Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tập Làm Văn Lớp 4: Cấu Tạo Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Trang 30 được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiến thức cần nhớ 1. Trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối– Tả từng bộ phận của cây
– Tả từng thời kì phát triển của cây
2. Dàn bài bài văn tả cây cối* Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây
* Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
* Kết bài: Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
Gợi ý trả lời câu hỏi SGKBãi ngô
Câu 1 trang 31 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
Bài văn có ba đoạn
a) Đoạn 1: (Từ đầu đến “mạnh mẽ, nõn nà”).
Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.
b) Đoạn 2: (Từ “Trên ngọn” đến “óng ánh”).
Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.
c) Đoạn 3: (Phần còn lại)
Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.
Cây mai tứ quý
Câu 2 trang 31 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có điểm gì khác bài Bãi ngô?
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Gợi ý trả lời:
Theo Nguyễn Vũ Tiềm
Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô.
– Bài Cây mai tứ quý cũng gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.
– Bài Bãi ngô cũng có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển cùa cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.
Gợi ý trả lời:
Câu 3 trang 31 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối:
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
– Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).
– Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).
– Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.
II. Luyện tậpCâu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Bài “Cây gạo” được miêu tả theo trình tự như thế nào?
Bài “Cây gạo” được miêu tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết. Hoa kết thành trái. Trái già, vỏ tách ra, để lộ những múi bông tưởng chừng như cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Câu 2 (trang 32 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).
* Mở bài: Giới thiệu cây vú sữa (Ai trồng? Trồng ở đâu? Được mấy mùa trái ngọt?)
* Thân bài:
+ Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng… + Ta lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái…)
* Kết bài: Cảm nghĩ về cây vú sữa.
b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển:
* Mở bài: Giới thiệu cây chuối tiêu (Ai trồng? trồng ở đâu?…)
* Thân bài: Tả khái quát thời kì cây đang ra hoa.
+ Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì? + Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái + Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuối. + Buồng chuôi phát triển, quả chuối căng tròn như thế nào? Khi chín bói nó ra sao?
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về ích lợi của cây chuối.
***
Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 với đầy đủ các nội dung và được biên soạn chi tiết phía trên, hi vọng các em sẽ nắm chắc phần kiến thức quan trọng về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối để viết được những bài văn miêu tả hay nhất.
Tập Làm Văn Lớp 4: Luyện Tập Xây Dựng Đoạn Văn Miêu Tả Cây Cối Trang 60
Soạn Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn, tổng hợp các nội dung luyện tập các em cần lưu ý.
1.Trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối
Kiến thức cần nhớ2. Dàn bài bài văn tả cây cối
– Tả từng bộ phận của cây – Tả từng thời kì phát triển của cây
Mở bài – Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây
Thân bài – Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
3. Lưu ý khi miêu tả các bộ phận của cây cối lớp 4
Kết bài – Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
– Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả. – Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. – Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGKTrả lời:
Câu 2 (trang 61 sgk Tiếng Việt 4) : Em viết tiếp để hoàn chỉnh các đoạn văn mà bạn Hồng Nhung dự kiến viết mà chưa thực hiện được.
Em viết tiếp để hoàn chỉnh các đoạn văn, như sau:
1. Đoạn 1: Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại chuối: Chuối cau, chuối hột, chuối xiêm… chuối nào cũng đem lại lợi ích cho gia đình em cả, thu thập đều đều trong năm. Tất cả loại chuối ở vườn, em thích nhất cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
2. Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một cái ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi, trông như một người mẹ dắt đàn con đi dạo mát trong những ngày hè oi bức. Hồi ba mới trồng, nó chỉ là một cây con bé tí tẹo. Vậy mà giờ đây, nó đã phát triển thành một bụi lớn.
3. Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên, màu xanh mát, nhạt dần. Tàu trên ngọn, lá còn cuộn, chưa mở hết, trông như một chiếc loa. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi một số cây khác sẽ ra buồng. Cây tốt như thế này, mỗi buồng hẳn đến mười một mười hai nải. Mỗi nải thường từ mười sáu đến mười tám quả, thu nhập rất cao.
4. Đoạn 4: Giống chuôi cũng giống như dừa, không bỏ đi thứ gì. Từ củ chuối, thân chuối đến tàu chuôi đều có ích cho cuộc sống cả. Sau mỗi bữa cơm sáng, trưa, chiều, chỉ cần có một quả chuôi dùng la séc thì thật thú vị. Chuối có ích lợi như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
***
Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được chia sẻ phía trên, các em học sinh nhớ lưu ý về viết đoạn văn miêu tả cây cối, từ đó các em xây dựng nên những bài văn tả cây cối lớp 4 thật hay và đạt điểm cao.
Tập Làm Văn : Luyện Tập Miêu Tả Các Bộ Phận Của Cây Cối Trang 30 Vở Bài Tập (Vbt) Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.
1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 – 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Tả hoa sầu đâu ………………………..
b) Tả quả cà chua …………………………
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
TRẢ LỜI:
1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.
Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
– Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.
– Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.
Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
– Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
Hãy nhìn trái xoài chín mà xem ! Trong mới hấp dẫn làm sao ! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng ! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.
Bài tiếp theo
Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh (Tuần 1 Trang 4
Tuần 1 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh (Tuần 1 trang 4-5 Tập 1)
Bài 1 phần 1: Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng Việt 5, tập một, trang 11), tìm và ghi lại các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và xác định nội dung của từng phần. (Chú ý : phần thân bài có thể gồm 2-3 đoạn.)
Trả lời:
Phân đoạn
a) Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).
b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).
c) Kết bài (phần còn lại).
Nội dung
– Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.
– Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Thân bài : chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: từ “Mùa thu … hai hàng cây” sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
– Sự thức dậy của Huế.
Bài 2 phần 1: Nêu nhân xét:
Trả lời:
a) Thứ tự miêu tả trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
– Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
– Tả cảnh màu vàng khác nhau của cảnh vật
– Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông Hương:
– Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống.
– Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
b) Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
– Bài văn tả cảnh gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+ Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Phần 2: Luyện tập:
Trả lời:
Phân đoạn
a) Mở bài (từ Nắng cứ đến xuống mặt đất).
b) Thân bài (từ Buổi trưa đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong).
+ Chia làm 4 đoạn :
● Đoạn 1: Buổi trưa …… bốc lên mãi
● Đoạn 2. Tiếng gì xa vắng …… khép lại.
● Đoạn chúng tôi gà nào …… lặng im.
● Đoạn 4. Ấy thế mà chưa xong).
c) Kết bài (câu cuối)
Nội dung
– Nhận xét về nắng trưa.
– Cảnh vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 1 : Hơi đất trong nắng trưa bốc lên dữ dội.
+ Đoạn 2 : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4: Hình ảnh mẹ trong nắng trưa
– Cảm nghĩ về mẹ: tình cảm thương yêu mẹ.
Các bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 khác:
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Tập Làm Văn : Luyện Tập Miêu Tả Các Bộ Phận Của Cây Cối Trang 30 Vở Bài Tập (Vbt) Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2: Đọc Hai Đoạn…
Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.. Tập làm văn : Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 30 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 – 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Tả hoa sầu đâu ………………………..
b) Tả quả cà chua …………………………
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
TRẢ LỜI:
1. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.
a) Tả hoa sầu đâu
– Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
– Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.
– Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.
b) Tả quả cà chua
– Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
– Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.
2. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
Hãy nhìn trái xoài chín mà xem ! Trong mới hấp dẫn làm sao ! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng ! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.
Tập Làm Văn : Luyện Tập Miêu Tả Các Bộ Phận Của Cây Cối Trang 26 Vở Bài Tập (Vbt) Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
1. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng
Tả sự thay đổi của lá bàng
b) Đoạn tả cây sồi
– Tả sự thay đổi của cây sồi già
– Hình ảnh so sánh
– Hình ảnh nhân hóa
2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của một cây mà em yêu thích.
TRẢ LỜI:
1. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng
– Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
– Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
– Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
– Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm …
Đã có app Học Tốt – Giải Bài Tập trên điện thoại, giải bài tập SGK, soạn văn, văn mẫu…. Tải App để chúng tôi phục vụ tốt hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tập Làm Văn Lớp 4: Cấu Tạo Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Trang 30 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!