Xu Hướng 5/2023 # Tầm Nhìn Chiến Lược Và Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Đảng Đối Với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước # Top 11 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tầm Nhìn Chiến Lược Và Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Đảng Đối Với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Tầm Nhìn Chiến Lược Và Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Đảng Đối Với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1/8/2021 7:01:23 AM

Trước yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (01/1959) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), cách mạng miền Nam đã chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh vũ trang là quyết định. Theo đó, các lực lượng cách mạng chủ động tiến công địch trên nhiều mặt trận, với nhiều quy mô, hình thức. Từ thực tiễn cách mạng miền Nam, lực lượng vũ trang chính quy của ta đã tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954); Trung ương Đảng chủ trương: “Đi đôi với xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị, phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm dân quân, du kích ở thôn, xã, bộ đội địa phương tỉnh, huyện đến bộ đội chủ lực khu, miền, đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự của ba thứ quân để giúp sức đắc lực cho đấu tranh chính trị”1; trong đó, chú trọng xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung.

Thực hiện chủ trương đó, tháng 01/1961, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, trong đó nêu rõ: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo,… Quân giải phóng miền Nam Việt Nam kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam”2. Cùng với đó, Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam; củng cố, kiện toàn các tổ chức: Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Tư lệnh các khu; tổ chức lại các chiến trường theo yêu cầu của cuộc kháng chiến; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật đánh địch; vừa xây dựng Quân giải phóng, vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, v.v.. Đồng thời, tích cực củng cố, mở rộng các căn cứ địa cách mạng từ khu Dương Minh Châu ra địa bàn miền Đông Nam Bộ, xây dựng hậu phương tại chỗ; mở rộng hành lang vận chuyển Bắc – Nam cả trên bộ và trên biển; tăng cường cán bộ chỉ huy, chính trị, hậu cần và một số đơn vị chiến đấu cấp đại đội, tiểu đoàn, nâng dần quy mô, khối lượng tiếp tế, vận chuyển vũ khí, phương tiện kỹ thuật, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Bộ Chỉ huy Miền, Quân giải phóng đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tiến hành thắng lợi hàng loạt trận đánh, chiến dịch ở các quy mô, hình thức, như: Ấp Bắc, Núi Thành; các chiến dịch: Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài, Mậu Thân 1968, Xuân – Hè 1972, Đường 14 – Phước Long, Tây Nguyên, Trị Thiên – Huế, Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tiêu hao, tiêu diệt, phá hủy nhiều lực lượng, phương tiện chiến đấu của địch, giải phóng nhiều địa bàn, tập trung vào khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả của Đảng đối với cách mạng miền Nam nói chung, Quân giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng để lại nhiều bài học quý, mang tầm chiến lược; nổi bật là:

Một là, nhận định, đánh giá, dự báo chính xác tình hình, diễn biến chiến tranh làm cơ sở chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng trong từng giai đoạn và cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Để đối phó với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, trên cơ sở thế và lực mới do cao trào đồng khởi tạo ra, Bộ Chính trị nhận định: “Trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc đang lên, nhất là ở châu Á, châu Phi và Mỹ latinh, khiến cho Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó nhiều nơi; phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh về mọi mặt nhất là Liên Xô, Trung Quốc”3. Điều đó, tạo động lực mạnh mẽ cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới: “Lương tri loài người đã thức tỉnh trước họa xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới”4. Đối với nước ta, “Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ – Diệm đã qua, thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho cao trào cách mạng ngày càng lớn”5. Xét về mặt chiến lược, tuy ta đang ở thế chủ động, Mỹ và tay sai đang ở thế bị động, nhưng Đảng ta nhận định: “Chiến tranh sẽ mở rộng; cuộc chiến đấu sẽ ác liệt, phức tạp; đấu tranh chính trị và vũ trang sẽ diễn ra đồng thời, nhưng từ đây đấu tranh vũ trang đóng vai trò ngày càng quyết định”6. Trên cơ sở đó, Đảng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh vũ trang là quyết định.

Thực tế cho thấy, khi Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam thực hiện hai cuộc tiến công chiến lược mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967), ta đánh giá lực lượng địch tuy lớn, nhưng về tư tưởng, tổ chức có vấn đề vì chiến lược “chiến tranh đặc biệt” vừa thất bại, từ đó ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), đánh đòn bất ngờ, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng lớn quân địch, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, thay đổi chiến lược. Năm 1971, với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ, quân ngụy tiến đánh Đường 9 – Nam Lào và biên giới Campuchia. Quân ngụy đông, lực lượng dự bị chiến lược lớn, nhưng tinh thần hoang mang do sức ép của ta và việc quân Mỹ đang từng bước rút khỏi Việt Nam theo chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trước tình hình đó, ta đã hạ quyết tâm tiến hành cuộc phản công chiến lược, đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” và cuộc hành quân “Toàn Thắng 1-71 NB”.

Trên cơ sở nắm chắc “quy luật leo thang chiến tranh” của đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Bộ đội Phòng không – Không quân: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị…”7. Thực hiện lời dạy của Bác, ta chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án đánh địch bảo vệ Hà Nội và các vùng phụ cận. Khi Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 (chiến dịch Linebacker II) thì Hà Nội đã sẵn sàng đánh trả, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972) vang dội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (01/1973), rút quân về nước. Đặc biệt, trước khi quyết định thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Trung ương Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình thế giới, khu vực, chú trọng mối quan hệ chủ – tớ (Mỹ – ngụy) và thống nhất nhận định: Mỹ không có khả năng can thiệp trở lại để cứu nguy cho quân ngụy, nên ta quyết tâm thực hiện ba đòn tiến công chiến lược: Đập tan ngụy quân, đánh sập ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Cùng với nhận định, đánh giá chính xác những hoạt động tác chiến chiến lược có tính quy luật của địch, dự báo được tiến trình chiến tranh, Trung ương còn phân tích, nắm chắc thế và lực của ta, tình hình địa hình, thời tiết,… trên cơ sở đó chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh cách mạng, hạ quyết tâm, điều chỉnh ý định tác chiến chiến lược nhằm hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch; đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, cách đánh sở trường của lực lượng vũ trang và ưu thế vũ khí, trang bị kỹ thuật, giành thắng lợi quyết định trên từng chiến trường, kết thúc chiến tranh.

Hai là, chủ động, tích cực xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang; mở rộng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Đầu năm 1961, trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn viết: “Phải gắn liền đấu tranh với xây dựng lực lượng chính trị, quân sự của ta. Đi sâu củng cố các tổ chức đảng, đoàn, các đội ngũ quần chúng cách mạng, tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao ý chí chiến đấu và lòng tin vào thắng lợi cuối cùng”8. Đảng ta chỉ đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tích cực, chủ động tập hợp lực lượng, phát triển đảng viên, đoàn viên; đẩy mạnh củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức đảng, đoàn thể; khẩn trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ), lực lượng thanh niên xung phong, biệt động Thành,… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng, tầng lớp nhân dân đấu tranh toàn diện trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, ngoại giao, chống sự can thiệp, viện trợ của Mỹ và đồng minh đối với ngụy quyền Sài Gòn. Mặt trận chú trọng tổ chức vận động, giác ngộ nhân dân, lực lượng chính trị quần chúng tham gia lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm vào các đội vũ trang tự vệ, dân quân du kích vừa sản xuất, vừa chiến đấu đánh địch mọi lúc, mọi nơi..v.v..  Khi đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vũ trang vào miền Nam, thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”; thực hiện gom dân, lập “ấp chiến lược” hòng tách rời, cô lập nhân dân với Mặt trận, Ủy ban Trung ương lâm thời kêu gọi nhân dân miền Nam tập trung mọi nỗ lực, kiên quyết đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo Quân giải phóng tiến hành các đòn tiến công quân sự giành thắng lợi quyết định trên toàn chiến trường miền Nam

Sau khi Quân giải phóng được thành lập, lực lượng vũ trang miền Nam nhanh chóng phát triển từ các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, lên các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn chủ lực; từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến lớn bằng các đơn vị chính quy, từng bước nâng lên tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; từ những trận đánh nhỏ có tính chất thăm dò, tiến tới đánh thắng những trận đánh, chiến dịch then chốt, then chốt quyết định, đập tan các chiến lược quân sự của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng, Quân giải phóng đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân miền Nam tiến hành nhiều hình thức đấu tranh bằng “hai chân”, “ba mũi”, “ba vùng”, kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao; kết hợp tiến công với nổi dậy, tổng khởi nghĩa, tổng tiến công,… tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đánh bại các chiến lược: “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công của Đảng, Quân giải phóng vừa xây dựng, phát triển lực lượng tại chỗ, vừa tiếp nhận lực lượng, vật chất, hậu cần, kỹ thuật từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt, xung kích tham gia chiến đấu trên toàn miền Nam. Tổ chức các trận đánh, chiến dịch quan trọng, tiêu hao, tiêu diệt, làm thiệt hại lớn lực lượng, phương tiện của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Trong đó, nhiều trận do bộ đội địa phương tiến hành thắng lợi, có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước trưởng thành nhiều mặt của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và khẳng định tinh thần dám đánh và dám thắng quân Mỹ của Quân giải phóng. Cùng với đó, ta tiến hành đợt hoạt động Đông Xuân 1964 – 1965 với thắng lợi của các chiến dịch: Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài, An Lão đã thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích toàn miền Nam lên cao, đưa quân ngụy đến bờ vực tan rã.

Đặc biệt, trong Chiến dịch Plây Me (1965), ta tổ chức vây ép đồn Plây Me, diệt đồn Chư Ho, buộc địch phải ứng cứu, giải tỏa bằng đường không xuống thung lũng Ia Đrăng – địa bàn ta đã chuẩn bị sẵn thế trận, tổ chức đánh trận then chốt quyết định, tiêu diệt gần 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại tiểu đoàn khác, buộc Sư đoàn Kỵ binh không vận Mỹ lần đầu ra quân đã phải rút chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng. Ta càng đánh càng mạnh, chủ lực Quân giải phóng liên tục phát triển với đầy đủ các quân, binh chủng, cho phép tổ chức các chiến dịch quy mô lớn, các hoạt động tác chiến chiến lược, như: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên – Huế, Chiến dịch Đà Nẵng và Chiến dịch quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh (1975). Những trận đánh, chiến dịch tiến công, phản công quân sự và hoạt động tác chiến chiến lược trên toàn chiến trường của Quân giải phóng cùng các hoạt động đấu tranh ngoại giao, chính trị của Trung ương và Mặt trận, đoàn thể địa phương, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược: đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bốn là, với tầm nhìn vượt trước, Đảng ta đã nắm, tận dụng thời cơ, lãnh đạo, chỉ đạo Quân giải phóng tổng tiến công chiến lược, kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi nhất

Trong nước, quân ngụy đang suy yếu, lo chống đỡ các đòn tiến công của chủ lực Quân giải phóng, thế và lực của cách mạng đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đây là thời cơ để kết thúc chiến tranh: “Lúc này chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này”12, cần phải kịp thời nắm lấy để “hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ… ngoài thời cơ này không có thời cơ nào khác. Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các thế lực xâm lược được phục hồi,… thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng”13. Vì vậy, chúng ta phải tranh thủ, tận dụng thời cơ tổng tiến công và nổi dậy để đánh cho “ngụy nhào”. Sau khi ta giành thắng lợi nhanh chóng, áp đảo quân địch trong các Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị Thiên – Huế và Chiến dịch Đà Nẵng, Trung ương Đảng quyết định tận dụng thời cơ này, đẩy thời gian giải phóng miền Nam vào năm 1975, sớm hơn so với quyết tâm ban đầu. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chủ lực miền Bắc khẩn trương tăng cường cho chiến trường miền Nam theo phương châm vừa hành quân, vừa chiến đấu, với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo: “Một ngày bằng 20 năm, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”14.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4/1975, ta đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về ý chí quyết tâm, lực lượng (chính trị, quân sự, quần chúng nhân dân), phương tiện, công tác chỉ huy, bảo đảm,… để tiến lên giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch quyết chiến chiến lược cuối cùng diễn ra trong thời gian ngắn và đi đến toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Kết quả này khẳng định mưu lược, tài nghệ chính trị – quân sự của Đảng ta trong nắm và tận dụng thời cơ kết thúc chiến tranh.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam nói chung và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nói riêng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về tiến hành chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; nổi bật là bài học về tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Quân giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bài học đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

1 – Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 43.

2 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 32-33.

3 – Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 42.

4 – Sđd, tr. 42.

5 – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 3, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 27.

6 – Sđd, tr. 31, 32.

7 – Hồ Chí Minh, Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb QĐND, H. 1990, tr. 203.

8- Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 49.

9 – Sđd, tr. 34.

10 – Đến cuối năm 1967, ở Sài Gòn, ta đã xây dựng được 19 tổ chức cơ sở chính trị tại các mục tiêu trọng yếu, gồm 325 gia đình, tạo được 400 điểm ém lực lượng, cất giấu vũ khí, đạn dược bảo đảm an toàn (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997, tr. 577).

11 – Trong 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1975), hậu phương tại chỗ trên các chiến trường miền Nam đã bảo đảm 22,5% nhu cầu vật chất cho lực lượng vũ trang (Sđd, tr. 577).

12 – Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 35, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1974, tr. 177.

13 – Sđd, tr. 179.

14 – Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2005, tr. 952.

Quyết Tâm Và Chiến Lược Của Đảng Trong Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc

Cách đây vừa tròn 45 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng 30-4-1975 là một đỉnh cao của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, là thắng lợi của tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được kết tinh trong đường lối chiến tranh nhân dân sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của hàng chục năm chiến đấu kiên cường của nhân dân hai miền Nam – Bắc. Kỷ niệm 45 năm chiến thắng 30-4 là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ôn lại quá khứ vẻ vang, hiểu rõ sự đúng đắn trong đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là quyết tâm chiến lược của Đảng: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như đúc rút bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới hiện nay.

Người dân Sài Gòn ngợp cờ hoa, biểu ngữ vui mừng trước chiến thắng ngày 30/4/1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như chúng ta đã biết, ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Pari) được kí kết, ghi nhận thắng lợi cơ bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đế quốc Mỹ buộc phải rút hết quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 29-3-1975, song Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng quân đội Sài Gòn (quân ngụy) làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, Trung ương Đảng đã chỉ rõ “ký Hiệp định Pari là nhằm đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam, thắng địch một bước căn bản, tạo điều kiện để tiến lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”(1).

Hội nghị Thường vụ Trung ương Cục mở rộng (từ 28 đến 30-7-1973) nhận định: Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari. “Lúc này, chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn… đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ… Ngoài thời cơ này không có thời cơ nào khác. Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các thế lực xâm lược được phục hồi… thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng”(2).

Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: Năm 1975 tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp; năm 1976 tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngoài ra, Bộ Chính trị còn dự kiến một phương án quan trọng trong kế hoạch năm 1975 là: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, chiến trường Tây Nguyên được chọn làm hướng tiến công chủ yếu của cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975, với trận then chốt mở màn là đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Chỉ sau không đầy hai ngày chiến đấu, đến 10 giờ 30 ngày 11-3-1975, quân ta giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là đòn phủ đầu điểm trúng huyệt kẻ thù, làm cho Kon Tum, Plâyku bị cô lập, toàn bộ hệ thống phòng ngự chiến lược của địch ở Tây Nguyên bị rung chuyển mạnh. “Trước tình hình ta thắng lớn ở Tây Nguyên, trong cuộc họp ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm chiến lược: Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”(4).

Trước đà thắng lợi của ta ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị họp và khẳng định: Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Đồng thời Bộ Chính trị đề ra chủ trương: “Nắm vững thời cơ chiến lược tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”(5). Ngày 29-3-1975, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam lần thứ 15 đã ra Nghị quyết đặc biệt, trong đó nhấn mạnh: Nhiệm vụ trực tiếp khẩn cấp lúc này là: “Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tập trung cao nhất mọi sức mạnh tổng hợp ba mũi giáp công, ba thứ quân, ba vùng, vùng lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nhanh chóng đánh sụp đổ toàn bộ ngụy quân, ngụy quyền, giành lại toàn bộ chính quyền về tay nhân dân với khí thế tấn công quyết liệt, thần tốc, táo bạo và quyết giành toàn thắng, giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình và toàn miền Nam”(6).

Với sự hiệp đồng binh chủng kết hợp với cuộc nổi dậy quy mô lớn của nhân dân thành phố Đà Nẵng, chỉ trong vòng 32 giờ ta đã tiêu diệt hơn 10 vạn địch, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng đại thắng đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiến lên một bước mới. Tại cuộc họp ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng tư năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang suy sụp”(7). Ngày 1-4-1975, căn cứ vào sự phát triển, tiến công dồn dập như vũ bão của ta trên chiến trường, Bộ Chính trị lại tiếp tục bổ sung quyết tâm chiến lược “giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975 trước mùa mưa, không thể để chậm”(8). Từ đầu tháng 4-1975, cả dân tộc Việt Nam ra quân như trẩy hội trên mọi nẻo đường của đất nước, từ miền Bắc, hàng đoàn xe ngày đêm hối hả nối đuôi nhau vượt cung, vượt trạm đưa người và hàng ra tiền tuyến.

Trên cơ sở đánh giá tình hình ta và địch trên chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị nhận định: Lực lượng quân sự, lực lượng chính trị và thế chiến lược của ta đã hoàn toàn áp đảo quân địch. Quân ngụy đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Mỹ hoàn toàn bất lực, dù có can thiệp cũng không cứu vãn nổi quân ngụy. Thời cơ đã chín muồi để quân và dân ta mở trận quyết chiến lịch sử đánh thẳng vào Sài Gòn đánh đổ toàn bộ ngụy quyền, giành thắng lợi hoàn toàn đã tới. 17 giờ ngày 14-4-1975, trong bức điện số 37 TK gửi mặt trận, “Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”(9).

Đúng 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch, từ năm hướng, các quân đoàn lần lượt tấn công Sài Gòn. Từ 26-4 đến 28-4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài(10), xiết chặt vòng vây quanh Sài Gòn. Chiều 27-4, Mỹ buộc Trần Văn Hương từ chức, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống ngụy nhằm thương lượng với ta hòng cứu vãn chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Chỉ thị: “Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng”(11). Năm cánh quân của ta như vành đai thiết chặt cổ họng ngụy quyền Sài Gòn, thực hiện quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Hàng vạn nhân dân thành phố Sài Gòn đã đổ xuống đường tham gia bắt tề điệp, truy lung ác ôn, chỉ đường cho bộ đội tiêu diệt hang ổ cuối cùng của địch.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Sài Gòn – Gia Định được giải phóng tạo điều kiện cho quân và dân ta ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. Đất nước ta được thống nhất, non song thu về một mối, Bắc Nam liền một dải, đồng bào Nam Bắc được sum họp một nhà. Thắng lợi to lớn đó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đánh giá tầm vóc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Đại hội IV của Đảng nhấn mạnh: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của ch ủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” .

Trong 90 năm từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ đặc biệt trong lịch sử dân tộc, có những thời điểm cam go, có ý nghĩa sống còn nhưng Đảng đều lãnh đạo đất nước vượt qua. “Thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam… Thực tiễn đó khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…”(13).

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trải qua gần 35 năm và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao… “Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”(14). Tuy nhiên, đ ể bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, trong bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta phải coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân… coi đây là nhiệm vụ sống còn của Đảng nhằm xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

1,2,3- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2004, t.36, tr.188, tr.178-179, tr.85.

4,8- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – thắng lợi và bài học,

Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tr.99.

5- Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam ( 1954-1975), sđd, tr.1076.

6,7- Sđd, tr.1076, tr.95-96.

9,11- Sđd, t.36, tr.109, tr.176.

10- Long Thành, Biên Hòa (phía Đông), Tân An, Bình Chánh (phía Nam), Đông Dù, Củ Chi (phía Bắc).

12- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 471.

13, 14, 15-Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020).

PGS,TS Nguyễn Thị Thanh

Bài 11 : Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075

I. Giai đoạn thứ I (1075)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

– Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế,chính trị

– Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

– Nhà Tống xúi Cham- pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.

a. Nhà Lý chuẩn bị

– Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống

+ Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt 1075 (mũi tên mầu đỏ ), quân Tống 1077 (mũi tên màu xanh)

– Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

– Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

c. Ý nghĩa

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Nhà Lý chuẩn bị

– Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng nhưng nơi hiểm yếu gần biên giới Việt – Tống

– Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.

b. Diễn biến

– Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng

– Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

– Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc

c. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

– Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

– Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

b. Kết quả

+ Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

+ Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

+ Tài chỉ huy của Lí Thường Kiệt

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+ Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp những khó khăn gì?

Trả lời

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất, đó là:

– Ở trong nước, ngân khố cạn kiện, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

– Ở vùng biên giới phía Bắc thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

2. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời

Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt nhằm thực hiện các âm mưu:

– Muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

– Chiếm được Đại Việt để tăng cường thế mạnh của nhà Tống, gây áp lực đối với nước Liêu – Hạ.

3. Để chuẩn bị đánh Đại Việt, nhà Tống đã có những hành động như thế nào?

Trả lời

Để chuẩn bị đánh Đại Việt, nhà Tống đã:

– Xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam

– Ở biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

4. Nhà Tống xúi giục vùa Cham-pa đánh lên phía Nam nước ta nhằm mục đích gì?

Trả lời

Nhà Tống xúi giục vùa Cham-pa đánh lên phía Nam nước ta nhằm mục đích làm suy giảm và phân tán lực lượng của nhà Lý, buộc nhà Lý cùng một lúc phải đối phó với nhiều nơi, tạo điều kiện cho quân Tống đánh chiếm nước ta dễ dàng hơn.

5. Tại sao nhà Tống lại dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta?

Trả lời

Nhà Tống lại dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta vì:

– Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta lúc bấy giờ là nơi cư trú của các dân tộc ít người, trong hàng trăm năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít người đã sát cánh cùng người Kinh để chiến đấu xây dựng đất nước.

– Nhà Tống muốn dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người nhằm phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc của nhà Lý để nhà Tống dễ tấn công vào biên giới phía Bắc nước ta.

6. Đứng trước âm mưu của nhà Tống, việc làm đầu tiên của vua tôi nhà Lý là gì?

Trả lời

Đứng trước âm mưu của nhà Tống, việc làm đầu tiên của vua tôi nhà Lý đã cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

7. Em hãy giới thiệu về Lý Thường Kiệt?

Trả lời

– Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa, Thăng Long (nay thuộc Hà Nội). Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người chí hướng, ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ. Năm 23 tuổi, được tuyển vào trong triều, giữ chức quan nhỏ.

– Ông là người có cốt cách và tài năng phi thường, trải qua mấy đời vua, ông được thăng dần nhiều chức quan trọng. Lý Thánh Tông phong ông làm thái úy.

8. Sau khi được của làm tổng chỉ huy, Lý Thường Kiệt đã có sự chuẩn bị cho cuộc kháng chiến như thế nào?

Trả lời

Sau khi được của làm tổng chỉ huy, Lý Thường Kiệt đã:

– Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm

– Các tù trưởng được phong chức tước cao, mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá

– Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại các ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm pa.

9. Những việc làm trên của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa gì?

Trả lời

Những việc làm trên của Lý Thường Kiệt đã đập tan âm mưu thâm độc của nhà Tống trong việc phá vỡ khối đoàn kế của các dân tộc ta và cũng làm thất bại âm mưu nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

10. Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương này?

Trả lời

– Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, ông nói : “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.

– Nhân xét :

+ Đây là chủ trương độc đáo, sáng tạo, táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.

+ Tiến công trước ở đây không phải một hành động liều lĩnh, thiếu suy nghĩ cũng không phải là một cuộc tấn công xâm lược nước khác bởi vì cuộc tiến công này nhằm để phá vỡ cuộc chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống và sau khi ta đạt được mục đích, nhanh chóng rút quân về nước không hề giết người, cướp của.

11. Mục tiêu cuộc tiến công để tự vệ của Lý Thường Kiệt là gì?

Trả lời

Mục tiêu cuộc tiến công để tự vệ của Lý Thường Kiệt trên đất Tống là tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, châu Ung, châu Khâm và châu Liêm nằm gần biên giới phía Bắc nước ta. Đây là 3 căn cứ xuất phát cũng như những địa điểm tập kết lợi hại của quân Tống. Lương thực và khí giới của quân Tống được tích trữ đầy đủ tại nơi này.

12. Vì sao nói cuộc tấn công của nhà Lý vào châu Ung và châu Khâm là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược?

Trả lời

Cuộc tấn công của nhà Lý vào châu Ung và châu Khâm là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược vì:

– Nhà Tống có âm mưu xâm chiếm nước ta để bành chướng lãnh thổ, trước tình thế quân xâm lược đang đến gần, nhà Lý đã chủ trương tiến công trước với mục đích là giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.

– Sau khi đạt được mục đích, nhà Lý cho rút quân về nước và trên đường tiến công và rút quân về nước, quân ta không hề cướp bóc, giết người trên đất Tống.

13. Cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý diễn ra và đem lại kết quả như thế nào?

Trả lời

– Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy – bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây).

– Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thủy, đổ bộ vào châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc, quân Lý Thường Kiệt kéo về bao vây và hạ thành Ung Châu.

– Sau 42 ngày chiến đấu và đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước.

14. Việc chủ động tiến công để tự vệ của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời :

Việc chủ động tiến công để tự vệ của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa:

– Tạo thế chủ động cho quân ta, làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động

– Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.

15. Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến như thế nào?

Trả lời :

– Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.

– Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt – Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.

– Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kê Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch.

– Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sống Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong – Bắc Ninh), cách bên Như Nguyệt vài ki lô mét.

16. Trình bày những hiểu biết của em về phòng tuyến Như Nguyệt ? Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ?

Trả lời :

– Phòng tuyến chủ yếu được xây dựng trên bờ Nam sông Như Nguyệt. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ, các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long

– Sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua trong khi đó lực lượng của giắc Tống chủ yếu là bộ binh.

– Phòng tuyến được đắp bằng đất cao, vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100km.

17. Quân Tống gặp phải những khó khăn như thế nào khi tiến quân vào nước ta?

Trả lời

– Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống liến tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt vì thế gặp khó khăn về lực lượng, lương thực do đã bị quân ta phá vỡ.

– Về phía ta đã có sự chủ động, biết được nhà Tống tiến hành cuộc xâm lược nên đã có sự chuẩn bị chu đáo.

– Vấp phải tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân dân ta.

18. Cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống diễn ra như thế nào?

Trả lời

– Cuối năm 1076, một đạo quân lớn gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu do các tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, ồ ạt tiến vào nước ta. Một đạo quân khác, do Hòa Mâu dẫn đầu, theo đường biển vào tiếp ứng.

– Tháng 1 – 1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. Khi tiến đến bờ sông Như Nguyệt, quân Tống bắt đầu lúng túng. Quách quỳ buộc phải đóng quân bên bờ sông Như Nguyệt chờ thủy quân đến hỗ trợ.

19. Vì sao Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ thần bất hủ?

Trả lời

Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngâm vang bài thơ thần bất hủ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta, đồng thời làm khiếp đảm tinh thần quân địch.

20. Cuộc tấn công lớn của Lý Thường Kiệt vào cuối mùa xuân 1077 diễn ra và kết quả như thế nào?

Trả lời

– Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt qua sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thẳng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, “Mười phần chết đến năm, sáu” và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

– Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút quân về nước.

21. Tại sao Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp “giảng hòa” trong khi quân ta chiến thắng?

Trả lời

– Đây là một cách kết thúc chiến tranh rất độc đáo của Lý Thường Kiệt – không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đã ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa để bảo đám mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh.

– Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài

– Để thể hiện tính cách nhân đạo của dân tộc ta

22. Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt?

Trả lời

Chiến thắng ở Như Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược. Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

23. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý?

Trả lời

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý thắng lợi là nhờ những nguyên nhân sau:

– Do tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Đại Việt

– Do sức mạnh đoàn kết của các dân tộc trên đất nước Đại Việt

– Do sự chỉ huy tài giòi của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt

24. Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý?

Trả lời

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý có ý nghĩa lịch sử to lớn:

– Nó đã thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ nền độc lập dân tộc.

– Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết trên dưới một lòng của dân tộc ta dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt

– Đập tan ý chí xâm lược của giặc. Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

– Nền độc lập, tự chủ của đất nước được bảo vệ vững chắc.

25. Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Trả lời

– Biết chủ động tấn công trước vào đất Tống để tự vệ.

– Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến đánh giặc.

– Chớp thời cơ khi giặc lâm vào tình thế bị động để đánh trận quyết chiến chiến luwowcjc.

– Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa với địch mặc dù địch trong tình thế thua.

– Biết dùng thơ văn để khích lệ tinh thần quân sĩ trong đánh giặc.

26. Em cho biết, vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống?

Trả lời

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, các dân tộc ít người đã đóng góp một phần quan trọng trong cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý:

– Quân bộ do các tù trường như Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây – Trung Quốc).

– Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng gần biên giới Việt – Tống, các dân tộc ít người đã đoàn kết chiến đấu dũng cảm kiên cường dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược.

Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075

Tóm tắt lý thuyết

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh,xã hội trong nước.

Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc, xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng.

Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Hoàn cảnh

Nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt

Lý Thường Kiệt chủ trương độc đáo sáng tạo:“tiến công trước để tự vệ”, ông nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

b. Thực hiện

(Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu)

Mục tiêu đánh thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm là căn cứ xuất phát, là địa điểm tập trung lương thực, vũ khí tiến hành những trận đánh thăm dò Đại Việt của Nhà Tống.

Cuối năm 1075, 10 vạn quân ta, chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống:

Đạo quân bộ vượt biên giới đánh lên Châu Ung.

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thủy, đổ bộ vào Châu Khâm… rồi từ đó tiến về phía thành Ung Châu.

Sau 42 ngày đêm công phá ta chiếm được thành, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

Ý nghĩa: làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược Đại Việt của Nhà Tống.

Hành quân để tự vệ, không là xâm lược: ta tấn công khu quân sự, kho lương thảo, nơi chuẩn bị xâm lược nước ta, ta treo bảng nói rõ mục đích tấn công để tự vệ, sau đó ta rút quân.

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Chuẩn bị

Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:

Cho quân mai phục ở biên giới.

Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.

Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.

Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt ( sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.

b. Diễn biến

(Lược đồ đường tiến công của quân Tống (Mũi tên màu xanh))

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:

Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.

Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.

Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần,chán nản, bị động.

Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

a. Ý nghĩa

Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.

Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.

Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

b. Nguyên nhân thắng lợi

Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến,quyết thắng của nhân dân ta.

Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.

Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.

Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.

c. Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi

Độc lập được giữ vững

Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.

Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

Cập nhật thông tin chi tiết về Tầm Nhìn Chiến Lược Và Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Đảng Đối Với Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!