Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Tiếng Gà Trưa # Top 11 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Tiếng Gà Trưa # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tiếng Gà Trưa được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.

Trả lời: Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng cho. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới xênh xang có từ tiền bán gà. ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

Câu 3 trang 151 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:

Qua các từ ngữ và hình ảnh: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”. Đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của cháu. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.

Tình bà cháu ở đây qua những kỉ niệm thật thắm thiết và sâu nặng. Bà đùm bọc chắt chiu chăm lo cho cháu. Cháu lại yêu thương và trọn lòng kính trọng biết ơn bà.

Câu 4 trang 151 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Bài “Tiếng gà trưa” làm theo thể 5 tiếng (ngũ ngôn) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt, về cách gieo vần cũng thế, tác giả dùng cả vần liền và vần cách. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn bốn câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn nên có nhiều dòng thơ chỉ có ba (Tiếng gà trưa).

Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài (bốn lần) ờ đầu các khổ thơ.

Mỗi lần nhắc lại, câu thơ Tiếng gà trưa lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi nhỏ ngày xưa, nó vừa như sợi dây kết liền các hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2 – luyện tập trang 151 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Giải Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối của bài : “Cháu chiến đấu hôm nay… Ổ trứng hồng tuổi thơ” ?

Bài tập 1. Dựa theo diễn biến mạch cảm xúc trong bài thơ, hãy lập một dàn ý của bài. 2. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Hãy nêu vị trí và tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy trong bài. Những kỉ niệm nào của tuổi thơ được gợi lại qua tiếng gà trưa ? 3. Phân tích hình ảnh người bà và tình bà cháu được thê hiện trong bài thơ. 4. Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối của bài : “Cháu chiến đấu hôm nay… Ổ trứng hồng tuổi thơ” ? 5. Gợi ý làm bài Bài thơ làm theo thể 5 tiếng (chữ), nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ ?

1. Dựa theo mạch cảm xúc trong bài thơ, có thể lập một dàn ý như sau :

– Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ (phần Mở bài).

– Những kỉ niệm về tuổi thơ và bà gắn với tiếng gà trưa (phần Thân bài) :

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và kỉ niệm về tuổi thơ.

+ Hình ảnh người bà với tình yêu thương, sự chắt chiu chăm lo cho cháu.

+ Mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới để đón năm mới, dành dụm từ tiền bán đàn gà con.

– Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm quê hương, đất nước (phần Kết bài).

2. a) Trong bài thơ, câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại bốn lần, không kể ở đầu đề bài thơ và ở hai khổ đầu và cuối có miêu tả tiếng gà. Câu thơ này chỉ có ba tiếng trong cả bài thơ làm theo thể năm tiếng và ba tiếng ấy đều được đặt ở dòng mở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

b) Đọc lại bài thơ và nêu ra lần lượt những hình ảnh, kỉ niệm được gợi ra sau mỗi lần nhắc lại câu thơ “Tiếng gà trưa”.

3. Hình ảnh người bà hiện lên qua kỉ niệm và tình cảm của đứa cháu, với những nét nổi bật :

– Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo (chú ý các chi tiết, hình ảnh : “Tay bà khum soi trứng, Dành từng quả chắt chiu”, “Bà lo đàn gà toi, Mong trời đừng sương muối”).

– Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu : dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới.

– Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu ; cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.

4. Khổ thơ cuối đã khái quát một quy luật của tình cảm : Những kỉ niệm dù nhỏ bé nhất về tuổi thơ, về những người thân đã góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đấu cho độc lập, tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để gìn giữ những giá trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người.

5. Thơ 5 chữ có nguồn gốc từ thể ngũ ngôn trong thơ cổ và thể hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi khổ có 4 câu (dòng), cũng có thể nhiều hoặc ít hơn 4 câu. Gieo vần liền ở cuối câu 2 và 3, hoặc theo vần cách (câu 1 với 3, 2 với 4). Có thể nối vần ở câu cuối khổ trước sang câu đầu khổ sau, nhưng phần nhiều giữa các khổ không cần nối vần.

Dựa vào những hiểu biết sơ lược về thể thơ 5 chữ nêu trên, đối chiếu với bài Tiếng gà trưa để chỉ ra đặc điểm về thể thơ của bài thơ này.

Diễn Đạt Bài Thơ “Tiếng Gà Trưa (Của Xuân Quỳnh)” Thành Văn Xuôi Bằng Ngôi Thứ Nhất

Tiếng gọi tuổi thơ(về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập I)Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục… cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơBài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắngNhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Có giọng bà vang vọng:Tiếng gà trưaCó tiếng bà vẫn mắng– Gà đẻ mà mày nhìnRồi sau này lang mặt!Cháu về lấy gương soiLòng dại thơ lo lắngCó bóng dáng thân thuộc của bà:Tiếng gà trưaTay bà khum soi trứngDành từng quả chắt chiuCho con gà mái ấpTất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:Cứ hàng năm hàng nămKhi gió mùa đông đếnBà lo đàn gà toiMong trời đừng sương muốiĐể cuối năm bán gàCháu được quần áo mớiSự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.Ôi cái quần chéo goỐng rộng dài quét đấtCái áo cánh trúc bâuĐi qua nghe sột soạtNhững câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứngTừ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Soạn Bài Kiểm Tra Phần Tiếng Việt

Khởi ngữ là “mắt tôi”; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

Câu 2 – trang 155 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích thành phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.

a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.

b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Các thành phần biệt lập trong câu:

a) ” Thật đấy ” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.

b) ” may ” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.

– Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi. – Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. À ra vậy, bây giờ bà mới biết.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ng à)

b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:

– Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được. Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.

a) Phép lặp (giống, ba, già, ba con); phép thế (vậy).

Câu 4 trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây: – Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

– Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ

– Phép thế: Sa Pa – đấy.

Câu chứa hàm ý:– Lớp hàm ý thứ nhất: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì đầu ngài luôn phải cúi, do đó, vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì đầu ngài luôn ngẩng, do đó, vạt đằng sau phải may ngắn lại.– Lớp hàm ý thứ hai: Trước quan trên ngài luôn sợ hãi, nịnh bợ; với dân đen ngài luôn hống hách, ra oai.* Quan hiểu hàm ý thứ nhất. Điều đó được xác nhận qua chi tiết cuối truyện:“Quan ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bảo: – Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu áo”.Lớp hàm nghĩa thứ hai có lẽ quan không hiểu (hoặc giả vờ không hiểu), vì nếu không, ông ta sẽ trừng phạt người thợ may.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tiếng Gà Trưa trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!