Bạn đang xem bài viết Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
Soạn văn lớp 7 trang 143 tập 1 bài Thành ngữ ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Thế nào là thành ngữ tập 1 trang 143Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nhận xét về cấu tạo các cụm từ lên thác xuống ghềnh trong các câu ca dao sau:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
a. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?
b. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh.
Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?
b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là thành ngữ Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa ( lên – xuống)
– Chúng ta không thể thay thế bất cứ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ, thay đổi vị trí từ trong cụm từ.
→ Cụm từ có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi, trở nên mất cân bằng khi thay đổi
b, Kết luận
– Cấu tạo cố định
– Biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh
Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là thành ngữ trang 143Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm
– Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy
– Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.
+ Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì
Câu hỏi bài Sử dụng thành ngữ tập 1 trang 144Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau đây.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích cái hay của các thành ngữ trên
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng thành ngữ Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ
– Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”
Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng thành ngữ trang 144Cái hay của hai câu thành ngữ trên
– Ngắn gọn, súc tích
– Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Thành ngữ lớp 7 tập 1 trang 145Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây.
a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.
(Thạch Sanh)
c)
Chốc đà mười mấy năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
(Truyện Kiều)
Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145– Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.
– Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): món ăn quý hiếm
– Tứ cố vô thân: chỉ sự đơn độc, không có người thân, nơi nương tựa
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt
– Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ
– Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 145– Lời ăn tiếng nói
– Một nắng hai sương
– Ngày lành tháng tốt
– No cơm ấm áo
– Bách chiến bách thắng
– Sinh cơ lập nghiệp
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Thành ngữ siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Chuẩn mực sử dụng từ Soạn văn lớp 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Soạn văn lớp 7 trang 14 tập 2 bài Rút gọn câu ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Thế nào là rút gọn câu tập 2 trang 14Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?
a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?
– Ngày mai.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là rút gọn câuCâu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.
Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ
Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, … rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)
Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ “học ăn, học nói, học gói, học mở.” trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.
– Câu “Rồi ba bốn người, sáu bảy người.” được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.
– Câu “Ngày mai.” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.
Câu hỏi bài Cách sử dụng câu rút gọn tập 2 trang 15Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?
– Bài kiểm tra toán.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng câu rút gọn– Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.
– Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.
Câu “Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.” không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu “Bài kiểm tra toán.” mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!
Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý
– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;
– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Rút gọn câu lớp 7 tập 2 trang 16Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
a) Người ta là hoa đất.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
d) Tấc đất tấc vàng.
a)
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)
b)
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Đánh giặc thì chạy trước tiên,
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
Giặc sợ giặc chạy về nhà,
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
(Ca dao)
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16– Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.
– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.
– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16a. Rút gọn chủ ngữ
+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
– Khôi phục:
Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:
+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b. Rút gọn chủ ngữ
+ Đồn rằng quan tướng có danh,
+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
+ Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,
+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
– Khôi phục:
+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,
+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
+ Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.
+ Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,
+ Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17– Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.
+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: “Mất rồi.”, “Thưa… tối hôm qua.”, “Cháy ạ.”
+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”, khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
– Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.
Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.
Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? – Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. – Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
Soạn văn lớp 6 bài Chương trình địa phương
Soạn văn lớp 7 trang 13 tập 1 bài Từ Ghép ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Các loại từ ghép tập 1 trang 13Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại […].
(Lí Lan)
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ […].
(Thạch Lam)
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
– Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
– Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng […].
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Các loại từ ghép Trả lời câu 1 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 13→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
Trả lời câu 2 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 14Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.
Câu hỏi bài Nghĩa của từ ghép tập 1 trang 14Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Nghĩa của từ ghép Trả lời câu 1 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14Nghĩa của từ bà rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại
Nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức
→ Từ ghép chính phụ có tình phân nghĩa
Trả lời câu 2 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14Nghĩa của từ quần hẹp hơn nghĩa của từ quần áo
Nghĩa của từ trầm hẹp hơn nghĩa của từ trầm bổng
→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Từ ghép lớp 7 tập 1 trang 15Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
Lời giải chi tiết:
bút …
ăn …
thước …
trắng …
mưa …
vui …
làm …
nhát …
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Từ ghép chính phụ
Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lập
Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15 Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15– núi: núi rừng, núi sông
– mặt: mặt mũi, mặt mày
– ham: ham mê, ham muốn, ham thích
– học: học hành, học hỏi
– xinh: xinh tươi, xinh đẹp
– tươi: tươi đẹp, tươi tốt
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Chỉ có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì:
– Trong tiếng Việt khi danh từ mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước.
– Từ sách vở mang nghĩa tổng hợp nên không thể kết hợp với từ cuốn mang nghĩa cá thể được
Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15a, Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc
b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá
c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”
d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.
Trả lời câu 6 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng
Một từ ghép đẳng lập: gang thép
Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)
– Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)
– gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được
→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.
Trả lời câu 7 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng máy, tiếng nước phụ cho tiếng hơi
Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy, trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ
Bánh đa nem: tiếng Bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ tiếng đa.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Từ ghép siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 7 Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Mẹ tôi ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy? Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Soạn văn lớp 6 bài Tổng kết phần tập làm văn
Soạn văn lớp 7 trang 11 tập 1 bài Mẹ tôi ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Mẹ tôi tập 1 trang 11Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?
Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Mẹ tôi Trả lời câu 1 soạn văn bài Mẹ tôi trang 11Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
– Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Trả lời câu 2 soạn văn bài Mẹ tôi trang 12Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
– Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ
+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Trả lời câu 3 soạn văn bài Mẹ tôi trang 12Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con
Trả lời câu 4 soạn văn bài Mẹ tôi trang 12En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Trả lời câu 5 soạn văn bài Mẹ tôi trang 12Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
– Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
– Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
– Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Mẹ tôi lớp 7 tập 1 trang 12Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 12Lựa chọn một đoạn tùy thích để học tập
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 12Hôm đó là trời nắng dịu, gió nhẹ nhàng trên những tán lá. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt với nếu tôi không có bài kiểm tra toán tệ hại tới vậy. Lỗi là ở tôi đã không chịu ôn bài. Bây giờ tôi buồn và lo lắng vô cùng nếu phải đối diện với mẹ. Ngày hôm đó khi ba mẹ ra khỏi nhà, tôi liền ngồi ngay vào bàn máy tình chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi vì tôi cứ đinh ninh mình đã được điểm tốt hôm trước, cô sẽ không kiểm tra, thế mà… cô cho làm bài kiểm tra mười lắm phút.
Đứng trước cửa thì bỗng nảy ra lời nói dối mẹ. Khi gặp mẹ, tôi lí nhí chào mẹ rồi rơm rớm nước mắt, đưa cho mẹ bài kiểm tra bị điểm kém “con đau tay nên viết không kịp”. Sau ngày hôm đó dường như mẹ tôi buồn rầu hơn, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa đều không tập trung. Tôi đành phải thú nhận lỗi của mình bằng một lá thư để trong túi xách của mẹ. Cuối cùng thì mẹ cũng tha lỗi cho tôi, tôi nhận ra rằng, khi biết nhận lỗi và sửa sai, thứ bạn nhận lại còn nhiều hơn những gì đã đánh mất.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Mẹ tôi ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Mẹ tôi siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 9 Bài Biên Bản Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn hay nhất : Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi. a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu. b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi.
a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. ở đây, biên bản 1 ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6, biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.
b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.
c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị. Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Học sinh tự kể tên một số loại biên bản mà các em thường gặp trong thực tế.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của biên bản Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của biên bản trang 123Biên bản dùng để ghi lại những sự việc xảy ra, đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp
b, Về mặt nội dung, biên bản ghi lại chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan về tính xác thực của biên bản.
Hình thức: đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:
Phần đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính)
+ Tên
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chức vụ
– Phần nội dung: ghi lại diễn biến, kết quả sự việc
– Phần kết thúc:
+ Thời gian, chữ kí, họ tên có trách nhiệm chính, chữ kí, họ tên người ghi biên bản
+ Văn bản và hiện vật kèm theo
– Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, chính xác
c, Văn bản là biên bản hội nghị, biên bản sự vụ. Là loại biên bản thường gặp trong thực tế
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người
Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giấy.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
+ Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của
hội nghị.
+ Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?…
+ Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.
Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.
Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Lời văn biên bản cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cách viết biên bản Trả lời câu soạn văn bài Cách viết biên bản trang 126– Nắm được cách viết biên bản: phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc, lời văn.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Biên bản lớp 9 tập 2 trang 126Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Những tình huống cần viết biên bản.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.
Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d
– Tình huống b viết đơn, tình huống e viết bản kiểm điểm
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 126LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN
CHI ĐỘI LỚP 9D
BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2023
Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D
Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng
Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa
Thư kí: Phan Thị Thùy Linh
Nội dung sinh hoạt:
Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM
….
Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Biên bản ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Biên bản siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 8 Bài Thuế Máu Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 8 bài Thuế máu ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2) So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân.
Soạn văn lớp 8 bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn nghị luận Soạn văn lớp 8 bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Soạn văn lớp 8 trang 91 tập 2 bài Thuế máu ngắn gọn hay nhấtCâu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ?
Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.
Câu 6 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tố biếu cảm trong đoạn trích được học.
Sách giải soạn văn lớp 8 bài Thuế máu Trả lời câu 1 soạn văn bài Thuế máu trang 91– Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:
+ Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng “Thuế máu”
+ Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.
– Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất “hút máu” của bọn thực dân:
+ Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.
+ Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.
+ Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.
→ Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Thuế máu trang 91– Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.
+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên “An-nam-mít bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.
+ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành ” con yêu”, người “bạn hiền” của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.
– Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Trả giá đắt cho cái vinh dự “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
+ Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.
+ Bỏ xác ở những miền hoang vu.
+ Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .
+ Tám vạn người chết.
+ Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.
→ Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Thuế máu trang 91– Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:
+ Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.
+ Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm- tham nhũng.
+ Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.
+ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ ” tình nguyện” đi lính.
→ Bọn thực dân với những thủ đoạn tàn ác, lừa gạt, sự bịp bợm đến trơ trẽn của toàn quyền Đông Dương.
– Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:
+ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.
+ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.
→ Thân phận hẩm hiu, số phận cùng cực của người dân thuộc địa.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Thuế máu trang 91Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.
+ Họ trở về “giống người bẩn thỉu” như trước khi xảy ra chiến tranh.
+ Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.
+ Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.
→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.
Trả lời câu 5 soạn văn bài Thuế máu trang 91Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:
+ Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
+ Các chương tập trung tố cáo tội ác của việc bắt lính phục vị chiến tranh, tố cáo sự lừa bịp trơ trẽn, dã man của bọn thống trị.
+ Làm nổi bật sự mâu thuẫn, dối trá của bọn thực dân giữa lời nói và việc làm.
+ Thảm cảnh chết oan thê thảm của người dân “bản xứ”.
– Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:
+ Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.
+ Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.
+ Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.
→ Nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc ngắn gọn, xúc tích, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về cách nói. Văn chính luận mà hàm chứa tình cảm, giàu hình ảnh.
Trả lời câu 6 soạn văn bài Thuế máu trang 91Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:
+ “chiến tranh tươi vui”
+ ” Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi”
+ “Những miền hoang vu mộng mơ”
+ “quan phụ mẫu nhân hậu”
– Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.
→ Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.
Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 2, giải ngữ văn lớp 8 tập 2, soạn văn lớp 8 bài Thuế máu ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Thuế máu siêu ngắn
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn Lớp 7 Bài Thành Ngữ Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!