Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 6 (2016) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 6
Cuốn sách Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 6 được biên soạn giúp các em học sinh có thêm tư liệu rèn luyện giải toán Vật lí lớp 6. Nội dung kiến thức của các chuyên đề trong sách bám sát chương trình và kiến thức Vật lí 6, được cấu trúc từ dạng cơ bản đến nâng cao.
Các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống để học sinh nắm vững phương pháp giải các dạng toán điển hình thường xuất hiện trong chương trình cũng như các kỳ thi. Cuốn sách đưa ra nhiều dạng bài khác nhau và gợi ý nhiều phương pháp giải khoa học, có tính sáng tạo, tìm tòi.
Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lí Phần Nhiệt Học Lớp 8
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8
MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………..Trang 2 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………. …………….Trang 2 2. Tính cần thiết của đề tài………………………………………………………….Trang 2 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………..Trang 3 4. Đối tượng và phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu ………………Trang 3
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………….Trang 3 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ………………………………………..Trang 3 2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu……………………………………..Trang 4 3. Các biện pháp……………………………………………………………………….Trang 5 4. Kết quả thực hiện…………………………………………………………………..Trang 14
Phần III: KẾT LUẬN………………………………………………….Trang 15 1.Ý nghĩa và hiệu quả………………………………………………………………..Trang 15 2.Bài học kinh nghiệm……………………………………………………………….Trang 15 3.Kiến nghị………………………………………………………………………………Trang 15
Gv: Trần Thị Thanh Phương
-1-
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN NHIỆT HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục hiện nay là “Nâng cao chất lượng giáo dục …, đổi mới nội dung và phương pháp …, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Để đạt được mục tiêu đó thì người thầy giáo phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề và phải tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, phải kết hợp tốt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả của bài giảng, tổ chức điều khiển để các em tích cực chủ động học tập tiếp thu kiến thức. Từ đó xây dựng lòng yêu thích môn học, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh. Đối với phân môn Vật lí phần lớn các bài trong chương trình THCS được xây dựng trên nguyên tắc : tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở kết quả thực nghiệm, tiến hành qui nạp không đầy đủ để đi đến kết luận đó là tri thức cần nhận thức. Qua giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen bộ môn Vật lí từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm chưa đầy đủ. Vật lí 8 các em bắt đầu làm quen với những bài toán định lượng nên nhiều học sinh chưa định hướng được yêu cầu của bài toán, chưa có phương pháp giải hoặc một số em biết cách làm nhưng trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học. Vật lí 8 chia làm hai phần : phần cơ học và phần nhiệt học. Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật Lí cơ bản được trang bị cho học sinh THCS. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác, bài tập phần này cũng không quá khó song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập Nhiệt còn khó khăn với các em và các em chưa có phương pháp giải. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các sự vật hiện tượng vật lý rất quen thuộc gần gũi với các em. Song việc tạo lòng say mê yêu thích và hứng thú tìm tòi kiến thức lại phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ sư phạm của người thầy. Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi nhận thấy phần lớn các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập vật lý một cách có hiệu quả. 2. Tính cần thiết của đề tài Qua trực tiếp giảng dạy Vật lí 8 tôi thấy rằng nhiều em không thích học môn Vật lí vì các em cho rằng bài tập Vật lí 8 nói chung và bài tập phần Nhiệt học nói riêng rất khó, các em không có định hướng giải bài tập, các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập Vật lí một cách có hiệu quả từ đó các em không có hứng thú với môn học. Kết quả học tập môn Vật lí của nhiều em không cao. Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ tìm tòi và mạnh dạn Gv: Trần Thị Thanh Phương
-2-
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN NHIỆT HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục hiện nay là “Nâng cao chất lượng giáo dục …, đổi mới nội dung và phương pháp …, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Để đạt được mục tiêu đó thì người thầy giáo phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề và phải tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, phải kết hợp tốt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả của bài giảng, tổ chức điều khiển để các em tích cực chủ động học tập tiếp thu kiến thức. Từ đó xây dựng lòng yêu thích môn học, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh. Đối với phân môn Vật lí phần lớn các bài trong chương trình THCS được xây dựng trên nguyên tắc : tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở kết quả thực nghiệm, tiến hành qui nạp không đầy đủ để đi đến kết luận đó là tri thức cần nhận thức. Qua giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen bộ môn Vật lí từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm chưa đầy đủ. Vật lí 8 các em bắt đầu làm quen với những bài toán định lượng nên nhiều học sinh chưa định hướng được yêu cầu của bài toán, chưa có phương pháp giải hoặc một số em biết cách làm nhưng trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học. Vật lí 8 chia làm hai phần : phần cơ học và phần nhiệt học. Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật Lí cơ bản được trang bị cho học sinh THCS. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác, bài tập phần này cũng không quá khó song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập Nhiệt còn khó khăn với các em và các em chưa có phương pháp giải. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các sự vật hiện tượng vật lý rất quen thuộc gần gũi với các em. Song việc tạo lòng say mê yêu thích và hứng thú tìm tòi kiến thức lại phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ sư phạm của người thầy. Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi nhận thấy phần lớn các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập vật lý một cách có hiệu quả. 2. Tính cần thiết của đề tài Qua trực tiếp giảng dạy Vật lí 8 tôi thấy rằng nhiều em không thích học môn Vật lí vì các em cho rằng bài tập Vật lí 8 nói chung và bài tập phần Nhiệt học nói riêng rất khó, các em không có định hướng giải bài tập, các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập Vật lí một cách có hiệu quả từ đó các em không có hứng thú với môn học. Kết quả học tập môn Vật lí của nhiều em không cao. Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ tìm tòi và mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học” với mong muốn giúp các em định hướng bài tập, biết phương pháp làm bài tập, biết cách trình bày bài toán Gv: Trần Thị Thanh Phương
-3-
Trường THCS Lê Lợi
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động học tập của học sinh nhằm giúp các em tiếp cận kiến thức đòi hỏi phải đổi mới toàn bộ nhiều khâu. Để hướng dẫn học sinh làm bài tập Nhiệt học không phải giáo viên trình bày lại lời giải, học sinh chép lại mà giáo viên phải là người tổ chức hướng dẫn các em thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở để các em từng bước tìm ra phương pháp giải. Nên việc đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học là nhiệm vụ cấp bách. Dạy học vật lí là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Nó đòi hỏi người giáo viên không phải chỉ có năng lực, kinh nghiệm mà phải có cả tâm huyết với nghề, yêu nghề, yêu trò, phát hiện và bồi dưỡng tạo điều kiện để cho những em có năng lực tự bộc lộ khả năng một cách tối đa. Theo ý kiến của nhiều học giả đều cho rằng mỗi học sinh đều có mặt mạnh riêng, vì vậy trong dạy học giáo viên cần chú ý đến điểm này thì sẽ nâng cao được chất lượng toàn diện . Trong quá trình học Vật lí ở trường THCS, học sinh cần biết cách tổ chức việc học tập của mình một cách chủ động sáng tạo. Người thầy cần rèn cho học sinh kĩ năng, thói quen độc lập suy nghĩ khoa học và lời giải phải có cơ sở lí luận. Gv: Trần Thị Thanh Phương
-4-
Trường THCS Lê Lợi
Gv: Trần Thị Thanh Phương
-5-
Trường THCS Lê Lợi
-6-
Trường THCS Lê Lợi
A: công mà động cơ thực hiện (J) Q: nhiệt lương do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (J) Bài dạy minh hoạ Dạng 1: Bài tập chỉ có một quá trình thu nhiệt của các chất Bài tập : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Phân tích bài: ? Bài toán trên có mấy đối tượng tham gia thu nhiệt. ? Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước được tính như thế nào. Giáo viên chốt lại : Bài toán trên có hai đối tượng tham gia thu nhiệt là 0,5kg nhôm ở 25°C và 2 lít nước ở 25°C. Vậy nhiệt lượng để đun sôi ấm nước bằng nhiệt lượng cung cấp cho nước để nó tăng từ 25°C đến 100°C và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm để nó tăng từ 25°C đến 100°C. Từ phân tích trên ta có lời giải sau : Gv: Trần Thị Thanh Phương
-7-
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 Tóm tắt m1 = 0,5kg m2 = 2kg c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K Q=?
Bài giải Nhiệt lượng cần để đun 0,5 kg nhôm từ 25°C đến 100°C là Q1 = m1.c1. t = 0,5.880. (100 – 25) = 33000(J) Q1 = m1.c1. t = 0,5.880. (100 – 25) = 33000(J) Nhiệt lượng cần để đun 2 kg nước từ 25°C đến 100°C là Q2 = m2.c2. t = 2.4200.(100 – 25) = 604800 (J) Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là Q = Q1+ Q2 = 33000 + 604800 = 637800 (J) Cách giải : Bước 1: Phân tích tìm các đối tượng thu nhiệt Bước 2: Dùng công thức Q = m.c. t để tính nhiệt lượng theo yêu cầu của bài. Chú ý phải đổi đơn vị (nếu cần). Dạng 2: Bài tập có cả quá trình thu nhiệt và quá trình toả nhiệt. Bài tập1 : Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ ? Phân tích bài toán ? Bài toán trên có mấy đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt. ? Đối tượng nào thu nhiệt, đối tượng nào toả nhiệt. ? Yêu cầu của bài toán trên là gì. ? Nhiệt lượng toả ra được tính như thế nào? ? Nhiệt lượng thu vào được tính như thế nào. ? Dựa vào đâu để tính được nước nóng lên thêm bao nhiêu độ. Giáo viên chốt lại: Bài toán trên có hai đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt. Đồng là vật toả nhiệt còn nước là vật thu nhiệt. Nhiệt lượng đồng toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào. Từ phân tích trên ta có lời giải như sau: Tóm tắt m1= 0,5kg m2 = 500g = 0,5kg t1 = 80°C t = 20°C c1 = 880J/kg.K c2 = 4200J/kg.K Q2 = ? Giải Nhiệt lượng đồng toả ra khi hạ nhiệt độ từ 80°C xuống 20°C là : Q1 = m1.c1. t1= 0,5.880.(80 – 20) = 26400 (J) Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng đồng toả ra ta có : Q2 = m2.c2. t2 = Q1= 26400(J) Nước nóng lên thêm là : t2 =
=
Chú ý : Bài tập này có thể yêu cầu tính khối lượng , nhiệt dung riêng, nhiệt độ cân bằng của quá trình trao đổi nhiệt thì ta cũng giải tương tự. Gv: Trần Thị Thanh Phương
-8-
Trường THCS Lê Lợi
-9-
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 – Hiệu suất của bếp bằng 30% có nghĩa là 30% nhiệt lượng bếp tỏa ra biến thành nhiệt lượng có ích. – Để tính được khối lượng dầu hỏa thì phải tính được nhiệt lượng toàn phần bếp tỏa ra Tóm tắt Bài giải m1 = 2kg Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước từ 20°C đến 100°C là : m2 = 0,5kg Q1 = m1.c1. t = 2.4200.(100 -20) = 672000(J) t1 = 20°C Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng ấm từ 20°C đến 100°C là : t2 = 20°C Q2 = m2.c2. t = 0,5.880.(100 – 20) = 35200(J) c1 = 4200J/kg.K Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là : c2 = 880J/kg.K Q = Q1+ Q2 = 672000 + 35200 = 707 200 (J) 6 q = 46.10 J/kg Nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra m=?
Qtp =
=
Lượng than cần thiết để đun sôi ấm nước là : Qtp = m.q m =
=
2357333 46000000
= 0,051(kg)
Chú ý : Bài tập này có thể yêu cầu tính hiệu suất hoặc tính nhiệt độ của bếp ta cũng làm tương tự. Cách giải : Bước 1: Phân tích đề bài xác định xem nhiệt lượng có ích dùng để làm gì, xác định xem nhiệt lượng toàn phần lấy ra từ đâu. Bước 2: Dùng mối liên hệ H =
Dạng 4 : Bài tập chỉ có một đối tượng tham gia vào quá trình nhiệt nhưng ở nhiều thể(dùng cho đối tượng HS khá giỏi) Bài tập: Tính nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho 0,5kg nước đá ở -15 0C hóa thành hơi hoàn toàn. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là c 1= 1800J/kg.K, c2=4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg, nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106J/kgc1 Phân tích bài toán: – Trong bài tập nước đá trải qua các giai đoạn sau: + Nước đá từ -150C lên 00C + Nước đá nóng chảy thành nước ở 00C + Nước từ 00C lên 1000C + Nước hoá thành hơi hoàn toàn ở 1000C – Từ sự phân tích trên ta có lời giải sau: + Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho 0,5kg nước đá ở -150C tăng nên 00C là: Q1 = m. c1. t = 0,5.1800.15 = 13500J =0,135.105J + Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho 0,5kg nước đá ở 0 0C nóng chảy hoàn toàn là: Q2 = m. = 0,5.3,4.105 = 1,7.105J + Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho 0,5kg nước ở 0 0C tăng lên 1000C là: Q3 = m.c2. t = 0,5.4200.100 = 2,1.105J Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 10 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 + Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho 0,5kg nước ở 100 0C hoá thành hơi hoàn toàn là: Q4 = m.L = 0,5.2,3.106 = 11,5.105J + Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho 0,5kg nước ở -15 0C hoà thành hơi hoàn toàn là: Q = Q1 + Q2 +Q3 +Q4 = 0,135.105J + 1,7.105J + 2,1.105J + 11,5.105J = 15,435.105J Cách giải: Bước 1: Phân tích đề bài tìm các giai đoạn thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt của đối tượng. Bước 2: Tính nhiệt lượng của từng giai đoạn tương ứng. Bài tập tự giải: Một thỏi nước đá có khối lượng 200g ở -10 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để thỏi nước đá hoá thành hơi hoàn toàn ở 100 0C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là c1= 1800J/kg.K, c2=4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg, nhiệt hoá hơi của nước là L = 2,3.106J/kg Dạng 5 : Bài tập có nhiều đối tượng tham gia vào quá trình nhiệt và ở nhiều thể. Bài tập 1: Thả cục nước đá ở nhiệt độ t1= -500C vào một lượng nước ở nhiệt độ t2 = 600C người ta thu được 25kg nước ở nhiệt độ 250C. Tính khối lượng nước đá và nước? Biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là c1= 1800J/kg.K. c2=4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg Phân tích bài: – Bài tập này có hai đối tượng tham gia vào quá trình nhiệt là: + Cục nước đá ở -500C + Nước ở 600C – Vì đề bài cho ta thu được 25kg nước ở nhiệt độ 25 0C nên ta suy luận được: + Cục nước đá trải qua các giai đoạn là: Từ -500C lên 00C Nóng chảy hoàn toàn ở 00C Từ 00C lên250C Nước chỉ có một giai đoạn là hạ nhiệt độ từ 600C xuống 250C ` Cục nước đá thu nhiệt, nước toả nhiệt – Từ sự phân tích trên ta có lời giải là: + Gọi khối lượng của cục nước đá ở -500C và nước ở 600C lần lượt là m1, m2 Vì ta thu được 25kg nước ở 250C nên ta có: m1 + m2 = 25 (1) + Nhiệt lượng cần thiết để cục nước đá từ -500C tăng lên 00C là: Q1 = m1.c1. t = m1.1800.50 = 90000.m1 + Nhiệt lượng cần thiết để cục nước đá ở 00C nóng chảy hoàn toàn là: Q2 = m1 = m1.3,4.105 = 340000.m1 + Nhiệt lượng cần thiết để m1kg nước ở 00C tăng nên 250C là: Q3 = m1.c2. t = m1.4200.25 = 105000.m1 Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 11 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 + Nhiệt lượng thu vào của cục nước đá là: Qthu = Q1 + Q2 + Q3 = 90000.m1 + 340000.m1 + 105000.m1 = 535000.m1 + Nhiệt lượng toả ra của m2 kg nước từ 600C hạ xuống 250C là: Qtoả = m2.c2. t = m2.4200.35 = 147000.m2 + Theo phương trình Cân bằng nhiệt ta được: Qtoả = Qthu 147000.m2 = 535000.m1 147.m2 = 535.m1 (2) Từ (1) m1 = 25 – m2 thay vào (2) ta được 147.m2 = 535.(25-m2) 147.m2 = 13375 – 535.m2 682.m2 = 13375 m2 = 19,6kg m1 = 25 – 19,6 = 5,4kg – Vậy khối lượng cục nước đá là: 5,4kg, khối lượng nước là: 19,6kg Cách giải: Bước 1: – Xác định các đối tượng tham gia vào quá trình nhiệt – Xác định xem từng đối tượng trải qua mấy quá trình – Xác định đối tượng toả nhiệt, đối tựơng thu nhiệt Bước 2: – Dùng công thức tính nhiệt lượng cho các quá trình – Tính Qtoả, Qthu – Dùng phương trình cân bằng nhiệt Qtoả = Qthu để tính đại lượng cần tìm Chú ý: ở bài tập trên có thể yêu cầu tính nhiệt độ ban đầu của nước đá hoặc nước. Ví dụ: Thả 400g nước đá vào 1kg nước ở 5 0C. Khi có cân bằng nhiệt thì thấy khối lượng nước đá tăng thêm 10g. Xác định nhiệt độ ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là C1= 1800J/kg.K, C2=4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg Minh họa cách giải: Bước 1: Bài toán có hai đối tượng tham gia vào quá trình nhiệt là: – Nước đá ở t0C – Nước ở 50C – Vì khi có cân bằng nhiệt thì thấy khối lượng nước đá tăng thêm 10g nên: Nước ở 50C trải qua các quá trình là: + Hạ nhiệt độ từ 50C xuống 00C + Một phần nước ở 00C đông đặc thành nước đá (phần này có khối lượng bằng 10g) + Nước đá ở t0C chỉ có một quá trình là tăng nhiệt độ từ t0C đến 00C – Vậy nước ở 50C toả nhiệt, nước đá ở t0C thu nhiệt Bước 2: Giải bài toán: + Nhiệt lượng cần để 1kg nước hạ nhiệt độ từ 50C xuống 00C là: Q1 = m2.c2. t = 1. 4200 5 = 21000J + Nhiệt lượng cần để 10g nước ở 00c đông đặc hoàn toàn là: Q2 = m. = 0,01.3,4.105= 3400J + Nhiệt lượng toả ra của nước ở 50C là: Qtoả = Q1 + Q2 = 21000 + 3400 = 24400J Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 12 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 + Nhiệt lượng thu vào của nước đá tăng từ t0c nên 00C là: Qthu = m1.c1. t = 0,4.1800.(-t) = – 720.t + Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtoả = Qthu . .24400 = -720.t t = 24400:(-720) = – 340C Vậy nhiệt độ ban đầu của nước đá là: -340C Bài 2: Dùng một bếp điện để đun nóng một nồi đựng 1kg nước đá (đã đập vụn) ở -20 0C sau 1 phút thì thì nước đá bắt đầu nóng chảy. a. Sau bao lâu thì nước đá nóng chảy hết? b. Sau bao lâu nước đá bắt đầu sôi? c. Tìm nhiệt lượng mà bếp tỏa ra từ đầu nước bắt đầu sôi, biết rằng hiệu suất đun nóng nồi là 60% Biết: Cnđ = 2100J/kg.K = 336000J/kg; Cn = 4200J/kg.K và quá trình thu nhiệt đều đặn. Phân tích bài toán: Bước 1: Bài toán có ba giai đoạn nước đá thu nhiệt: + Nước đá từ: -200C + Nước đá nóng chảy hết. + Nước bắt đầu sôi. – Vì quá trình troa đổi nhiệt ( thu hoạc tỏa nhiệt ) xãy ra đều đặn có nghĩa là:
Q1
không đổi. Q2
(Q1 Q2 …)
Ta có công thức là: t t … (t t …) . Trong đó Q(J) là nhiệt lượng ứng 1 2 1 2 với thời gian trao đổi nhiệt t (Giây, phút, giờ) Bước 2: Gải bài toán : a. Nhiệt lượng cần thiết để nước đá tăng từ nhiệt độ – 200C lên 00C là : Q1thu I = C1m1(tC1 – tđ) = 2 100 . 1[0- (20)] = 42 000 (J) Nhiệt lượng cần thiết để nước đá nóng chảy là: Q2thu II = m1 = 336 000 . 1 = 336 000 (J) Theo bài ra ra thì nhiệt độ thu vào tương ứng với thời gian trao đổi nhiệt nên: Q1thu I Q2thu II Q thu 336000 t2 2 II t1 .1 8 phút t1 t2 Q1thuI 42000
Vậy thời gian nước đá nóng chảy hết là: t1 + t2 = 1 + 8 = 9 phút b. Nhiệt lượng cần thiết để nước đá tăng từ nhiệt độ 00C lên 1000C là: Q2thu III = C2 m1 .(tC2 – tđ2) = 42 000.1.(100 – 0) = 420 000 (J) Theo bài ra ra thì nhiệt độ thu vào tương ứng với thời gian trao đổi nhiệt nên: Q1thu I Q2thu III Q thu 420000 t2 2 III t1 .1 10 phút t1 t2 Q1thu I 42000
Vậy thời gian nước đá nóng chảy hết là: t1 + t2 + t3 = 1 + 8 + 10 = 19 phút c. Theo bài ra hiệu suất đun của bếp là 60% nên ta có: Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 13 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 H=
Nhiệt lượng có ít mà nước thu vào là: Q1thu I + Q1thu II + Q1thu III = 42 000 + 336 000 + 420 000 = 798 000 (J) Nhiệt lượng toàn phần của bếp tỏa ra là: Qtp =
= 1 330 000 (J)
– 14 –
Trường THCS Lê Lợi
III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa và hiệu quả Qua phần trang bị tài liệu tham khảo cho các em học sinh. Các em đã tự nghiên cứu nắm được cách giải các dạng bài tập: Việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho các em học sinh là rất quan trọng và không phải là không thực hiện được. Vấn đề là ở chỗ người thầy có chỉ đạo, tổ chức và kích thích được sự say mê của các em học sinh hay không. Qua thực tế cho thấy, người thầy luôn sợ học sinh của mình không biết, không thể làm được nên không giám giao công việc để học sinh về nhà làm. Chúng ta nên mạnh dạn đầu tư, suy nghĩ tìm ra những việc làm vừa sức có thể giao cho các em về nhà làm sửa mỗi tiết học(nếu có thể) để kích thích sự tò mò, lòng say mê yêu thích môn học. Ví dụ: Có thể giao cho các em làm những thí nghiệm đơn giản mà có thể tìm được dụng cụ như rắc các hạt mạt sắt nên trên tấm bìa, đặt nam châm ở dưới và gõ nhẹ vào tấm bìa rồi quan sát sự sắp sếp của các hạt mạt sắt. Hoặc làm thí nghiệm kiểm chứng lực đẩy Acximet FA = P = d.V bằng các dụng cụ ca, cốc, và vật rắn không thấm nước em tự tìm(giao việc sau bài học lực đẩy Acximet)… 2. Bài học kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập phần Nhiệt học có vai trò hệ thống các công thức cơ bản trong một số bài tập cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hình thành cho học sinh những phương pháp giải các dạng bài tập. Học sinh có thể vững vàng lựa chọn kiến thức, công thức phù hợp với từng dạng bài của bài toán cụ thể. Từ đó rèn cho học sinh phương pháp làm một bài tập Vật lí, tạo điều kiện để học sinh học các phần khác tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn cải tiến phương pháp giảng dạy, tinh giản kiến thức đó về dạng kiến thức cơ bản, đặc biệt trang bị cho học sinh phương pháp suy luận logic.
3. Kiến nghị Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 15 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8 -Về sách giáo khoa vật lí lớp 8: Nên có những tiết bài tập ở trên lớp để giáo viên có thêm thời gian củng cố, khắc sâu kiến thức cho các em, hướng dẫn các em giải bài tập đặc biệt là phần nhiệt học. -Về phương pháp: Giáo viên giảng dạy bộ môn nên phân rõ dạng bài tập và định hướng cách giải để các em có thể xác định được hướng giải các bài tập vật lí. Với phòng GD &ĐT và Sở GD &ĐT : Tổ chức các chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Phương
Ý kiến nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn: Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 16 –
Trường THCS Lê Lợi
Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 17 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8
Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 18 –
Trường THCS Lê Lợi
Phương pháp giải bài tập phần nhiệt học lớp 8
Gv: Trần Thị Thanh Phương
– 19 –
Trường THCS Lê Lợi
Giải Bài Tập Vật Lí 6
Giải Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 17: Tổng kết Chương 1: Cơ học giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
I – ÔN TẬP
Bài 1 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
a. Độ dài
b. Thể tích chất lỏng
c. Lực
d. Khối lượng
Lời giải:
Tên các dụng cụ dùng để:
a. Đo độ dài là thước
b. Đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, chai, lọ, bình tràn hoặc ca có ghi sẵn dung tích./
c. Đo lực là lực kế
d. Đo khối lượng là cân.
I – ÔN TẬP
Bài 2 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gì?
Lời giải:
Tác dụng đẩy, kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
I – ÔN TẬP
Bài 3 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
Lời giải:
Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra kết quả:
– Làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.
– Vừa làm biến dạng vừa làm thay đổi chuyến động của vật.
I – ÔN TẬP
Bài 4 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó gọi là 2 lực gì?
Lời giải:
Hai lực đó cân bằng nhau
I – ÔN TẬP
Bài 5 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì?
Lời giải:
Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là trọng lực, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, hướng vào tâm Trái Đất, độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng của các vật đó.
I – ÔN TẬP
Bài 6 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Dùng tay ép hai dầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực gì?
Lời giải:
Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực đàn hồi.
I – ÔN TẬP
Bài 7 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
Lời giải:
lkg là chỉ số khối lượng kem giặt chứa trong hộp.
I – ÔN TẬP
Bài 8 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 7800kg /m3 là…….. của sắt.
Lời giải:
7800kg/m 3 là khối lượng riêng của sắt.
I – ÔN TẬP
Bài 9 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống:
– Đơn vị đo độ dài là …, kí hiệu là …
– Đơn vị đo thể tích là …, kí hiệu là …
– Đơn vị đo lực là …, kí hiệu là …
– Đơn vị đo khối lượng là …, kí hiệu là …
– Đơn vị đo khối lượng riêng là …, kí hiệu là …
Lời giải:
– Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
– Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m 3
– Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N.
– Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.
– Đơn vị đo khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu kg/m 3
I – ÔN TẬP
Bài 6 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Dùng tay ép hai dầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực gì?
Lời giải:
Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực đàn hồi.
I – ÔN TẬP
Bài 11 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích.
Lời giải:
Công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích là:
Trong đó: D là khối lượng riêng của vật (kg/m 3).
m là khối lượng của vật (kg).
V là thể tích của vật (m 3).
I – ÔN TẬP
Bài 12 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học.
Lời giải:
Ba loại máy cơ đơn giản đã học là:
– Ròng rọc
– Đòn bẩy
– Mặt phẳng nghiêng
I – ÔN TẬP
Bài 13 (trang 53 SGK Vật Lý 6): Hãy nêu tên cơ đơn giản đã học mà dùng trong các công việc hoặc các dụng cụ sau:
– Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ sàn
– Đưa 1 thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải
– Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc
Lời giải:
– Người ta dùng ròng rọc để kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà
– Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa 1 thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải
– Dùng đòn bẩy làm cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc
II – VẬN DỤNG
Bài 1 (trang 54 SGK Vật Lý 6): Hãy dùng các từ trong 3 ô sau để viết thành 5 câu khác nhau:
Lời giải:
– Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
– Người thủ môn bóng đá tác dụng lực kéo lên quả bóng đá
– Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh
– Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt
– Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn
II – VẬN DỤNG
Bài 2 (trang 54 SGK Vật Lý 6): Chiếc vợt bóng bàn tác dụng bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Lời giải:
Câu C là câu trả lời đúng vì quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
II – VẬN DỤNG
Bài 3 (trang 54 SGK Vật Lý 6): Có ba hòn bi có kích thước bằng nhau, được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong ba hòn bi có một hòn bằng sắt, bằng nhôm và một hòn bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt, hòn nào bằng nhôm và một hòn bằng chì.? Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách trả lời A, B, C.
Lời giải:
Dựa vào bảng khối lượng riêng (SGK trang 37) ta thấy:
Do vậy, chọn câu trả lời B: hòn bi 2 (sắt), hòn bi 3 (nhôm), hòn bi 1 (chì).
II – VẬN DỤNG
Bài 4 (trang 55 SGK Vật Lý 6): 4. Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau
a. Khối lượng riêng của đồng là 8900 …
b. Trọng lượng của một con chó là 70 …
c. Khối lượng của một bao gạo là 50 …
d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 …
e. Thể tích nước trong một bể nước là 3 …
Lời giải:
a. Khối lượng riêng của đồng là 8900 kilôgam trên mét khối
b. Trọng lượng của một con chó là 70 niutơn
c. Khối lượng của một bao gạo là 50 kilôgam.
d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niutơn trên mét khối.
e. Thể tích nước trong một bể nước là 3 mét khối.
II – VẬN DỤNG
Bài 5 (trang 55 SGK Vật Lý 6): Hãy chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng…
b. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng 2 thường dùng một….
c. Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng …
d. Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một … Nhờ thế người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn
Lời giải:
a. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m phải dùng mặt phẳng nghiêng
b. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng hai thường dùng một ròng rọc cố định.
c. Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng đòn bẩy.
d. Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một ròng rọc động. Nhờ thế, người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của cỗ máy.
II – VẬN DỤNG
Bài 6 (trang 55 SGK Vật Lý 6): a) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo?
b) Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo?
Lời giải:
a) Cái kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo là vì kim loại cứng nên cần phải giảm bớt lực tác dụng so với lực cần cắt để người ít tốn sức.
b) Kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo là vì vải và tóc mềm không cần lực lớn có thể cắt đứt được chúng để tránh việc nhấc tay cầm kéo ra xa mỗi lần cắt và đường cắt được dài.
A. Ô chữ thứ nhất
Theo hàng ngang:
1. Máy cơ đơn giản giúp làm thay đổi độ lớn của lực (11 ô).
2. Dụng cụ đo thể tích (10 ô).
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ (7 ô).
4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn (12 ô).
5. Dụng cụ giúp làm thay đổi cả độ lớn và hướng của lực (15 ô).
6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật (8 ô).
7. Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định.
Lời giải:
1. Máy cơ đơn giản làm thay đổi độ lớn của lực (11 ô): RÒNG RỌC ĐỘNG.
2. Dụng cụ đo thể tích (10 ô): BÌNH CHIA ĐỘ.
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ (7 ô): THỂ TÍCH.
4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( 12 ô): MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.
5. Dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn (15 ô): MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật (8 ô): TRỌNG LỰC.
7. Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định( 6 ô): PALĂNG.
Từ hàng dọc là: ĐIỂM TỰA.
B. Ô chữ thứ 2
Theo hàng ngang:
1. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật (8 ô).
2. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật (9 ô).
3. Cái gì dùng để đo khối lượng (6 ô).
4. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta khi tay ép lò xo lại (9 ô).
5. Máy cơ đơn giản có điểm tựa (6 ô).
6. Dụng cụ mà thợ may thường lấy để đo cơ thể khách hành (8 ô).
Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ khái niệm gì?
Lời giải:
1. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật ( 8 ô): TRỌNG LỰC.
2. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật (9 ô): KHỐI LƯỢNG.
3. Cái gì dùng để đo khối lượng (6 ô): CÁI CÂN.
4. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta khi tay ép lò xo lại. (9 ô): LỰC ĐÀN HỒI.
5. Máy cơ đơn giản có điểm tựa (6 ô): ĐÒN BẨY.
6. Dụng cụ mà thợ may thường lấy để đo cơ thể khách hành (8 ô): THƯỚC DÂY.
Từ hàng dọc là: LỰC ĐẨY.
Soạn Bài Lớp 6: Phương Pháp Tả Người
Soạn bài lớp 6: Phương pháp tả người
Soạn bài lớp 6: Phương pháp tả người
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì II với đề bài: Phương pháp tả người được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đọc các đoạn văn sau: (1) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Võ Quảng)
(2) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng. Mũi lão gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.
(Lan Khai)
(3) Ông già người sở tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh xuống mặt trống ba tiếng thật đanh, thật giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng giữa sới. Ngay lúc ấy, ông Cản Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo hò bốn phía tức thì nổi lên ầm ầm. Ngay nhịp trống đầu,Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Rõ ràng là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông ta và muốn hạ ông ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm. Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chập chạp; dường như ông lúng túng trước những đòn đánh liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chán ngắt […]. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi. Có khoẻ bằng voi thì cũng phải ngã. Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông đứng như cây trồng giữa sới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng vậy. Các đô ngồi quanh sới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng.
(Kim Lân)
2. Các đoạn văn trên đều có điểm chung về đối tượng được miêu tả, điểm chung ấy là gì?
Gợi ý: Xác định đối tượng miêu tả của từng đoạn: tả người hay tả sự vật?
Các đoạn văn trên đều có đặc điểm chung về đối tượng miêu tả là con người. Đoạn (1): tả người chèo thuyền vượt thác. Đoạn (2): tả một người gian hùng, xảo quyệt. Đoạn (3): tả hai người trong một keo vật.
3. Người được tả trong mỗi đoạn văn trên có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Gợi ý:
(1): khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động (pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào,…);
(2): khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người gian xảo (thấp và gầy, mặt vuông, mắt hóp lại, lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép, cái mồm toe toét tối om, mấy chiếc răng vàng hợm của,…)
(3): hình ảnh hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn, sống động như đang diễn ra trước mắt người đọc (lăn xả vào, đánh ráo riết, lấn lướt, hạ rất nhanh, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, đánh liên tiếp, hai tay dang rộng, xoay xoay chống đỡ, bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống, luồn qua hai cánh tay, ôm lấy một bên chân, bốc lên, reo hò, ngã rồi, phải ngã, dồn lên, gấp rút, giục giã, vẫn chưa ngã, đứng như cây trồng, loay hoay gò lưng lại, vẫn đứng nghiêng mình, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, thò tay xuống nắm lấy khố, nhấc bổng lên,…)
4. Xem xét chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn và cho biết:
Đoạn nào tả chân dung nhân vật?
Đoạn nào tả người trong hoạt động?
Gợi ý: Đoạn (2) tả chân dung (chủ yếu sử dụng các danh từ, tính từ). đoạn (1), (3) miêu tả con người trong hoạt động (chủ yếu sử dụng các động từ, tính từ).
5. Nhận xét về bố cục của đoạn văn (3). Mỗi phần trong đoạn văn này có nội dung chính là gì? Theo em, nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn này đặc sắc ở điểm nào? Thử đặt tên cho đoạn văn.
Gợi ý: Đoạn văn có bố cục 3 phần. Phần đầu (từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”) giới thiệu khái quát về quang cảnh của sới vật, hai đô vật. Phần chính (từ “Ngay nhịp trống đầu” đến “sợi dây ngang bụng vậy.”) tả những diễn biến cụ thể của keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ. Phần cuối (từ “Các đô ngồi quanh sới” đến hết) đánh giá, nêu cảm nhận về keo vật.
Về nghệ thuật miêu tả, hãy tham khảo lời bình sau:
Cả keo vật như đang diễn ra trước mắt chúng ta… Một bên là Quắm Đen, “người đen trùi trũi như con trâu mộng”, ngay từ đầu đã lăn xả vào, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới… một bên là ông Cản Ngũ “lờ đờ, chậm chạp, hai tay dang rộng ra để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ…” Ai cũng cứ tưởng mười mươi Quắm Đen sẽ thắng, nhưng cuối cùng chính ông Cản Ngũ đã nhấc bổng Quắm Đen lên nhẹ nhàng như khi ta giơ một con ếch.
(Theo Vũ Tú Nam – Phạm Hổ – Bùi Hiển – Nguyễn Quang Sáng, Văn miêu tả và kể chuyện, NXB GD, 2002)
Đoạn văn trích trong truyện Ông Cản Ngũ của Kim Lân, có thể đặt tên: Một keo vật; Ông Cản Ngũ đánh bại Quắm Đen;…
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Một em bé khoảng 4 đến 5 tuổi;
Một cụ già;
Cô giáo đang giảng bài.
Gợi ý:
Tiến hành tả chân dung hay tả người đang hoạt động?
Những đặc điểm tiêu biểu cho từng đối tượng:
Em bé từ 4 đến 5 tuổi (tả chân dung): khuôn mặt (má, đôi mắt, miệng, tóc,…); đặc điểm về hình dáng, quần áo, bàn tay,..; đặc điểm giọng nói, cử chỉ, tính tình,…
Một cụ già (tả chân dung; có thể là ông, bà em hay một người nào đó): chú ý miêu tả đặc điểm thể hiện vẻ riêng của chân dung người già; hình dáng (lưng còng, dáng đi, màu quần áo, tóc,…); khuôn mặt (da nhăn nheo, mắt, miệng,…); giọng nói; tính tình,…
Cô giáo đang giảng bài (tả người đang hoạt động): cô giáo dạy môn gì? giờ học về nội dung gì? giọng cô giảng bài ra sao; khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…), cô viết bảng, nét chữ,…
2. Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.
Gợi ý: Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần (Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả – chân dung hay hoạt động; Thân bài: tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả; Kết bài: nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.
3. Đọc đoạn văn sau và tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì? Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như (…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
(Theo Kim Lân)
Gợi ý: Từ cần điền vào chỗ có dấu (…) là:
tôm luộc, bị chín nắng…
ông tượng (ông tướng)…
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 6 (2016) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!