Xu Hướng 5/2023 # Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử # Top 12 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Và Những Bài Học Lịch Sử

Chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-2021)

Tại Hội thảo khoa học Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức sáng 8-1, có 9 bài tham luận tiêu biểu trong tổng số gần 90 bài tham luận khoa học đã được các đại biểu trình bày.

Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường chào đón Quân giải phóng. Ảnh: TL/TTXVN

Các bài tham luận đã khẳng định chủ trương thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, làm nên chiến thắng của QGPMNVN; ý nghĩa,  vai trò của QGPMNVN đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Vai trò to lớn đối với cách mạng Việt Nam

Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, QGPMNVN đã vượt qua muôn vàn gian khó, chấp nhận hy sinh, anh dũng, sáng tạo, chiến đấu quên mình, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng bằng Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chặng đường vinh quang đó đã ghi đậm những dấu ấn chiến công, ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo hội thảo đã nêu, với bản chất, hiếu chiến, đế quốc Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Genevè, nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, áp đặt chính sách thực dân kiểu mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) khẳng định “xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những điều kiện quan trọng của cách mạng nước ta để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”. Quán triệt chủ trương của đại hội, tháng 1-1961, Tổng quân ủy ra chỉ thị thành lập QGPMNVN, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Ngày 15-2-1961, tại Chiến khu Đ, QGPMNVN được chính thức tuyên bố thành lập.

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cho hay: “Hội thảo là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, chiến đấu, công lao, đóng góp của GPMNVN đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong tổ chức và sử dụng lực lượng vũ trang phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi và khát vọng yêu chuộng hòa bình cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đồng thời, đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng  và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”.

Khẳng định chủ trương thành lập QGPMNVN là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng, là nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng, trong bài tham luận QGPMNVN – sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Vũ Văn Sỹ, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã đi sâu phân tích và khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt về tổ chức biên chế; đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thành công lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo trung tướng Vũ Văn Sỹ, QGPMNVN là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam, là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường.

Ngay sau khi ra đời, Quân giải phóng đã xây dựng, phát triển lực lượng, tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về tổ chức biên chế và vũ khí trang bị. Tùy vào tình hình chiến sự thực tế, biên chế của Quân giải phóng cũng thay đổi để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của Quân giải phóng về tổ chức lực lượng; trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm này, trong tham luận Nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng của QGPMNVN trong chống Mỹ, cứu nước, đại tá, PGS-TS Hoàng Xuân Nhiên, Khoa Chiến lược Học viện Quốc phòng cho rằng, trong chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta đã chủ động thực hiện hiệp đồng giữa đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng ngự cơ bản ở ven đô của địch với đánh địch bằng binh đoàn thọc sâu vào trung tâm thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa tiêu diệt, đánh tan bộ binh thiết giáp với chế áp trận địa pháo binh và bắn phá, ném bom làm tê liệt sân bay địch. Điểm rất mới là ta đã dùng máy bay lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên sự phối hợp chiến dịch giữa trên không và mặt đất càng thúc đẩy tốc độ tiến công vào thời điểm rất quan trọng của địch. Nhất là, với các quân đoàn binh chủng hợp thành có sức đột kích mạnh, khả năng cơ động cao, phối hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân ở các địa phương, chúng ta đã thực hành tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô rất lớn, lần lượt đập tan những hệ thống phòng thủ kiên cố, loại khỏi chiến đấu từng quân đoàn địch, đánh chiếm các căn cứ quân sự lớn, giải phóng các thành phố, thị xã, đánh vào tận sào huyệt của địch, đánh đổ ngụy quyền, giải phóng miền Nam…

* Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Được tuyên bố thành lập vào ngày 15-2-1961 đến khi kết thúc vai trò lịch sử vào ngày 7-7-1976, chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN đã làm nên những thắng lợi huy hoàng, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo chỉ đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng; bài học về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với hoàn cảnh và nhiệm vụ; phát huy sức mạnh chính trị – tinh thần, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ; về tư tưởng tiến công, sáng tạo trong thực hiện vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp…

Báo cáo đề dẫn của thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng,  hội thảo là dịp để ôn lại lịch sử hào hùng; bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của QGPMNVN, của Quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân ta. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; phát huy ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.  Hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ quá trình xây dựng, chiến đấu, phát huy vai trò của QGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là nền tảng khoa học vững chắc trong cuộc chiến chống âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Trong tham luận Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho QGPMNVN – bài học kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu 7 hiện nay, thiếu tướng Hoàng Đình Chung, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết, vận dụng những kinh nghiệm xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu của QGPMNVN, việc xây dựng quyết tâm chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu 7 ngày nay tập trung vào một số nội dung sau: giáo dục bộ đội nhận rõ đối tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong tình hình mới, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tập trung củng cố, tăng cường niềm tin, lý tưởng chiến đấu, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vững tin vào thắng lợi của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, của quân đội, truyền thống trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, đoàn kết quyết thắng của lực lượng vũ trang Quân khu 7. 

Xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Xây dựng Đảng bộ Quân khu trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang Quân khu và sự nghiệp quốc phòng. Chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên internet, mạng xã hội, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Chủ động chia sẻ, lan tỏa những tin, bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc tốt… nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không tin theo, không truy cập và tán phát, chia sẻ những thông tin xấu độc, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động.

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách, dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, “sáng, xanh, sạch, đẹp”; ngăn chặn, đẩy lùi tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tệ nạn, tiêu cực trong xã hội đối với cán bộ, chiến sĩ.

Đại tá Lương Đình Lành, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 chia sẻ, Quân đoàn đã và đang tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu; xây dựng Đảng bộ Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QGPMNVN (1961-2021), Quân đoàn 4 tiếp tục phát huy truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng”, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Hạnh Dung

PGS-TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó viện trưởng phụ trách Viện Sử học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam): Giải phóng quân anh dũng chiến thắng

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, QGPMNVN là đội quân chủ lực thực hiện nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, viết nên trang sử vàng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, để lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Trải qua gần 15 năm (1961-1975), QGPMNVN, bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QGPMNVN thật xứng đáng với 7 chữ vàng “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”, tung bay trên quân kỳ do Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trao tặng ngay trong ngày thành lập.

Đồng chí Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai: Khẳng định vai trò quan trọng của Chiến khu Đ

 

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chiến khu Đ gắn liền với lịch sử thành lập và hoạt động của những đơn vị vũ trang mạnh, những tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và hàng loạt trận đánh, chiến dịch, mà kết quả của nó đã góp phần tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của cuộc chiến tranh. Từ đây, đã ra đời những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của miền Đông và của Xứ ủy, rồi tập trung thành Tiểu đoàn 800, Tiểu đoàn 500, Trung đoàn Đồng Nai. Đây cũng là nơi thành lập và đứng chân tác chiến của lực lượng quân chủ lực Miền như Trung đoàn 762, Sư đoàn 9, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, và trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 là nơi tập kết của lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, là niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang QGPMNVN đã góp phần làm nên một Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất. Đây không chỉ là một đánh giá về mặt vị trí chiến lược của căn cứ đối với kẻ thù, mà còn mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của các lực lượng vũ trang cách mạng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Đại tá Nguyễn Viết Tá, nguyên Tổng biên tập Báo Quân giải phóng, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, thư ký của thượng tướng Trần Văn Trà: Dấu ấn thượng tướng Trần Văn Trà

 

Thượng tướng Trần Văn Trà là người chỉ huy tài ba, mưu lược, để lại dấu ấn sâu đậm với tên gọi thân thương “Vị tướng của Thành đồng Tổ quốc”. Trên cương vị Tư lệnh QGPMNVN, thượng tướng Trần Văn Trà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét “là một cán bộ quân sự quan tâm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kinh tế, ngọai giao. Dù ở cương vị nào đồng chí cũng hòa mình với quần chúng, gương mẫu, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng cán bộ, chiến sĩ, được đồng đội và nhân dân quý mến.

Nhà văn Trầm Hương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên viên cao cấp Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ: Vẻ vang nữ tướng Nguyễn Thị Định

 

Từ chỉ huy Đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, bà Nguyễn Thị Định đã trở thành Phó tư lệnh QGPMNVN, là nữ tướng duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân dân và đồng đội, là tấm gương sáng của phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chưa có người phụ nữ nào được vinh dự nhận lấy sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân như bà Nguyễn Thị Định. Năm 1965. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.            

                An Yên (ghi)

Vbt Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra Đời

VBT Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Bài 1 trang 63-64 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng chỉ sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu cầu cách mạng Việt Nam.

Bài 2 trang 64 VBT Lịch sử 9:

Trả lời:

a. Ai là người thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất? Hãy khoanh tròn chữ cái trước tên người em chọn.

A. Nguyễn Ái Quốc

b. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở đâu? Hãy đánh dấu X vào ô trống dưới địa điểm em chọn.

c. Hãy trình bày nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản:

– Thống nhất: Các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Thông qua: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

– Ra lời: “Kêu gọi”

d. Tại sao có thể nói Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là Đại hội thành lập Đảng?

– Tham dự hội nghị là các đại biểu ưu tú nhất của hai tổ chức cộng sản – Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.

– Tại hội nghị, nhiều văn kiện quan trọng đã được thông qua, như: Chính cương văn tắt, sách lược văn tắt,… Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lý luận và giá trị thức tiễn to lớn, lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

– Kết quả của hội nghị: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã được hợp nhất thành một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại hội nghị, BCH trung ương lâm thời đã được cử ra, đây chính là cơ sở quan trọng để tiến tới thành lập BCH trung ương chính thức.

→ Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa và tầm vóc như một Đại hội thành lập Đảng.

Bài 3 trang 65 VBT Lịch sử 9:

C: Trần Phú.

Phương hướng chiến lược “Làm cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa”, được ghi trong “Luận cương chính trị”

Bài 4 trang 65 VBT Lịch sử 9: Hãy đánh dấu X vào ô trống mà em cho là không thuộc về ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

Trả lời:

x

Củng cố tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra Đời

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

(trang 70 sgk Lịch Sử 9): – Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?

Trả lời:

– Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn.

– Những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

(trang 71 sgk Lịch Sử 9): – Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?

Trả lời:

– Nội dung Luận cương chính trị:

+ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.

+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.

+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.

+ Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông…, phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

– Tuy nhiên, Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.

(trang 71 sgk Lịch Sử 9): – Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời:

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

– Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 1 (trang 71 sgk Sử 9):Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

Lời giải:

* Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản:

– Cuối tháng 3-1929 Tại số nhà 5D-Hàm Long-Hà Nội một số hội viên tiên tiến của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đã nhóm họp lập ra chi bộ Đảng đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí do Trần Văn Cung làm bí thư.

– Mục đích chủ trương tích cực cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.

– 5-1929 Tại Hội nghị lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên do bất đồng giữa các đại biểu nên không đồng ý. Do đó đoàn đại biểu do Ngô Gia Tự đứng đầu rút về nước.

– 17-6-1929 Tại số nhà 312 Khâm Thiên – Hà Nội các đại biểu ưu tú của các tổ chức cơ sở Đảng ở Miền Bắc đã nhóm họp và quyết định thành lập Động Dương Cộng Sản Đảng thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ quyết định xuất bản báo Búa Liềm và cử ra ban chấp hành trung ương Đảng.

– Trước ảnh hưởng của tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng và phong trào cách mạng lúc bấy giờ một số hội viên tiên tiến ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ cũng vạch ra kế hoạch thành lập Đảng.

– 8-1929 An Nam Cộng Sản Đảng ra đời.

– Một số hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng Đảng đã nhóm họp và ra thông đạt thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.

– 12-1929 Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn họp hội nghị đầu tiên.

* Nhận xét:

– Như vậy trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức Cộng Sản Đảng. Sự ra đời của 3 tổ chức này phản ánh xu thế thành lập Đảng là tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam. Các tổ chức này đã nhanh chóng gây dựng cơ sở ở nhiều địa phương và trực tiếp tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng góp phần cho phong trào công nhân với phong trào nông dân chống thuế, phong trào bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương… Vì vậy làm cho làn sóng đấu tranh dân tộc dân chủ phát triển. Tuy nhiên sự tồn tại của 3 tổ chức này và hoạt động biệt lập của nó đã dẫn tới sự chia rẽ lớn của phong trào cách mạng Việt Nam do đó yêu cầu thành lập Đảng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Câu 2 (trang 71 sgk Sử 9):Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau.

Lời giải:

Cần có đường lối, chính sách đúng đắn. CM Việt Nam gắn liền với CM Cộng Sản Quốc Tế, khiến nhân dân tin vào Đảng, thức tỉnh, giác ngộ cho nhân dân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!