Xu Hướng 9/2023 # Soạn Văn 9 (Ngắn Gọn) # Top 18 Xem Nhiều | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Soạn Văn 9 (Ngắn Gọn) # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn 9 (Ngắn Gọn) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sử lâu dài của dân tộc. Nền văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học Viết ra đời từ thế kỉ thứ X, bao gồm các thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác thay thế dần cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm có quy mô không lớn, có vẻ đẹp hài hòa, trong sáng. Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nhìn trên tổng thể, sáng tác văn học thuộc ba loại là tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận chủ yếu sử dụng các phương thức lập luận. Thể là dạng tồn tại của tác phẩm văn học. Văn học dân gian khá phong phú phân thành ba nhóm: tự sự , trữ tình và sân khấu dân gian. Trong văn học trung đại đã hình thành một hệ thống thể loại hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thơ Việt Nam sử dụng phổ biến thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc như cổ phong, Đường luật ; song thất lục bát cũng được sử dụng khá phổ biến. Văn xuôi trung đại có nhiều thể truyện, kí. truyện dài viết theo chương hồi. Truyện thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, ngoài ra còn có chiếu, hịch, cáo. Trong văn học hiện đại, có nhiều thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự, kí. Nhìn chung ngày càng đa dạng, linh hoạt, không bị gò bó vào các quy tắc cố định, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể sáng tác.

Thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận. Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành. Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.

Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn hay nhất : Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi. a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu. b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của biên bản Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của biên bản trang 123

Biên bản dùng để ghi lại những sự việc xảy ra, đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp

b, Về mặt nội dung, biên bản ghi lại chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan về tính xác thực của biên bản.

Hình thức: đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

Phần đầu:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính)

+ Tên

+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chức vụ

– Phần nội dung: ghi lại diễn biến, kết quả sự việc

– Phần kết thúc:

+ Thời gian, chữ kí, họ tên có trách nhiệm chính, chữ kí, họ tên người ghi biên bản

+ Văn bản và hiện vật kèm theo

– Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, chính xác

c, Văn bản là biên bản hội nghị, biên bản sự vụ. Là loại biên bản thường gặp trong thực tế

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

+ Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?…

+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cách viết biên bản Trả lời câu soạn văn bài Cách viết biên bản trang 126

– Nắm được cách viết biên bản: phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc, lời văn.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Biên bản lớp 9 tập 2 trang 126

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những tình huống cần viết biên bản.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

– Tình huống b viết đơn, tình huống e viết bản kiểm điểm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2023

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D

Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng

Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM

….

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Biên bản siêu ngắn

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương Ngắn Gọn Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương cung cấp kiến thức cũng như quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 62, 63 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

Cùng tham khảo…

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Hoài Thanh (1909 – 1982) quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.

– Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam, in năm 1942.

– Bố cục chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến… ” gợi lòng vị tha“): Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.

+ Phần 2 (Còn lại): Công dụng của văn chương.

Soạn bài Ý nghĩa văn chương chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập luyện tập soạn bài Ý nghĩa văn chương trang 62, 63 SGK Ngữ văn 7 tập 2

1 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”.

2 – Trang 62 SGK

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Trả lời:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

– Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

– Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

3 – Trang 62 SGK

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ ” Vậy thì, hoặc hình dung sự sống…” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

4 – Trang 62 SGK

Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để làm dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Trả lời:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: ” Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Soạn bài Ý nghĩa văn chương phần Luyện tập

Hoài Thanh viết: ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Trả lời: – Giải thích:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

– Dẫn chứng:

+ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

+ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tỉnh cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ý nghĩa văn chương một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương (Ngắn Gọn)

Câu 1:

*Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

Câu 2:

Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”.

*Giải thích và dẫn chứng để làm rõ các ý đó:

– “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, nó phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.

Ví dụ:

“Gió đưa cánh trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

– Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:

Ví dụ: Con người muốn có sức mạnh để chống lại thiên tai, lũ lụt như Sơn Tinh.

Câu 3:

*Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.

Câu 4:

a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận: văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b. Văn bản nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa…nguồn gốc của thi ca”.

II. LUYỆN TẬP:

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh:

– Trước hết, văn chương gây cho ta những tình cảm không có:

Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tính quyết đoán…tùy theo tính cách, cá tính của từng người đọc.

Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí: đã hình thành cho ta tình cảm thương xót, nỗi ân hận và sự vị tha.

– Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

Rèn luyện cái đã có tức là bản thân ta từ trước đã có rồi. Tức là, khi chưa đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, ta cũng đã có những tình cảm: thương xót một ai đó, ân hận khi làm một việc gì đó sai, tha thứ cho một người khác nhưng khi đọc ta sẽ nhận ra nó rõ hơn mà không bị che lấp bởi những cảm xúc khác.

chúng tôi

Soạn Văn Lớp 9 Bài Sang Thu Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Sang thu ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

– Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

– Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải).

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Sang thu Trả lời câu 1 soạn văn bài Sang thu trang 71

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận từ sự tinh tế của tác giả:

+ Bỗng: sự ngạc nhiên, bâng khuâng trước sự biến đổi của đất trời

+ Hương ổi phả trong gió se

+ Sương chùng chình qua ngõ

– Khoảnh khắc giao mùa mang tới cảm nhận ngỡ ngàng, xao xuyến trong tâm trạng tác giả

– Nhà thơ gợi tả sự biến chuyển khoảnh khắc sang thu bằng nhiều yếu tố, nhiều giác quan:

+ Chim vội vã, sông dềnh dàng

+ Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”- hình ảnh giàu sức biểu cảm

→ Cảm nhận tinh tế, có chọn lọc của nhà thơ thông qua những quan sát chân thực

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sang thu trang 71

Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:

– Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

– Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.

– Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.

– Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.

– Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có.

– Cần cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ diễn tra cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình…

Trả lời câu 3 soạn văn bài Sang thu trang 71

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

– Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

– Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Sang thu lớp 9 tập 2 trang 73

Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bào thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 73

Đoạn văn gợi ý:

Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biển đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.

Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần. Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.

Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.

Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Sang thu ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Sang thu siêu ngắn

Soạn Bài Đất Nước (Ngắn Gọn)

Câu 1: Bố cục đoạn thơ gồm 2 phần:

– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày.

– Còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.

Câu 2:

Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:

– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai).

– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc. Đất nước là sự kế tụng không ngừng của các thế hệ người Việt Nam. Lời thơ nhắc tới quá khứ, hiện tại và tương lai (đã khuất, bây giờ, mai sau):

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ…

… Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

* Không gian địa lí

– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…

– Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc. Lần theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước.

* Thời gian lịch sử

Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:

– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất.

– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình.

* Bản chất của nhân dân

– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc.

Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh.

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người “Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm” mà ông khẳng định đất nướcđó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

Câu 4: Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:

+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ; có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

– Tác giả tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức của thơ tự do.

– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn 9 (Ngắn Gọn) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!