Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) # Top 12 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

I. Lượt lời trong hội thoại

1. Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:

+ Chú bé Hồng có 2 lượt lời.

+ Người bà cô có 6 lượt lời.

2. Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.

→ Sự im lặng để nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người bà cô nói.

3. Hồng không cắt lời người bà cô vì cậu hiểu tâm địa độc ác của bà ta, cậu ý thức được vai nói của mình ( vai dưới không được xúc phạm hay tỏ ra bất kính với người trên.

II. Luyện tập Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:

+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.

+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!

– Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:

+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.

– Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:

+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.

– Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:

+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Bài 2 ( trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

+ Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.

+ Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng “không nói gì”, chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

– Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.

+ Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.

Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.

c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:

+ Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.

+ Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.

Bài 3 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Sự “im lặng” của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:

+ Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật “tôi” trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy

+ Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.

Bài 4 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người.

– Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…

– Nhưng lúc cần nói sự thật, dụt dè, nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng trở thành tội lỗi.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Hội Thoại ( Tiếp Theo) Trang 102

Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?

Hướng dẫn giải

Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác: ” Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.”, ” Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!”

Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!”,” Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.”, …

Anh Dậu nhân vật hiền lành, luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:” U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.”

Chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:” Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”,” Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”,…

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104):“Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo….rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp gói áo vào nách.”

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu hỏi:

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?

b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không ? Vì sao ?

c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại lấm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?

Hướng dẫn giải

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau: Lúc đầu, cái Tí nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng, về sau, chị Dậu nói nhiểu, còn cái Tí ít nói hẳn đi:

Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.

Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng “không nói gì”, chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.

Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

b) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Bởi vì mới đầu cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.

c) Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Thoạt đầu, cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.

” Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ….Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy”

Hướng dẫn giải

Sự “im lặng” của nhân vật tôi biểu thị:

Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, xấu hổ trào dâng trong lòng của nhân vật “tôi” khi im lặng không trả lời mẹ.

Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.

Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

(Liên hiệp lại)

Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?

Hướng dẫn giải

Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người:

“Im lặng là vàng” dùng đúng trong trường hợp lời nói cử chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…

Trong đoạn thơ của Tố Hữu thì im lặng dùng đúng khi mình đứng nói cất tiếng bảo vệ sự thật, còn nếu khi đó bản thân mình không biết đứng lên bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng là sự hèn nhát, tội lỗi.

Giải Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 82 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (chú ý các từ ngữ được in đậm) :

1. Bài tập 1, trang 102, SGK.

Trả lời:

Cần xét xem những ai nói nhiều lượt hơn người khác, ai cắt lời người khác, ai gần như không tham gia cuộc thoại, cách xưng hô và những cử chỉ kèm theo lời nói của từng người như thế nào.

2. Bài tập 2, trang 103 – 107, SGK.

Trả lời:

Bài này có ba câu hỏi, hướng giải đáp như sau :

a) Cần xét xem vào mỗi giai đoạn của cuộc thoại (chủ yếu là phần đầu và phần cuối cuộc thoại) ai nói nhiều lượt hơn, nhiều lời hơn, ai im lặng nhiều hơn.

b) Cần nắm vững hoàn cảnh của cuộc thoại : Chị Dậu trở về nhà để báo cho cái Tí một tin rất đau lòng là chị phải bán nó cho nhà Nghị Quế. Cái Tí lúc đầu chưa hề biết điều này.

c) Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo thì việc nó bị bán càng gây xúc động, càng nặng nề.

3. Bài tập 3, trang 107, SGK.

Trả lời:

Có thể tìm lời giải đáp qua những hiểu biết của em về truyện Bức tranh của em gái tôi, và gần gũi hơn, trực tiếp hơn là qua những lời trình bày tâm trạng của nhân vật “tôi” tiếp sau hai câu hỏi của bà mẹ.

4. Bài tập 4*, trang 107, SGK.

Trả lời:

Em tự tìm câu giải đáp bằng cách xác định hoàn cảnh có thể sử dụng mỗi câu nói trên. Ví dụ : Khi cần im lặng để giữ bí mật thì có thể sử dụng câu nào ?

5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (chú ý các từ ngữ được in đậm) :

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn (= cai lệ) : – Tha này ! Tha này ! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thế chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại : – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng : – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ỉ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. […]

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu hỏi :

a) Trong cuộc thoại trên, chị Dậu có mấy lượt lời ?

b) Trong mỗi lượt lời, chị Dậu tự xưng mình bằng từ gì và gọi người lính lệ bằng từ gì ?

c) Sự thay đổi trong ba lần tự xưng và gọi người cai lệ chứng tỏ điều gì đang diễn ra trong tâm trạng của chị Dậu ? Từ ngữ nào trong đoạn hội thoại chứng minh điều này ?

Trả lời:

Mục đích của bài tập này là giúp HS nhận biết sự thay đổi thái độ của chị Dậu đối với người cai lệ diễn ra như thế nào và vì sao lại có sự biến đổi đó.

a) Đếm lượt lời của chị Dậu (phân biệt với những cách trả lời khác nhau của người cai lệ).

b) Để trả lời câu này một cách trực quan, tốt nhất là nên liệt kê từ chị Dậu tự xưng và từ chị gọi người cai lệ trong các lượt lời của chị vào trong bảng sau đây :

c) Để làm câu này có thể dựa vào bảng kê ở trên ; đọc kĩ cảnh đối thoại trên để tự tìm các từ ngữ thể hiện sự thay đổi trong ba lần tự xưng của chị Dậu.

Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo 2) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Nếu mẹ hỏi con : “Con đã làm toán và bài tập tiếng Việt chưa ?” mà người con trả lời : “Con làm toán rồi ạ!” thì người mẹ có thể suy ra điều gì, và vì sao có thể suy ra như vậy ?

1. Bài tập 1, trang 38, SGK.

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.Ông bố đáp: – Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.

Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.

Trả lời:

Em thử suy nghĩ xem, một cậu bé năm tuổi có thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng hay không.

2. Bài tập 2, trang 38, SGK.

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão: – Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Trả lời:

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp ? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không ? Vì sao ?

Theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề, trong khi như ta biết qua câu chuyện này, sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có căn cứ.

TẠI THIẾU DẤU Đang họp, giám đốc chợt nhớ ra điều gì đó. Ông nhắn tin cho lái xe: “Mua giup oc vit ban le moi thu 10 dua ve cho tho”. Tin nhắn trên loại máy không có dấu thanh. Nhận tin, anh lái xe chạy ra chợ, tìm vào hàng bán lẻ mua 10 kg ốc nhồi 10 kg thịt vịt mang về cho tốp thợ đang làm nhà cho giám đốc. Xong họp, giám đốc về đến nhà. Anh em thợ cảm ơn gia chủ cho ăn tươi, có điều thừa nhiều quá. Giám đốc giật mình hỏi lái xe. Lái xe đưa máy nhắn tin ra đọc : “Mua giúp ốc, vịt bán lẻ mỗi thứ 10 đưa về cho thợ”. Giám đốc há mồm than trời: – Tại thiếu dấu. Nhưng sao chú không đọc thành : “Mua giúp ốc vít bản lề mỗi thứ 10 đưa về cho thợ” cho tôi nhờ ? (Theo Nguyễn Cừ, Truyện cười Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2003) Trả lời:

3. Trong kho tàng chuyện cười Việt Nam có nhiều chuyện được xây dựng trên cơ sở vi phạm các phương châm hội thoại. Hãy đọc câu chuyện sau đây và cho biết chuyện này đã được xây dựng trên cơ sở vi phạm phương châm nào.

Để giải bài tập này, hãy chú ý đến cách diễn đạt của ông giám đốc khi nhắn tin không có dấu cho anh lái xe.

Trả lời:

4. Nếu mẹ hỏi con : “Con đã làm toán và bài tập tiếng Việt chưa ?” mà người con trả lời : “Con làm toán rồi ạ!” thì người mẹ có thể suy ra điều gì, và vì sao có thể suy ra như vậy ?

Người mẹ có thể suy ra rằng người con chưa làm bài tập tiếng Việt. HS có thể vận dụng phương châm hội thoại về lượng để lí giải cho suy luận của người mẹ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!