Xu Hướng 5/2023 # Quy Y Tam Bảo Là Gì # Top 14 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Quy Y Tam Bảo Là Gì # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Quy Y Tam Bảo Là Gì được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pháp Tam quy dường như đơn giản, song ít người thấu hiểu tường tận. Có vị đã quy y, nhưng chưa rõ về nghĩa Tam bảo. Có kẻ tuy mến chánh giáo, song chỉ đối trước tôn tượng nguyện quy y Phật, Pháp mà không quy y Tăng, hoặc khinh chư tăng không chịu gần gũi, khiến cho việc thọ Tam quy không thành và tự nuôi lớn lòng cao mạn, không được phần pháp ích.

Lại có người nghe nói quy y Tam bảo không đọa Tam đồ chẳng hiểu đó là chỉ cho lý Tam quy, nên bên ngoài tuy vẫn thọ Tam quy, thờ Phật, tụng kinh, đi chùa, cúng dường chư tăng, nhưng bên trong không diệt lòng tham sân si, vì danh lợi sắc tài mà gây nhiều nghiệp ác, kết cuộc phải bị sa đọa.

*

Tuy vậy Tam Quy y có giá trị vô cùng to lớn, dẫu bạn chưa giải thoát được sanh tử trong kiếp này  vẫn gieo được chủng tử giải thoát về sau. Lại Bồ tát Di Lặc có nguyện rằng: ” Những kẻ tuy chưa giữ giới, nhưng có lòng chánh tín đối với ngôi Tam bảo biết kính lễ Phật và đem tâm thành cúng dường Phật, Pháp, Tăng, sẽ được độ thoát trong pháp hội thứ ba của ta.” Chỉ là, gần 9 triệu năm nữa Ngài mới thành Phật, trong 9 triệu năm ấy không biết chúng ta trôi lăn ở đâu trong sáu nẻo luân hồi!

Ý nghĩa của việc Quy y Tam Bảo

Ý nghĩa của việc Quy y Tam bảo” là gì? Quy là trở về. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa nơi mà mình đã vì si mê lầm lạc, phóng đãng bỏ ra đi. Ví như đứa trẻ vì khờ dại, bỏ cha mẹ đi hoang. Trải qua những kinh nghiệm khổ đau, tự biết tỉnh ngộ, quay trở về nương tựa dưới lòng từ ái. Dưới lời khuyên dạy thiết thật và dưới bóng tuổi tác hiền hòa của song thân.

Tam bảo là gì

Tam bảo là ba ngôi báu: Phật, Pháp, và Tăng. Ví như châu báu có thể giúp cho người khỏi nghèo khó, ba ngôi nầy có thể khiến cho chúng sanh được phước nhơn thiên, cho đến khỏi sự khổ luân hồi đến Niết bàn an vui, nên gọi là “Bảo”.

Quy y Phật

Phật là “Phật đà da” thuộc cổ ngữ Ấn Độ, dịch là giác ngộ, tức là bậc đại trí huệ hiểu rõ chân tướng vũ trụ vạn vật. Trong kinh Đại thừa Tâm Địa Quán giảng: “Về ân đức Tam bảo” thì Phật bảo có sáu công đức vi diệu:

Là Đại công đức điền vô thượng.

Là Đại ân đức vô thượng.

Là Đại tối tôn trong tất cả.

Khó gặp như hoa ưu đàm.

Xuất hiện độc nhất trong tam thiên đại thiên thế giới.

Là công đức viên mãn cho cõi thế lẫn xuất thế.

Sáu công đức đầy đủ này có thể làm lợi khắp chúng sinh. Nên gọi là Phật bảo, ân không thể lường.

Cho nên, quy y Phật không phải là qui y riêng với một vị Phật nào. Mà bao gồm quy y tự tính Phật của tất cả chư Phật tận hư không khắp pháp giới. Quy y tự tính Phật có nghĩa là tâm chúng ta từ hắc ám chuyển sang quang minh, tức tâm là Phật!

Quy y Pháp

“Pháp” là những lời dạy của Đức Phật về nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp hành trì. Để hướng tới cuộc sống an lành và tiến tới giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Giáo pháp mà Phật Thích Ca giảng, không những vô lượng chư Phật trước Ngài từng đã giảng. Mà sau Ngài, chư Phật vị lai cũng sẽ giảng như thế. Bởi vì tận hư khắp pháp giới, lý đạo chân thật vốn như thế – vốn là quy luật thế gian – Phật pháp không phải do một vị Phật sáng tạo phát minh ra.

Quy y Tăng

“Tăng” nói đủ theo tiếng Phạm là Tăng già, có nghĩa: Hòa hiệp chúng hay Thanh tịnh chúng. Ðây là những vị tu hành giữ giới hạnh trong sạch, hòa thuận, chia sớt cho nhau những gì đã thu nhận được. Nói đại khái là sống theo phép lục hòa. Theo đúng nghĩa thì từ bốn người trở lên mới được gọi là Tăng, nhưng một người cũng có thể đại biểu cho Tăng.

“Quy y Tăng”, nghĩa là qui y tất cả Hiền Thánh, là những bậc có đức hạnh siêu phàm, cũng có thể gọi là “thượng nhân”. Qui y Tăng, là qui y Phúc điền Tăng thanh tịnh, bậc không tham tài sắc danh lợi.

Tại sao lại cần Quy y Tam bảo

Chúng sanh từ nhiều kiếp đến nay vì si mê lầm lạc, nên bị luân chuyển quanh sáu đường. Sống trong bể nước mắt khổ đau và bùn nhơ dục vọng. Trong cảnh đen tối “cuộc vui vui dở, nỗi sầu sầu thêm” ấy, ai là người có chút thức tỉnh, lại không muốn trở về nguồn trong sáng an lành? Nhưng làm thế nào để thoát ly? Biết nơi đâu là nương tựa?

Theo đấng Ðại giác, chúng sanh muốn lìa bến khổ trở lại nguồn vui, chỉ có quy y Tam bảo. Tại sao thế? Vì trong Tam bảo, Phật là đấng sáng suốt, trí bi đầy đủ, phước huệ vô biên, đức hạnh vẹn toàn. Ngài là bậc đạo sư vĩ đại nhất, dẫn dắt muôn loài thoát nẻo luân hồi, đến nơi cực quả.

Về pháp, thì ba tạng Kinh điển của Phật đầy đủ phương châm. Có công năng đưa chúng sanh vượt khỏi bến mơ, bước lên bờ giác. Còn Tăng là những vị giới hạnh trong sạch, đã lìa bỏ mọi thú vui vật chất, hướng về nẻo quang minh. Có thể thay thế cho Phật để dẫn dắt chúng sanh đi trên đường đạo. Xin dẫn một vài đoạn Kinh luận, để nói thêm về ý nghĩa Tam quy.

Phật dạy về Quy y Tam bảo

– Lại nữa, Từ Thị! Nếu chúng sanh nào muốn quy y Tam bảo, nên phát tâm như thế nầy: Nay ta đã sanh làm thân người, xa lìa tám nạn, đó là việc rất khó được. Vậy ta phải dùng phương tiện khéo, mà tu tập tất cả pháp thắng diệu. Nếu ta trái với tâm nguyện giải thoát không cầu những pháp lành, chính là tự khinh bỏ mình. Ví như có người đi thuyền ra biển, tìm được chỗ có châu báu, nhưng lại trở về tay không.

Cũng như thế, Phật, Pháp, Tăng bảo là chỗ nương tựa để thoát khổ, nếu kẻ nào được gặp mà chẳng quy y, sau dù có hối hận cũng không thể kịp! Ðã biết như thế rồi, phải nên siêng năng tu tập pháp lành nguyện cho mau được thành tựu. Những tội lỗi từ quá khứ cũng cần sám hối khiến cho trừ diệt. Phải nghĩ rằng ta từ vô thỉ đến nay, do thân, miệng, ý, tạo ra tội chướng vô lượng vô biên.

Những lỗi ấy đều từ tâm niệm điên đảo giả dối mà sanh, vẫn không có thật. Như thế, các tội đã gây đối với cảnh tôn trọng như Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ sư trưởng, cho đến lỗi nhỏ như vi trần, nay đều sám hối…. Lại đối với những nghiệp lành của tất cả thánh hiền như Phật và đệ tử, hàng Ðộc Giác, Thanh Văn, bậc hữu học vô học cùng các loài hữu tình trong mười phương đều phải phát tâm tùy hỷ.

*

Nên xét nghĩ, như khi mình đau nặng, trông mong có người quen thuộc nâng đỡ, xoa nắn, tắm rửa, lo lắng cho việc ăn uống thuốc men. Dù được sự săn sóc đầy đủ như thế, nhưng nỗi bịnh khổ của tự thân trong hiện tại còn không ai thay thế cho được, huống nữa là bao nhiêu nỗi khổ lớn sanh tử ở đời vị lai ư? Ta đã không nơi nương tựa như thế, thì loài hữu tình nào có khác chi! Vậy cần phải quy y ngôi Tam bảo chân thật, vì là chỗ thường trụ.

Ví như người trí khi gặp cảnh hiểm nạn, biết cầu bậc có thế lực cứu giúp chở che. Cũng như thế, chúng sanh trong nẻo hiểm nạn luân hồi, phải nương về ngôi Tam bảo, mới có thể vượt qua sông sanh tử to rộng. Nghĩ như thế rồi, phát lòng tín hướng quả quyết, quỳ gối chắp tay đem hết thân tâm thành kính đúng theo pháp quy y Tam bảo. Sau khi quy y xong lại phải phát đại tâm, nguyện cứu độ tất cả chúng sanh vượt qua biển sanh tử khổ não, đến bờ Niết bàn an vui.

Nầy Từ Thị! Ví như kẻ lương đạo dẫn dắt đoàn thương khách vượt qua vùng sa mạc rộng lớn mênh mang đầy nguy hiểm, đến chỗ an toàn thế nào, thì đạo sư Tam bảo cũng vậy. Ba ngôi báu khéo đưa chúng sanh vượt qua đêm sanh tử dài dặc mịt mờ hầu như vô tận, đến trời mai rạng rỡ của Niết bàn. Vậy kẻ phát tâm tu hạnh Ðại thừa, phải nên như thế mà quy y Tam bảo. 

Chuyện Quy y Tam bảo mà được phước

Theo Cao Tăng Truyện tập Hai, đời Ngụy, sư Đạo Thái mộng thấy có người bảo: “Ông sẽ mất năm bốn mươi hai tuổi”. Đến năm ấy bị bệnh, một người bạn khuyên quy y Quán Thế Âm Bồ Tát. Ông nghe lời và kiền thành tụng Thánh hiệu suốt bốn ngày đêm không ngừng.

Chợt thấy dưới tấm màn ở chỗ đang ngồi có quang minh từ ngoài cửa chiếu vào. Thấy gót chân Quán Âm kim sắc chiếu sáng ngời, bảo Đạo Thái: “Ngươi niệm Quán Âm phải không?” Đạo Thái vén màn cúi đầu lễ thì đã không còn thấy nữa, liền được sống thọ.

Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn

Vương Ứng Cát Bút Ký, cho biết: “Trong thời Vạn Lịch nhà Minh, Cát phụng mạng đi sứ, tiện đường trở về quê. Chợt bị bệnh nặng, hoảng hốt như có người sai khiêng tôi đi. Thấy mình rơi xuống nước, gặp các loài có vảy, có mai ở trước mặt liền tự nghĩ: Trước kia ta ăn những thứ này nên nay gặp nạn.

Chợt có người đỡ lên bờ, thấy Đại Sĩ ngồi dựa vào vách đá, Thiện Tài, Long Nữ đứng hai bên. Tôi khấu bái, Đại Sĩ dạy: ‘Ngươi vốn là thiện tri thức chuyển thân, dốc lòng thành kính thờ ta. Nay vì sát sanh nên bị bệnh này. Nếu kiêng giết sẽ lành’. Tôi kính cẩn, vâng theo lời dạy. Đại Sĩ ban Đề Hồ, màu vàng pha biếc. Uống vào vị trong ngần, bèn tỉnh giấc. Hương thừa vẫn còn đọng trên môi mép. Dần dần lành bệnh, bèn kiêng giết, quy y Tam Bảo”.

Quy y Tam Bảo được phước

1. Theo Cảm Ứng Thiên Chú, Trương Hoằng Nguyên mộng thấy thần bảo: “Ngươi có thiện căn nhưng phước lực cạn, hãy nên tu đức, tập tánh hiền lành”. Do vậy, bèn quy y Tam Bảo, và ghi chú đại lược bộ Cảm Ứng Thiên đem khắc in. Một ngày ông ta mắc phải căn bệnh lạ, thuốc thang vô hiệu, chỉ nằm chờ chết. Trong lúc nguy cấp, ông ta niệm thánh hiệu không ngớt. Chợt thấy có người áo trắng vén màn, kêu tên mình hai lượt, bệnh liền khỏi ngay. Lúc đó ông mới biết là Đại Sĩ hóa thân cứu mình.

2. Theo Quán Cảm Lục, đời Thanh, viên nha lại ở Vô Tích là Vương X… Trong niên hiệu Thuận Trị (1643-1661) do chuyện Tiền Cốc mà bị giam vào ngục chết ở Bắc Đô. Về sau, Kim Hán Quang từ kinh đô quay về, trong thuyền nghe có tiếng người hô: “Chở giùm đi, ta là Vương X… đây, oán quỷ đấy! Xin cho ta ở nhờ góc thuyền để theo về Nam”.

Đi mấy ngày, trời sắp tối, quỷ xin đậu vào bờ, nói: “Chỗ này thí thực, tôi muốn đến nhận”. Trong khoảnh khắc thấy quỷ trở về bảo: “Quán Âm Đại Sĩ chủ đàn. Hộ pháp ngăn không cho tôi ăn, bảo lúc sống tôi thích ăn nhiều thịt trâu”. Hán Quang kinh sợ nói: “Tôi cũng ăn thịt trâu, từ nay sẽ kiêng ăn”. Nói xong, quỷ khóc: “Thần hộ giới cõi trời đã đến rồi, tôi không thể ở được nữa”, bèn rời đi.

(Quy y Tam bảo là gì – Theo Phật học tinh yếu)

Tuệ Tâm 2020.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Quy Y Tam Bảo Tam Căn

Đạo sư Padmakara cõi Uddiyana, Ngài xuất hiện như một hóa thân làm người. Công chúa Tsogyal xứ Kharchen hỏi Ngài rằng: Thưa Đạo sư, xin rủ lòng từ bi chỉ dạy cho chúng con nền tảng của mọi sự thực hành Pháp, phương cách để chấm dứt sanh và tử, một nhân nhỏ mà có lợi lạc bao la, một phương pháp dễ áp dụng và ít khó khăn.

Đạo sư hóa thân trả lời: Tsogyal, quy y là nền tảng cho mọi sự thực hành Pháp. Tam bảo là sự nâng đỡ cho mọi thực hành Pháp. Phương cách để đưa sanh và tử đến chỗ chấm dứt là quy y cùng với những phương diện phụ của sự việc ấy.

Công chúa Tsogyal hỏi: Nghĩa cốt lõi của quy y là gì ? Định nghĩa của nó ra sao ? Khi phân chia, có bao nhiêu loại quy y ?

Đạo sư trả lời: Nghĩa cốt lõi của quy y là chấp nhận Phật, Pháp, Tăng là thầy, con đường và những người đồng hành để thực hành con đường với con, và rồi hứa rằng ba cái đó là quả con sẽ đạt đến. Như thế quy y nghĩa là một lời hứa hay chấp nhận. Tại sao một sự chấp nhận như vậy được gọi là quy y ? Nó được gọi là quy y bởi vì sự chấp nhận Phật, Pháp và Tăng là sự nâng đỡ, nương tựa, và bảo vệ hay cứu giúp cho chúng sanh khỏi sự sợ hãi lớn lao của những khổ đau và che chướng. Đấy là nghĩa cốt lõi của quy y.

Định nghĩa của quy y là tìm sự che chở khỏi những khủng khiếp của ba cõi thấp và khỏi quan kiến thấp kém tin vào một tự ngã trong năm uẩn vô thường[11] như các triết gia phi Phật pháp chủ trương.

Khi phân chia thì có ba loại: quy y cách bên ngoài, quy y cách bên trong và quy y cách bí mật.

QUY Y CÁCH BÊN NGOÀI

Công chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bên ngoài, nguyên nhân muốn thọ quy y là gì ? Người ta quy y đối tượng nào ? Loại người nào được thọ quy y ? Cách thức nào để thọ quy y ? Người ta thọ quy y với thái độ đặc biệt nào ?

Đạo sư Padma trả lời: Nguyên nhân của thọ quy y là sợ hãi những khổ đau của vòng sanh tử, tin vào Tam Bảo là chỗ để quy y và hơn nữa, chấp nhận Tam Bảo là đối tượng quy y và là những bậc bảo hộ của sự quy y. Do ba điều này mà người ta có ý định thọ quy y. Nói chung người ta muốn quy y vì sợ chết.

Có nhiều người thậm chí không thấy rằng nửa cuộc đời đã trôi qua và không nghĩ đến tương lai dù chỉ một khoảnh khắc. Họ không có sự quy y.

Nếu con sẽ không chết hay nếu con chắc chắn có lại kiếp làm người, con sẽ không cần quy y. Tuy nhiên sau khi chết và chuyển kiếp, có những thống khổ tràn khắp trong những cõi thấp.

Người ta quy y đối tượng nào ? Con cần quy y Tam Bảo. Ai có thể chấm dứt sanh tử ? Chỉ có vị Phật toàn giác là vị hoàn toàn thoát khỏi mọi khuyết điểm và đã viên mãn mọi đức hạnh. Thế nên chỉ có Pháp Ngài chỉ dạy và Tăng đoàn giữ gìn giáo lý của Ngài mới có thể chấm dứt được khỏi vòng sanh tử của ta và những người khác. Thế nên ba cái ấy là những đối tượng duy nhất để quy y, con cần quy y Tam Bảo.

Nói chung, có nhiều người xem những lời dạy của những bậc giác ngộ không hơn gì những lời của một thầy bói, và có những người khi kẹt quá thì nương nhờ vào hồn linh ma quỷ. Những người như vậy thật khó có sự quy y.

Loại người nào quy y ? Đó là những người có quan tâm, sùng mộ, đức tin và nghĩ đến những công đức của Tam Bảo. Người ta cần có ba thái độ đặc biệt này :

Vì vòng sanh tử không có khởi đầu và kết thúc, tôi phải tách lìa nó ngay lúc này !

Những thần thánh chẳng phải Phật giáo không phải là những đối tượng quy y của tôi !

Duy chỉ có trạng thái toàn giác của Phật quả là đối tượng quy y chân thật của tôi.

Cách thọ quy y diễn ra như thế này.

Khi thọ quy y, chỉ môi miệng suông thì vô ích. Đó giống như sự lẩm bẩm trống rỗng, không chắc sẽ dẫn con đến đâu.

Cách thọ quy y là sao ? Con phải quy y với thân, ngữ, tâm thành kính. Con phải quy y với ba ý nghĩ: sợ hãi những cõi thấp của sanh tử, tin vào những ban phước của Tam Bảo, và niềm tin kiên định cùng với lòng bi.

Người tin đời này tốt đẹp và đời sau cũng tốt đẹp thì chỉ chết sau khi vừa định thực hành Pháp.

Điều ấy chưa đủ, con cần biết những nghi thức quy y.

Người ta quy y với thái độ đặc biệt nào ? Con cần quy y với một cảm thức trách nhiệm đối với lợi lạc của những người khác. Con cần quy y với thái độ này, vì con sẽ không đạt được giác ngộ trọn vẹn và đích thực chỉ nhờ từ chối sanh tử và mong muốn niết bàn.

Để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ của sanh tử ,

Tôi sẽ thọ quy y cho đến khi tôi và tất cả chúng sanh trong ba cõi điều thành tựu giác ngộ tối thượng !

Nói chung, mọi mong ước điều là mong ước nhị nguyên. Quy y mà không thoát khỏi chấp trước nhị nguyên thì không đủ.

Bấy giờ công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y cách bên ngoài kèm theo bao nhiêu loại tu hành ?

Đạo sư trả lời: Đã quy y con phải khéo léo thực hành tám sự tu hành để ngăn chặn sự cam kết của con khỏi hư hỏng.

Bà hỏi: Tám sự tu hành đó là gì ?

Ngài trả lời: Trước hết có ba tu hành đặc biệt: Đã quy y Phật con không nên lễ lạy những thần thánh khác. Đã quy y Pháp con cần thôi gây hại cho chúng sanh. Đã quy y Tăng, con không nên kết giao với người ngoại đạo. Đấy là ba tu hành đặc biệt.

Giải thích thêm: Trước hết đã quy y Phật, không lễ lạy những thần thánh khác nghĩa là nếu con lễ lạy những vị thần thế gian như Mahadeva, Vishnu, Maheshvara hay những vị khác thì nguyện quy y của con bị hủy hoại.

Thứ hai, đã quy y Pháp, thôi gây hại chúng sanh, nghĩa là nguyện quy y của con nhất định bị hủy hoại nếu con thực hiện sát sanh. Nguyện ấy bị hư hại nếu con đánh đập chúng sanh khác vì giận dữ, bắt chúng làm nô lệ, xỏ mũi chúng, nhốt chúng trong chuồng, cắt lông làm áo, v.v…

Thứ ba, đã quy y Tăng, không kết giao với người ngoại đạo nghĩa là nguyện của con bị hư hại nếu con kết bạn với người chấp giữ cái thấy và hạnh của chủ nghĩa thường kiến hay đoạn kiến. Nếu cái thấy và hạnh của con phù hợp với họ, nguyện quy y của con bị hủy hoại.

Bất cứ trường hợp nào, mọi thực hành Pháp đều bao hàm trong quy y. Người có tà kiến không có hiểu biết này.

Đây là năm tu hành tổng quát:

1- Khi bắt đầu thực hành, hãy làm một lễ cúng dường lớn với nhiều đồ ăn thức uống tốt nhất. Bày trước các đấng Tôn Quý vào ngày mười bốn và khẩn cầu các Ngài đến hưởng cúng dường. Sau đó làm lễ cúng dường vào ngày rằm. Những cúng dường này có bốn loại: cúng dường lễ lạy, cúng dường phẩm vật, cúng dường tán thán và cúng dường thực hành.

Thứ nhất là cúng dường lễ lạy: đứng thẳng và chấp hai tay. Tưởng nhớ những công đức của chư Phật và chư Bồ Tát. Hãy quán tưởng đầu con chạm vào chân có dấu hiệu Pháp luân của các Ngài khi con đảnh lễ.

Tiếp theo là cúng dường phẩm vật: hãy bày những đồ cúng dường không phải là sở hữu của người nào (như hoa) và những đồ cúng dường được quán tưởng, với chính thân con cũng vậy.

Hãy cúng dường những lời tán thán với âm điệu du dương.

Cúng dường thực hành là phát nguyện rằng những thiện căn từ sự trau dồi Bồ đề tâm của tánh Không và lòng bi bất khả phân là để cho giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Đạo sư Padma nói: Tam Bảo không cần một chút gì trong chén nước hay sự tôn kính. Mục tiêu của việc cúng dường là để cho con nhận được những tia sáng quang minh của chư Phật.

Về việc cúng dường những thức ăn uống tốt nhất, hãy làm ba mâm và trì tụng OM AH HUM ba lần. Hãy tưởng tượng đồ cúng dường của con nhờ đó mà trở thành một đại dương cam lồ. Sau đó, quán tưởng Bổn Tôn của con được bao quanh bởi vô số chúng hội Tam Bảo và tưởng tượng con dâng cúng cam lồ này, khẩn cầu tất cả các Ngài thọ nhận. Nếu con không thể dâng cúng theo cách này, hãy chỉ làm một cúng dường vừa và nói: Xin Tam Bảo chấp nhận cho!

Nếu con không có gì để cúng dường, ít nhất con phải dâng những chén nước mỗi ngày. Nếu không làm thế, nguyện quy y của con sẽ hư hao.

Tam Bảo không cần những phẩm vật cúng dường như chúng sanh. Lễ cúng thực phẩm là để con tích tập công đức mà không trụ chấp.

2- Tu hành thứ hai là không bỏ Tam Bảo cao cả dù con có mất thân, mất mạng hay mất một vật gì quý báu.

Không từ bỏ quy y dù vì chính thân thể con: thậm chí có ai dọa móc mắt, chặt chân, cắt mũi, cắt tai hay cánh tay con, con cứ để họ làm còn hơn là phải từ bỏ Tam Bảo.

Không từ bỏ quy y dù với cái giá là đời sống của con: thậm chí có ai dọa giết con, con cứ để họ làm còn hơn là phải từ bỏ Tam Bảo.

Không từ bỏ quy y vì một món quà tặng quý giá : thậm chí nếu con được hứa cho toàn thể thế giới với châu báu để đổi lấy sự từ bỏ quy y. con cũng chớ chối bỏ quy y.

3- Tu hành thứ ba là bất kể cái gì xảy đến cho con, dù bệnh tật, nhọc nhằn, thoải mái, hạnh phúc hay đau buồn, con nên lập một mạn đà la với năm loại đồ cúng và dâng cúng Tam Bảo, rồi phát nguyện quy y và khẩn cầu như sau:

Đạo sư thiêng liêng, bậc trì giữ kim cương vĩ đại, tất cả chư Phật và chư Bồ Tát, xin lắng nghe con! Cầu mong bệnh tật của con và bất cứ cái gì gây ra bởi những hồn linh và những thế lực bất thiện đều không xảy đến. Xin ban an bình, thiện lành và tốt đẹp.

Ngoài những điều này cũng nên tích tập công đức bằng cách tụng tán kinh điển lớn tiếng và làm những lễ cúng dường, vì những thực hành như vậy là những cái căn bản để quy y. Nếu không được như ý thì chớ sanh những tà kiến, nghĩ rằng Tam Bảo không ban phước, Pháp không thật ! Trái lại hay nghĩ tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi nghiệp xấu của tôi đã cạn kiệt. Không nên theo đuổi những cách khác như bói toán, phù thủy, mà chỉ nên thực hành quy y.

4- Dù con đi về phương hướng nào, hãy nhớ chư Phật và chư Bồ Tát, hãy cúng dường và quy y. Chẳng hạn, nếu ngày mai con đi về hướng đông, thì hôm nay làm một mạn đà la và cúng dường, quy y chư Phật, chư Bồ Tát của phương đó.

Con nên khẩn cầu như sau trước khi đi:

“Đạo sư bậc trì giữ kim cương, tất cả chư Phật và chư Bồ Tát, xin hãy nghe con ! Xin ngăn chặn những chướng ngại do người và loài chẳng phải người gây ra và làm cho mọi sự đều tốt lành từ lúc con rời khỏi nơi này cho đến nơi con đến.”

Nếu không làm điều này vào ngày trước khi khởi hành thì con phải làm vào lúc khởi hành.

Vào lúc quy y, nếu con không nhớ thọ quy y trong mười hoặc bảy bước khi đi qua ngưỡng cửa thì sự quy y của con bị hao tổn.

Một khi tâm con đã giao phó cho sự quy y, con sẽ không thể bị lầm lạc.

5- Hãy nghĩ đến những phẩm tính tốt của quy y và thực hành nó thường xuyên. Đã quy y Tam Bảo hãy xem đó là nơi chốn của hy vọng và niềm tin. Hãy giữ gìn Tam Bảo như nguồn quy y duy nhất và hãy khẩn cầu các Ngài. Hãy cầu sự ban phước của Tam Bảo.

Hãy nghĩ rằng biểu trưng của Tam Bảo, hoặc một bức hình, một tượng tạc, một bức vẽ, một cái tháp, một cuốn kinh, chính là Pháp thân. Có thể khi lễ lạy, cúng dường, cầu nguyện thình lình con chứng ngộ bản tánh của Pháp thân. Dù điều đó không xảy ra, bằng cách đảnh lễ cúng dường Tam Bảo và tạo nên một mối nối kết nghiệp báo, người ta sẽ trở thành đệ tử của một vị Phật tương lai.

Đạo sư Padma nói: Bất kể cái gì sanh khởi trong con như những đức hạnh và an lạc của những bậc giác ngộ, con hãy xem đó là những ban phước của Thầy con và Tam Bảo. Bằng cách suy nghĩ như vậy mà con sẽ nhận được những ban phước. Bất kể những vấn nạn và những khổ sở nào con gặp, hãy xem chúng là nghiệp xấu riêng của con. Điều này sẽ chấm dứt tất cả nghiệp xấu của con. Nói chung, nếu con không giao phó cho Tam Bảo mà nắm giữ những suy nghĩ tà kiến thì Tam Bảo không ban phước! Và có thể con không thoát khỏi những địa ngục thấp nhất.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y có những phẩm tính tốt nào

Đạo sư trả lời: Quy y có tám phẩm tính tốt.

1- Con gia nhập chúng hội Phật tử. Đã quy y Tam Bảo con được gọi là một Phật tử. Không quy y con không ở trong chúng hội Phật tử cho dù con có tự xưng là một con người thánh thiện, một đại thiền giả hay một vị Phật bằng xương bằng thịt.

2- Con trở thành một pháp khí thích hợp cho mọi lời nguyện như giải thoát của cá nhân (biệt giải thoát giới) chẳng hạn. Còn nếu con mất nguyện quy y thì mọi giới nguyện căn cứ trên đó đều bị hủy hoại.

Để phục hồi, chỉ thiết lập lại giới nguyện quy y là đủ. Nghĩa là con cúng dường và thọ quy y trước sự hiện diện của Tam Bảo là đủ.

Con cũng cầu nguyện quy y trước bất kỳ lời nguyện nào, từ những giới nguyện cho một ngày đến những lời nguyện của Mật thừa. Thế nên quy y được xem là cái khiến cho con thành một nền tảng thích hợp cho mọi lời nguyện.

3- Nguyện quy y Tam Bảo làm giảm và chấm dứt mọi nghiệp chướng đã tích lũy trong tất cả những đời quá khứ. Nghĩa là những che chướng của con sẽ hoàn toàn cạn kiệt nhờ quy y đặc biệt, trong lúc thọ quy y tổng quát thì những nghiệp chướng sẽ giảm.

Lại nữa khi một cảm nhận đích thực về quy y sanh ra nơi con, những nghiệp chướng sẽ chấm dứt rốt ráo, trong khi chỉ những lời nguyện quy y thì đã làm chúng giảm bớt.

Hơn nữa, nếu con quy y vào mọi lúc, khi đi, đứng, nằm, ngồi, thì những nghiệp chướng sẽ hoàn toàn hết sạch, trong khi chỉ thỉnh thoảng quy y thì chúng sẽ giảm bớt.

4- Con sẽ có công đức bao la. Những phước đức thế gian như sống thọ, khỏe mạnh, rạng rỡ uy nghi,giàu có lớn đều phát xuất từ quy y. Sự giác ngộ vô thượng siêu thế gian cũng có từ quy y.

5- Con sẽ miễn nhiễm với sự tấn công của người và phi nhân và với những chướng ngại trong đời sống này. Có nói rằng khi tám quy y chân thật đã sanh ra trong con thì không có chướng ngại nào do con người có thể làm tổn hại được con trong cuộc đời này.

6- Con sẽ thành tựu bất cứ điều gì con mong muốn. Khi tâm quy y chân thật đã sanh ra trong con, bất cứ điều gì con dự định đều không thể không thành. Tóm tắt, có nói rằng tin vào những đối tượng quy y, con sẽ nhận được bất cứ điều gì con mong muốn như khi khẩn cầu một viên ngọc như ý.

7- Con sẽ không rơi vào các cõi thấp, những số phận xấu hay những nẻo hư hỏng. ba cõi thấp là cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Những số phận xấu ám chỉ sanh ra ở những nơi không có Phật Pháp, giữa những bộ lạc biên địa sơ khai. Những nẻo hư hỏng ám chỉ những triết học phi Phật Pháp. Thế nên để tránh khỏi rơi vào những chỗ ấy, người ta chỉ cần quy y.

Trong những giáo lý Đại thừa của Mật giáo có nói rằng người ta có thể giác ngộ trong chỉ thân này và trong chỉ đời này. Điều này nghĩa là không nghi ngờ gì con sẽ nhanh chóng giác ngộ. Thế nên cần phải bỏ tà kiến nghĩ rằng chỉ quy y một lần là đủ. Con cần phải quy y trở đi trở lại cả ngày lẫn đêm. Rồi con chắc chắn sẽ giác ngộ nhanh chóng.

Đạo sư Padma nói: Nếu con hết mình trong việc quy y, con không cần thực hành nhiều giáo lý khác. Không nghi ngờ gì con sẽ đạt quả vị giác ngộ.

Công chúa Tsogyal lại hỏi Đạo sư: Thực hành quy y thực tế là sao?

Đạo sư trả lời: Áp dụng quy y thực tế như sau. Trước hết, hãy tưởng nguyện:

Con sẽ đặt tất cả chúng sanh trong giác ngộ viên mãn.

Để làm điều đó con sẽ thực hành tích tập phước đức và trí hiệ, tịnh hoá những che chướng và xóa tan những trở ngại. Vì mục đích này, con xin quy y từ ngay giây phút này cho đến khi giác ngộ.

Tối thượng trong hết thảy loài người, tất cả chư Phật mười phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.

Tối thượng trong hết thảy, không dính nhiễm, giáo Pháp của mười phương, con và tất cả chúng sanh vô biên xin quy y từ giây phút này cho đến khi đạt giác ngộ vô thượng.

Tiếp theo chú tâm lập lại ba lần:

Con quy y Phật Con quy y Pháp Con quy y Tăng

Rồi cầu khẩn ba lần:

Cầu xin Tam Bảo che chở cho con khỏi những sợ hãi của đời này. Xin che chở cho con khỏi những sợ hãi của ba cõi thấp. Xin che chở cho con khỏi lọt vào những nẻo hư hỏng !

Khi sắp kết thúc hãy nói:

Qua những thiện căn này của con, nguyện con đạt được Phật quả để lợi lạc cho chúng sanh!

Con nên hồi hướng theo cách này.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư hóa thân Padmakara: Phương pháp nguyện quy y là gì ?

Đạo sư trả lời: Người ta cần đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy có nguyện quy y, dâng Ngài hoa và nói như sau:

Thưa Thầy, xin hãy lắng nghe con. Thưa chư Phật và chư Bồ Tát trong mười phương, xin hãy lắng nghe con. Kể từ giây phút này cho đến khi giác ngộ, con[12] (tên) xin quy y bậc tối thượng của hết thảy loài người, muôn triệu chư Phật pháp thân viên mãn vô thượng.

Con quy y cái tối thượng trong hết thảy an lạc, không dính nhiễm, những Giáo Pháp Đại thừa.

Con quy y cái tối thượng trong hết thảy chúng hội, Tăng già của những Bồ Tát cao cả bất thối chuyển.

Vào lúc lặp lại lần thứ ba lời này, con sẽ đắc giới nguyện. Hãy đảnh lễ và rải hoa. Rồi thực hành sự tu hành giải thích ở trên và tận lực trong quy y.

Đây là giải thích và áp dụng cách quy y bên ngoài.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Đã quy y thì người ta được bảo vệ như thế nào ?

Đạo sư trả lời: Bất kỳ ai có những thực hành quy y đúng đắn như giải thích ở trên thì nhất định được Tam Bảo bảo vệ. Vì vậy, nếu con sợ lạc vào một nẻo lang thang và cầu nguyện gặp được một con đường chân chánh, chắc chắn con sẽ gặp. Con cũng chắc chắn được bảo vệ khỏi những sợ hãi của cuộc đời này.

Khi mọi phẩm tánh của quy y đã sanh nơi con, con chớ nên bằng lòng mà dừng lại. Hãy tăng thêm nữa những phẩm tính đã sanh trong con. Con cần sử dụng mọi phẩm tính sanh trong tâm con để gom góp những tích tập và tịnh hóa những che chướng. Khi sự vận dụng như vậy được phát sanh, toàn bộ khả năng đã được phát động.

Tất cả những người cảm thấy không có khuynh hướng làm phát sanh trực tiếp những phẩm tính sâu xa như (quán chiếu) tánh Không hay mạn đà la của những Bổn Tôn trong con người họ thì vẫn có thể tịnh hoá những che chướng và gom góp những tích tập chỉ bằng sự quy y.

Bấy giờ con có thể tự hỏi rằng, nếu người ta được bảo vệ khi quy y như vậy, thì có phải chư Phật sẽ xuất hiện và dẫn dắt tất cả chúng sanh hay không? Câu trả lời là chư Phật không thể tự tay đem tất cả chúng sanh ra khỏi sanh tử. Nếu các Ngài làm như vậy được, thì chư Phật với lòng đại bi và những phương tiện thiện xảo đã giải thoát cho tất cả chúng sanh không trừ một ai rồi.

Rồi con có thể tự hỏi, vậy người ta được bảo vệ bằng cái gì? Câu trả lời là người ta được bảo vệ bằng (sự thực hành) Pháp.

Khi quy y đã sanh ở trong con, con không cần thực hành những giáo lý khác. Không thể nào con không được bảo vệ bởi lòng bi của Tam Bảo. Điều đó giống như con chắc chắn không sợ hãi khi con đã có một đội vệ sĩ tuyệt hảo.

Đạo sư Padma giải thích quy y cách bên ngoài cho công chúa Tysogyal như thế.

QUY Y CÁCH BÊN TRONG

Công chúa Tsogyal xứ Kharchen hỏi Đạo sư hoá thân Padmakara,

Người ta quy y những đối tượng bên trong nào? Loại người nào thọ quy y? Người ta quy y bằng cách thức hay phương tiện nào? Với thái độ đặc biệt và kéo dài bao lâu? Cần hoàn cảnh đặc biệt nào? Mục tiêu là gì và những phẩm tính nào?

Đạo sư trả lời: Về những đối tượng quy y, con cần quy y Bổn Tôn, Guru và Dakini.

Người thọ quy y là người đã thọ môn Mật thừa.

Cách thức hay phương pháp là quy y với thân, ngữ, tâm sùng mộ và thành kính.

Về thái độ đặc biệt của thọ quy y, con phải nhận thức vị Thầy là một vị Phật, không từ bỏ Bổn tôn dù phải từ bỏ mạng sống và thường xuyên cúng dường Dakini.

Về thời gian, con cần quy y từ khi phát Bồ đề tâm trong lễ quán đảnh cho đến khi đạt đến trạng thái một bậc Kim Cương Trì.

Về hoàn cảnh, con cần quy y với lòng sùng kính Mật thừa.

Về mục tiêu hay những đức hạnh của quy y, nó làm cho con trở thành một pháp khí thích hợp cho Mật thừa và để nhận những ban phước phi thường.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Về quy y cách bên trong, người ta cần những tu hành gì?

Đạo sư trả lời: Có tám tu hành. Trước hết có ba tu hành đặc biệt:

Đã quy y Guru, con không được ý xấu đối với Ngài hoặc thậm chí có ý định nhạo báng Ngài.

Đã quy y Bổn Tôn, con không được gián đoạn sự thiền định về hình tướng Bổn Tôn hay sự trì tụng Ngài.

Đã quy y Dakini, con không được bỏ những ngày cúng dường định kỳ.

Năm tu hành tổng quát như sau:

Hãy dâng cúng phần đầu tiên của bất cứ thứ gì con ăn hay uống như là cam lồ. Cúng dường phần đó khi quán tưởng Guru trên đầu con. Cúng dường khi quán tưởng Bổn Tôn nơi trung tâm trái tim và Dakini nơi trung tâm rốn. Con cần tu hành trong việc chia phần thực phẩm như vậy.

Dù đi về hướng nào, hãy cầu nguyện Guru, Bổn Tôn và Dakini. Hãy quán tưởng Guru trên đỉnh đầu con. Hãy quán tưởng chính con là Bổn Tôn và Dakini cùng những hộ pháp là những vệ sĩ của con. Đây là tu hành khi đi.

Dù phải mất mạng hay tay chân, con cần tu hành xem Guru cũng thân thiết như trái tim mình. Bổn Tôn thân thiết như đôi mắt mình, và Dakini thân thiết như thân thể mình.

Bất cứ điều gì xảy ra, như bệnh tật, khó khăn hay dễ chịu, vui hay buồn, con cần cầu khẩn Guru, cúng dường cho Bổn Tôn và lễ tiệc cho Dakini. Ngoài việc này con không nên chạy theo những phương thức khác như bói toán và phù phép.

Nhớ những đức hạnh của Guru, Bổn Tôn và Dakini, con phải quy y thường xuyên. Do quy y Guru, những che chướng đều bị xoá sạch. Do quy y Bổn Tôn, thân đại ấn [13] sẽ đạt được. Do quy y dakini, con sẽ nhận được những thành tựu (siddhi).

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư Padma: Quy y cách bên trong có được những đức hạnh nào?

Đạo sư Padma trả lời: Do quy y Guru, con được bảo vệ khỏi những trói buộc của tâm ý niệm. Những chướng ngại của vô minh và ngu si được xoá sạch. Sự tích tập quán chiếu và tỉnh giác được hoàn thiện, và con sẽ nhận được thành tựu chứng ngộ tự phát.

Do quy y Bổn Tôn, con được bảo vệ khỏi những tri giác thường tục, gom góp được sự tích tập trí tuệ tự hữu và đạt được sự thành tựu đại ấn.

Do quy y Dakini, con sẽ được bảo vệ khỏi những chướng ngại và hồn linh xấu ác. Trở ngại đói khổ của ngạ quỷ được loại bỏ, sự tích tập buông bỏ và thoát khỏi những bám níu được hoàn thiện và sẽ đạt được sự thành tựu hoá thân đại lạc.

Công chúa Tsogyal hỏi Đạo sư: Quy y cách bên trong thực tế là gì?

Đạo Sư Padma đáp: Trước tiên con nên phát khởi nguyện vọng hướng đến giác ngộ tối thượng. Sau đó quán tưởng guru, yidam, dakini ngự trên mặt trời, mặt trăng, và hoa sen trên bầu trời phía trước con và nói ba lần:

Guru tôn quý, gốc rễ của dòng truyền, Bổn Tôn Yidam, đấng khởi nguyên của mọi thành tựu, Dakini, đấng ban ân phước tối diệu, Con xin kính lễ ba gốc.

Sau đó, hãy tập trung không xao lãng tâm con vào guru, yidam, dakini và lập lại:

Con quy y nơi guru, yidam, và dakini.

Kế tiếp khẩn nguyện như sau:

Chư guru, yidam, và dakini, cầu xin ban cho con ân phước của thân, khẩu, ý các Ngài!

Xin ban những quán đảnh trên con! Xin ban những thành tựu thông thường và tối thượng! Xin mở lòng từ của Ngài đến con, đứa con sùng mộ của Ngài!

Sau đó hóa tán guru vào đỉnh đầu con, yidam vào giữa ngực con, và dakini vào giữa rốn con.

Công Chúa Tsogyal hỏi vị Thầy: Phương pháp nguyện thọ quy y cách bên trong như thế nào?

Vị Thầy đáp: Nghi thức nguyện thọ quy y cách bên trong lần đầu như sau: quan trọng là phải nhận được quán đảnh. Vẫn giữ được tự thân quán đảnh là nhận được quy y. Nếu con thật sự thọ quy y mà không nhận quán đảnh, hãy đảnh lễ và đi nhiễu quanh vị guru, dâng cúng hoa cho Ngài và nói:

Con xin thọ quy y nơi tất cả tập hội của Bổn Tôn, suối nguồn của mọi thành tựu.

Con xin thọ quy y nơi tất cả dakini, những đấng ban ân phước tối diệu.

Nguyện thọ quy y đạt được sau khi niệm bài này ba lần.

Đó là nghi thức thọ giới nguyện. Ta đã giải thích quy y cách bên trong.

QUY Y CÁCH BÍ MẬT

Công Nương Tsogyal, Công chúa xứ Kharchen, hỏi vị Thầy: Về thọ quy y cách bí mật, người ta thọ quy y nơi đối tượng nào? Loại người nào thọ quy y? Người ta thọ quy y theo cách thức hay phương pháp nào? Người thọ quy y với thái độ đặc biệt nào? Quy y trong thời gian nào? Thọ quy y trong hoàn cảnh nào? Có mục đích và đức hạnh gì?

Vị Thầy trả lời: Về phần những đối tượng của quy y cách bí mật, con phải thọ quy y trong kiến (quan điểm), thiền (suy niệm), và hành (hành động).

Loại người thọ quy y này phải là người có những khả năng cao nhất, mong muốn đạt được giác ngộ.

Về phương pháp hay cách thức, con phải thọ quy y nhờ kiến, thiền, hành và quả. Nghĩa là con phải quy y với kiến xác quyết, thiền định có kinh nghiệm, và hành vi có vị bình đẳng.

Về phần thái độ đặc biệt, kiến thoát khỏi tham dục, có nghĩa không mong muốn nào khác hơn là đạt Phật quả hay dứt bỏ luân hồi. Sự thiền định thoát khỏi trụ vào sự tập trung trên hình tướng cụ thể và không rơi vào thiên kiến, thì không thể mô tả bằng ngôn từ bình thường. Hành động thoát khỏi lấy, bỏ, tức là không rơi vào bất cứ phạm trù nào.

Về thời gian là kể từ lúc quy y cho đến khi đạt giác ngộ.

Về hoàn cảnh là thọ quy y mà không muốn tái sanh nào nữa.

Về mục tiêu hay đức hạnh là đạt được giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Về quy y cách bí mật, người ta cần tu hành những thực hành nào?

Đạo Sư Padma đáp: Có ba tu hành tiên khởi:

Về cái thấy (kiến) sở hữu sự chứng ngộ: con phải tu hành trong xác quyết rằng không có Phật quả nào khác cần thành tựu, vì tất cả chúng sanh và chư Phật đều có cùng nền tảng (Phật tánh). Con phải tu hành trong xác quyết rằng hình tướng xuất hiện và tánh Không là bất khả phân, qua chứng ngộ rằng những hình tướng đó và tâm là không khác biệt.

Về tu hành trong sự thiền định có kinh nghiệm: Không nên để tâm hướng ngoại, đừng tập trung vào trong, mà hãy tu hành để tâm được nghỉ ngơi tự nhiên, và thoát khỏi điểm quy chiếu.

Về phần hành động: Hãy tu hành kinh nghiệm không gián đoạn. Dù vào tất cả mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều không có gì để thiền định về, tu hành không xao lãng dù chỉ trong một khoảnh khắc.

Không từ bỏ vị Thầy cho dù chứng ngộ tâm con là Phật.

Không gián đoạn những thiện căn cho dù con chứng ngộ những hình tướng là tâm.

Tránh làm những hành động xấu dù là vi tế nhất, cho dù con không còn sợ cõi địa ngục.

Không phỉ báng bất kỳ giáo lý nào, cho dù con không còn nuôi dưỡng bất cứ hy vọng đạt giác ngộ nào.

Không nên kiêu mạn hay khoe khoang cho dù con chứng ngộ những đại định cao cấp.

Luôn luôn cảm thấy có lòng bi với chúng sanh, cho dù con hiểu được chính mình và người khác là bất nhị.

Hãy tu hành nơi chốn nhập thất (hoang vắng), cho dù con nhận ra luân hồi và niết bàn là không hai (bất nhị).

Công Chúa Tsogyal hỏi vị Đạo Sư Hóa Thân: Về thọ quy y cách bí mật, người ta được ban sự bảo vệ nào và đức hạnh gì?

Đạo Sư Padma đáp: Đã thọ quy y nơi kiến, con được bảo vệ khỏi cả hai thường kiến và đoạn kiến, tà kiến và chấp chặt được loại bỏ, sự tích lũy của pháp tánh quang minh được viên mãn, và những thành tựu bất tận của thân, khẩu, ý sẽ đạt được.

Đã thọ quy y nơi thiền định, cái thấy (kiến) cũng sẽ bảo vệ sự thiền định. Những che chướng của sự chấp chặt và tập khí sâu dày được tiêu trừ, sự tích lũy tính hợp nhất bất nhị được tích tụ và những thành tựu của xác quyết và giải thoát bổn nguyên sẽ đạt được.

Đã thọ quy y nơi hành: Con được bảo vệ khỏi hạnh kiểm hư hỏng và tà kiến của chủ nghĩa hư vô. Những che chướng của đạo đức giả và sự ngu dại được tiêu trừ, sự tích lũy của không – bám chấp trong khi bận rộn được hoàn thiện, và sự thành tựu của việc chuyển bất kỳ những gì được kinh nghiệm thành sự chứng ngộ sẽ đạt được.

Công Chúa Tsogyal hỏi Đạo Sư Padma: Cách thực hành thực tế của thọ quy y cách bí mật là gì?

Vị Thầy trả lời: Kiến, trong sự thoải mái tự nhiên, phải thoát khỏi tham dục và không thiên vị, cực đoan.

Sự thiền định phải thoát khỏi những tập trung vào những hình tướng cụ thể và những điểm quy chiếu. Điều này không thể diễn tả bằng bất cứ ngôn từ thông thường nào.

Có thể nói rằng, không nên đặt tâm con hướng ra ngoài, cũng không tập trung nó vào bên trong; hãy an nhiên tự tại không chỗ trụ.

Hãy an nghỉ không xao lãng trong trạng thái của kinh nghiệm bất tận vào lúc đi, đứng, nằm, hay ngồi.

Những cảm giác về sự trọn vẹn, hoan hỷ, trống không, phúc lạc, hay trong sáng, tất cả đều là những kinh nghiệm tạm thời. Không nên xem chúng là những điều kỳ diệu.

Khi những trạng thái của tâm xảy ra như xáo động, che ám, hay hôn trầm, hãy sử dụng những kinh nghiệm này như sự tu hành. Bất cứ những gì xảy ra như vậy, không nên xem chúng là những khuyết điểm.

Công Chúa Tsogyal hỏi: Phương pháp thọ nguyện quy y cách bí mật như thế nào?

Đạo Sư đáp: Đảnh lễ và nhiễu quanh vị Thầy, dâng cúng hoa cho Ngài. Người đệ tử phải áp dụng tư thế ngồi kiết già và với lòng bi thọ nguyện trau dồi Bồ đề tâm vì lợi ích của chính mình và người khác.

Đây là giải nghĩa về thọ quy y cách bí mật.

Đạo Sư Hoá Thân Padma nói: Đây là hướng dẫn khẩu truyền của Ta, trong đó những giáo huấn nội, ngoại, và bí mật, những cái thấy cao và thấp, Mantra thừa và thừa Triết học[14] được cô đọng thành một gốc duy nhất trong cách thọ quy y ngoại, nội và bí mật.

Khi áp dụng nó một cách tương ứng, con sẽ hướng về thực hành Pháp, việc thực hành Pháp của con sẽ trở thành con đường, và con đường của con sẽ chín muồi thành quả. Công chúa xứ Kharchen, con hãy hiểu như vậy.

Điều này hoàn tất giáo huấn về thực hành thọ quy y như con đường của hành giả.

SAMAYA. ẤN NIÊM, ẤN NIÊM, ẤN NIÊM.

Trích nguồn: Giáo Huấn Dakini Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn dấu Phát lộ bởi: Nyang Ral Nyima Özer, Sangye Lingpa and Dorje Lingpa.

Bản Chất Và Lợi Ích Của Việc Quy Y Tam Bảo

Các quý vị trước hết hãy nghe quý Thầy giản trạch về nghĩa quy y Tam Bảo.

Sau khi chúng ta hiểu biết rõ ràng rồi, chúng ta mới phát nguyện quy y.

Vì đối với Phật giáo không phải là một sự bắt buộc, khiên cưỡng.

Cái gì chúng ta cũng phải hiểu, rồi chúng ta mới thực hành.

Như vậy không gọi là mê tín.

Chúng ta hiểu, chúng ta thấy lợi ích rồi, chúng ta làm thì cái đó là đúng tinh thần của đạo Phật, không phải là bắt buộc chúng ta phải thực hành, phải tin ngay.

Trước hết, Thầy xin giải nghĩa về quy y Tam Bảo để cho toàn thể quý đạo hữu chúng ta hiểu rõ quy y Tam Bảo là gì? Quy y Tam Bảo là cụm từ tiếng Hán.

“Quy” tức là quay về, hướng về; gọi là quy.

Giống như các quý đạo hữu ở đây hướng mặt, hướng mắt về phía Thầy cũng đang gọi là quy về Thầy.

Nghe không? “Quy” tức là hướng về, là quay về.

“Y” có nghĩa là nương tựa, là cậy nhờ.

Nghe không? “Y” là nương tựa, là cậy nhờ; nhờ cậy là nương tựa.

Đấy, Thầy lấy ví dụ: giống như là cái dùi chuông của Thầy đây, nếu Thầy để nó một mình thế này là nó sẽ đổ; nhưng Thầy cho nó tựa vào đây thì nó không có đổ.

Đấy, nó có chỗ tựa, có chỗ nương.

Nghe không? Thì chữ “y” có nghĩa là nương tựa.

Vậy hai từ “quy y” có nghĩa là quay về, hướng về nương tựa.

Nghe không? Chúng ta hiểu rõ chưa? Quy y là quay về, hướng về nương tựa.

Mà hôm nay, chúng ta sẽ quay về nương tựa vào Tam Bảo.

Tất cả con người chúng ta có một mong mỏi, đó là luôn luôn có chỗ để nương tựa.

Phải không? Hồi bé chúng ta ở nhà, chúng ta nương tựa vào cha, vào mẹ; con thì cậy nhờ vào cha, vào mẹ, lúc chúng ta còn bé thơ.

Lớn lên một chút, đi học ở trường thì chúng ta nương tựa vào thầy giáo, cô giáo; nhờ sự chỉ dạy của các thầy, các cô.

Rồi lớn lên nữa, trưởng thành, chúng ta xây dựng gia đình.

Phải không? Con trai thì lấy vợ, con gái thì lấy chồng; thì chúng ta nương tựa vào vợ, vào chồng của mình.

Nghe không? Lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng con cái trưởng thành, đến lúc ấy chúng ta già rồi, chúng ta nương tựa vào con.

Đúng không? Như vậy chúng ta thấy cả cuộc đời chúng ta gần như ai cũng thế thường xuyên phải đi tìm chỗ để nương tựa.

Phải không? Vì chúng ta cũng mệt mỏi mà.

Giống như Thầy ngồi đây, cái ghế này phải có cái tựa để cho đỡ mỏi, có chỗ dựa là mình đỡ mỏi mệt, mình thấy an lành hơn, khỏe người hơn, mình yên tâm hơn.

Cho nên cuộc đời chúng ta là tìm chỗ nương tựa.

Phải không? Hôm nay tại sao mà Thầy lại hướng dẫn cho các Phật tử nương tựa Tam Bảo? Nghe không? Đấy, thế thì Tam Bảo là gì? Thầy giải thích cụm từ Tam Bảo để cho quý đạo hữu chúng ta hiểu.

“Tam” là ba.

“Nhất” là một, “nhị” là hai, “tam” là ba.

“Tam” là ba, “Bảo” là quý báu.

Cái gì quý báu người ta gọi là bảo.

Phải không? Ví dụ cái chuông này quý, nó bằng vàng thì gọi là bảo chung, tức là quả chuông quý.

Nghe không? Hay vật gì quý người ta gọi là bảo bối.

Đấy! Như vậy “bảo” có nghĩa là quý báu.

Chùa Ba Vàng chúng ta có tên Bảo Quang Tự, là tên tự.

Nghe không? Thì “Bảo Quang” là ánh sáng quý báu.

Ánh sáng quý báu là ánh sáng của trí tuệ.

Vậy thì “Tam Bảo”, “Tam” là ba, “Bảo” là quý báu.

Vậy “Tam Bảo” là ba ngôi vị quý báu.

Ba ngôi vị ấy là gì? Ngôi thứ nhất là ngôi Phật, hay còn gọi là Phật Bảo.

Các quý đạo hữu thấy Đức Phật có quý không? Có.

Đúng không? Đức Phật là tối tôn, tối quý; không ai bằng Phật.

Phật có nghĩa là giác ngộ, tiếng Phạn người ta gọi là Buddha, nghĩa là giác ngộ, là người giác ngộ.

Mà Đức Phật là bậc toàn giác, nghĩa là giác ngộ thấu triệt tất cả mọi sự, mọi vật trên thế gian này.

Không gì là Phật không biết, không gì là Phật không thấy.

Nghe không? Đấy! Cho nên gọi là toàn giác.

Đức Phật lại đầy đủ tính quý báu, đức hạnh tròn đầy, lòng từ bi thì bao la, không có ai bằng Phật cả.

Đức Phật có lòng từ bi bao la với tất cả chúng sinh.

Ngài thương xót và cứu giúp tất cả muôn loài chúng sinh.

Không chỉ riêng có loài người chúng ta, mà tất cả chúng sinh Đức Phật đều thương xót.

Đức Phật là người đã tu A- tăng- kỳ kiếp, rèn luyện thân tâm mình, trau dồi đức hạnh, tất cả các công đức đầy đủ, viên mãn và trở thành Phật.

Tức là đầy đủ.

Hay Phật còn gọi là bậc Lưỡng Túc Tôn, nghĩa là phúc đức, trí tuệ đầy đủ.

Đó! Đức Phật là bậc toàn giác.

Phải không? Tất cả mọi cái đều viên mãn ở Phật.

Và cũng có thể gọi Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh.

Đấy! Đức Phật là cha lành của tất cả muôn loài chúng sinh.

Lòng từ của Phật là vô biên, không có giới hạn, không chỉ thương ai riêng cả, mà thương tất cả muôn loài chúng sinh.

Vậy cho nên, Đức Phật là bậc tối tôn, tối quý mà tất cả chúng ta rất cần, rất nên nương tựa vào Phật.

Đức Phật là như vậy đấy, rất là tôn quý, tất cả thế gian tôn quý.

Đức Phật có 10 danh hiệu mà thế gian tôn xưng cho Ngài.

Đó là Như Lai, là Ứng Cúng, là Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, là Thiện Thệ, Thế Gian Giải, là Vô Thượng Sĩ, là Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Đấy! Mười danh hiệu rất cao quý để tôn xưng cho Phật.

Chúng ta thấy, chúng ta rất may mắn là chúng ta được biết đến Phật và chúng ta lại quy kính Ngài.

Đây là diễm phúc rất là lớn đối với cuộc đời của mỗi chúng sinh chúng ta.

Ngôi vị thứ hai trong Tam Bảo đó là ngôi vị Pháp.

Pháp là gì? Pháp chính là những lời dạy của Đức Phật mà cụ thể ở đây là Đức Phật Thích Ca.

thế giới Sa Bà hiện nay của chúng ta.

Đức Phật Thích Ca của chúng ta, Ngài ra đời ở đất nước Ấn Độ, Ấn Độ cổ ngày xưa đấy, cách chúng ta đến nay cũng là hơn 2500 năm rồi.

Và Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng thành quả vị Phật.

Và Ngài đã giao giảng những lời dạy đến với chúng sinh.

Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là giáo Pháp.

Đấy! Tam Tạng Kinh Điển, cái này gọi là Pháp.

Tam Tạng Kinh Điển của Phật thì gồm có Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận.

Ba cái này gọi là Tam Tạng Kinh Điển.

Đấy! Thì là giáo Pháp hay gọi là Pháp – ngôi vị Pháp.

Trong đó, chứa đầy tất cả những lời dạy quý báu để giúp cho chúng ta biết sống, tu dưỡng như thế nào để chúng ta hết đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn.

Đó là giáo Pháp của Đức Phật, hay gọi là Pháp, tức là ngôi thứ hai là ngôi Pháp.

Ngôi thứ ba gọi là ngôi Tăng.

Tăng là gì? Tăng là đoàn thể những người xuất gia.

Đệ tử của Phật mà xuất gia, cạo tóc, mặc áo của nhà Phật như các Thầy đây thì gọi là Tăng.

Là những người mà lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình: “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến chúng sinh; đấy gọi là Tăng và gọi là Tăng đoàn.

Chữ “Tăng” nghĩa là một đoàn thể những người xuất gia tu hành hòa hợp, thanh tịnh.

Thì trong luật có thể chia chi tiết một chút.

Ví dụ bốn vị Tỳ-kheo thì gọi là một Tăng.

Nhưng cái đấy là cái phần chi tiết.

Nhưng Thầy nói chung ở đây là những người xuất gia, đệ tử của Phật giữ giới của Phật, thực hành lời dạy của Phật với lý tưởng như Đức Phật: “Trên cầu thành Phật, dưới nguyện độ chúng sinh”; đó gọi là Tăng.

Thì chư Tăng cũng là những người rất cao quý, những bậc chân tu thật sự là cao quý! Thưa với các quý đạo hữu! Có thể nói chư Tăng giống như là những bông sen ở trong đầm sen giữa mùa hè oi ả.

Chúng ta thấy những bông sen ấy tỏa hương thơm rất là mát dịu cho chúng ta, làm thanh khiết tâm hồn chúng ta.

Cuộc đời ngũ trược, ác thế này, chúng sinh đầy rẫy tất cả những bụi nhơ, tâm hồn lấm lem, tham, sân, si, ganh ghét đầy rẫy.

Nhưng những vị tu sĩ xuất gia – chư Tăng, đệ tử của Phật thì đi trên con đường ly tham, ly sân, ly si; từ bỏ tham, sân, si.

Phải không? Đấy đúng thật sự là những cái rất cao quý.

Cho nên Thầy nói là chư Tăng là những người bỏ được những cái khó bỏ, làm những việc khó làm.

Đi xuất gia phải bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ anh em.

Ai đã có gia đình thì phải bỏ vợ, bỏ con; bỏ chồng, bỏ con mới đi xuất gia được.

Những cái đó là những cái rất khó bỏ.

Bỏ nhà cửa, tài sản, bỏ công danh sự nghiệp ở đời mới đi xuất gia được.

Đại chúng thấy không? Rất là khó.

Người tại gia chúng ta, Thầy nói là chỉ cần bỏ điếu thuốc thôi cũng khó rồi.

Có phải không? Đấy! Thầy vẫn nói vui đấy.

Có câu rằng là: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào” “đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

” Người tại gia chúng ta bỏ điếu thuốc cũng đã rất khó.

Cái làn khói thuốc mỏng như vậy nhưng nó vẫn trói chân chúng ta, chúng ta cũng chưa bỏ được, không dứt ra được.

Thế mà đây, người đi xuất gia thì bắt buộc phải bỏ tất cả những thú vui của người tại gia; là người xuất gia phải bỏ.

Đấy là bỏ những cái khó bỏ.

Đúng không? Rồi vào chùa, theo Thầy học đạo thì phải sao? Phải thức khuya, phải dậy sớm.

Ăn cơm thì tương chao chay lạt, chứ cũng không có mùi vị mặn mà gì.

Thế rồi phải học kinh, học kệ, thực hành giới luật.

Đấy! Phật tử tại gia thì chỉ giữ 5 giới.

Nhưng đi xuất gia mà làm Sa di, bây giờ là phải thọ 10 giới.

Rồi đến Tỳ-kheo phải thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni phải thọ 348 giới.

Phải giữ gìn rất là nghiêm túc.

Như vậy chúng ta thấy khó không?Rất là khó.

Thế rồi đi xuất gia tu hành thì cũng không có lương bổng gì cả.

Nghe không? Sống nhờ bằng sự chu cấp của quý Phật tử, của các đạo hữu; chứ không có lương, không ai cho lương cả.

Nghe không? Mà sống thì ăn rất là đơn giản thôi.

Như chư Tăng, Tỳ-kheo ở chùa mình thì ngày ăn một bữa thôi, chứ không có nhiều.

Y áo thì cũng thế, gọi là ba cái y áo thôi, không có gì nhiều, rách thì mới được thay.

Không nhiều, tài sản của người xuất gia không có gì.

Ba y và bình bát là tài sản chính và lớn nhất đấy, không có gì cả.

Đó! Cho nên các đạo hữu thấy, người xuất gia chân thật như vậy thì có cao quý không, các quý đạo hữu? Rất cao quý! Cho nên xứng đáng gọi là Tăng Bảo.

Đúng không? Đấy! Gọi là “Bảo” là chỗ đấy đấy.

Chư Tăng nếu chân thật; chư Tăng mà chân tu như vậy rất là quý.

Chư Tăng một đời tu hành, phụng sự chúng sinh; đi làm thì không có lương; lấy sự tu hành, lấy công đức để mà làm lương.

Lấy công đức phước báu làm lương, chứ không có lương như chúng ta.

Đấy! Một đời mà lại hy sinh, lấy phụng sự là chính.

Chư Tăng phải phụng sự chúng sinh, tu hành cho mình và phải phụng sự chúng sinh.

Thì chúng ta thấy những con người như thế thật là cao quý, rất là vô tư.

Lấy tất cả chúng sinh là cha mẹ, là anh em, quyến thuộc của mình.

Không còn cái gì là riêng tư cho mình nữa.

Cái đó mới đúng nghĩa của chư Tăng đấy.

Cho nên chư Tăng cũng được gọi là Tăng Bảo.

Như vậy chúng ta đã thấy Đức Phật thật là cao quý; giáo Pháp, những lời dạy của Đức Phật thật là cao quý; và chư Tăng, những đệ tử xuất gia chân chính của Phật thật là cao quý! Ba ngôi vị này cao quý như thế cho nên gọi là Tam Bảo.

Nghe không? Vậy thì Tam Bảo có những công năng gì mà hôm nay chúng ta lại quay về nương tựa? Thưa quý đạo hữu, chính Tam Bảo, Thầy nói Tam Bảo cũng giống như kiềng ba chân rất vững chãi.

Chúng ta nương tựa Tam Bảo, chúng ta không có sợ đổ vỡ.

Nghe không? Tam Bảo là vững chãi.

Tam Bảo cũng là hải đảocho tất cả chúng sinh nương về.

Vì trong Tam Bảo có đầy đủ tất cả những giá trị để giúp chúng sinh được giác ngộ, đi đến giải thoát luân hồi sinh tử, muôn đời vĩnh kiếp được an lạc.

Đó là giá trị của Tam Bảo.

Tam Bảo có công năng bảo hộ cho chúng sinh, là ruộng phước điền bậc nhất cho tất cả chúng sinh, là chỗ cứu độ cho tất cả chúng sinh.

Không có một ai có thể thay thế được Tam Bảo.

Cho nên Tam Bảo vô cùng cao quý.

Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.

Vậy thì hôm nay chúng ta sẽquay về nương tựa vào Tam Bảo, một chỗ nương tựa vững chắc nhất.

Nghe không? Chứ còn chúng ta thấy những cái nương tựa mà chúng ta chọn trong đời đâu có chắc.

Nương tựa cha mẹ thì cha mẹ không sống đời với mình, cũng có ngày cha mẹ phải ra đi.

Nương tựa thầy cô thì thầy cô cũng đâu có dõi theo mình suốt cả cuộc đời được.

Nương tựa vào vợ, vào chồng; vợ chồng cũng không chắc đã là người cho mình nương tựa được ổn thỏa.

Có phải không? Có khi người ta thay lòng đổi dạ.

Rồi nương tựa vào con cũng đã chắc đâu.

Chắc gì con mình đã hiếu thảo, chắc gì con mình đã thương mình khi mình già yếu, mình bệnh tật.

Đều là không chắc, các quý đạo hữu ạ.

Duy chỉ có Tam Bảo là thật sự từ cái đức của Phật buông xuống thương xót tất cả muôn loài chúng sinh.

Lòng từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát là vĩnh hằng, là không bao giờ dứt, không bao giờ dừng, là vô biên.

Chư Tăng là những người học theo hạnh của Phật cũng vậy, đang ngày ngày trưởng dưỡng tâm đức của mình cho rộng lớn như vậy.

Cho nên Tam Bảo chính thực là chỗ dựa vững chắc nhất cho tất cả chúng sinh.

Các quý đạo hữu có nhất trí như thế không? Đấy! Khi ta thấy Tam Bảo cao quý như vậy rồi thì chúng ta nên quay về xin được nương tựa vào Tam Bảo.

Từ ngày hôm nay, con xin được quay về nương tựa vào Tam Bảo.

Đó chính là ý nghĩa của lễ quy y.

Các Phật tử rõ chưa? Các đạo hữu rõ chưa? Thế thì kính thưa đại chúng, Tam Bảo, Thầy đã giải thích cho đại chúng hiểu sơ qua.

Nhưng về mặt lý, sâu sắc hơn thì ngay trong tâm của mỗi chúng ta cũng có Tam Bảo.

Ngay trong tâm của chúng ta cũng có Tam Bảo.

Cho nên chúng ta, bên ngoài quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng như vậy.

Mà chúng ta cũng có thể quay về quy y ở ngay tự tâm mình.

Cái tính giác biết, sáng suốt này thì tất cả chúng sinh, không kể chỉ có loài người đâu, đều có tính giác biết, sáng suốt này.

Cái tính giác biết, sáng suốt này nó như gương, nó rất sáng.

Con kiến, con sâu cũng có tính giác biết này.

Phải không? Nó cũng biết đói, biết khát, biết sợ; nó cũng biết chạy nhảy; biết vui buồn chứ.

Biết đấy.

Phải không? Cái biết đó đó, cái tính giác đó là Phật đấy.

Cái ấy thì tất cả loài chúng sinh hữu tình đều có như nhau, không khác đâu.

Cái tính đó như vậy đấy! Đấy! Cái tính đó gọi là Phật trong tâm chúng ta.

Thứ hai, ở trong tâm chúng ta, bản chất trong tâm chúng ta có tính công bằng, chính trực, mình gọi là lương tâm đó.

Đó gọi là Pháp Bảo, là Pháp trong tâm chúng ta đấy.

Khi chúng ta làm một điều gì sai quấy, lỗi lầm thì tự ông quan tòa, ông ngay chính trong này, ông lên án mình.

Chúng ta làm điều tội lỗilà tối về ông quan tòa này, ông ở trong đây, ông xét mình, ông phán mình.

Thì đó, cái ông ấy là Pháp đấy.

Đức Phật cũng thế, cũng từ ngay tâm ngay chính này mà thuyết ra Tam Tạng Kinh Điển đấy, thưa đại chúng.

Đó! Cho nên chúng ta nếu biết quay về cái tính bình đẳng, tính chính trực của mình, ngay chính của mình thì đấy là chúng ta đang quay về giáo Pháp của Phật, nương tựa vào Pháp đấy, Pháp của Phật tự tâm đấy.

Và trong tâm chúng ta, bản thể của tâm chúng ta là trong sạch, là thanh tịnh, thưa đại chúng.

Là thanh tịnh.

Bản chất của tâm chúng ta là trong sạch nhưng vì chúng ta vô minh, khởi các tâm tham, sân, si, khuấy đục tâm mình lên.

Cho nên nó ô nhiễm thế thôi, chứ còn bản chất của chúng ta là trong sạch.

Cũng giống như thế, nước cũng vậy, nước bản chất là trong sạch nhưng vì chúng ta bỏ bùn, bỏ đất vào cho nên trở thành gọi là nước bẩn, chứ còn nước thực chất là sạch, là trong sạch.

Thì tâm chúng ta cũng thế, tâm bản thể của chúng ta là trong sạch, là thanh tịnh thì chất thanh tịnh ấy gọi là Tăng trong tâm chúng ta; là Tăng Bảo trong tâm của chúng ta.

Cho nên chư Tăng cũng thế, chư Tăng mà không tu tập hướng tới sự thanh tịnh thì chưa đúng nghĩa của chư Tăng.

Đó, chưa đúng nghĩa chư Tăng.

Vậy thì chúng ta thấy Tam Bảo bên ngoài là các Đức Phật, các Bồ Tát; là giáo Pháp của chư Phật và các vị Tăng.

Nghe không? Tam Bảo trong tự tâm của chúng ta là tính giác biết sáng suốt của chúng ta, là tính ngay thẳng, chính trực của chúng ta, là tính thanh tịnh ở trong tâm chúng ta.

Đại chúng rõ chưa? Đó gọi là Tam Bảo tự tâm.

Thế thì chúng ta không những quy y, nương tựa Tam Bảo bên ngoài mà phải biết quay về nương tựa Tam Bảo ở tự tâm chúng ta nữa và Tam Bảo ở tự tâm chúng ta thì chúng ta đi đâu, Tam Bảo cũng có mặt hết.

Nghe không? Nếu chúng ta biết lấy Tam Bảo tự tâm ra để chứng minh công đức cho mình thì cũng thế rất là quý báu! Thì Thầy giải thích rõ thêm để các quý đạo hữu hiểu thế nào là Tam Bảo bên ngoài và thế nào là Tam Bảo ở trong tâm của chúng ta.

.

Bảo Hiểm Là Gì? Các Thuật Ngữ Cơ Bản Nhất Trong Bảo Hiểm Bạn Nên Biết

Bảo hiểm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống con người nhưng hiểu rõ bảo hiểm là gì và những khái niệm xung quanh bảo hiểm thì không phải ai cũng nắm được.

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Y Tam Bảo Là Gì trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!