Xu Hướng 5/2023 # Toán Đố Vui, Đố Vui Toán Học (Dành Cho Học Sinh Lớp 6 Đến 9) # Top 9 View | Ictu-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Toán Đố Vui, Đố Vui Toán Học (Dành Cho Học Sinh Lớp 6 Đến 9) # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Toán Đố Vui, Đố Vui Toán Học (Dành Cho Học Sinh Lớp 6 Đến 9) được cập nhật mới nhất trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu đố toán học là câu đố phải dùng kiến thức toán để giải, câu đố toán học cũng là dạng toán đố nhưng là toán đố vui. Trong các bài tập, bài thi thầy cô không ra câu đố toán học Tuy nhiên, câu đố toán học thường được xuất hiện trong các math-games hay game shows.

Thí dụ: trong game show Đường lên đỉnh Olympia cách đây đã lâu lắm rồi, có câu đố:

111111111 x 111111111 bằng bao nhiêu? Câu này nếu gặp học sinh lớp 6 khá giỏi môn toán thì sẽ trả lời đáp số ngay lập tức. Nhưng bữa đó tôi thấy các thí sinh đều lúng túng, tôi không nhớ có trả lời được hay không nhưng nhớ là hội trường hồi hộp theo dõi bởi không ai trả lời được ngay, cuối cùng đáp số mới được (thí sinh hay giám khảo ?) đưa ra.

1. Lâm có một quyển truyện tranh cũ có 120 trang. Nhưng vì để lâu ngày nên bị mọt ăn mất một số trang. Các trang bị mọt ăn là 18, 32, 81 và 105.

Hỏi quyển sách của Lâm còn lại bao nhiêu trang?

(thời gian trả lời 1 phút)

Giải như sau:

Nếu bị mất trang 18 cũng là bị mất trang 17.

Nếu bị mất trang 32 nghĩa là cũng bị mất trang 31

………v.v………..

Như vậy quyển sách của Lâm bị mất tổng cộng 8 trang.

Vậy quyển sách đó còn lại: 120 – 8 = 112 trang.

2. Trò chơi bốc lá bài, hay que diêm hoặc có thể là đi Số ô trong một dãy ô là trò chơi có tính toán.

Thí dụ 1:Có 21 lá bài. Hai người chơi lần lượt mỗi người bốc từ 1 đến 3 lá. Ai bốc được lá cuối cùng thì thắng cuộc. Hỏi phải chơi sao để chắc thắng?

Ta thấy rằng để thắng cuộc người chơi phải bốc được lá bài thứ 21. Mỗi người bốc ít nhất 1 nhiều nhất 3 nên mỗi lượt nhiều nhất là bốc 1+3=4 lá . Do đó người muốn thắng phải bốc được lá bài thứ 21, 17, 13, 9, 5 và 1.

Vậy qui luật để thắng cuộc người ta nên bốc trước và bốc 1 lá bài đầu tiên. Sau đó mỗi lần bốc thì bốc số lá bài bằng hiệu của 4 và số lá bài người kia bốc.

Thí dụ 2: Có 25 que diêm, Hai người chơi lần lượt bốc từ 1 đến 4 que. Ai lấy được que cuối cùng thì thắng cuộc. Hỏi để chắc chắn thắng cuộc ta phải chọn cách chơi như thế nào?

Giải: mỗi lượt cả hai người bốc nhiều nhất là 1+4 =5 que. Do đó để chắc thắng ta phải bốc được que thứ 25, 20, 15, 10,5.

Vậy để chắc thắng ta bốc sau và bốc cho được que thứ 5 , sau đó bốc số que bằng hiệu của 5 với số que người kia bốc.

Thí dụ 3: Trên bàn có 108 que diêm, hai người lần lượt bốc, mỗi lần chỉ từ 1 đến 4 que . Để thắng cuộc ta phải bốc thế nào?

Vì mỗi lượt đi, tổng số que hai ngừi bốc được nhiều lắm là 1+4 = 5 que.

Lấy 108 : 5 dư 3 . Do đó để thắng cuộc ta phải giành quyền bốc trước và bốc ngay 3 que.

Như vậy để chắc thắng ta bốc trước số que bằng số dư của tổng số que với tổng số que lớn nhất của mỗi lượt đi. Sau đó ta bốc số que bằng hiệu của tổng số que lớn nhất trong mỗi lượt đi của hai ngưới và số que của người kia vừa đi

Nếu phép chia không có số dư thì ta để người kia giành quyền đi trước. Liền sau đó ta bốc số que bằng hiệu của tổng số que lớn nhất mà hai người đi trong mỗi lượt với số que người kia vừa đi.

Thí dụ 4: Có 125 que diêm trên bàn. hai người lần lượt bốc từ 1 đến 4 que. Ai bốc được que cuối cùng thì thắng cuộc.

Để chắc thắng ta chơi như sau.

Tổng số que nhiều nhất mỗi lượt đi của hai người là 1+4 =5 Mà 125: 5 không có dư. vậy ta nhường ngừơi kia đi trước. Sau đó ta bốc que thứ 5 , tức là bốc số que bằng hiệu của 5 với số que mà người kia vừa bốc.

Thí dụ 5: Trên bàn có 100 que diêm, hai người lần lượt bốc. Nhiều nhất 3 que, ít nhất 1 que. Ai bốc được que] cuối cùng thì thua cuộc. Để chắc thắng ta chơi thế nào?

Tương tự như trên, nhưng vì bốc que cuối cùng thì thua, tức là ta phải bốc được que thứ 99 mới thắng cuộc, nên ta giả sử chỉ có 99 que. Lấy 99 chia 4 ta thấy dư 3. Nên giành quyền bốc trước và bốc ngay 3 que, sau đó ta bốc số que bằng hiệu của 4 với số que người kia vừa bốc

Tổng số que mỗi lượt bốc: 1+3 =4.

Hy vọng với vài thí dụ trên các bạn tự nghĩ ra số que, hay lá bài khác để chơi với các nhóc.

Bạn vận dụng cách tối vừa trình bày để tìm chiến thuật chơi chắc thắng Cho trò chơi sau:

1. Trên bàn có 108 que diêm, hai người lần lượt bốc. Mỗi người bốc từ 1 đến 4 que. Ai bốc được que cuối cùng thì thắng cuộc.

2. Trên bàn có 110 que diêm, hai người lần lượt bốc. Mỗi người bốc từ 1 đến 5 que. Ai bốc được que cuối cùng thì thua cuộc

Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Lớp 9

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. (4,0 điểm)

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không tnhì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 118)

Các câu Quen rồi; Ngày nào ít: ba lần trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách sử dụng câu trong đoạn văn và tác dụng của cách sử dụng đó. (1,0 điểm)

Những từ ngữ in đậm trong các câu Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? thể hiện phép liên kết nào? Hiệu quả của phép liên kết đó trong đoạn văn? (2,0 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu về Vẻ đẹp người lính thời chống Mỹ, trong đó có câu chứa thành phần khởi ngữ (chỉ rõ thành phần khởi ngữ). (1,0 điểm)

Câu 3. (10,0 điểm)

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng.

Từ việc cảm nhận về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ điều đó.

Số báo danh:………………………………… Họ, tên chữ ký GT2:……………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu 1. (4,0 điểm)

Kiểu câu: Câu rút gọn (0,5 điểm)

Nhận xét cách sử dụng câu: sử dụng đa dạng các kiểu câu(theo cấu tạo ngữ pháp – câu rút gọn, câu đơn, câu phức, theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn…) (0,25 điểm)

Tác dụng: thể hiện rõ tâm trạng của con người trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt (0,25 điểm)

Phép liên kết câu và hiệu quả (2,0 điểm)

– Phép liên kết: phép nối (0,5 điểm)

– Hiệu quả

+ Tạo ra liên kết hình thức trong đoạn văn (0,5 điểm)

+ Khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật tôi- nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ: giữa cái hiểm nguy, khốc liệt của bom rơi đạn lửa có giây phút con người đã nghĩ đến cái chết song tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng dũng cảm đã mạnh hơn tất cả.(1,0 điểm)

Viết đoạn có câu chứa thành phần khởi ngữ (1,0 điểm)

– Hình thức: viết đúng đoạn văn(0,5 điểm)

Nếu viết đúng kiểu câu yêu cầu song không đủ số câu trừ 0,25 điểm, viết câu không đúng thành phần trừ 0,5 điểm.

Câu 2. (6,0 điểm) * Yêu cầu chung

– Hiểu vấn đề nghị luận, biết vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ, dẫn chứng, diễn đạt trong sáng, phù hợp với kiểu bài

– Lưu ý: đề bài không hạn định số câu, học sinh cần biết cân đối cho phù hợp với yêu cầu của đề, không viết đúng một đoạn văn, trừ 0,5 điểm

*Yêu cầu cụ thể

Những lí do tôi tự hào là người Nam Định

– Tự hào: Tình cảm, thái độ này phải phù hợp với vẻ đẹp đáng trân trọng, những thế mạnh, những nét riêng độc đáo của người Nam Định, của mảnh đất Nam Định

– Vì sao tự hào: có thể tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, truyền thống văn hóa, giáo dục, phẩm chất con người Nam Định…

Trân trọng những quan điểm, cách nhìn riêng của HS song những quan điểm, cách nhìn đó phải khách quan, đúng đắn, thể hiện tư tưởng lành mạnh, tích cực, phải có lập luận thuyết phục

– Mỗi người cần đóng góp dựng xây quê hương bằng những việc làm cụ thể, biết khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh…

– Thái độ của bản thân: không chỉ bằng tình cảm, tư tưởng mà bằng hành động thiết thực

Câu 3. (10,0 điểm) Yêu cầu:

Về kiến thức:

Khuyến khích những cách kiến giải khác nhau, thể hiện quan điểm riêng của người viết, miễn là bài viết đảm bảo tính lô gic chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

– Bài thơ là một câu chuyện riêng: là một bài thơ nhưng cảm xúc được nương theo một câu chuyện, có trình tự thời gian

– Bài thơ là một tâm tình riêng: thể hiện tiếng lòng, suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy

Bài thơ là câu chuyện riêng (3,0 điểm)

– Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian:

+ Hồi nhỏ, trong chiến tranh: sống gần gũi với thiên nhiên, sống với đồng, với sông, với bể, sống giữa cái mênh mông, phóng khoáng của thiên nhiên, đất trời; giữa những năm tháng khốc liệt của chiên tranh, thiên nhiên trở thành tri kỉ; những gắn bó với thiên nhiên tưởng như không bao giờ phai nhạt, vầng trăng tình nghĩa tưởng như đi theo đến hết cuộc đời

+ Chiến tranh qua đi, rời xa chiến trường, xa đồng, xa sông, xa bể, cuộc sống của đô thị với ánh sáng văn minh, với những tiện nghi hiện đại đã khiến vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường

+ Giây phút mất điện, phòng buyn – đinh tối om, vầng trăng bất ngờ xuất hiện gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.

– Câu chuyện được kể là câu chuyện riêng của nhà thơ, gắn bó với cuộc đời của một con người cụ thể, với hoàn cảnh cụ thể, góp phần làm cho cảm xúc trong bài thơ trở nên chân thực, những điều nhà thơ muốn nói từ câu chuyện ấy trở thành những chiêm nghiệm thấm thía.

– Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hồi nhỏ đến hôm nay – khi đã trưởng thành, đã đi qua những năm tháng cuộc đời đầy gian khổ, từ thời chiến tranh thiếu thốn gắn bó với nhân dân nghĩa tình đến cuộc sống hòa bình- cuộc sống của văn minh, hiện đại giúp cho tâm tình riêng của tác giả được bộc lộ một cách đầy đủ, có sức truyền cảm sâu sắc

Bài thơ là tâm tình riêng (5,0 điểm)

– Bài thơ là tâm tình riêng của nhà thơ: lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

– Những tâm tình được bộc lộ qua dòng cảm xúc:

+ Cảm xúc dâng trào về những ngày xưa: suốt thời thơ ấu và những tháng năm chiến tranh ở rừng. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát và là người bạn tri kỉ. Ánh trăng của thiên nhiên đất nước hiền hòa, bình dị Như là đồng là bể – Như là sông là rừng

+ Cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại bất ngờ gặp lại ánh trăng Thình lình đèn điện tắt… Đột ngột vầng trăng tròn. Niềm xúc động nghẹ ngào và thiết tha, thành kính trong tư thế lặng im Ngửa mặt lên nhìn mặt – Có cái gì rưng rưng. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng như ùa về trong tâm trí của nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị.

+ Sự “giật mình” trước những nhắc nhở không nên lãng quên, vô tình: ánh trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ánh trăng im phăng phắc – phép nhân hóa ánh trăng hiện ra như người bạn, như nhân chứng nghĩa tình nhưng cũng nghiêm khắc khiến con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.

III. Cách cho điểm

– Bài thơ đúng là câu chuyện riêng và là tâm tình riêng của nhà thơ Nguyễn Duy. Tuy nhiên câu chuyện, tâm tình ấy không chỉ của một người mà còn có ý nghĩa với cả một thế hệ (thế hệ từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân nghĩa tình, giờ được sống trong hòa bình, trong đời sống hiện đại). Đó còn là câu chuyện và tâm tình có ý nghĩa với nhiều người và nhiều thời. Và câu chuyện, tâm tình đó còn gợi lên đạo lí sống thủy chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Câu chuyện và tâm tình trong bài thơ làm nên vẻ độc đáo, hấp dẫn riêng của hồn thơ Nguyễn Duy; giúp hiểu hiểu thêm về tâm hồn, tài năng của nhà thơ Nguyễn Duy.

– Điểm từ 8,0 đến 10,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có những sáng tạo và kiến giải riêng độc đáo.

– Điểm từ 6,0- đến dưới 8,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến còn vụng về, sơ lược hoặc phần phân tích, chứng minh ý kiến chưa thật tốt. Có thể còn một số sai sót về diễn đạt.

– Điểm từ 4,0 đến dưới 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến và phân tích, chứng minh đều chưa thật tốt còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

– Điểm từ 2,0 đến dưới 4,0: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài, văn nghèo cảm xúc

– Điểm 0: Không làm bài.

Giải Vbt Gdcd 6 Bài 11: Mục Đích Học Tập Của Học Sinh

VBT GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1:

Trả lời:

Theo em, hiện nay học sinh học tập nhằm mục đích trờ thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp góp phần xậy dựng quê hương, đất nước.

Câu 2:

Trả lời:

Học tập vì tương lai bản thân, học tập để xây dựng đất nước, học tập vì cuộc sống sau này của bản thân và gia đình, học tập để nâng cao kiến thức, học tập để thực hiện ước mơ của mình

Học vì bố mẹ bắt buộc, học vì điếm số, học vì sợ thầy cô, học vì không muốn thua kém bạn bè, học tập để giết thời gian.

Câu 3:

Trả lời:

Mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nó giúp cho ta có thể học tập tốt hơn, đủ khả năng xây dựng quê hương, đất nước, để chăm lo cho cuộc sống gia đình, nâng cao trình độ hiểu biết.

Câu 4:

Trả lời:

Bản thân em đã có mục đích học tập đúng đắn. Biểu hiện:

– Chịu khó nghiên cứu bài vở trước khi đến lớp

– Chuẩn bị bài kĩ lưỡng

– Trên lớp chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, hăng hái phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ

– Về nhà học lại bài cũ

– Suy nghĩ và cố gắng giải quyết những bài tập tập khó

Câu 5:

Trả lời:

C. Học tập chăm chỉ, tự giác để có kiến thức .

Câu 6:

Trả lời:

a. Việc làm của các bạn trên rất đáng bị chê trách bởi lẽ các bạn không tự giác, chăm chỉ học tập, học để chống đối, vì điểm số chứ chưa xác định được việc học để lấy kiến thức.

b. Nếu là bạn của ba bạn trên, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, mỗi bạn hãy chủ động tự giác học bài, không phân chia ra để học như thế. Phân tích những điểm sai trái của việc phân chia học cốt lấy điểm số để các bạn có nhận thức đúng đắn hơn và sửa chữa.

Câu 7:

Trả lời:

– Học, học nữa, học mã

– Học hay cày biết

– Học thầy không tày học bạn

– Dao có mài mới sắc, người có học mới lên

– Có cày có thóc, có học có chữ

II. Bài tập nâng cao

Câu 1:

Trả lời:

a. Động cơ học tập của bạn Hoa là chưa đúng, bởi học không chỉ vì bố mẹ, vì danh dự bản thân mà quan trọng hơn là học để lấy kiến thức, kĩ năng để có hành trang bước vào đời, làm chủ cuộc sống, phát triển bản thân, đảm bảo cuộc sống gia đình, xây dựng quê hương, đất nước.

b. Em sẽ khuyên bạn hãy xác định cho mình một mục tiêu học tập đúng đắn, vì bản thân, vì gia đình, vì xã hội

Câu 2:

Trả lời:

Học sinh phải có mục đích học tập đúng đắn bởi vì: nếu không có mục tiêu, học sinh sẽ dễ bị lệch hướng, không xác định được ý nghĩa việc mình đang làm, tương lai phía trước mịt mù, không tìm ra đích đến cho cuộc đời.

Câu 3:

Trả lời:

Kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập của bản thân:

– Xác định mục tiêu học tập: Học để trở thành con ngoan trò giỏi, đóng góp sức lực xây dựng quê hương, đất nước

– Công việc cụ thể:

+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi lên lớp

+ Chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài

+ Về nhà học lại bài cũ, nghiên cứu bài mới

+ Tập trung phát triển các môn học lợi thế mà mình yêu thích

III. Truyện đọc, thông tin

a. Mục tiêu học tập của bạn Huyền Trang là học tập để vươn lên trên số phận, để theo đuổi ước mơ

Đó là mục tiêu học tập hoàn toàn đúng đắn tại vì đó là những động cơ tích cực có ý nghĩa định hướng, soi đường cho hành động của bạn

b. Qua tấm gương bạn Huyền Trang, em học tập được: Cần phải biết chiến thắng hoàn cảnh, vượt qua mọi khó khăn cố gắng học tập rèn luyện vì tương lai và mơ ước của cuộc đời.

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 6 (VBT GDCD 6) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Năm Học 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI – MÔN ĐỊA 8 NĂM HỌC 2017 – 2018 I.PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á

– Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.( 2003)

– Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới trước đây thường thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

– Thái Lan, Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

– Vật nuôi đa dạng, phụ thuộc vào khí hậu.

Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á.

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau:

a/ Phía Bắc: hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ, hướng TB- ĐN, dài gần 2600km. Có đỉnh Everet cao 8848m

b/ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp, bằng phẳng, có hai dãy Gát Đông và Gát Tây.

c/ Giữa: đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.

Câu 3: Đặc điểm kinh tế – xã hội khu vực Nam Á.

– Sau một thời gian dài bị đế quốc Anh xâm chiếm, năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ.

– Tình hình chính trị – xã hội trong khu vực thiếu ổn định đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các nước Nam Á.

– Ấn Độ là quốc gia có KT phát triển nhất khu vực.

+ Công nghiệp hiện đại, nhiều ngành: Năng lượng, luyện kim, hóa chất, dệt…Đặc biệt là công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính…)

+ CN đứng thứ 10 thế giới.

+ Nông nghiệp: Không ngừng phát triển với cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”.

+ Dịch vụ: Chiếm 48% GDP (năm 2001)

Câu 4: Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

a/ Địa hình và sông ngòi:

+ Phía tây là núi, cao nguyên và bồn địa.

+ Phía đông là đồi núi thấp xen đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Các đảo: Núi trẻ, thường có động đất và núi lửa.

+ Gồm có 3 HT sông lớn: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang.

b/ Khí hậu và cảnh quan:

+ Phía đông: Khí hậu gió mùa với cảnh quan rừng chủ yếu.

+ Phía tây: Khí hậu khô hạn với cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 5: Dân cư và kinh tế khu vực Đông Á.

– Là khu vực có dân số đông: khoảng 1.580 triệu người (2011).

– Có nền văn hóa rất gần gũi nhau.

– Hiện nay, các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có nền kinh tế:

+ Phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

+ Sản xuất hướng đến xuất khẩu (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc).

Câu 6: Giới thiệu sơ nét về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

– Là nước công nghiệp phát triển cao.

– Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới.

+ CN chế tạo ô tô, tàu biển

+ CN điện tử, các thiết bị điện tử, máy tính điện tử.

+ CN sản xuất hàng tiêu dùng:đồng hồ, xe máy…

II.PHẦN THỰC HÀNH

– Tính mật độ dân số

– Vẽ biểu đồ tròn

+ Vẽ đúng đường tròn, bán kính 12g.

+ Đưa số liệu đã tính vào biểu đồ, theo chiều kim đồng hồ, đúng thứ tự đề cho.

+ Ghi số liệu vào biểu đồ.

+ Cho ước hiệu và ghi chú thích.

+ Ghi tên biểu đồ.

– Nhận xét biểu đồ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Toán Đố Vui, Đố Vui Toán Học (Dành Cho Học Sinh Lớp 6 Đến 9) trên website Ictu-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!