Bài Hát Giải Phóng Miền Nam Ra Đời Năm Nào / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Ictu-hanoi.edu.vn

Sự Ra Đời Của Bài Hát “Giải Phóng Miền Nam”

Nhóm Hoàng Mai Lưu (tức Huỳnh Minh Siêng). Từ trái sang: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nêu lên mục đích là động viên nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai ở miền Nam tiến tới xây dựng miền Nam một chế độ hòa bình trung lập và dân chủ, từng bước sau này thực hiện thống nhất đất nước.

Nhằm hoàn chỉnh sự ra đời của mặt trận, ba chúng tôi gồm Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước là 3 thành viên chủ chốt của nhóm Hoàng Mai Lưu được giao nhiệm vụ khẩn cấp sáng tác một bài hát chính thức cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN.

Được biết chủ trương đường lối của Đảng với cách mạng miền Nam đã đổi mới và quan trọng.

Trước đây ngụy quyền Sài Gòn thường lợi dụng mọi sơ hở của dân ta để lấy cớ tàn sát đồng bào nên Đảng chủ trương các cơ sở phải giấu kín vũ khí để bảo toàn lực lượng, để địch không mượn cớ khủng bố. Nay tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi, Đảng chủ trương phải đấu tranh vũ trang, phản công lại, bảo vệ cơ sở của ta và trừng trị tiêu diệt địch.

Tôi có gần gũi đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, và biết được ý kiến là phải tuyệt đối giữ bí mật việc sáng tác này; về nội dung cần thể hiện những điểm sau:

– Bài hát có tính chất Quốc ca (sách lược) này cần nhắm vào đối tượng không chỉ nhân dân miền Nam mà cho cả nhân dân Nam Trung bộ và Nam bộ.

– Kêu gọi nhân dân Nam Trung bộ và Nam bộ trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ.

– Nêu rõ triển vọng thống nhất đất nước Việt Nam.

– Tên tác giả phải thay đổi để bảo đảm tính độc lập của chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Do các yêu cầu chặt chẽ trên về mặt chính trị nên 3 chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc cân nhắc rất kỹ từng lời, từng ý, để sáng tác bài hát này. Cụ thể, để thể hiện chủ trương mới quan trọng của Đảng và cách mạng lúc này là phải đấu tranh vũ trang, chúng tôi đã đưa câu kêu gọi nhân dân trực tiếp chiến đấu: “Cầm gươm, ôm súng ta xông tới”.

Muốn thực hiện được chiến lược này phải đoàn kết nhân dân Trung Nam Bắc lại để diệt đế quốc Mỹ, nhưng điểm mới trong chiến lược là tha cho ngụy quyền chứ không tiêu diệt, nên chúng tôi đã đưa vào bài hát câu:“Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bướcDiệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước”Để minh họa cho đường lối đoàn kết dân tộc Nam Trung Bắc, chúng tôi đã nêu lên 2 địa danh tiêu biểu của hai miền là Cửu Long và Trường Sơn, vì thế trong bài có câu: “Đây Cửu Long hùng trángĐây Trường Sơn vinh quang”

Để thể hiện ý chí thống nhất đất nước của toàn dân dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong bài hát có câu: Điệp khúc của bài hát là kết luận toàn bộ sách lược mới của Đảng và phản ánh sự tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng bằng câu:

“Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơiNguyện xây non nước sáng tươi muôn đời”.Cuối cùng, tên tác giả phải thay đổi để bảo đảm tính độc lập của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ba chúng tôi nhất trí không để Hoàng Mai Lưu mà lấy tránh ra là Huỳnh Minh Liêng, tức là 3 chữ đầu của họ 3 người: Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước.

Nhưng vì chữ anh Phước viết chữ L hơi tháu nên khi người công nhân xếp chữ nhìn chữ L thành ra chữ S, do vậy tên tác giả từ Huỳnh Minh Liêng ra Huỳnh Minh Siêng. Sau khi phát hiện ra, có ý kiến nên sửa lại, nhưng anh Phước lại giải thích cứ để chữ Siêng cũng có ý nghĩa là siêng năng.

Sau khi sửa chữa 3 lần, bài hát đã được lãnh đạo thông qua và được phổ biến rộng rãi trong nước và thế giới, được dư luận nhiệt tình ca ngợi.

Tháng 12-2008

Sự Ra Đời Hội Lhpn Giải Phóng Miền Nam

Sự ra đời của Hội LHPN Giải phóng miền Nam năm 1961 là mặt trận tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam yêu nước, tích cực, chủ động tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, giải phóng miền Nam.

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân Pháp thiết lập chính quyền tay sai; từ chối hiệp thương tổng tuyển cử; tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, tổ chức bầu cử riêng rẽ ở miền Nam. Từ đây, Mỹ trở thành đối tượng trực tiếp của cách mạng Việt Nam.

Đất nước bị chia cắt, ước mơ của người phụ nữ miền Nam về cuộc sống yên lành, gia đình được đoàn tụ sau 2 năm với cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn xóa bỏ với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và làm căn cứ quân sự của Mỹ nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc lan xuống vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy, nhiều phụ nữ phải kéo dài cuộc sống chia ly, đợi chờ. Tình cảm mẹ con, vợ chồng bị chia cắt. Quyền lợi chính đáng của người phụ nữ bị chà đạp.

Trong nỗi đau của người dân mất nước, phụ nữ miền Nam là nạn nhân của ác chính sách khủng bố dã man nhất do chính quyền Sài Gòn gây ra. Biết bao phụ nữ mang trên đầu vành khăn tang cha mẹ, chồng, người yêu, con, em… Nhiều chị đầy thương tích do chế độ nhà tù và sự tra tấn dã man của kẻ thù. Phụ nữ miền Nam ngày càng phẫn uất chế độ chính trị Sài Gòn và sớm tập hợp lại cùng nhau đấu tranh chống Mỹ và tay sai.

Trong không khí sôi sục căm thù và đứng trước khí thế vùng dậy của quần chúng, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1/1959) đã chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”; khẳng định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân.

Khi tiếng súng Đồng khởi nổ ra tại 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Bến Tre) năm 1960, phụ nữ đã miền Nam đã chuẩn bị gậy gộc, giáo mác, tiến hành biểu tình, tiến thẳng vào công sở chính quyền Sài Gòn ở cấp xã, đập tan Tổng đoàn dân vệ, phá rã 3 đại đội địch. Sau đó, phong trào lan nhanh ra toàn miền, đánh dấu một cao trào nổi dậy khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với sự tham gia của hàng triệu lượt phụ nữ. Lần đầu tiên, hàng ngàn phụ nữ được tổ chức thành đội ngũ, có hệ thống chỉ đạo, tiến hành một cuộc đấu tranh trực diện, bẻ gãy cuộc hành quân của một sư đoàn địch. Khí thế tiến công của hàng ngàn bà má đầu tóc bạc phơ và chị em ẵm con nhỏ, tay không tấc sắt đứng lên bảo vệ xóm làng, ruộng vườn đã làm binh lính địch hoảng sợ, buộc phải lùi bước.

Cuộc đấu tranh của phụ nữ Mỏ Cày thắng lợi đã hình thành và khẳng định sức mạnh của một đạo quân mới rất hùng hậu, lợi hại “Đội quân tóc dài” – đội quân đầu tiên mở đường cho sự hình thành đội quân chính trị khổng lồ khắp miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. “Đội quân Tóc dài” là sáng tạo độc đáo của đường lối đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang của cách mạng miền Nam, làm cho sức mạnh phong trào phụ nữ miền Nam được nhân lên gấp nhiều lần.

Làn sóng Đồng khởi sau năm 1960 ở Nam Bộ ngày càng mạnh mẽ. Ở khắp miền Nam, phụ nữ cùng nhân dân nổi dậy tiến công địch bằng đấu tranh chính trị, vận động gia đình binh sĩ, kết hợp nội tuyến binh vận. Cùng với các đội tự vệ với vũ khí thô sơ, phụ nữ nổi trống mõ, bao vây bức hàng, bức rút đồn bốt, diệt ác phá kìm, giải phóng xã ấp, làm cho chính quyền địch kinh hoàng.

Ở miền Đông Nam Bộ, cùng với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng từ sau Đồng khởi, hầu hết các tỉnh Nam Bộ đều củng cố, xây dựng lại các tổ chức cách mạng, tập hợp lực lượng. Một số Khu bước đầu xây dựng dự thảo chương trình, điều lệ và hướng dẫn địa phương tiến hành xây dựng tổ chức phụ nữ ở cơ sở. Chỉ tính riêng trong năm 1960 đã tập hợp được 14.780 hội viên.

Ở các tỉnh miền núi như Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và một số huyện miền Tây thuộc các tỉnh từ Quảng Trị trở vào đến Bình Thuận, hầu hết cán bộ nữ ở lại hoạt động. Cơ sở cách mạng của Hội được duy trì không chỉ ở những nơi quần chúng làm chủ mà rải rác ở các vùng yếu. Cuối năm 1959, một số nơi đã có kế hoạch đào tọa cán bộ Hội để lãnh đạo phong trào.

Ngày 8/3/1961, giữa lúc cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là “một tổ chức cách mạng và yêu nước của toàn thể phụ nữ miền Nam nhằm đoàn kết tất cả các tầng lớp phụ nữ không phân biệt già trẻ, giai cấp, chủng tộc, đảng phái, tôn giáo, xu hướng chính trị, kiên quyết đấu tranh chống mọi áp bức, bóc lột, hãm hiếp, khủng bố của Mỹ – Diệm, đòi cải thiện đời sống, đòi thực sự tự do bình đẳng với nam giới, đòi được giúp đỡ và bảo vệ khi đau ốm, sanh đẻ và nuôi con…”.

Ngay từ khi vừa thành lập, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam đã công bố Chương trình, Điều lệ và mục tiêu hoạt động, đồng thời tuyên bố gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam với mục đích: (1) đoàn kết các giai cấp, tầng lopwps, các giới, các lực lượng cách mạng, thực hiện nam nữ bình đẳng và bình quyền, bảo đảm các quyền độc lập, tự do dân chủ, cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân; (2) kêu gọi toàn thể phụ nữ miền Nam gia nhập Hội, đoàn kết, thống nhất, cùng hành động đấu tranh trong một đoàn thể cách mạng của chị em là Hội LHPN Giải phóng miền Nam; cùng đấu tranh giải phóng cuộc đời nô lệ và giải phòng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Trong quan hệ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam hoàn toàn tán thành những hoạt động tích cực của phong trào phụ nữ miền Bắc có lợi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ và nhân dân miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

BCH lâm thời TW Hội gồm 19 ủy viên, có đủ các thành phần là công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, các tôn giáo, tiêu biểu cho mặt trận đại đoàn kết của giới. Bà Nguyễn Thị Tú (nguyên Tổng thư ký Hội Phụ nữ Việt Nam) là Hội trưởng; các bà Lê Thị Riêng, Mí Đoan là Phó Hội trưởng. Cơ quan tuyên truyền của Hội là Báo Phụ nữ Giải phóng. Hội có chuyên mục phát thanh trên Đài phát thanh Giải phóng với nội dung là tiếng nói đấu tranh của phụ nữ miền Nam.

Sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự sáng tạo trong lãnh đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ miền Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam ra đời là mặt trận tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ miền Nam yêu nước, tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ, giải phóng miền Nam; góp phần phát triển mạnh thế tiến công của cách mạng miền Nam được tạo dựng từ phong trào Đồng khởi, đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ miền Nam, cách mạng miền Nam trên trường quốc tế.

Bảo tàng PNVN – Lịch sử Hội LHPN Việt Nam

Nguồn: http://hoilhpn.org.vn-HT

Giải Phóng Miền Nam (Bài Hát)

Giải phóng miền Nam được sáng tác vào năm 1961 bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (có bút hiệu khác là Huỳnh Minh Siêng), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961 – 1976), và đồng thời là quốc ca của nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 – 1976).

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và theo trên thực tế – tổ chức cần phải có một bài ca chính thức. Đến ngày 20 tháng 7 năm 1961, Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Trần Hữu Trang làm chủ tịch. Hội đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, còn Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Thế là giữa miền Nam bão lửa, được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay xúm lại và chỉ một tuần sau, ca khúc Giải phóng miền Nam ra đời.

Khi nghe cả ba nhạc sĩ hát bài Giải phóng miền Nam lần đầu để duyệt, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đứng lên nói to: “Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi… Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí”.

Sau đó bài Giải phóng miền Nam được mang tên chung của 3 người là Huỳnh Minh Siêng. Theo lời kể của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ban đầu để tên ghép là Huỳnh Minh Liêng (từ chữ cái đầu trong họ của 3 ông). Chữ Liêng được cố tình viết sai chính tả là L-i-ê-n-g (các từ liền với nhau bằng gạch nối) để mang tính dân gian và tránh trùng tên của nhân sĩ Đặng Thúc Liêng. Nhưng khi đưa lên báo Nhân dân thì do tam sao thất bản (chữ L viết tay hoa bị nhầm thành S), nên đã in thành Siêng. Thực chất, để bí mật, nhóm bộ ba này đã đặt tên tác giả là: “Huỳnh Minh Liêng”; nhưng do sắp chữ khi in, người sắp chữ đã nhầm chữ L thành chữ S, và về sau thì nhóm bộ ba này, chủ yếu là Lưu Hữu Phước, cũng không muốn sửa nữa vì từ Siêng cũng có cái hay của nó là siêng năng. Huỳnh Minh Siêng – tác giả bài hát Giải phóng miền Nam được đặt tên tác giả là vậy.

Từ đây, bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

Nhận xét, phân tích

Tác phẩm thuộc thể loại chính ca có tầm tư tưởng lớn và giá trị nghệ thuật cao, lời ca và nhạc như tiếng gọi quyết liệt và như lời hiệu triệu.

Nhịp điệu 4/4; Cung Mi thứ sục sôi quyết liệt, nhịp đi – hùng tráng.

Nội dung: Tính thôi thúc, cổ vũ, hiệu triệu luôn nổi rõ trong tác phẩm. Bắt đầu bằng lời hiệu triệu “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước”. Lưu Hữu Phước chỉ dùng một cách triển khai giai điệu, song mạnh mẽ, hiệu quả, với ca từ đầy hào phóng về truyền thống của Việt Nam – “Đây Cửu Long hùng tráng. Đây Trường Sơn vinh quang… vai sát vai chung một bóng cờ”. Với cao trào – “Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng, vùng lên xông pha vượt qua bão bùng…”; Và kết thúc bằng lời huyết thệ “Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi, dựng xây non nước sáng tươi muôn đời”.

Cách thể hiện:

Hát tập thể

Hát theo nhóm

Hát hợp xướng – đồng ca

Hát đồng ca

Hát đối đáp – đồng ca

“Giải Phóng Điện Biên” Ra Đời Như Thế Nào?

Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” suốt 60 năm nay đã trở thành “biểu tượng” bằng giai điệu của chiến thắng Điện Biên lịch sử. Kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân- con trai nhạc sỹ Đỗ Nhuận, để nghe anh kể lại những câu chuyện đằng sau ca khúc nổi tiếng này của cha mình.

Bản hùng ca của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận hiện nay vẫn song hành hai cách gọi là “Chiến thắng Điện Biên” và “Giải phóng Điện Biên”, theo nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đâu mới là tên chính xác của ca khúc?

Trong đầu tiên chép tay, cha tôi đặt tên ca khúc là Chiến thắng Điện Biên. Còn có thể ca khúc mở đầu bằng “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về…” nên người ta cứ nhớ đến cụm từ “Giải phóng Điện Biên”. Đặc biệt, thời điểm đó ca khúc được hát truyền khẩu nên cụm từ “Giải phóng Điện Biên” càng dễ thuộc. Phải đến năm 1957, Chiến thắng Điện Biên mới được thu âm lần đầu tiên tại địa chỉ 58 Quán Sứ với sự tham gia của dàn hợp xướng 100 người và dàn nhạc. Bản thu âm đó hiện nay, tôi vẫn còn giữ được.

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” được cha anh, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận kể lại như thế nào?

Cha tôi sáng tác ca khúc này khi tôi còn chưa ra đời. Về sau, tôi có đọc hồi ký của ông và được biết Chiến thắng Điện Biên được sáng tác ngay trong đêm ngày 7/5/1954.

Trong cuốn hồi ký, cha tôi kể buổi chiều ngày 7/5, khi đoàn văn công đang cuốc đất, rải đá làm đường thì bỗng một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”

Khi đó, người cha tôi gai lên. Tất cả đoàn văn công ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy, không cần đệm nhạc. Đỗ Nhuận thì không ôm ai cả, nhảy một mình, nhảy tít thò lò, và trong đầu phảng phất câu “Giải phóng Điện Biên”…Thế rồi, đêm hôm đó, trong túp lều, bên ánh đèn dầu le lói, tay ông búng chiếc violon, miệng cứ hát lẩm nhẩm, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Và Chiến thắng Điện Biên ra đời với cảm xúc tuôn trào: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”

Nếu như hai ca khúc trước đó, sáng tác trong cùng chiến dịch với Hành quân xa là hành khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, Trên đồi Him Lam với tính chất tưởng niệm, tri ân các chiến sỹ đã hi sinh thì đến Chiến thắng Điện Biên bao cảm xúc dồn nén được Đỗ Nhuận kết tụ bằng giai điệu hào sảng, ngợi ca.

Khi nói về ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, nhạc sỹ Hoàng Lương (Chi hội Nhạc sỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận xét: Đỗ Nhuận đã sáng tạo điệu thức dân ca, vận dụng nhuần nhuyễn sự mới lạ, mang sắc thái những điệu dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc bộ. Anh có thể chia sẻ điều gì về nhận định này?

Không chỉ riêng nhạc sỹ Hoàng Lương nhìn ra điều đó mà ngay thời điểm tại mặt trận, NSND-nhạc sỹ Hoàng Kiều đã nói với cha tôi rằng: ông lấy làn điệu chèo mà không dễ nhận ra.

Chiến thắng Điện Biên mở đầu bằng giai điệu kèn đồng dõng dạc, tự hào báo hiệu chiến thắng đến rồi. Nhưng đây còn là làn điệu chèo lấy từ điệu chèo cổ Sắp qua cầu. Còn vì sao cha tôi lại sử dụng làn điệu chèo? Là vì Đỗ Nhuận là người con của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, quê nội ở Hải Dương, từng sống ở Hải Phòng. Ông được tiếp xúc nhiều với chèo, xẩm, chầu văn… Bản thân ông còn biết thổi sáo, chơi đàn nguyệt. Những giai điệu âm nhạc dân tộc đã ngấm vào con người ông, đợi cảm xúc đến là bật ra…

Cũng có ý kiến cho rằng, không phải đến ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” mà ngay từ hai ca khúc trước đó, “Hành quân xa” và “Trên đồi Him Lam”- nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã dự cảm về chiến thắng lịch sử?

Đúng thế! “Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ…”, Hành quân xa đến “Hôm nay thắng trận đầu tiên…Điện Biên chúng ta sẽ toàn thắng”, Trên đồi Him Lam– cha tôi đã dự cảm về chiến thắng Điện Biên lịch sử. Và nếu như Trên đồi Him Lam ông dự cảm về chiến thắng thì đến Chiến thắng Điện Biên ông dự cảm về tầm vóc chiến thắng lịch sử sẽ chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên được cả thế giới nhìn vào khi ông viết lời kết “Thế giới đang đón mừng/Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.”

Ca khúc ra đời trong khoảnh khắc tức thì của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận không chỉ mang tính nhạy bén, có giá trị nghệ thuật, thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ mà còn là “nhân chứng” trong nhiều khoảnh khắc ý nghĩa của lịch sử. Anh có thể kể lại những khoảnh khắc gắn liền với ca khúc lịch sử này?

Ngay buổi sáng sau đêm thức trắng để sáng tác ca khúc Chiến thắng Điện Biên, cha tôi đã phổ biến bằng miệng cho các chiến sỹ. Bài hát truyền khẩu lan truyền nhanh chóng được các nhạc sỹ Lương Ngọc Trác, họa sỹ Mai Văn Hiến, ca sỹ Kim Ngọc, ca sỹ Trần Thị Ngà, nhạc sỹ Thanh Phúc… trực tiếp hát vang tại mặt trận. Cũng ngay trong buổi sáng 8/5/1954, tốp đơn vị pháo cao xạ thể hiện đầu tiên ca khúc này.

Sau đó, trong lễ mừng chiến thắng do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại vạt cỏ trong khu rừng Mường Phăng; ca khúc Chiến thắng Điện Biên lại vang lên bởi tập thể văn công, chiến sỹ.

Cha tôi kể lại, hình ảnh đoàn quân ta ngồi trên xe cam- nhông lấy được từ trận chiến với quân Pháp tại chiến dịch Điện Biên trên đường về tiếp quản Thủ đô- tất cả đoàn bộ đội, dân công bừng bừng khí thế hát vang ca khúc Chiến thắng Điện Biên khiến ông… rất sung sướng, rất hạnh phúc.

Ngay sau chiến thắng Điện Biên, Đài tiếng nói Việt Nam đã lấy giai điệu ca khúc Chiến thắng Điện Biên làm nhạc hiệu mở đầu các buổi phát thanh vào lúc 5h sáng. Mỗi lần nghe nhạc hiệu là ông thấy gắn bó, thân thuộc.

Có giai thoại cho rằng, cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận sáng tác “Chiến thắng Điện Biên” theo mệnh lệnh của tướng Giáp. Thực hư thế nào thưa anh?

Trong chiến dịch Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mỗi lần gặp có nhắc cha tôi phải chuẩn bị viết bài ca mừng chiến thắng. Có thể coi đây vừa là lời nhắc nhở vừa là mệnh lệnh…

Tình cảm giữa cha tôi và Đại tướng rất gần gũi và trân trọng. Sau chiến dịch, mỗi khi đến ngày lễ kỷ niệm là cha tôi lại mặc quân phục đến bảo tàng, rồi đến thăm Đại tướng. Tướng Giáp nói, ông rất thích hai ca khúc của cha tôi, đó là Chiến thắng Điện Biên và Du kích Sông Thao.

Năm 2008, khi Hội nhạc sỹ Việt Nam đến mừng thọ Đại tướng, ông vẫn nhắc đến cha tôi, nhạc sỹ Đỗ Nhuận với ca khúc Chiến thắng Điện Biên, nhạc sỹ Hoàng Vân với Hò kéo pháo …

Là người con của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận, là một nhạc sỹ, anh đã kế thừa và phát huy sức sống mãnh liệt của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”- tài sản nghệ thuật vô giá của cha mình như thế nào?

Năm 1964, cha tôi đã soạn Chiến thắng Điện Biên thành bản giao hưởng 5 chương với tên gọi Điện Biên Phủ. Bản nhạc này được dàn nhạc Đức biểu diễn rất nhiều tại Đức và năm 2000 biểu diễn tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.

Tại chương trình chào mừng 60 năm chiến thắng Điện Biên diễn ra sắp tới tại TPHCM, tôi cũng được mời chỉ huy dàn nhạc giao hưởng với ca khúc này.

Về cá nhân tôi, năm 2013 tôi có viết bản giao hưởng Ký ức 46-54, trong đó có sử dụng giai điệu phần kết của ca khúc Chiến thắng Điện Biên Phủ của cho dàn nhạc giao hưởng lớn.

Có thể khẳng định, sau 60 năm chiến thắng Điện Biên, ca khúc Chiến thắng Điện Biên vẫn giữ nguyên giá trị, là sự kết tinh hào khí quân và dân ta, tình cảm vỡ òa để lại nhiều xúc động trong lòng công chúng.

Xin cảm ơn nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân! Nguyễn Hằng

Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử

Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước