Bạn đang xem bài viết Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Gọn Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? – Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. – Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
Soạn văn lớp 6 bài Chương trình địa phương
Soạn văn lớp 7 trang 13 tập 1 bài Từ Ghép ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Các loại từ ghép tập 1 trang 13Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại […].
(Lí Lan)
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ […].
(Thạch Lam)
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
– Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
– Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng […].
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Các loại từ ghép Trả lời câu 1 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 13→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
Trả lời câu 2 soạn văn bài Các loại từ ghép trang 14Các tiếng “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra từ chính, từ phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.
Câu hỏi bài Nghĩa của từ ghép tập 1 trang 14Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Nghĩa của từ ghép Trả lời câu 1 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14Nghĩa của từ bà rộng hơn nghĩa của từ bà ngoại
Nghĩa của từ thơm rộng hơn nghĩa của từ thơm phức
→ Từ ghép chính phụ có tình phân nghĩa
Trả lời câu 2 soạn văn bài Nghĩa của từ ghép trang 14Nghĩa của từ quần hẹp hơn nghĩa của từ quần áo
Nghĩa của từ trầm hẹp hơn nghĩa của từ trầm bổng
→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Từ ghép lớp 7 tập 1 trang 15Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
Lời giải chi tiết:
bút …
ăn …
thước …
trắng …
mưa …
vui …
làm …
nhát …
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Từ ghép chính phụ
Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lập
Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15 Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15– núi: núi rừng, núi sông
– mặt: mặt mũi, mặt mày
– ham: ham mê, ham muốn, ham thích
– học: học hành, học hỏi
– xinh: xinh tươi, xinh đẹp
– tươi: tươi đẹp, tươi tốt
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Chỉ có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì:
– Trong tiếng Việt khi danh từ mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước.
– Từ sách vở mang nghĩa tổng hợp nên không thể kết hợp với từ cuốn mang nghĩa cá thể được
Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15a, Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc
b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá
c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”
d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.
Trả lời câu 6 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng
Một từ ghép đẳng lập: gang thép
Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)
– Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)
– gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được
→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.
Trả lời câu 7 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 15Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng máy, tiếng nước phụ cho tiếng hơi
Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy, trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ
Bánh đa nem: tiếng Bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ tiếng đa.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Từ ghép ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Từ ghép siêu ngắn
Soạn Bài Từ Ghép (Ngắn Gọn)
Câu 1.
– Tiếng chính: bà, thơm.
– Tiếng phụ: ngoại, phức.
Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.Tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính.
Câu 2.
Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
II. Nghĩa của từ ghép:
1. So sánh nghĩa:
*Bà ngoại và bà:
– Khác nhau:
Bà ngoại – chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ còn bà – chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.
*Thơm phức và thơm
– Khác nhau:
Thơm phức – chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh còn thơm – chỉ mùi thơm nói chung.
Câu 2. So sánh nghĩa:
– ” quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn ” quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn ” quần áo”.
– ” trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; ” trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ ” trầm bổng“.
III. LUYỆN TẬP:
1. Xếp vào bảng phân loại:
Câu 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng để tạo thành ghép chính phụ:
Bút bi ăn sáng
Thước gỗ trắng xóa
Mưa lụt vui tai
Làm đồng nhát gan
Câu 3. Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép đẳng lập:
Núi : núi đồi, núi sông, núi cao,…
Ham: ham chơi, ham muốn, ham học,…
Xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh gái,…
Mặt: mặt mày, mặt bàn, mặt đất,….
Học: học tập, học hỏi, học hành,….
Tươi: tươi vui, tươi sáng, tươi tốt,…
Câu 4. Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì:
– Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì ” sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.
– Không thể nói một cuốn sách vở vì ” sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.
Câu 5.
a. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng gọi là hoa hồng.
– Hoa hồng là một loại hoa như hoa cúc, hoa huệ…
– Có nhiều loại hoa màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng: hoa giấy, hoa chuối.
b. Nói như em Nam là đúng vì:
– Áo dài ở đây là một loại áo như áo sơ mi, áo cánh…. Áo dài này bị ngắn so với chiều cao của chị Nam.
c. Không phải mọi cà chua là phải chua vì:
– Cà chua là một loại cà như cà pháo, cà tím…
– Nói “Qủa cà chua này ngọt quá!” được vì: Khi ăn sống, ta có thể cảm nhận được vị chua hay ngọt của quả cà chua.
d. Không phả mọi loại cá màu vàng gọi là cá vàng.
– Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính…
Câu 6.
Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng co nghĩa rất khác nhau :
– Từ ghép chính phụ : Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.
– Từ ghép đẳng lập : gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).
7. Thử phân tích:
chúng tôi
Soạn Văn Lớp 7 Bài Quan Hệ Từ Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Quan hệ từ ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn: Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? a) Nó rất thân ái bạn bè. b) Nó rất thân ái với bạn bè. c) Bố mẹ rất lo lắng con. d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
Soạn văn lớp 7 trang 96 tập 1 bài Quan hệ từ ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Thế nào là quan hệ từ tập 1 trang 96Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
b. Hùng Vương thứ mười tám có m ột người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c. Bởi tôi ăn uổng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay ẹ không tập trung được vào việc gì cả.
(Lý Lan)
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là quan hệ từ Trả lời câu 1 soạn văn bài Thế nào là quan hệ từ trang 96a, Quan hệ sở hữu: của
b, Quan hệ so sánh: như
c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…
Trả lời câu 2 soạn văn bài Thế nào là quan hệ từ trang 97a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi
b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân
c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp
– Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…
Câu hỏi bài Sử dụng quan hệ từ tập 1 trang 97a) Khuôn mặt của cô gái
b) Lòng tin của nhân dân
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
d) Nó đến trường bằng xe đạp
e) Giỏi về toán
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h) Làm việc ở nhà
i) Quyển sách đặt ở trên bàn.
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Quan hệ từ có thể dùng thành cặp:
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm:
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sử dụng quan hệ từ Trả lời câu 1 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i
Trả lời câu 2 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97Các cặp quan hệ từ
– Nếu … thì…
– Vì… nên…
– Tuy… nhưng…
– Hễ… thì…
– Sở dĩ… nên…
Trả lời câu 3 soạn văn bài Sử dụng quan hệ từ trang 97Đặt câu
– Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.
– Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.
– Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.
– Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.
– Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Quan hệ đại từ lớp 7 tập 1 trang 98Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn:
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Nó rất thân ái bạn bè.
b) Nó rất thân ái với bạn bè.
c) Bố mẹ rất lo lắng con.
d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
g) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
h) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
i) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
k) Tôi tặng anh Nam quyển sách này
l) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ (quan hệ từ được in đậm):
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây:
– Nó gầy nhưng khỏe
– Nó khỏe nhưng gầy
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 98Các câu đúng:
– Nó rất thân ái với bạn bè
– Bố mẹ rất lo lắng cho con
– Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con
– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
– Tôi tặng anh Nam quyển sách này
Câu sai
– Nó rất thân ái bạn bè
– Bố mẹ rất lo lắng cho con
– Tôi tặng quyển sách này anh Nam
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 99He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.
Trả lời câu 5 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 99Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.
a, Nhấn mạnh sự khỏe
b, Nhấn mạnh tính chất gầy
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Quan hệ đại từ ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Quan hệ đại từ siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 6 Bài Nghĩa Của Từ Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất
Soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn hay & đúng nhất: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp. Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
Soạn văn lớp 6 bài Con Rồng Cháu Tiên Soạn văn lớp 6 bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn hay & đúng nhất
– tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc…) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.
– lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
– nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
Em hãy cho biết:
1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
2. Bộ phận nào chú thích nêu lên nghĩa của từ?
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ Trả lời câu 1 soạn văn bài Nghĩa Của TừMỗi chú thích trên gồm hai bộ phận.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Nghĩa Của TừBộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đứng đằng sau dấu hai chấm.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Nghĩa Của TừNghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.
II. Cách giải thích nghĩa của TừGiải phần CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ
Câu 2: Trong mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
– tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo)
– lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa).
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu hỏi phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ trang 36 ngữ văn tập 1Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống ở bài tập 3 cho phù hợp.
Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Giải thích các từ sau theo những các đã biết:
Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.
Trả lời câu hỏi soạn văn 6 tập 1 bài Nghĩa Của Từ phần luyện tập Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Nghĩa Của TừCác chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:
– Đưa ra khái niệm, định nghĩa
– Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ– Học tập
– Học lỏm
– Học hỏi
– Học hành
Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Nghĩa Của TừCác từ cần điền
– Trung bình
– Trung gian
– Trung niên
Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ– Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm
– Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật
– Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh
Trả lời câu 5 phần luyện tập bài Nghĩa Của Từ– Từ mất có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
+ Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
+ Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Nghĩa Của Từ ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Nghĩa Của Từ siêu ngắn
Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Nhất
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Các tiếng chính: Bà, thơm.
– Các tiếng phụ: Ngoại, phức.
Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
Trả lời Soạn văn bài Nghĩa của từ ghép phần câu hỏiCâu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Nghĩa của từ “bà ngoại” (mẹ của mẹ mình) hẹp hơn, cụ thể hơn so với nghĩa của từ “bà” (mẹ của bố hoặc mẹ, hoặc là người lớn tuổi) nói chung.
– Nghĩa của từ “thơm phức” (mùi thơm mạnh, hấp dẫn) hẹp hơn nghĩa của từ “thơm” (một loại mùi dễ chịu).
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– “quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn “quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn “quần áo”.
– “trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; “trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ “trầm bổng”
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ ghép chính phụlâu đơi, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lậpsuy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền tiếng tạo từ ghép chính phụ:
bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm ruộng, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tạo từ ghép đẳng lập:
– Núi: Núi sông, núi non, núi rừng,…
– Ham: Ham thích, ham muốn, …
– Xinh: Xinh đẹp, xinh tươi,…
-Mặt: Mặt mũi, mặt mày,…
– Học: Học hỏi, học hành,…
– Tươi: Tươi vui, tươi trẻ, tươi cười,…
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
– Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.
– Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Không. Vì có những loại hoa hồng bạch (hoa hồng màu trắng) vẫn gọi là hoa hồng. Ở đây hoa hồng chỉ một loài hoa.
b. Đúng. Vì áo dài ở đây có ý nghĩa là một loại áo có tà dài quá đầu gối.
c. Không. Vì cà chua là một loại quả chứ không phải đặt tên theo mùi vị.
d. Không. Vì cá vàng là một loài cá cảnh khác với các loài cá khác, có những con cá màu vàng nhưng lại không phải cá vàng (cá chép vàng).
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng có nghĩa rất khác nhau:
– Từ ghép chính phụ: Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.
– Từ ghép đẳng lập: Gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). Tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).
Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Chuẩn mực sử dụng từ Soạn văn lớp 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Soạn văn lớp 7 trang 14 tập 2 bài Rút gọn câu ngắn gọn hay nhất Câu hỏi bài Thế nào là rút gọn câu tập 2 trang 14Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?
a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?
– Ngày mai.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là rút gọn câuCâu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.
Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ
Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, … rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)
Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ “học ăn, học nói, học gói, học mở.” trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.
– Câu “Rồi ba bốn người, sáu bảy người.” được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.
– Câu “Ngày mai.” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.
Câu hỏi bài Cách sử dụng câu rút gọn tập 2 trang 15Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?
– Bài kiểm tra toán.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng câu rút gọn– Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.
– Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.
Câu “Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.” không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu “Bài kiểm tra toán.” mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!
Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý
– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;
– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Rút gọn câu lớp 7 tập 2 trang 16Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
a) Người ta là hoa đất.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
d) Tấc đất tấc vàng.
a)
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)
b)
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Đánh giặc thì chạy trước tiên,
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
Giặc sợ giặc chạy về nhà,
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
(Ca dao)
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16– Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.
– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.
– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16a. Rút gọn chủ ngữ
+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
– Khôi phục:
Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:
+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b. Rút gọn chủ ngữ
+ Đồn rằng quan tướng có danh,
+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
+ Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,
+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
– Khôi phục:
+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,
+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
+ Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.
+ Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,
+ Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)
+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17– Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.
+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: “Mất rồi.”, “Thưa… tối hôm qua.”, “Cháy ạ.”
+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”, khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
– Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.
Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.
Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu siêu ngắn
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Ghép Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!