Bạn đang xem bài viết Phải Làm Xin Đơn Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Ở Đâu ? Mức Hưởng Bhxh Xác Định Như Thế Nào ? được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thứ nhất, bảo hiểm thất nghiệp:
Theo Điều 46 Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội: Luật việc làm quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp.
“1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Về vấn đề đăng ký bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội, thì pháp luật quy định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 cho đến thời điểm hiện nay, bạn chưa đi làm cho công ty nào mà bạn vẫn chưa đăng ký là đã quá thời hạn do pháp luật quy định, do đó, bạn không được đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
Về điều kiện hưởng tại Điều 49 Luật việc làm 2013, bao gồm các điều kiện sau:
– Tháng liền kề trước khi nghỉ việc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc hưởng chế độ thai sản hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối vớihợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấmdứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định:
“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp”.
Bạn không thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vì bạn vẫn chưa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013. Chính vì vậy, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn vẫn được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.
Thứ hai, bảo hiểm xã hội một lần.
Theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội Bảo hiểm xã hội một lần thì bạn đủ điều kiện nhận bảo hiểm xã hội một lần vì sau một năm kể từ thời điểm bạn nghỉ việc bạn không tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, mối quan hệ giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội.
Xét về cấu trúc hệ thống dù có những đặc thù, có khác biệt nhất định, nhưng Bảo hiểm thất nghiệp vẫn phải hoạt động theo cơ chế chung, trong khuôn khổ chung của hệ thống Bảo hiểm xã hội quốc gia.
Xét về hệ quả tài chính: Bảo hiểm thất nghiệp, thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có đóng góp bảo hiểm. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ thành phần trong quỹ BHXH.
Hệ quả xã hội: mục đích cuối cùng và cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp và BHXH là đảm bảo cho người lao động và gia đình họ trước những “rủi ro xã hội”, có được cuộc sống an lành. Nếu như hệ thống BHTN thực hiện tốt chức năng bảo đảm thu nhập, thay thế cho người lao động khi họ bị mất khoản thu nhập từ lao động do bị thất nghiệp, thì nhà nước và cộng đồng giảm thiểu được những chi phí về tài chính và chi phí xã hội để khắc phục những hậu quả do thất nghiệp gây ra.
Ở một số quốc gia khác, trong đó có Việt nam, dù không tách riêng, nhưng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ thành phần thuộc quỹ BHXH. Trong quá trình thực hiện có sự gắn kết giữa các cơ quan BHXH và cơ quan lao động. Các cơ quan lao động tổ chức đăng ký, theo dõi thất nghiệp và tổ chức dạy nghề, chuyển nghề cho người lao động; các cơ quan BHXH tổ chức chi trả trợ cấp BHXH. Điều này càng cho thấy tính phong phú, tính đa dạng và tính phức tạp của hệ thống BHXH trong nền kinh tế thị trường.
Bạn Cần Nộp Đơn Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu Ở Đâu?
Thương hiệu là tài sản được các doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư xây dựng, quảng bá và bảo vệ. Để có được một thương hiệu có danh tiếng trên thị trường, doanh nghiệp phải mất một quá trình xây dựng và bảo vệ.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với thương hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về hồ sơ đăng ký thương hiệu và trả lời câu hỏi đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm các tài liệu gì?
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;
Mẫu nhãn hiệu;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động,…);
Giấy uỷ quyền, nếu có;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
Chứng từ nộp phí nộp đơn.
Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu tại Việt Nam?
Đơn đăng ký logo được nộp trực tiếp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội, hoặc nộp tại hai văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Để thương hiệu của bạn được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, nó cần đáp ứng các điều kiện sau:
Trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp;
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?
Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác;
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu hoặc đã thuộc quyền của người khác.
Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn những thông tin quan trọng về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu và hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền.
Cách Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật Nhanh Chóng, Chính Xác Như Thế Nào?
Khái niệm của hình chữ nhật (Nguồn: Internet)
Khái niệm, tích chất của hình chữ nhật
Từ đó, người ta đã đưa ra một số dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật là:
Tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật.
Một hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Hình thang cân có 1 góc vuông là hình chữ nhật.
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
Tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật (Nguồn: Internet)
Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật có cách tính công thức diện tích rất đơn giản, ta chỉ việc lấy độ dài của 2 cạnh kề nhân với nhau.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S = a.b.
Trong đó: a là chiều rộng của hình chữ nhật, b là chiều dài của hình chữ nhật.
Công thức tính diện tích của hình chữ nhật (Nguồn: Internet)
Đơn vị: tùy theo đơn vị của chiều dài 2 cạnh của hình chữ nhật mà đơn vị diện tích sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu a, b cùng có đơn vị đo là mét (m) thì đơn vị diện tích sẽ là mét vuông (m2). Trường hợp, nếu đơn vị đo của a là cm, đơn vị đo của b là m thì ta phải đổi đơn vị của b về đơn vị của a rồi mới thực hiện phép tính. Hoặc cũng có thể làm ngược lại.
Nếu ai học cao hơn thì sẽ có một số công thức tính diện tích mới được phát triển từ công thức tính diện tích hình chữ nhật. Đó là tính diện tích hình hộp chữ nhật và một số hình khác như hình vuông, hình lập phương.
Bài toán tính diện tích của hình chữ nhật lớp 5
Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120cm, chiều rộng bằng 5/7 chiều dài.
Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất.
Người ta sử dụng 1/25 diện tích mảnh đất làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi là bao nhiêu?
Cách giải:
A, Gọi độ dài chiều rộng và chiều dài của mảnh đất lần lượt là a và b.
Ta có: 2.(a+b) = 120 ⇔ a+b = 60
a = 5/7.b
Đáp số: 25cm và 35cm
B, Diện tích mảnh đất là:
S = 25.35 = 875 (cm2)
Diện tích lối đi là:
S = 875. 1/25 = 35 (cm2)
Đáp số: 35cm2
Giải bài toán trong sách giáo khoa lớp 5 (Nguồn: Internet)
Bài toán tính diện tích của hình chữ nhật lớp 8
Ví dụ: Một gian phòng có nền hình chữ nhật với kích thước là 4,2m và 5,4m. Căn phòng có một cửa sổ hình chữ nhật có kích thước là 1m và 1,6m và một cửa ra vào có kích thước là 1,2m và 2m. Ta coi gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa bằng 20% diện tích nền nhà. Hỏi gian phòng có đạt mức chuẩn về ánh sáng hay không?
Cách giải:
Diện tích nền nhà là:
S = 4,2 . 5,4 = 22,68 (m2)
Diện tích cửa sổ là:
S1 = 1 . 1,6 = 1,6 (m2)
Diện tích cửa ra vào là:
S2 = 1,2 . 2 = 2,4 (m2)
Tổng diện tích các cửa là
S’ = S1 + S2 = 1,6 + 2,4 = 4 (m2)
Ta có: S’/S = 4/22,68 ~ 17,64% < 20%
Vậy gian phòng không đạt tiêu chuẩn ánh sáng
Bí quyết giải toán diện tích hình thang: Diện tích hình thang là một trong những kiến thức quan trọng. Bài viết này xin chia sẻ cho bạn kiến thức về hình thang và công thức tính diện tích hiệu quả.
“Giải Phóng Điện Biên” Ra Đời Như Thế Nào?
Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” suốt 60 năm nay đã trở thành “biểu tượng” bằng giai điệu của chiến thắng Điện Biên lịch sử. Kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân- con trai nhạc sỹ Đỗ Nhuận, để nghe anh kể lại những câu chuyện đằng sau ca khúc nổi tiếng này của cha mình.
Bản hùng ca của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận hiện nay vẫn song hành hai cách gọi là “Chiến thắng Điện Biên” và “Giải phóng Điện Biên”, theo nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đâu mới là tên chính xác của ca khúc?
Trong đầu tiên chép tay, cha tôi đặt tên ca khúc là Chiến thắng Điện Biên. Còn có thể ca khúc mở đầu bằng “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về…” nên người ta cứ nhớ đến cụm từ “Giải phóng Điện Biên”. Đặc biệt, thời điểm đó ca khúc được hát truyền khẩu nên cụm từ “Giải phóng Điện Biên” càng dễ thuộc. Phải đến năm 1957, Chiến thắng Điện Biên mới được thu âm lần đầu tiên tại địa chỉ 58 Quán Sứ với sự tham gia của dàn hợp xướng 100 người và dàn nhạc. Bản thu âm đó hiện nay, tôi vẫn còn giữ được.
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” được cha anh, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận kể lại như thế nào?
Cha tôi sáng tác ca khúc này khi tôi còn chưa ra đời. Về sau, tôi có đọc hồi ký của ông và được biết Chiến thắng Điện Biên được sáng tác ngay trong đêm ngày 7/5/1954.
Trong cuốn hồi ký, cha tôi kể buổi chiều ngày 7/5, khi đoàn văn công đang cuốc đất, rải đá làm đường thì bỗng một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”
Khi đó, người cha tôi gai lên. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy, không cần đệm nhạc. Đỗ Nhuận thì không ôm ai cả, nhảy một mình, nhảy tít thò lò, và trong đầu phảng phất câu “Giải phóng Điện Biên”…Thế rồi, đêm hôm đó, trong túp lều, bên ánh đèn dầu le lói, tay ông búng chiếc violon, miệng cứ hát lẩm nhẩm, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Và Chiến thắng Điện Biên ra đời với cảm xúc tuôn trào: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”
Nếu như hai ca khúc trước đó, sáng tác trong cùng chiến dịch với Hành quân xa là hành khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, Trên đồi Him Lam với tính chất tưởng niệm, tri ân các chiến sỹ đã hi sinh thì đến Chiến thắng Điện Biên bao cảm xúc dồn nén được Đỗ Nhuận kết tụ bằng giai điệu hào sảng, ngợi ca.
Khi nói về ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, nhạc sỹ Hoàng Lương (Chi hội Nhạc sỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận xét: Đỗ Nhuận đã sáng tạo điệu thức dân ca, vận dụng nhuần nhuyễn sự mới lạ, mang sắc thái những điệu dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc bộ. Anh có thể chia sẻ điều gì về nhận định này?
Không chỉ riêng nhạc sỹ Hoàng Lương nhìn ra điều đó mà ngay thời điểm tại mặt trận, NSND-nhạc sỹ Hoàng Kiều đã nói với cha tôi rằng: ông lấy làn điệu chèo mà không dễ nhận ra.
Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng giai điệu kèn đồng dõng dạc, tự hào báo hiệu chiến thắng đến rồi. Nhưng đây còn là làn điệu chèo lấy từ điệu chèo cổ Sắp qua cầu. Còn vì sao cha tôi lại sử dụng làn điệu chèo? Là vì Đỗ Nhuận là người con của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, quê nội ở Hải Dương, từng sống ở Hải Phòng. Ông được tiếp xúc nhiều với chèo, xẩm, chầu văn… Bản thân ông còn biết thổi sáo, chơi đàn nguyệt. Những giai điệu âm nhạc dân tộc đã ngấm vào con người ông, đợi cảm xúc đến là bật ra…
Cũng có ý kiến cho rằng, không phải đến ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” mà ngay từ hai ca khúc trước đó, “Hành quân xa” và “Trên đồi Him Lam”- nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã dự cảm về chiến thắng lịch sử?
Đúng thế! “Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ…”, Hành quân xa đến “Hôm nay thắng trận đầu tiên…Điện Biên chúng ta sẽ toàn thắng”, Trên đồi Him Lam– cha tôi đã dự cảm về chiến thắng Điện Biên lịch sử. Và nếu như Trên đồi Him Lam ông dự cảm về chiến thắng thì đến Chiến thắng Điện Biên ông dự cảm về tầm vóc chiến thắng lịch sử sẽ chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên được cả thế giới nhìn vào khi ông viết lời kết “Thế giới đang đón mừng/Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.”
Ca khúc ra đời trong khoảnh khắc tức thì của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận không chỉ mang tính nhạy bén, có giá trị nghệ thuật, thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ mà còn là “nhân chứng” trong nhiều khoảnh khắc ý nghĩa của lịch sử. Anh có thể kể lại những khoảnh khắc gắn liền với ca khúc lịch sử này?
Ngay buổi sáng sau đêm thức trắng để sáng tác ca khúc Chiến thắng Điện Biên, cha tôi đã phổ biến bằng miệng cho các chiến sỹ. Bài hát truyền khẩu lan truyền nhanh chóng được các nhạc sỹ Lương Ngọc Trác, họa sỹ Mai Văn Hiến, ca sỹ Kim Ngọc, ca sỹ Trần Thị Ngà, nhạc sỹ Thanh Phúc… trực tiếp hát vang tại mặt trận. Cũng ngay trong buổi sáng 8/5/1954, tốp đơn vị pháo cao xạ thể hiện đầu tiên ca khúc này.
Sau đó, trong lễ mừng chiến thắng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại vạt cỏ trong khu rừng Mường Phăng; ca khúc Chiến thắng Điện Biên lại vang lên bởi tập thể văn công, chiến sỹ.
Cha tôi kể lại, hình ảnh đoàn quân ta ngồi trên xe cam- nhông lấy được từ trận chiến với quân Pháp tại chiến dịch Điện Biên trên đường về tiếp quản Thủ đô- tất cả đoàn bộ đội, dân công bừng bừng khí thế hát vang ca khúc Chiến thắng Điện Biên khiến ông… rất sung sướng, rất hạnh phúc.
Ngay sau chiến thắng Điện Biên, Đài tiếng nói Việt Nam đã lấy giai điệu ca khúc Chiến thắng Điện Biên làm nhạc hiệu mở đầu các buổi phát thanh vào lúc 5h sáng. Mỗi lần nghe nhạc hiệu là ông thấy gắn bó, thân thuộc.
Có giai thoại cho rằng, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận sáng tác “Chiến thắng Điện Biên” theo mệnh lệnh của tướng Giáp. Thực hư thế nào thưa anh?
Trong chiến dịch Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mỗi lần gặp có nhắc cha tôi phải chuẩn bị viết bài ca mừng chiến thắng. Có thể coi đây vừa là lời nhắc nhở vừa là mệnh lệnh…
Tình cảm giữa cha tôi và Đại tướng rất gần gũi và trân trọng. Sau chiến dịch, mỗi khi đến ngày lễ kỷ niệm là cha tôi lại mặc quân phục đến bảo tàng, rồi đến thăm Đại tướng. Tướng Giáp nói, ông rất thích hai ca khúc của cha tôi, đó là Chiến thắng Điện Biên và Du kích Sông Thao.
Năm 2008, khi Hội nhạc sỹ Việt Nam đến mừng thọ Đại tướng, ông vẫn nhắc đến cha tôi, nhạc sỹ Đỗ Nhuận với ca khúc Chiến thắng Điện Biên, nhạc sỹ Hoàng Vân với Hò kéo pháo …
Là người con của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, là một nhạc sỹ, anh đã kế thừa và phát huy sức sống mãnh liệt của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”- tài sản nghệ thuật vô giá của cha mình như thế nào?
Năm 1964, cha tôi đã soạn Chiến thắng Điện Biên thành bản giao hưởng 5 chương với tên gọi Điện Biên Phủ. Bản nhạc này được dàn nhạc Đức biểu diễn rất nhiều tại Đức và năm 2000 biểu diễn tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.
Tại chương trình chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên diễn ra sắp tới tại TPHCM, tôi cũng được mời chỉ huy dàn nhạc giao hưởng với ca khúc này.
Về cá nhân tôi, năm 2013 tôi có viết bản giao hưởng Ký ức 46-54, trong đó có sử dụng giai điệu phần kết của ca khúc Chiến thắng Điện Biên Phủ của cho dàn nhạc giao hưởng lớn.
Có thể khẳng định, sau 60 năm chiến thắng Điện Biên, ca khúc Chiến thắng Điện Biên vẫn giữ nguyên giá trị, là sự kết tinh hào khí quân và dân ta, tình cảm vỡ òa để lại nhiều xúc động trong lòng công chúng.
Xin cảm ơn nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân! Nguyễn Hằng
Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Xin Đơn Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Ở Đâu ? Mức Hưởng Bhxh Xác Định Như Thế Nào ? trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!