Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tôi Yêu Em ( Puskin ) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn bài Tôi yêu em ( Puskin )
Lời dẫn:
Tình yêu luôn là đề tài bất diệt đối với thi ca. Mỗi thi sĩ đều có một cái nhìn riêng, đặc biệt về những cung bậc khi yêu. Chúng ta biết đến Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” với những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt. Đối với nền văn học Nga thì Puskin được xem là “mặt trời thi ca Nga” với những áng thơ bất hủ về tình yêu. Bài thơ “Tôi yêu em” là một điệp khúc tình yêu với những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-vích Puskin, 1799 – 1837
– Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
– Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
b. Sự nghiệp sáng tác
– Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).
Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Puski
– Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga
– Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-a, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
– Nhan đề:
+thể hiện sự thiết tha của nhân vật trữ tình nhưng có khoảng cách
+nhân vật trữ tình ý thức được tình yêu đơn phương của mình.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Đọc
-câu 1-2: chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận, vừa tự nhủ
-câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề
-câu 5-6: day dứt, buồn đau, kiểm nghiệm
-câu 7-8: mong ước, tha thiết, điềm tĩnh.
2. Bố cục bài thơ: gồm 2 phần
+ Phần 1: 4 câu đầu: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.
+ Phần 2: 4 dòng sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả.
3. Tìm hiểu khái quát
Trong nguyên bản của bài thơ, Puskin không dụng công trong việc xây dựng hình ảnh, cũng rất ít sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng…). Hình ảnh ngọn lửa tình vốn không có trong nguyên bản mà do dịch giả thêm vào. Hình ảnh này có lẽ được gợi ý bởi động từ “tắt” trong nguyên bản. Ngôn từ trong bài thơ giản dị, trong sáng. Sức hấp dẫn của bài thơ ở sự chân thành của tình cảm.
Phần 1: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.
“Tôi yêu em… bóng u hoài?”
Người dịch, dịch như vậy rất có dụng ý: Nếu dùng “anh” thì lại chưa được phép, vì chủ thể “em” chưa đồng ý hay xác nhận mối quan hệ của 2 người. Nhưng cũng không thể dùng “cô” hay dùng “nàng” vì cách xưng hô đó thể hiện sự khách khí, xuồng xã, hoặc xa cách
– Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: “tôi yêu em”, như lời thú nhận lại như lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị.
– Xác nhận một Tình yêu đơn phương nhưng vẫn âm ỉ cháy trong tim:
Chuyển sang câu 3-4:
+ Không muốn quấy rầy em
+ Không muốn làm phiền muộn em bất cứ điều gì. Nghĩa là phải rời xa em – đó là điều mà bản thân nhân vật “tôi” không hề muốn.
-Hai câu 3-4 như lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát. Rõ ràng, đó không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và khẳng định của một tâm hồn chân thực và tự trọng, vị tha.
Phần 2. Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả
“Tôi yêu em …đã yêu em”
– Điệp ngữ “Tôi yêu em” không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
-Âm thầm: sự lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
-Lúc rụt rè: trạng thái e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo
– Khi hậm hực: có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.
Nhưng trong nguyên bản, câu 6 được dùng ở thể bị động
-nhân vật trữ tình luôn trong tình trạng bị giày vò, đau khổ khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông, đó đều là những trạng thái tiêu cực trong tình yêu.
– Cách ghen của nhân vật trữ tình là một cách ghen có văn hóa, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: Yêu chân thành, đằm thắm. Điều đó đã được chứng minh qua hai câu kết.
*Chuyển sang hai câu cuối.
– Nếu là sự buông xuôi: thì điều đó không dễ dàng gì đối với 1 người có tính cách mãnh liệt như nhân vật “tôi”.
+ Nhân vật trữ tình muốn đặt “em” trước một sự lựa chọn: “Tôi” hoặc người nào khác. Người khác kia là ai? Liệu họ có yêu em như tôi không? Trong khi đó “Tôi” thì rất yêu em, yêu “chân thành, đằm thắm” như vậy.
– Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng. Đây là một lời chúc tuyệt vời nhất mà cũng là lời chúc thông minh nhất rằng: Tôi đã yêu em, đang yêu em và mãi mãi yêu em: chân thành và đằm thắm. Và dù trong trường hợp người em chọn không phải là “tôi” đi chăng nữa thì “tôi” vẫn luôn cầu chúc “em” có một người tình tuyệt vời như tình yêu “tôi” đã dành cho “em”.
– Lời cầu chúc vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa, vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi!
III. Tổng kết
ND: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.
NT: Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng cùng với những điệp ngữ và nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co… diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Tuần 26. Tôi Yêu Em
TÔI PUSHKINTÔI YÊU EMTìm hiểu chungSự nghiệp sáng tácBố cục1820 – 1826, Pushkin bị trục xuất khỏi Saint Peterburg rồi đi đày đến phương bắc sau xuông phương nam.1827, ông được trở về kinh đô.1837, Pushkin bất ngờ qua đời sau vụ đọ súng với Georges d`Anthès – một người Pháp lưu vong để bảo vệ danh dựPushkin (1799 – 1837)Aleksandre Sergeyevich Pushkin sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Moskva.Ông sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ & sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước ca ngợi tự do, phản đối chế độ Nga hoàng.CUỘC ĐỜIA.S.PushkinVợ của Pushkin rất xinh đẹp, quý phái, được nhiều người hâm mộ dù bà đã có 4 con.Bà là nguyên nhân của cuộc đọ súng gây ra cái chết cho Pushkin.Natalia .N.PushkinaLansKaya(1812 – 1863)
я вас любил: любовь ещё, быть может,в душе моей угала не совсем;но пусть она вас больше не тревожит;я не хочу печалить вас ничем.я вас любил безмолвно, безнадеждно,то робостью, то ревностью томим;я вас любил так искренно, так нежно,как дай вам бог любимой быть другим. 1829 Пушкин А.С – Cách xưng hô: đại từ, thời quá khứ Tôi đã yêu cô Anh đã yêu em Tôi yêu em: gần mà xa, vừa đằm thắm vừa dang dở– Hình ảnh ngọn lửa tình: ẩn dụ, tình yêu mãnh liệt .
NHỮNG MÂU THUẪN GIẰNG XÉ– Từ ngữ: đã , chưa tắt hẳn – xác nhận sự tồn tại của một tình yêu thành thật bộc lộ cõi lòng mình .– Dấu câu: , ; chậm rãi, đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải trăn trở, day dứt Khẳng định tình cảm: vẫn còn yêu em.Câu 3 , 4: mạch thơ đột ngột chuyển hướng + nhưng: sự dằn lòng, chế ngự, vượt lên + điệp từ “еm” không: nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí, tự buộc mình chối bỏ tình yêu, dập tắt nốt chút lửa tàn .Em: bận lòng gợn bóng u hoài Yêu là trao tặng, làm cho người mình yêu được hạnh phúc hơn là đón nhận, sở hữu, hưởng thụ. Tình cảm đó đã nâng con người lên cao hơn.NỖI ĐAU KHỔ TUYỆT VỌNG– Điệp khúc: tôi yêu em Lí trí kìm nén nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết – Trạng thái cảm xúc: âm thầm, rụt rè, ghen tuông… luôn bị giày vò, đau khổ– Cấu trúc ngữ pháp: khi thì…, khi thì diễn tả những biến động dồn dập sóng gió trong cảm xúc Cảm tưởng nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, hành hạ .SỰ CAO THƯỢNG CHÂN THÀNH– Tình yêu trải qua nhiều sắc thái phức tạp, cuối cùng vẫn là: yêu chân thành đằm thắm…” Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” – Mong người yêu được hạnh phúc cao thượng, nhân ái, vị tha Nhân vật trữ tình vượt lên trên thói ích kỷ tầm thường , yêu tha thiết , mãnh liệt nhưng trong sáng cao thượng vô ngần . Tình yêu đượm tinh thần nhân văn cao cả Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giải bày tình yêu của Pushkin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế. TỔNG KẾT
Soạn Bài Sài Gòn Tôi Yêu (Minh Hương)
Sài gòn tôi yêu là một bài tùy bút của Minh Hương. Bài này thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoat của cư dân nơi đây và phong tục của con người nơi đây.
– Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm của ông đối với nơi đây.
– Đoạn 2: Từ “ờ trên đất địa này đến leo lên hơn năm triệu” Cảm nhận và bàn bạc” đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.
– Đoạn 3: Phần còn lại: Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn, thành phố ấy.
Câu 2 trang 7 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:Trong phần đầu bài (từ đầu đến: hàng triệu người khác), Minh Hương bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.
a) Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt. Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt là như thủy tinh” Minh Hương cũng cảm nhận được về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phổ phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”
b. Tôi yêu Sài Gon da diết .. “Đúng như lời thú nhận tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu nồng nhiệt thiết tha. Từ tình yêu ấy ông đã cảm nhận được nét đặc sắc của thành phố trẻ này. Đối với ông, cả sự ” trái chứng ” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ của Sài Gòn cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. ông đã biện minh điều này bằng câu ca dao quen thuộc nói về quy luật tâm lí phổ biến của con người “Têu nhau yêu cả đường đi…”
Để biểu hiện tính cách của mình, Minh Hương đã sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.
Câu 3 trang 174 – SGK Ngữ văn 7 tập 1:Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất địa này… “đến…. “từ 1945 đến 1975”, Minh Hương tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn.
Theo ông, Sài Gòn là tụ hội của người bốn phương tứ xứ nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là cư dân Sài Gòn, người Sài Gòn.
Phong cách nổi bật của những con người này là chân thành bộc trực, cởi mở. Thiếu nữ Sài Gòn với vẻ đẹp tự nhiên dễ gần mà ý nhị với dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn tuy có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.
Câu 4 trang 174 – SGK Ngữ văn 7 tập 1: Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả?
Qua bài văn ta cảm nhận được ấn tượng sâu đậm, tình cảm chân thành, nồng nhiệt của Minh Hương tác giả Nhớ Sài Gòn với con người và mảnh đất mà ông đã gắn bó trên năm chục năm trời.
Sài Gòn Tôi Yêu
Câu 1 (trang 143 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm hiểu bố cục của bài văn.
Giải đáp:
a, Bài văn Sài Gòn tôi yêu có thể chia làm 3 đoạn.
– Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”
– Đoạn 2: Từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”
– Đoạn 3: Từ “vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn” đến hết.
b, Qua 3 đoạn ấy, ta có thể chỉ ra mạch cảm xúc ở bài văn như sau:
– Ở đoạn 1: Tác giả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.
– Ở đoạn 2: Tác giả thể hiện niềm trân trọng, yêu mến, thích thú với nhịp sống, nét nổi bật trong phong cách sống của người Sài Gòn.
– Ở đoạn 3: Tác giả khẳng định tình cảm của mình đối với mảnh đất nơi đây.
Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Trong phần đầu bài tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống như thế nào?
Giải đáp:
* Trong phần đầu bài tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống như sau:
– Về thiên nhiên: thay đổi thất thường, đang nắng thì chợt mưa, đang ui ui buồn bã thì trong vắt lại như thủy tinh.
– Về cuộc sống:
+ Sài Gòn đã có lịch sử trên “ba trăm năm” song vẫn trẻ.
+ Cuộc sống Sài Gòn luôn náo nhiệt, đông đúc, dập dìu xe cộ.
b, Để làm nổi bật tình cảm nói trên, nhà văn đã:
– Dùng biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ “tôi yêu”, “yêu”.
– Đồng thời dùng biện pháp cường điệu một cách khéo léo bằng cách sử dụng trích dẫn câu ca dao:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
Câu 3 (Bài tập 3 trang 173 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 145 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a, Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn được tác giả tập trung khắc họa đó là sự hiếu khách, hồn hậu, tự nhiên và chân thật.
b, Tuy trong đoạn này chỉ xuất hiện một từ tôi, cũng không có điệp ngữ tôi yêu và yêu như đoạn đầu và đoạn cuối nhưng tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn vẫn hiện lên rõ nét: qua cách biểu cảm gián tiếp, bằng việc kể, miêu tả lại thật tường tận chi tiết phong cách sống của người Sài Gòn.
Bài trước: Ôn tập văn biểu cảm – trang 139 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Mùa xuân của tôi – trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tôi Yêu Em ( Puskin ) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!