dẫn giải

Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron.

→ Đáp án B

Khối lượng riêng của natri kim loại bằng 0,97 g/cm 3. Trong tinh thể kim loại natri, các nguyên tử chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Bán kính nguyên tử Natri gần bằng

A. 189 pm.

B. 266 pm.

C. 170 pm.

D. 250 pm.

Phương pháp giải

({d_{Na}} = 0,97,,g/c{m^3};{M_{Na}} = 22,99,,g/mol to {V_{tinh,,the}} = dfrac{{{M_{Na}}}}{{{d_{Na}}}})

Mà trong tinh thể kim loại, các nguyên tử chiếm 74% thể tích ( to {V_{1,,mol,,Na}} = 0,74.{V_{tinh,,the}})

Lại có 1 mol Na = 6,022.10 23 nguyên tử Na ( to {V_{1,,nguyen,,tu,,Na}} = dfrac{{{V_{1,,mol,,Na}}}}{{6,{{022.10}^{23}}}})

Mà ({V_{1,,nguyen,,tu,,Na}} = dfrac{4}{3}.pi .{r^3})

→ r = ?

Hướng dẫn giải

→ ({V_{tinhthe}} = frac{{{M_{Na}}}}{{{d_{Na}}}} = frac{{22,99}}{{0,97}} = 23,7c{m^3})

Mà trong tinh thể kim loại, không gian trống chiếm 26% thể tích

→V 1 molNa = 0,74.V tinhthe = 0,74.23,7 = 17,54cm 3

Lại có 1 mol Na = 6,022.10 23 nguyên tử Na

( to {V_{1{kern 1pt} {kern 1pt} {kern 1pt} nguyentu}} = frac{{{V_{1{kern 1pt} {kern 1pt} {kern 1pt} {kern 1pt} molNa}}}}{{6,{{022.10}^{23}}}} = frac{{17,54}}{{6,{{022.10}^{23}}}})

Mà ({V_{1,,,nguyentu}}{,_{Na}} = frac{4}{3}.pi .{r^3})

(frac{4}{3}.pi .{r^3} = 29,{123.10^{ – 24}})

Chọn A.

Theo định nghĩa, số Avogađro là một số bằng số nguyên tử đồng vị cacbon-12 có trong 12 g đồng vị cacbon-12.

Số Avogađro được kí hiệu là N.

N= 6,0221415.10 23 thường lấy là 6,022.10 23

a) Hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12.

b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1 gam đồng vị cacbon-12.

Phương pháp giải

a. Trong 12 gam đồng vị cacbon-12 có 6,022.10 23 nguyên tử

→ m 1 nguyên tử C = (dfrac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}) gam

b. Trong 12 gam đồng vị cacbon-12 có 6,022.10 23 nguyên tử

→ trong 1 gam đồng vị cacbon-12 có (dfrac{{6,{{022.10}^{23}}}}{{12}}) nguyên tử cacbon-12

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon -12 mC

mC = 12 : (6.022.10 23) = 1.9927.10-23 g

b) Số nguyên tử có trong 1g đồng vị cacbon-12:

n = (6.022.10 23) : 12= 5,018.10 22 nguyên tử

a) Hãy định nghĩa thế nào là một đơn vị khối lượng nguyên tử (u).

b) Hãy tính đơn vị khối lượng nguyên tử (u) ra gam.

c) Hãy cho biết khối lượng nguyên tử đồng vị cacbon-12 tính ra đơn vị khối lượng nguyên tử u.

d) Biết rằng khối lượng của nguyên tử đồng vị cacbon-12 gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro (H), hãy tính khối lượng của nguyên tử hiđro ra u.

Phương pháp giải

b. Ta có: (1u = dfrac{1}{{12}}.{m_C})

Mà ({m_C} = 12,,gam/mol = dfrac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}) gam/nguyên tử

→ 1u = ?

c. Vì (1u = dfrac{1}{{12}}.{m_C})

→ mC

d. Vì (1u = dfrac{1}{{12}}.{m_C})

→ mC = 12u

Mà mC = 11,9059.mH

→ mH = ?

Hướng dẫn giải

a) Một đơn vị khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12(mC).

b) Ta có: (1u = frac{1}{{12}}.{m_C})

Mà ({m_C} = 12g/mol = frac{{12}}{{6,{{022.10}^{23}}}}) gam/nguyên tử

→ (1u = frac{{1g}}{{6,{{022.10}^{23}}}} = 1,{6605.10^{ – 24}}g)

c) Vì (1u = frac{1}{{12}}.{m_C})

nên mC = 12u

d) ({m_H} = frac{{12}}{{11,9059}} = 1,0079u)

Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi.

Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ?

Phương pháp giải

Phân tử H 2 O chứa 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O

1g H thu được 7,936 g O

→ mO = 2.7,936.mH

Hướng dẫn giải

Phân tử nước H 2 O được cấu tạo bởi 2 nguyên tử H và một nguyên tử O. Như vậy, khối lượng nguyên tử O gấp 15,872 (7,936×2) lần khối lượng nguyên tử H.

Khi phóng chùm tia (alpha ) vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 10 8 hạt (alpha ) có một hạt gặp hạt nhân.

a) Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.

b) Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.

Phương pháp giải

Cứ 10 8 hạt (alpha ) có 1 hạt gặp hạt nhân nên tiết diện hạt nhân bằng (dfrac{1}{{{{10}^8}}}) tiết diện nguyên tử.

Mà đường kính ~ căn bậc hai tiết diện hình tròn → đường kính hạt nhân khoảng (dfrac{1}{{{{10}^4}}}) đường kính nguyên tử

Hướng dẫn giải

a) Hạt nhân như vậy có tiết diện hình tròn bằng 1/10 8 tiết diện của nguyên tử. Vì đường kính tỉ lệ với căn bậc hai của diện tích hình tròn nên hạt nhân có đường kính vào khoảng 1/10 4 đường kính của nguyên tử.

b) Với giả thiết như đề bài thì đường kính nguyên tử sẽ là : 3.10 4 cm = 300m.

Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng (dfrac{1}{{12}}) khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?

Phương pháp giải

Xem lại định nghĩa về nguyên tử khối

Hướng dẫn giải

Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị ({}^{12}C,{}^{13}C) … cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :

“Một đơn vi cacbon bằng (dfrac{1}{{12}}) khối lượng của một nguyên tử cacbon ({}^{12}C)”

Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.

Xác định khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro, coi nó như một khối cầu có bán kính là 1.10 15m. So sánh với urani là chất có khối lượng riêng bằng 19.103 kg/m 3

Phương pháp giải

Ta có: (D = dfrac{M}{V})

(V = dfrac{4}{3}pi {r^3})

Hướng dẫn giải

Thể tích của hạt nhân nguyên tử hiđro là :

(V = frac{4}{3}.pi .{r^3} = frac{4}{3}.3,14.{({10^{ – 3}})^3})

Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro là:

D = (khối lượng hạt nhân nguyên tử hiđro): (thể tích hạt nhân nguyên tử hiđro)

( approx frac{1}{{{{4.10}^{ – 39}}}} = 0,{25.10^{39}}u/c{m^3})

Khối lượng riêng của urani là 19.1013 kg/m 3

So với khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hidro thì khối lượng riêng của nguyên tử urani không đáng kể.

Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là 19,36g/cm 3. Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử, từ đó suy ra khối lượng mol nguyên tử.

b) Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton

Phương pháp giải

a) 1 mol chứa N = 6,022.10 23 nguyên tử

→ M = V.D.N

b) nguyên tử khối ≈ số khối A = P + N

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng riêng của nguyên tử là:

(D = frac{{19,36.100}}{{74}} = 26,16(g/c{m^3}))

Khối lượng của 1 mol nguyên tử:

(M = V.D.N = frac{4}{3}.pi .{r^3}.D.N)

( = frac{4}{3}.3,14.{(1,{44.10^{ – 8}})^3}.26,16.6,{022.10^{23}})

= 197 (g/mol)

b) Nguyên tử khối là 197.

ta có: nguyên tử khối ≈ số khối = P+N

số proton = 197 – 118 = 79

Giải Bài Tập Trang 30 Sgk Hóa Học Lớp 10: Luyện Tập Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử

Giải bài tập môn Hóa học lớp 10

hướng dẫn các bạn giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong sách giáo khoa Hóa 10 trang 30. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả, học tốt môn Hóa lớp 10.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 30 Hóa lớp 10: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài 1. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?

Hướng dẫn giải bài 1:

Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Bài 2. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải bài 2:

Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.

Bài 3. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.

Hướng dẫn giải bài 3:

Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Liti, natri có le ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất cua kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Bài 4. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi:

a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

c) Đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Hướng dẫn giải bài 4:

Nguyên tử có 20 electron nghĩa là có 20 proton hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 20.

a) Nguyên tử có 4 lớp electron.

b) Lớp ngoài cùng có 2 electron..

c) Đó là kim loại ví có 2 electron lớp ngoài cùng.

Bài 5. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Cho biết số electron tối đa ở các phân lớp sau:

a) 2s b) 3p c) 4s d) 3d.

Hướng dẫn giải bài 5:

a) Phân lớp 2s có tối đa 2 electron: 2s 2;

b) Phân lớp 3p có tối đa 6 electron: 3p 6;

c) Phân lớp 4s có tối đa 2 electron: 4s 2;

d) Phân lớp 3d có tối đa 10 electron: 3d 10.

Bài 6. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

a) Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron?

b) Số hiệu nguyên tử của p là bao nhiêu?

c) Lớp electron nào có mức năng tượng cao nhất?

d) Có bao nhiêu lớp, mỗi lớp có bao nhiêu electron?

e) Photpho !à nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao?

Hướng dẫn giải bài 6:

a) Nguyên tử photpho có 15e.

b) Số hiệu nguyên tử của p là: 15.

c) Lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất.

d) Có 3 lớp electron trong đó

Lớp thứ 1: Có 2 electron.

Lớp thứ 2: Có 8 electron.

Lớp thứ 3: Có 5 electron

e) Photpho là phi kim vì có 5e ở lớp ngoài cùng.

Bài 7. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.

Hướng dẫn giải bài 7:

Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.

Bài 8. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là:

Hướng dẫn giải bài 8:

Cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử:

Bài 9. (SGK trang 30 – Hóa lớp 10)

Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của:

a) 2 nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng tối đa;

b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng;

c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải bài 9:

a) 2 nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng tối đa: 42He, 2010 Ne

b) 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng: 2311Na, 3919 K

c) 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng: 199F, 3517 Cl

Cập nhật thông tin chi tiết về Ôn Tập Hóa Học 10 Chương 1 Nguyên Tử trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!