Xu Hướng 3/2023 # Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng # Top 11 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sách giải toán 6 Bài 7: Độ dài đoạn thẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 118: Cho các đoạn thẳng trong hình 41.

a) Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.

b) So sánh hai đoạn thẳng EF và CD.

Lời giải

a) Đoạn thăng có cùng độ dài với nhau là EF và GH ; AB và IK

Đánh dấu : EF = GH ; AB = IK

b) EF < CD

Lời giải

a) thước dây

b) thước gấp

c) thước xích

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 118: Hình 43 là thước đo độ dài mà học sinh châu Mỹ thường dùng. Đơn vị độ dài là inh-sơ (inch). Hãy kiểm tra xem 1 inh-sơ bằng khoảng bao nhiêu milimét.

Lời giải

1 inh – sơ bằng khoảng 25 milimét

Bài 40 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đo độ dài một số dụng cụ học tập (bút chì, thước kẻ, hộp bút, …).

Lời giải:

Để đo độ dài các dụng cụ học tập này, các bạn nên có một chiếc thước kẻ dài. Đặt thước kẻ dọc theo dụng cụ cần đo độ dài, sau đó đặt vạch 0 cm vào mép một cạnh của dụng cụ học tập. Mép còn lại chỉ vào số liệu độ dài nào thì đó chính là độ dài các bạn cần trả lời.

Ví dụ:

– Độ dài bút chì: 17 cm

– Độ dài thước kẻ ngắn: 21 cm (tính cả hai đầu trắng thừa của thước kẻ)

– Độ dài hộp bút: 25 cm

– …

Bài 41 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đo kích thước của nền nhà lớp học (hoặc bảng, hoặc bàn giáo viên, rồi điền vào chỗ trống):

Chiều dài: ………

Chiều rộng: ……..

– Nền nhà lớp học:

– Bảng:

– Bàn giáo viên:

Bài 42 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh hai đoạn thẳng AB và AC trong hình 44 rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.

Hình 44 Lời giải:

Sử dụng thước kẻ để đo hai đoạn thẳng AB và AC, ta thấy chúng đều có độ dài là:

AB = AC = 28 mm (= 2,8 cm)

Hai đoạn thẳng này bằng nhau, ta dùng một dấu gạch (ngang hay chéo tùy bạn) để đánh dấu cả hai đoạn thẳng này.

*Lưu ý:

+ Các bạn dùng những kí hiệu giống nhau để đánh dấu những đoạn thẳng bằng nhau. Ngược lại nếu hình vẽ đề bài vẽ kí hiệu các đoạn thẳng giống nhau thì ta hiểu các đoạn thẳng đó có độ dài bằng nhau.

+ Các đoạn thẳng có độ dài khác nhau phải kí hiệu khác nhau (tuyệt đối không được dùng các kí hiệu giống nhau).

+ Người ta thường kí hiệu các đoạn thẳng bằng các kí hiệu đơn giản như 1 dấu gạch, 2 dấu gạch, dấu *, dấu nhân chéo, …

Bài 43 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CA trong hình 45 theo thứ tự tăng dần.

Hình 45 Lời giải:

Sử dụng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng ta được:

AB = 30 mm; AC = 18 mm; BC = 35 mm suy ra: AC < AB < BC

Vậy thứ tự tăng dần về độ dài là: AC, AB, BC.

Bài 44 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.

b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính AB + BC + CD + DA).

Hình 46 Lời giải: a)

Sử dụng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 46. Ta được:

AB = 12 mm, BC = 16 mm, CD = 25 mm, DA = 30 mm suy ra: AB < BC < CD < DA

Vậy thứ tự giảm dần về độ dài các đoạn thẳng là: DA, CD, BC, AB.

b) Chu vi của hình ABCD là:

AB + BC + CD + DA = 12 + 16 + 25 + 30 = 83 (mm)

Đáp số: 83 (mm)

Bài 45 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đố: Nhìn hình 47a, b đoán xem hình nào có chu vi lớn hơn? Hãy đo để kiểm tra dự đoán.

Hình 47 Lời giải:

(Lưu ý: Chu vi của một hình thì bằng tổng độ dài của các cạnh.)

Các bạn đã nghe câu: ” đi đường vòng thì bao giờ cũng xa hơn đi đường thẳng chưa. Từ đó:

– Ta có thể dự đoán rằng chu vi hình b) lớn hơn hình a).

– Kiểm tra: sử dụng thước kẻ đo từng đoạn thẳng rồi sau đó cộng lại, ta tính được chu vi của các hình như sau:

+ Chu vi hình a) là: 78 mm

+ Chu vi hình b) là: 83 mm

Bài 45 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đố: Nhìn hình 47a, b đoán xem hình nào có chu vi lớn hơn? Hãy đo để kiểm tra dự đoán.

Hình 47 Lời giải:

(Lưu ý: Chu vi của một hình thì bằng tổng độ dài của các cạnh.)

Các bạn đã nghe câu: ” đi đường vòng thì bao giờ cũng xa hơn đi đường thẳng chưa. Từ đó:

– Ta có thể dự đoán rằng chu vi hình b) lớn hơn hình a).

– Kiểm tra: sử dụng thước kẻ đo từng đoạn thẳng rồi sau đó cộng lại, ta tính được chu vi của các hình như sau:

+ Chu vi hình a) là: 78 mm

+ Chu vi hình b) là: 83 mm

Giải Toán Lớp 6 Bài 9: Vẽ Đoạn Thẳng Cho Biết Độ Dài

Giải Toán lớp 6 bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

Bài 53: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.

Lời giải

Vẽ hình:

Ta có: OM + MN = ON suy ra MN = ON – OM = 6 – 3 = 3cm.

Ta thấy: OM = 3cm = MN nên OM = MN

Bài 54: Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.

Lời giải

Vẽ hình:

Ta có: OA + BA = OB suy ra BA = OB – OA = 5 – 2 = 3cm

– Vì B, C nằm trên tia Ox mà OB = 5cm < OC = 8cm nên B nằm giữa O và C.

Ta có: OB + BC = OC suy ra BC = OC – OB = 8 – 5 = 3cm

Ta thấy BA = 2cm = BC nên BA = BC.

Bài 55: Gọi A, B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm. Tish OB. Bài toán có mấy đáp số?

Lời giải

Có hai trường hợp:

– Trường hợp 1: A nằm giữa O và B

– Trường hợp 2: B nằm giữa O và A

Vậy bài toán có hai đáp số là 10cm và 6cm.

Bài 56: Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.

a) Tính CB.

b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. Tính CD.

Lời giải

a)

Do đó: AC + CB = AB suy ra CB = AB – AC = 4 – 1 = 3cm

b)

Do đó: CD = CB + BD = 3 + 2 = 5cm

Bài 57: Đoạn thẳng AC dài 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3cm.

a) Tính AB.

b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = 5cm. So sánh AB và CD.

Lời giải

a)

suy ra AB = AC – BC = 5 – 3 = 2cm

b) Tia đối của tia BA là tia BC

Do đó: BC + CD = BD suy ra CD = BD – BC = 5 – 3 = 2cm

Ta thấy: AB = 2cm = CD nên AB = CD.

Bài 58: Vẽ đoạn thẳng AB dài 3,5 cm. Nêu cách vẽ.

Lời giải

Mình xin trình bày hai cách vẽ:

– Chỉ dùng thước kẻ:

+ Đặt cạnh thước (phần có vạch đo kích thước) nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.

+ Vạch số 3,5cm của thước sẽ cho ta điểm B. Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.

– Dùng thước kẻ và compa:

+ Trên đường thẳng a lấy một điểm A bất kì. Dùng compa quay một vòng tròn tâm A, bán kính 3,5cm.

+ Đường tròn sẽ cắt đường thẳng a tại 2 điểm. Hai điểm này sẽ là điểm B cần tìm (bạn chọn lấy điểm nào cũng được).

Bài 59: Trên tia Ox, cho ba điểm M, N, P biết OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 3,5cm. Hỏi trong ba điểm M, N, P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

Lời giải

Vẽ hình:

(Với bài này các bạn không cần phải lý luận dài dòng để suy ra tia đối, cứ theo phần Nhận xét ở trang 123 SGK Toán 6 tập 1 là được).

Giải Toán Lớp 6 Bài 6: Đoạn Thẳng

Giải bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập Toán lớp 6 bài 6: Đoạn thẳng

A. Lý thuyết Đoạn thẳng

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

+ Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.

+ Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

+ Khi hai đoạn thẳng; một đoạn thẳng và một đường thẳng hoặc một đoạn thẳng và một tia có một điểm chung, ta nói chúng cắt nhau. Điểm chung gọi là giao điểm.

Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau, giao điểm là điểm M.

Đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau, giao điểm là điểm M.

Đoạn thẳng AB và đường thẳng a cắt nhau, giao điểm là điểm M

Bài tập Toán lớp 6

Bài 1: Cho 4 điểm A, B, C, D nằm trên đường thẳng a theo thứ tự đó. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.

Bài 2: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O nằm giữa hai đầu mút của mỗi đoạn thẳng trên.

a) Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ.

b) Điểm O là giao điểm của hai đoạn thẳng nào?

a) Hình vẽ bên có mấy đoạn thẳng?

b) Những cặp đoạn thẳng nào không cắt nhau?

c) Tia Ox không cắt đoạn thẳng nào?

Bài 4. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:

a) Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.

b) Đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD đồng thời đường thẳng CD cắt đoạn thẳng AB.

Lời giải Bài tập Toán lớp 6

Bài 1: Có 6 đoạn thẳng. Đó là các đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

Bài 2.

a) Có 6 đoạn thẳng: AB, CD, OA, OB, OC, OD.

b) Điểm O là giao điểm của hai đoạn thẳng OA và OB; OA và OC; OA và OD; OB và CD; OB và OC; OB và OD; OB và CD; OC và OD; OC và AB; OD và AB; AB và CD.

Bài 3:

a) có 8 đoạn thẳng đó là các đoạn thẳng: OA, OB, OC, OD, AB, CD, AD, CB.

b) Những cặp đoạn thẳng không cắt nhau là: OA và BC; OD và BC; OC và AD; OB và AD; AD và BC.

c) Tia Ox không cắt đoạn BC.

Bài 4. Học sinh có thể vẽ như hình sau:

a)

b)

Bài 33 trang 115 SGK Toán 6 tập 1

Điền vào chỗ trong trong các phát biểu sau:

a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS.

Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.

b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm…

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

+ Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS.

Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.

b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.

Bài 34 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

+ Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

Trên hình vẽ có 3 đoạn thẳng. Đó là đoạn thẳng AB, đoạn thẳng AC và đoạn thẳng BC.

Bài 35 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn cậu trả lời đúng trong các câu sau:

a) Điểm M phải trùng với điểm A.

b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.

c) Điểm M phải trùng với điểm B.

d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.

+ Điểm M trùng với điểm A:

+ Điểm M nằm giữa hai điểm A và B:

+ Điểm M trùng với điểm B:

⟶ Điểm M có thể trùng với điểm A, trùng với điểm B hoặc nằm giữa hai điểm A và B.

Câu trả lời đúng là: d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.

Bài 36 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Xét 3 đoạn thẳng AB, BC, CA trên hình 36 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không?

b) Đường thẳng a có cắt những đoạn thẳng nào không?

c) Đường thẳng a có không cắt những đoạn thẳng nào?

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

+ Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

+ Khi hai đoạn thẳng; một đoạn thẳng và một đường thẳng hoặc một đoạn thẳng và một tia có một điểm chung, ta nói chúng cắt nhau. Điểm chung gọi là giao điểm.

a) Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào.

b) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AC.

c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC.

Bài 37 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C vẽ hai tia AB và AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn BC tại điểm K nằm giữa hai điểm B và C.

Học sinh thực hiện vẽ hình theo các bước sau:

+ Chọn ba điểm A, B, C sao cho ba điểm không thẳng hàng.

+ Vẽ tia AB, vẽ tia AC.

+ Nối B và C để tạo thành đoạn thẳng BC.

+ Chọn điểm K nằm giữa hai điểm B và C.

+ Vẽ tia AK, tia Ax trùng với tia AK.

Bài 38 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.

Hướng dẫn: Cách vẽ hình 37:

+ Chọn ba điểm không thẳng hàng M, B, T.

+ Vẽ đoạn thẳng MB.

+ Vẽ tia MT.

+ Vẽ đường thẳng BT.

Bài 39 trang 116 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I và vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L.

Kiểm tra xem các điểm I,K,L có thẳng hàng hay không.

Cách vẽ hình 38:

+ Lấy 3 điểm thẳng hàng A, B, C. Nối ba điểm đó tạo thành đường thẳng AC.

+ Lấy 3 điểm thẳng hàng D, E, F. Nối ba điểm đó tạo thành đường thẳng DF.

Để kiểm tra ba điểm thẳng hàng, ta sử dụng thước thẳng để kiểm tra.

Ba điểm I, K, L có thẳng hàng.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6….và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Giải Toán Lớp 6 Bài 10: Trung Điểm Của Đoạn Thẳng

Giải bài tập môn Toán lớp 6

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương 1 bài 10

A. Lý thuyết trung điểm của đoạn thẳng

1. Trung điểm của một đoạn thẳng

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

+ Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.

2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng

Ví dụ: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy.

Để vẽ trung điểm đoạn thẳng, ta có hai cách sau:

Cách 1: Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5cm.

Cách 2: Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can. Gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định.

B. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 125, 126

Câu hỏi trang 125 SGK Toán 6 tập 1

Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào?

Dùng sợi dây để ” chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau ta làm như sau:

+ Ta đặt sợi dây sao cho thu được một đoạn bằng độ dài của thanh gỗ

+ Ta gập đoạn sợi dây đó lại sao cho hai đầu sợi dây trùng nhau. Nếp gập chia sợi dây thành hai phần bằng nhau, ta đánh dấu vị trí nếp gấp đó.

+ Sau đó ta đặt sợi dây vừa gập lên thanh gỗ ta sẽ tìm được điểm chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau.

Bài 60 trang 125 SGK Toán 6 tập 1

Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.

a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?

b) So sánh OA và AB.

c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

Hướng dẫn:

+ Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

a) Vì hai điểm A và B đều nằm trên tia Ox mà OA < OB (2cm < 4cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.

b) Trên tia Ox, điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên: OA + AB = OB

Thay số: 2 + AB = 4

⇒ AB = 4 – 2 = 2 (cm)

Ta thấy: OA = 2cm = AB. Vậy OA = AB.

c) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B mà OA = AB (câu b) nên A là trung điểm của đoạn thẳng OB.

Bài 61 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Cho hai tia đối nhau Ox, Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox’ vẽ điểm B sao cho OB = 2cm. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

+ Vì điểm A nằm trên tia Ox, điểm B nằm trên tia Ox’ mà Ox và Ox’ đối nhau nên điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

+ Lại có OA = OB = 2cm nên O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 62 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx’, yy’. Trên xx’ vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm, trên yy’ vẽ đoạn thẳng EF dài 5cm sao cho O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

Vì O là trung điểm của CD và EF nên:

+ Điểm O nằm giữa hai điểm C, D và OC = OD = CD : 2 = 3:2 = 1,5cm

+ Điểm O năm giữa hai điểm E, F và OE = OF = EF : 2 = 5:2 = 2,5cm

+ Đầu tiên vẽ hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O.

+ Nếu dùng compa:

∘ Trên đường thẳng xx’, đặt mũi nhọn compa tại điểm O, quay compa có độ mở là 1,5cm một vòng tròn sẽ cắt xx’ tại hai điểm. Đó chính là hai điểm C và D cần vẽ.

∘ Trên đường thẳng yy’, đặt mũi nhọn compa tại điểm O, quay compa có độ mở 2,5cm một vòng tròn sẽ cắt yy’ tại hai điểm E và F cần tìm.

+ Nếu dùng thước kẻ:

∘ Đặt cạnh thước trùng với đường thẳng xx’ sao cho vạch 1,5cm trùng với điểm O. Cách vạch chỉ 0cm và 3cm chính là hai điểm C, D cần vẽ.

∘ Đặt cạnh thước trùng với đường thẳng yy’ sao cho vạch 2,5cm trùng với điểm O. Cách vạch chỉ 0cm và 5cm chính là hai điểm E, F cần vẽ.

Bài 63 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:

a) IA = IB

b) AI + IB = AB

c) AI + IB = AB và IA = IB

d) IA = IB =

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

Lời giải

a) Sai vì thiếu điều kiện nằm giữa. Ví dụ, trong hình sau có IA = IB nhưng I không phải là trung điểm của AB:

b) Sai vì thiếu điều kiện cách đều.

c) và d) đúng vì thỏa mãn cả hai điều kiện. Cả hai đã có điều kiện IA = IB, ngoài ra:

+ Với c): từ AI + IB = AB suy ra được I nằm giữa A, B (đã học trong bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB)

+ Với d): từ IA = IB = AB/2 suy ra IA + IB =

Bài 64 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 2cm. Vì sao C là trung điểm của DE?

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

+ Vì C là trung điểm của AB nên: CA = CB = AB : 2 = 6:2 = 3cm

+ Trên tia AB có hai điểm D, C có AD < AC (2cm < 3cm) nên điểm D nằm giữa hai điểm A và C. Do đó: AD + DC = AC

Thay số: 2 + DC = 3

⇒ DC = 3 – 2 = 1 (cm)

+ Trên tia BA có hai điểm C, E có BE < BC (2m < 3cm) nên điểm E nằm giữa hai điểm C và B. Do đó: BE + EC = BC

Thay số 2 + EC = 3

⇒ EC = 3 – 2 = 1 (cm)

+ Trên tia BA có BE < BA (2cm < 6cm) nên điểm E nằm giữa hai điểm A và B. Do đó: AE + EB = AB

Thay số: AE + 2 = 6

⇒ AE = 6 – 2 = 4 (cm)

+ Trên tia AB có ba điểm D, C,E và AD < AC < AE nên điểm C nằm giữa D và E.

Mặt khác DC = CE (= 1cm). Do đó C là trung điểm của DE.

Bài 65 trang 126 SGK Toán 6 tập 1

Xem hình 64.

Đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm C là trung điểm của … vì …

b) Điểm C không là trung điểm của … vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì …

Hình 64

Hướng dẫn:

+ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA = MB).

Sau khi đo ta thấy AB = BC = CD = CA = 2,5cm

a) Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B, D và CB = CD.

b) Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn thẳng BC.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 7: Độ Dài Đoạn Thẳng trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!