Xu Hướng 11/2023 # Soạn Gdqp 10 Bài 6. Cấp Cứu Ban Đầu Các Tai Nạn Thông Thường Và Băng Bó Vết Thương ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết) # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Gdqp 10 Bài 6. Cấp Cứu Ban Đầu Các Tai Nạn Thông Thường Và Băng Bó Vết Thương ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết) được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

Soạn GDQP 10 Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

Hướng dẫn bài Soạn GDQP 10 bài 6 chi tiết, đầy đủ nhất. Tóm tắt lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 10 Bài 6 hay, ngắn gọn, dễ hiểu.

Soạn GDQP 10 Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

Câu 1.

Phân biệt chứng bong gân và sai khớp. Nêu các biện pháp cấp cứu ban đầu bong gân.

Câu 2.

Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và các biện pháp đề phòng bị ngất.

Câu 3.

Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị điện giật.

Câu 4.

Nêu các biện pháp đề phòng và cấp cứu ban đầu khi bị chết đuối.

Câu 5.

Trình bày mục đích, nguyên tắc băng vết thương.

Câu 6.

Nêu các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.

*  Các loại băng:  Băng chun, băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng 4 dải…

*  Kỹ thuật băng vết thương.

+ Các kiểu băng cơ bản.

– Băng vòng xoắn

– Băng số 8

+ áp dụng cụ thể

– Băng các đoạn chi.

Thường vận dụng kiểu băng hình số 8

Lý thuyết GDQP 10 Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

TIẾT HỌC THỨ 1

I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

1. Bong gân

a) Đại cương:

– Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp động, các khớp tạo nên do các đầu xương áp sát vào nhau. Ở mỗi khớp bao giờ cũng có các dây chằng để tăng cường cho bao khớp và giữ thẳng góc cho hoạt động của khớp. Tùy khớp lớn hay bé, hoạt động nhiều hay ít mà dây chằng có cấu tạo khác nhau.

– Bong gân là sự tổn thương của dây chằng chung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt, nhưng không làm sai khớp.

– Các khớp thường bị bong gân: khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay.

b) Triệu chứng:

– Đau nhức nơi tổn thương là triệu chứng quan trọng nhất và sớm nhất. Đau nhói khi cử động và khu trú vào một điểm, một vùng.

– Sưng nề to, có thể có bầm tím dưới da (do chảy máu).

– Chiều dài chi bình thường, không biến dạng.

– Vận động khó khăn, đau nhức.

– Tại khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:

– Cấp cứu ban đầu:

+ Băng ép nhẹ chống sưng nề, giảm tình trạng chảy máu và góp phần cố định khớp.

+ Chườm lạnh (chườm đá) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.

+ Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện.

+ Trường hợp bong gân nặng, chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa bằng các phương pháp chuyên khoa.

– Đề phòng.

+ Đi lại, chạy nhảy, lao động luyện tập quân sự đúng tư thế.

+ Cần kiểm tra đảm bảo an toàn thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động luyện tập.

2. Sai khớp

a) Đại cương

– Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.

– Sai khớp thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ lớn khi xương đã phát triển.

– Các khớp bị sai là: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp càng lớn khi sai khớp tình trạng càng nặng.

b) Triệu chứng

– Đau dữ dội, liên tục nhất là lúc đụng vào khớp hay lúc nạn nhân cử động.

– Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.

– Khớp biến dạng, đây là dấu hiệu chắc chắn dễ nhận biết và rất có giá trị trong chuẩn đoán, đầu xương lồi ra, có thể sờ thấy ở dưới da.

– Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay đổi hướng tùy theo vị trí từng loại khớp.

– Sưng nề to quanh khớp.

– Tím bầm quanh khớp (có thể gãy hoặc rạn xương vùng khớp).

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng

– Cấp cứu ban đầu.

+ Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế sai lệch.

+ Chuyển ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế để cứu chữa.

– Đề phòng.

+ Quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm an toàn.

+ Cần kiểm tra độ an toàn của thao trường, bãi tập, các phương tiện trước khi lao động, luyện tập.

3. Ngất

a) Đại cương

– Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động.

– Cần phân biệt với hôn mê, mặc dù người hôn mê cũng mất tri giác, cảm giác và vận động, song tim, phổi, bài tiết vẫn còn hoạt động.

– Có nhiều nguyên nhân gây ngất: cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngại (do thiếu oxi), người có bệnh tim, người bị say sóng, say nắng…

b) Triệu chứng

– Nạn nhân tự nhiên thấy bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tỉnh.

– Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.

– Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu.

– Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ.

– Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng

* Cấp cứu ban đầu

– Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn…) dưới vai cho đầu hơi ngửa ra sau.

– Lau chùi đất, cát, đờm dãi (nếu có) ở mũi, miệng để khai thông đường thở.

– Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông.

– Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, nếu có điều kiện cho ngửi a-mô-ni-ắc, dấm, hoặc đốt bồ kết thổi nhẹ cho khói bay vào hai lỗ mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh.

– Nếu nạn nhân đã tỉnh, chân tay lạnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước lã đun sôi cho uống.

– Nếu nạn nhân chưa tỉnh, nhanh chóng kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim như:

+ Vỗ nhẹ vào người nêu nạn nhân không có phản ứng gì là mất tri giác, cảm giác và vận động.

+ Áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi xuống ngực nếu thấy lồng ngực, bụng không phập phồng, tai mũi, miệng không có hơi ấp, có thể thở rất yếu hoặc đã ngừng thở.

+ Bắt ngay mạch bẹn (hoặc mạch cảnh) không thấy mạch đập, có thể đã ngừng tim (thời gian kiểm tra không được kéo dài quá 1 phút).

– Nếu xác định nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim, cần tiến hành ngay biện pháp: thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần (nếu có 2 người làm) hoặc thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm), phải làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới dừng.

* Đề phòng

– Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.

– Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.

– Phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên, nên rèn luyện từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tạo cho cơ thể có thêm khả năng thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường.

5. Điện giật

a) Đại cương

Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu do thân nhân, người xung quanh và chỉ có tác dụng trong những phút đầu, do đó mọi người cần phải biết cách cấp cứu điện giật.

b) Triệu chứng

– Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nêu không cấp cứu kịp thời.

– Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặt biệt do điện cao thế.

– Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.

c) Cấp cưu ban đầu và cách đề phòng

– Cấp cứu ban đầu:

+ Khi còn nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào đẩy dây điện khỏi người bị nạn. Nếu cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi guốc, giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.

+ Khi nạn nhân đã thở được và ti dã đập lại thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất. Có thể vừa chuyển trên xe vừa làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

– Các đề phòng:

+ Chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng điện.

+ Các thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn.

+ Các ổ cấm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em.

——————————————-

TIẾT HỌC THỨ 2 

5. Ngộ độc thức ăn

a) Đại cương

– Ngộ độc thức ăn rất hay gặp ở những nước nghèo, chập phát triển và các nước nhiệt đới. Ngộ độc thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

+ Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn: thức ăn ôi, thiu, thịt sống, tái, thịt hộp hỏng, rau sống, hoa quả, nguồn nước… bị ô nhiễm, không được xử lí kĩ trong quá trình chế biến thức ăn.

+ Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc: nấm độc, sắn…

+ Ăn phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa từng người: tôm, cua, dứa…

b) Triệu chứng.

– Người bị nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với ba hội chứng điển hình là:

+ Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: sốt 38-390C, có rét run, nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê.

+ Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa: đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa khắp ổ bụng, đau quặn bụng. Buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày, nôn ra nước lẫn thức ăn, ỉa chảy nhiều lần, nhiều nước như tháo ra, đôi khi lẫn thức ăn chưa tiêu.

+ Hội chứng mất nước, điện giải: khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng, chân tay lạnh.

– Với cơ thể khỏe mạnh thường khỏi sau 2-3 ngày, đôi khi ỉa lỏng có thể kéo dài hàng tuần. Với trẻ nhỏ, người già yếu rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

– Ngộ độc nấm:

+ Các triệu chứng đau bụng, nôn, ỉa chảy thường xuất hiện dữ dội, kéo dài hàng ngày làm nạn nhân mất nhiều nước, da khô, khát nước, gầy sút nhanh.

+ Tùy loại nấm độc, có người lả đi, có người thần kinh bị kích thích, nói lung tung như người say rượu, mắt mờ dần. Trường hợp nặng có thể chết do biến chứng tim mạch và thần kinh.

– Ngộ độc sắn:

+ Các triệu chứng thường xuất hiện 4-5 giờ sau khi ăn, có khi muộn hàng ngày sau.

+ Thoạt đầu nạn nhân thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, người rạo rực khó chịu, sắc mặt tím tái, khó thở.

+ Sau đó xuất hiện đau quặn bụng, nôn nhiều lần, người rất mệt.

Trường hợp nặng các triệu chứng tăng lên, người mệt lả, lịm dần rồi hôn mê, có thể chết vì trụy tim mạch.

– Dị ứng do ngộ độc dứa:

Các triệu chứng xuất hiện rất sớm chỉ vài phút đến 1 giờ sau khi ăn :

+ Đau bụng dữ dội, nôn và ỉa chảy rất nhiều lần trong ngày.

+ Ngứa và phát ban khắp người, càng gãi càng ngứa, toàn thân mẩn đỏ và nổi lên các nốt ban. Có khi tạo thành từng mảng đỏ hồng bằng đồng xu, mi mắt sưng húp, bàn tay căng mọng.

+ Trường hợp nhẹ có thể một vài ngày sẽ khỏi, trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng.

* Cấp cứu ban đầu: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc thức ăn, biện pháp xử trí cấp cứu chung là:

– Chống mất nước:

+ Chủ yếu cho truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1-2 lít. Chú trong đặc biệt với trẻ nhỏ và người già.

+ Nếu không có điều kiện truyền được, cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng.

+ Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường, muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ (than hoạt).

+ Ngộ độc sắn nên cho uống nước đường, sữa, nước mật mía, mật ong…

– Chống nhiễm khuẩn: Thông thường cho uống Ganidan, Cloroxit, hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như: Amplicilim, Bactrim (cẩn thận với trẻ nhỏ).

– Chống trụy tim mạch và trợ sức: Chủ yếu dùng long não, vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thêm các thuốc hạ sốt, an thần.

– Cho nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1-2 bữa để ruột được nghỉ ngơi.

Nói chung các loại ngộ độc thức ăn không nên dùng các loại thuốc chống nôn và ỉa chảy, vì đó là phản ứng của cơ thể để thải chất độc ra ngoài (trừ trường hợp ngộ độc nặng và kéo dài). Với các trường hợp ngộ độc nấm, sắn, phải cho nôn hết các phần thức ăn còn lại trong dạ dày, bằng mọi biện pháp: kích thích họng, dùng thuốc gây nôn…

Trường hợp ngộ độc nặng và các loại gây độc nguy hiểm: nấm, sắn, cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.

* Đề phòng:

– Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường.

– Phải đảm bảo tốt khâu vệ sinh công nghiệp thực phẩm và nội trợ. Chấp hành đầy đủ 10 điều quy định của bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Không nên để những người đang mắc các bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, viêm tai, mũi, họng…làm công việc chế biến thức ăn, trông trẻ…

– Với cá nhân chủ yếu giữ vệ sinh ăn uống :

+ Không ăn rau sống, quả xanh, không uống nước chưa đun sôi.

+ Không ăn sống, tái, ăn các thức ăn đã ôi, thiu, đồ hộp đã hỏng.

+ Phải bảo quản kĩ, không để ruồi, nhặng đậu vào thức ăn.

+ Không ăn nấm tươi, các loại nấm có hại hoặc nấm lạ.

+ Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc ăn.

6. Chết đuối

a) Đại cương

– Chết đuối còn gọi là ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở nước ta, nhất là về mùa hè. Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm chỉ sau 2-3 phút sẽ ngạt thở.

– Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu là nhờ những người có mặt tại nơi tai nạn xảy ra, nếu có thầy thuốc tại chỗ, thì đó là sự tình cờ may mắn. Thấy thuốc ở bệnh viện chỉ điều trị tiếp đề phòng chống những biến chứng. Vì thế, việc cấp cứu tại chỗ là quyết định.

b) Triệu chứng

Nạn nhân có thể ở trong tình trạng:

– Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập: trường hợp này nêu cấp cứu tốt, hầu như được cứu sống.

– Khi đã mêm man, tím tái khó cứu hơn. Tuy nhiên, vẫn còn hi vọng vì tim mới ngừng đập.

– Khi da nạn nhân đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã dãn rộng thì còn rất ít hi vọng.

c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng

* Cấp cứu bạn đầu:

– Vớt nạn nhân đang trôi nổi trên dòng nước bằng các phương tiện như phao, ném vật nổi hoặc dùng sào gậy để nạn nhân nắm lấy rồi kéo vào bờ, hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm tóc nạn nhân kéo vào bờ.

– Nếu nạn nhân đã mê thì nắm tóc, nắm tay, kéo chân hoặc vác, rồi bơi đưa vào bờ.

– Khi đưa được nạn nhân lên bờ:

+ Nhanh chóng dóc nước ra khỏi dạ dày bằng cách cầm chân dốc ngược đầu xuống nếu là trẻ em hoặc ác lên vai chạy xóc nếu là người lớn.

+ Móc đất, bùn, đờm, dãi, lấy răng giả (nếu có) ra khỏi miệng.

+ Hô hấp nhân tạo, kiên trì làm khoảng 20-30 phút.

+ Khi tự thở được nhưng còn hôn mê, phải để nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông và tránh hiện tường trào ngược.

+ Nhanh chóng, chuyển nạn nhân tới bệnh viện để được điều trị tiếp

* Cách đề phòng

– Chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường thủy và những quy định khi làm việc, luyện tập ở dưới nước.

– Tập bơi, nhất là những người thường xuyên lao động, luyện tập ở môi trường nước như sông, suối, ao, hồ, biển…

– Quản lí tốt trẻ em, không để trẻ em chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối…

7. Say sóng, say ô tô, say máy bay

a) Đại cương

– Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khi lao động sinh hoạt ở môi trường nóng, nắng thường xảy ra say nóng, say nắng. Việc phòng say nóng, say nắng là rất cần thiết.

– Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nóng, nắng gây nên, cơ thể không còn tự điều hòa nhiệt độ được nữa.

b) Triệu chứng

– Triệu chứng xảy ra sớm nhất là tình trạng chuột rút. Trước hết ở tay, chân, sau đó đến các cơ ở lưng, bụng.

– Tiếp theo là nhức đầu, chống mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.

– Triệu chứng say nóng điển hình thể hiện như sau:

+ Sốt cao 40-420C.

+ Mạch nhanh 120-150 lần/phút.

+ Thở nhanh trên 30 nhịp/phút.

+ Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng, nặng hơn có thể ngát, hôn mê, có thể kích động mê sảng, co giật như động kinh.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng

* Cấp cứ ban đầu:

– Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm.

– Cởi bỏ quần áo, kể cả đồ lót để thông thoáng và dễ thở.

– Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt mát hoặc xoa cồn 450.

– Cho uống nước đường và muối, tốt nhất là dùng nước orezol hoặc nước đường chanh, muối.

Những trường hợp nặng hơn như hôn mê, co giật, sau khi sơ cứu phải đượcchuyển đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.

* Cách đề phòng

– Không làm việc, luyện tập và thi đấu thể thao dưới trời nắng gắt.

– Nếu buộc phải làm việc ở những nơi nắng, nóng phải đảm bảo thông gió tốt, đội mũ nón khi trời nắng.

– Ăn, uống đủ nước, đủ muối khoáng.

– Luyện tập để làm quen và thích nghi với môi trường nắng, nóng.

8. Nhiễm độc lân hữu cơ.

a) Đại cương

– Lân hữu cơ là các hợp chất hóa học như: Tiôphốt,Vôphatốc…dùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Trong nông nghiệp càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến.

– Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng gây chết người. Chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường trực tiếp qua da.

b) Triệu chứng

– Trường hợp nhiễm độc cấp: Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác… đặc biệt là đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán, đáng giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc và theo dõi được kết quả điều trị.

– Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng

– Cấp cứu ban đầu:

+ Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atrophin liều cao.

+ Nếu thuốc vào đường tiêu hóa bằng mội biện pháp gây nôn.

+ Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng.

+ Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối.

+ Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức: cafein, coramin, vitamin B1, C…cấm dùng mocphin.

+ Chuyển ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.

– Đề phòng:

+ Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản, và sử dụng.

+ Khi phun thuốc trừ sâu phải : pha đúng liều lượng, có các phương tiện để bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay…) quay lưng về hướng gió, và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó mới tiếp tục phun.

+ Không dùng thuốc trừ s6u để chữa ghẻ, diệt chấy, rận…

+ Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc. Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng.

Bài 6. Cấp Cứu Ban Đầu Các Tai Nạn Thông Thường Và Băng Bó Vết Thương

Bạn có suy nghĩ gì khi nghe giai điệu này ?SỰ THẢM KHỐC CỦA CHIẾN TRANH

Nội dungHÃYTÔI VỚICỨUCấp cứu ban đầu một số tai nạn thông thường và băng bó vết thương Bài 6

I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường1. Bong gân6. Chết đuối7. Say nắng, say nóng5. Ngộ độc thức ăn4. Điện giật3. Ngất2. Sai khớp8. Nhiễm độc lân hữu cơ*Đại cươngLàm rõ KN, tính chất phổ biến, nguyên nhân xảy ra tai nạn, tính chất tổn thương.* Triệu chứngMô tả triệu chứng tại chỗ. triệu chứng toàn thân, khái quát nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Triệu chứng điển hình hơn nói trước.* Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng.Chủ yếu đưa ra những biện pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, có khả năng tiến hành tại chỗI. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thườngTừng trường hợp cụ thể ta đi theo cấu trúc1. Bong gân:a. Đại cương: – Là sự tổn thương của dây chằng quanh khớp.– Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt, khớp không sai lệch (hình 25).

Hình 25: Dây chằng khớp cổ chân (đứng ngang).b. Triệu chứng: “Đau, sưng, ổ khớp lỏng lẻo, chi vận động khó, không biến dạng”c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng:* Cấp cứu ban đầu: + Băng ép, chườm đá, bất động chi + Chuyển đến cơ sở y tế.* Đề phòng: + Tập luyện đúng tư thế + Bảo đảm an toàn.

2. Sai khớp:a. Đại cương: – Là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương (H 31).– Khớp dễ bị sai là: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng…

a. Khớp bình thường ở tư thế duỗib. Tư thế khớp bị di lệchHình ảnh sai khớp

– Sưng– Đau – Mất vận động– Khớp và chi biến dạng– Đau dữ dội liên tục nhất là lúc chạm vào khớp hay lúc nạn nhân cử động– Mất vận động hoàn toàn không gấp, duỗi được– Khớp biến dạng, đầu xương có thể lồi ra và sờ thấy được. Chi dài hơn hoặc ngắn lại, có thấy thay đổi hướng– Sưng nề, bầm tím quanh khớp, có thể gãy hoặc rạn xương vùng khớp.b.Triệu chứng:

Cấp cứu ban đầu và đề phòng:

Cấp cứu ban đầu:

+ Bất động khớp bị sai. + Chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế.– Đề phòng: Bảo đảm an toàn trong huấn luyện.Bảng so sánh triệu chứng bong gân và sai khớp

3. Ngất:Đại cương:

Là tình trạng chết tạm thời

– Nguyên nhân: Mất máu, cảm xúc mạnh, chấn thương, say nắng, say nóng.

b. Triệu chứng: Mặt tái, chóng mặt.

Toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái.

Phổi ngừng thở hoặc thở rất yếu.

– Tim ngừng đập huyết áp hạ. – Nạn nhân ngừng thở trước rồi ngừng tim sau. Bảng phân biệt ngất và hôn mê c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng:* Cấp cứu ban đầu: + Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, khơi thông đường thở.+ Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc mai+ Trường hợp phát hiện dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim ? ép tim ngoài lồng ngực* Đề phòng: + Bảo đảm an toàn, làm việc hợp lý, + Rèn luyện sức khoẻ 4. Điện giật a. Đại cương: Có thể làm ngừng tim, ngừng thở, gây chết người b. Triệu chứng. Ngừng tim, ngừng thở và gây tử vong (gây bỏng hoặc gẫy xương, sai khớp).c. Cấp cứu, dề phòng :* Cấp cứu: Tách ra khỏi nguồn điện, kiểm tra tổn thương, hoõ hấp nhân tạo và chuyển tới BV5. Ngộ độc thức ăn a. Đại cương: Là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, (có chứa chất độc). b. Triệu chứng: Hội chứng cơ bản: +Nhiễm khuẩn, +Viêm đường tiêu hoá cấp, mất nước, +Diện giải.Triệu chứng điển hình: + Sốt + Nôn + Môi khô + Mắt trũng + Mạch nhanh + Huyết áp hạ.c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng: – Cấp cứu ban đầu: Gây nôn, chống mất nước, chống truỵ tim mạch, hạ sốt, an thần và chuyển tuyến trên – Đề phòng: Bảo đảm tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ6. Chết đuối. a. Đại cương: Là hiện tượng nước tràn vào đường hô hấp, các khoang phế nang phổi, dạ dày gây nên ngạt thở và tử vong.b. Triệu chứng: Có thể ở 1 trong 3 tình trạng– Nhẹ: Giẫy dụa, sặc nước, tim còn đập.– Vừa: Mê man, người tím tái, tim mới ngừng đập.– Nặng: Da trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử dãnc. Đề phòng: Chủ động phòng tránhChấp hành nghiêm các quy định an toàn đường thuỷ, và khi làm việc dưới nước.

7. Say nóng, say nắnga. Đại cương: Là tình trạng rối loạn điều hoà nhiệt độ do môi trường nắng, nóng.b. Triệu chứng: – Triệu chứng sớm: Chuột rút, nhức đầu, chóng mặt, chân tay rã rời, khó thở– Triệu chứng điển hình: Sốt, mạch nhanh, thở gấp, ngất hoặc hôn mê co giật

c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng* Cấp cứu ban đầu: +Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, làm mát,+Khi tỉnh cho uống nước chanh đường,nước orezol* Đề phòng: + Luyện tập thích nghi với môi trường. + Lao động, luyện tập trời nắng cần có nón mũ + An uống đủ nước, đủ muối khoáng.

8. Nhiễm độc lân hữu cơa. Đại cương:Là hợp chất lân hữu cơ xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc. b. Triệu chứng– Nhiễm độc cấp: Lợm giọng, nôn mửa, đau quạn bụng, vã mồ hôi, khó thở, đồng tử co hẹp– Trường hợp nhẹ: Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn

c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng: * Cấp cứu ban đầu:+ Loại bỏ nguyên nhân bằng mọi biện pháp (gây nôn, rửa nước muối, xà phòng, nước vôi trong)+ Dùng thuốc giải độc đặc hiệu, trợ tim, trợ sức. * Đề phòng: + Chấp hành đúng quy định vận chuyển, bảo quản, sử dụng thuốc trừ sâu+ Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu k được ăn uốngHÃYTÔI VỚICỨUSỰ THẢM KHỐC CỦA CHIẾN TRANHDÙ PHẢI GÁNH CHỊU SỰ TÀN KHỐC CỦA CHIẾN TRANH, CÙNG NHỮNG HI SINH MẤT MÁT. NHƯNG TỪ CHÍNH NHỮNG HI SINH ẤY, SỰ SỐNG ĐÃ HÌNH THÀNH Bạn có suy nghĩ gì khi nghe giai điệu này ?Giáo viên AV & GDQPAN : CHU QÚY H?ISỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT B?O L?CCấp cứu ban đầu một số tai nạn thông thường và băng bó vết thương Bài 6TI?T PPCT 26: II. Băng Vết ThươngGiảm đau đớn cho bệnh nhân.Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễmCầm máu tại vết thương1. Muùc ủớch2.Nguyên tắc băngBăng kín, băng hết các vết thươngBăng sớm, băng nhanhBăng chắc (đủ độ chặt)3. Các loại băng: Băng chun Băng cuộnBăng cá nhân

4. Kỹ thuật băng vết thương.a. Các kiểu băng cơ bản.* Băng vòng xoắn*Băng số 8*Băng chữ Vb. áp dụng cụ thểBăng cẳng chân kiểu số 8* Băng vùng gót, mu bàn chân a. Đặt vòng băng đầu tiên b. cuốn vòng tiếp theo c. Băng xongBăng đầu gốia. Đăt vòng băng đầu tiên b. Đặt vòng băng tiếp theo c. Băng xongBăng đầuc. Đặt vòng băng đầu tiên d, cuốn vòng tiếp theo e. Băng xongBăng đầuChúc em mạnh khoỷe hạnh phúc !

Soạn Gdqp 10 Bài 5. Thường Thức Phòng Tránh Một Số Loại Bom, Đạn Và Thiên Tai ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết)

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Soạn GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Hướng dẫn bài Soạn GDQP 10 bài 5 chi tiết, đầy đủ nhất. Tóm tắt lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 10 Bài 5 hay, ngắn gọn, dễ hiểu.

Soạn GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Câu 1.

Nêu tác hại của một số loại bom, đạn.

– Huỷ diệt sự sống của ta,

– Gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của,

– Huỷ diệt môi trường sống,

– Để lại di chứng chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.

Câu 2.

Nêu một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường.

– Quan sát, báo động

– Ngụy trang, giữ bí mật

– Làm hầm hố phòng tránh bom đạn

– Sơ tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá

– Đánh trả

Câu 3.

Nếu một số loại thiên tai và tác hại của chúng.

* Một số loại thiên tai:

– Bão : là một trong những thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.

– Lũ quét : thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét gây thiệt hai nặng về người và của.

– Lũ bùn đá : là một loại hình lũ quét sườn đặc biệt với dòng nước có lượng vật chất đậm đặc bùn đá và động năng lớn. Lũ bùn đá phát sinh từ thượng nguồn các suối nhỏ, nơi đất đá bị trượt lở mạnh và tuôn chảy ra các cửa suối. Theo phân loại truyền thống, chỉ khi mật độ đất đá trong dòng nước lớn hơn 60%, mới gọi là lũ bùn đá.

* Tác hại của thiên tai

– Cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.

–  Gây hậu quả về môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống.

– Gây hậu quả đối với quốc phòng – an ninh; phá hủy các công trình, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

Câu 4.

Nêu các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

a) Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai.

e) Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.

g) Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

h) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Câu 5.

Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai.

Học sinh tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, học tập ,nắm vững các kiến thức về quốc phòng, nắm vững kiến thức về tác hại bom,đạn và thiên tai

-Học sinh tuyên truyền về tác hại bom đạn và thiên tai

-Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây, vệ sinh

-Khi phát hiện bom đạn báo ngay cho người có trách nhiệm

-Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả

-Chấp hành các văn bản pháp luật về bom đạn và thiên tai.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh.

1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

a) Bão

– Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt.

– Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.

b) Lũ lụt

Lũ lụt miền Trung năm 2023

– Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thừng xuất hiện sớm so với các vùng khác, hằng năm trung bình có 3-5 trận lũ, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày.

– Lũ các sông miền Trung (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, từ Quảng Bình đến Bình Thuận xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12), đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh, các sông ở khu vực này có hệ thống ngăn lũ tháp hoặc không có đê. Nước lũ không chỉ chạy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.

– Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.

– Lũ các sông miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lụt kéo dài.

– Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4-5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c) Lũ quét, lũ bùn đá

– Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi.

– Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.

Lũ quét xảy ra thường bát ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

d) Ngập úng

Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.

e) Hạn hán và sa mạc hóa

Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.

Ngoài ra, còn có các loại thiên tai xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất sóng thần, nước biển dâng…

2. Tác hại của thiên tai

– Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, là trở lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tỉnh trong 5 năm (2002 – 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỷ đồng.

– Thiên tai gây hậu quả về môi trường: tàn phá gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.

– Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng  an ninh như: phá huỷ các công trình quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

a) Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

c) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

– Các nghiên cứu về sạt lở sông biển, phòng, chống lũ lụt, hạn hán cho đồng bằng sông Hồng.

– Mô hình nhà an toàn trong thiên tai.

– Các phương pháp đánh gía thiệt hại và cứu trợ thiên tại, phân vùng ngập lụt các tỉnh miền Trung, quy hoạch phòng tránh lũ quét.

– Ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo, cảnh báo và quản lí thiên tai; ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các n­ước có chung biên giới trên đất liền, trên biển.

e) Công tác cứu hộ cứu nạn

Từng ng­ười và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa ph­ương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

g) Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.

– Cấp cứu ng­ười bị nạn.

– Làm vệ sinh môi tr­ường.

– Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.

– Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

h) Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi ng­ời thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Gdqp 12 Bài 8. Công Tác Phòng Không Nhân Dân ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết)

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Hướng dẫn bài Soạn GDQP 12 bài 8 chi tiết, đầy đủ nhất. Tóm tắt lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 12 Bài 8 hay, ngắn gọn, dễ hiểu.

Soạn GDQP 12 Bài 8. Công tác phòng không nhân dân

Câu 1 trang 81 GDQP 12 Bài 8: 

Thế nào là công tác phòng không nhân dân

Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.

Câu 2 trang 81 GDQP 12

Bài 8:

Trình bày sự hình thành phát triển công tác phòng không nhân dân thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).

– Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức:

+ Chủ động sơ tán, phòng tránh.

+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch.

* Yêu cầu, nhiệm vụ công tác Phòng không nhân dân trong thời kỳ mới

– Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao.

– Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.

– Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.

– Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.

Câu 3 trang 81 GDQP 12

Bài 8:

Nêu đặc điểm công tác phòng không nhân dân trong tình hình hiện nay.

– Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.

– Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.

– Trong tình hình đổi mới của đất nước, cần lưu ý:

+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.

+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.

–  Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.

Câu 4 trang 81 GDQP 12

Bài 8:

Nêu yêu cầu công tác phòng không nhân dân hiện nay.

– Phải kết hợp chặt chẽ theo phương châm:“Toàn dân – toàn diện – tích cực chủ động – kết hợp giữa thời bình và thời chiến”.

– Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch.

– Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống.

– Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm

– Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung.

Câu 5 trang 81 GDQP 12

Bài 8:

 

Phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân

a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân

– Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ công tác phòng không nhân dân của mọi công dân.

– Học tập các kiến thức phòng không phổ thông

– Huấn luyện kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách.

b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phá của địch:

+ Tổ chức các đài quan sát mắt.

+ Tổ chức thu tin tức.

+ Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động.

+ Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động.

+ Trang bị khí tài cho các đài quan sát.

c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:

* Sơ tán, phân tán:

* Tổ chức phòng tránh:

+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản…

+ Xây dựng các công trình ngầm.

+ Xây dựng hệ thống hầm, hào.

+ Nguỵ trang.

+ Khống chế ánh sáng.

+ Xây dựng công trình bảo vệ.

+ Phòng gian giữ bí mật

d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu

+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng.

+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.

e. Tổ chức khắc phục hậu quả.

+ Tổ chức cứu thương:

+ Tổ chức lực lượng cứu sập

+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển.

+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin…

+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống.

Câu 6 trang 81 GDQP 12

Bài 8:

Trách nhiệm của học sinh phải làm gì trong việc thực hiện công tác phòng không nhân dân?

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới

+ Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Từ đó xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

+ Tích cực học tập nâng cao về Hiến pháp và pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

+ Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường, chính quyền, đoàn thể, góp phần xây dựng phong trào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Thực hiện phương châm: Học sinh với 3 không.

Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm phản động, đồi trụy ;

Không a dua bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chế độ và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ;

Không truy cập Website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

+ Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, tích cực phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch.

+ Đoàn kết, tương trợ giúp nhau trong học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.

+ Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

– Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu trang phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

Lý thuyết GDQP 12 Bài 8. Công tác phòng không nhân dân

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân

Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.

2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân

Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).

– Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức:

+ Chủ động sơ tán, phòng tránh.

+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch.

* Yêu cầu, nhiệm vụ công tác Phòng không nhân dân trong thời kỳ mới

– Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao.

– Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.

– Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.

– Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực

a. Phát triển về vũ khí trang bị:

– Đa năng, tầm xa, tác chiến điển tử mạnh.

– Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại.

– Độ chính xác cao, sức công phá mạnh.

b. Phát triển về lực lượng:

– Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả.

– Tính tổng thể cao.

– Cơ cấu hợp lý, cân đối.

– Có khả năng độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến:

– Là một kiểu chiến tranh mới – chiến tranh bằng tiến công hoả lực từ xa với các nguyên nhân sau:

+ Tiến công hoả lực ngoài phạm vi biên giới, vùng trời, vùng biển của một quốc gia, tránh được thương vong về sinh lực.

+ Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian, thời gian.

+ Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt được mục đích chính trị.

2. Phương thức tiến hành tiến công hoả lực đối với nước ta

a. Tiến công từ xa “phi tiếp xúc”.

b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm.

c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu

– Chia đợt và các mục tiêu đánh:

+ Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không,

+ Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não.

+ Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự

– Thủ đoạn hoạt động:

+ Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình để tạo bất ngờ.

+ Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị,

+ Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiên đại.

+ Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế…

3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không  nhân dân

a. Đặc điểm:

– Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.

– Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.

– Trong tình hình đổi mới của đất nước, cần lưu ý:

+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.

+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.

–  Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.

b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân:

– Phải kết hợp chặt chẽ theo phương châm:“Toàn dân – toàn diện – tích cực chủ động – kết hợp giữa thời bình và thời chiến”.

– Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch.

– Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống.

– Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm

–  Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung.

4. Nội dung công tác phòng không nhân dân.

a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân

b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phá của địch:

+ Tổ chức các đài quan sát mắt.

+ Tổ chức thu tin tức.

+ Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động.

+ Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động.

+ Trang bị khí tài cho các đài quan sát.

c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:

* Sơ tán, phân tán:

* Tổ chức phòng tránh:

+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản…

+ Xây dựng các công trình ngầm.

+ Xây dựng hệ thống hầm, hào.

+ Nguỵ trang.

+ Khống chế ánh sáng.

+ Xây dựng công trình bảo vệ.

+ Phòng gian giữ bí mật

d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu

+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng.

+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.

e. Tổ chức khắc phục hậu quả.

+ Tổ chức cứu thương:

+ Tổ chức lực lượng cứu sập

+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển.

+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin…

+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống.

5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp.

Để thực hiện công tác phòng không nhân dân được hiệu quả, ngày 06/01/2003 Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương và Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương

Soạn Bài Tóm Tắt Văn Bản Thuyết Minh

1. Bài tập 1, trang 71, SGK.

Đọc phần tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô ( Ngữ văn 10, tập một) và thực hiện các yêu cầu sau :

a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản. b) Tìm bố cục của văn bản. c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai- cư.

Trả lời:

a) Đối tượng thuyết minh của văn bản là nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và thơ hai-cư – một thể thơ độc đáo của Nhật Bản.

b) Bố cục của văn bản :

– Từ đầu đến “M. Si-ki (1867 – 1902)” : Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô.

– Đoạn còn lại : Những đặc điểm và giá trị của thơ hai-cư.

c) Viết đoạn văn tóm tắt : Dựa vào bố cục trên, đọc lại văn bản, anh (chị) hãy viết một đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.

2. Bài tập 2, trang 72 – 73, SGK.

Đọc văn bản ” Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội ” và thực hiện các yêu cầu sau :

a) Xác định văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh vấn đề gì. So với văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác ?b) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

Trả lời:

a) Câu hỏi gồm hai ý:

– Xác định đối tượng thuyết minh : vẻ đẹp văn hoá, nghệ thuật của thắng cảnh đền Ngọc Sơn, Hà Nội.

– So sánh với các văn bản thuyết minh khác đã dẫn trong SGK (Nhà sàn, Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Nhật Bản M. Ba-sô), ta thấy được nét riêng của văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội là : vừa thuyết minh kiến trúc của đền Ngọc Sơn vừa ca ngợi nét đẹp, thơ mộng của danh thắng ấy.

b) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

– Đọc lại văn bản, từ “Đến thăm đền Ngọc Sơn” đến “thể hiện tinh thần của Đạo Nho”. Chú ý những cụm từ miêu tả hình ảnh Tháp Bút ( Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh Tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh cao vút), miêu tả Đài Nghiên ( Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực”). Đồng thời, lưu ý câu văn khái quát: “… Tháp Bút – Đài Nghiên thể hiện tinh thần của Đạo Nho”.

– Từ những ý trên, anh (chị) hãy tự tóm tắt đoạn văn theo yêu cầu của bài tập.

3. Đọc phần Tiểu dẫn về tác phẩm Đại cáo bình Ngô ( Ngữ văn 10, tập hai, trang 16) và thực hiện các yêu cầu sau :

a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.

b) Tìm bố cục của văn bản.

c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh những đặc điểm của thể cáo (từ ” Cáo là thể văn nghị luận” đến “chính nghĩa”).

Trả lời:

a) Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Đại cáo bình Ngô : Nói rõ hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô, thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể cáo và kết cấu tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

b) Bố cục của văn bản :

– Mở bài (từ đầu đến “riêng của Nguyễn Trãi”) : Nêu hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô.

– Thân bài (tiếp theo đến “gợi cảm”): Thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể cáo và tác phẩm Đại cáo bình Ngô.

– Kết bài (đoạn còn lại): Nêu bố cục của văn bản Đại cáo bình Ngô.

c) Viết đoạn văn tóm tắt: Tham khảo các đoạn văn sau :

” Đại cáo bình Ngô – được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta năm 1428 – vừa mang đặc trưng của thể cáo, vừa có sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi.” (Mở bài)

“Cáo là thể văn nghị luận cổ nêu chiếu biểu của vua, hoặc nêu những vấn đề trọng đại của xã hội. Cáo thường viết bằng văn biền ngẫu, ngôn ngữ, lí lẽ đanh thép. Cáo là thể văn hùng biện.

Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi nhân danh vua Lê Lợi ban bố chiến thắng giặc Ngô – giặc Minh – bằng một kết cấu chặt chẽ, mạch lạc…” (Thân bài)

4. Đọc văn bản sau và viết một đoạn văn tóm tắt (khoảng 10 câu) phần thân bài.

TRANH ĐÔNG HỒ

Ca dao xưa có câu :

Làng Mái có lịch có lề, Có ao tắm mát có nghề làm tranh.

Ca từ mang nội dung như một lời tự giới thiệu dẫn ta về làng Mái. Đó là làng Đông Hồ – tên cũ là Đông Mái – được người dân gọi bằng cái tên nôm na : Làng Hồ. Là quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng, nó nằm ở phía bên phải con sông Đuống, trong huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tranh Đông Hồ cũng gọi là tranh Tết làng Hồ phục vụ nông dân lao động. “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong – Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Câu thơ của thi sĩ Hoàng Cầm đã khái quát vẻ đẹp mộc mạc, dân dã của tranh Đông Hồ. Nó là loại tranh khắc gỗ in trên giấy dó, nền được quét điệp với những thớ khoẻ lấp lánh bạc, hoặc rực rỡ màu vàng cam, vàng quýt bởi được phủ thêm nước gỗ vang hay nước hoa hoè. Tranh được in cả nét lẫn màu, màu in trước nét in sau, tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu lần in. Bảng màu của tranh đều là những màu lấy trong tự nhiên gần gũi với đời sống con người, như trắng của sò điệp, đen của than lá tre, đỏ từ thỏi son, xanh của lá chàm, vàng của quả dành dành,… Khi sản xuất tranh, người ta lấy hồ nếp trộn với màu tạo độ quánh cho dễ in, màu bền khó phai. Những màu đó được in thành các mảng cạnh nhau, cuối cùng là in ván nét đen to đậm mềm mại bao quanh các mảng màu thành một tờ tranh hoàn chỉnh.

Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có hoạ và trong hoạ có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và hoạ gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian “đối cảnh sinh tình”.

[…] Di sản tranh Đông Hồ là tiếng nói tự tâm hồn gửi đến tâm hồn từ đời xưa truyền lại, cũng là một kho tri thức, một phương tiện giáo dục phản ánh của một xã hội ấm áp tình người, một thành tựu đáng kể của mĩ thuật cố có sức sống trường tồn trong tâm thức người dân Việt. Nó hàm chứa một hệ thống giá trị từ nội dung giàu tính nhân văn, vẻ đẹp của bố cục, màu sắc, đường nét, tới những đặc điểm về lịch sử văn hoá dân tộc. Nó được đông đảo nhân dân Việt Nam ưa chuộng, bảo vệ, lưu truyền và đứng ở vị trí quan trọng trong nền mĩ thuât tạo hình dân tộc.

(Theo Đặng Thế Minh, trong Thuyết minh

Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000)

Trả lời:

Cần thực hiện các bước như sau :

a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.

b) Tìm bố cục của văn bản :

– Mở bài (từ đầu đến “tỉnh Bắc Ninh”): Giới thiệu quê hương của tranh Đông Hồ.

– Thân bài (từ “Tranh Đông Hồ” đến “đối cảnh sinh tình”): Thuyết minh những đặc điểm, chất liệu, màu sắc, đường nét và nội dung của tranh Đông Hồ.

– Kết bài (đoạn còn lại) : Nhấn mạnh giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của tranh Đông Hồ.

c) Viết một đoạn văn tóm tắt phần thân bài : Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy tự thực hiện.

Tóm Tắt Lý Thuyết Vật Lý 10 Cơ Bản Quan Trọng

I. Tóm tắt lý thuyết vật lý 10 cơ bản Phần: ĐỘNG LƯỢNG 

    1. Xung lượng của lực

    Khi một lực F không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Δt thì tích F.Δt được định nghĩa là xung lượng của lực F. trong khoảng thời gian Δt ấy.

    2. Động lượng

* Tác dụng của xung lượng của lực

    Áp dụng định luật II Newton ta có:

    * Động lượng

    Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: p = m.v

    Đơn vị động lượng là kg.m/s hoặc N.s

    * Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực

    Ta có:

    Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian Δt bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

    Ý nghĩa: Khi lực đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian hữu hạn sẽ làm động lượng của vật biến thiên.

II. Tóm tắt lý thuyết vật lý 10 cơ bản phần: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Định luật bảo toàn động lượng

    – Hệ cô lập (hệ kín)

        + Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

        + Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật trong hệ trực đối nhau từng đôi một.

– Chuyển động bằng phản lực

    Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên được gọi là chuyển động bằng phản lực.

2. Phương pháp 

– Động lượng p của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: p = m.v

– Đơn vị động lượng: kg.m/s.

– Động lượng của hệ vật:

– Định luật bảo toàn động lượng.

3. Bài tập vận dụng

Vd: Hai vật có khối lượng m1 = 5 kg, m2 = 10 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 4 m/s và v2 = 2 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp:

a. v1 và v2 cùng hướng.

b. v1 và v2 cùng hướng, ngược chiều.

c. v1 và v2 vuông góc nhau.

Hướng dẫn giải :

a. Động lượng của hệ:

Độ lớn:

b. Động lượng của hệ:

Độ lớn:

c) Động lượng của hệ:

Độ lớn:

III. Tóm tắt lý thuyết vật lý 10 phần: CÔNG 

 - Nếu lực không đổi F tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công của lực F được tính theo công thức:

    A = F.s.cosα

  

  – Biện luận

     

    ⇒ Lực thực hiện công dương hay công phát động.

    ⇒ Lực F không thực hiện công khi lực F vuông góc với hướng chuyển động.

 ⇒ Lực thực hiện công âm hay công cản lại chuyển động.

  Trong hệ SI, đơn vị của công là jun (kí hiệu là J): 1 J = 1N.m

IV. Tóm tắt lý thuyết vật lý 10 cơ bản phần: CÔNG SUẤT

Công suất

    Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P

    Trong đó: A là công thực hiện (J)

        t là thời gian thực hiện công A (s)

        P là công suất (W)

    1 W = 1 J/s

    Chú ý: Trong thực tế người ta còn dùng:

        + Đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP)

              1 HP = 736 W

        + Đơn vị thực hành của công là oátgiờ (W.h)

              1 W.h = 3600 J

              1 kW.h = 3600000 J

    – Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học.

    Ví dụ: Động cơ, đèn, đài phát sóng, lò nung…

    – Cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Gdqp 10 Bài 6. Cấp Cứu Ban Đầu Các Tai Nạn Thông Thường Và Băng Bó Vết Thương ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!