Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Giới thiệu sách : Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Nội dung của sách Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được Phạm Văn Đông biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong mỗi bài gồm có ba phần: – Hướng dẫn trả lời câu hỏi lý thuyết: Giúp các em làm rõ các câu hỏi lý thuyết ở phần bài học trong sách giáo khoa. – Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập: Giúp các em làm rõ các câu hỏi và bài tập ở phần cuối bài trong sách giáo khoa. – Bài tập trắc nghiệm: Được biên soạn theo hình thức bốn lựa chọn, trong đó có một phương án đúng nhất. Các câu hỏi này nhằm giúp các em tự đánh giá nhanh khả năng nắm kiến thức của mình sau mỗi bài học và phục vụ cho việc kiểm tra, thi cử.

PHẦN MỘT. THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) CHƯƠNG XI. CHÂU Á Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Bài 2. Khí hậu châu Á Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á Bài 4. Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á Bài 6. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á Bài 8. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở các nước châu Á Bài 9. Khu vực Tây Nam Á Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á Bài 14. Đông Nam Á đất liền và hải đảo Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia CHƯƠNG XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực Bài 20. Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất Bài 21. Con người và môi trường địa lí

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ VIỆT NAM Bài 22. Việt Nam – Đất nước, con người Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Bài 24. Vùng biển Việt Nam Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam Bài 27. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta Bài 35. Thực hành về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam Bài 40. Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Giải Bài Tập Địa Lí 8

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 2: Khí hậu châu Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 80 o 0Đ.

– Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?

Trả lời:

Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80 o 0Đ: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu nhiệt đới.

Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

(trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó. Trả lời:

Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

– Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

– Kiểu cận nhiệt lục địa.

– Kiểu núi cao.

– Kiểu cận nhiệt gió mùa.

(trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa. Trả lời:

Các khu vực thuộc kiểu khí hậu gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á (gió mùa nhiệt đới), Đông Á (gió mùa cận nhiệt và ôn đới).

(trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy

– Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.

– Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?

Trả lời:

– Các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

– Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung đáng chú ý:

+ Mùa đông khô và lạnh, mà hạ khô và nóng.

+ Lương mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500 mm. Độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

Bài 1 (trang 9 sgk Địa Lí 8) Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm, em cho biết:

– Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?

– Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó

Lời giải:

– Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây:

+ U-lan Ba-to (Mông cổ): thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ E Ri-át (A-rập Xê-út): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

+ Y-an-gun (Mi-an-ma): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

– Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa mỗi địa điểm:

+ U-lan Ba-to: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10 oC, nhiều tháng dưới 0 o C. Lượng mưa trung bình năm 220mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.

+ E Ru-át: nhiệt độ trung bình trên 20 o C. Lượng mưa trung bình năm 82mm. Mưa tập trung và các tháng 1, 2, 3, nhưng rất ít.

+ Y-an-gun: nhiệt độ trung bình năm cao trên 25 o C. Lượng mưa trung bình nằm trên 2750mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

Bài 2 (trang 9 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào? Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)

– Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

(trang 4,5 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.1, em cho biết:

– Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?

– Châu Á tiếp giáp với các đạ dương và các châu lục nào?

– Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là bao nhiêu kilomet?

Trả lời:

– Điểm cực Bắc phần đất liền của châu Á là mũi Sê-li-u-xkin- nằm trên vĩ độ 77 o 44B.

– Điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là mũi Pi-ai nằm ở phía Nam bán đảo Ma-lắc-ca ở vĩ độ 1 o 16B.

– Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

– Châu Á tiếp giáp với các châu lục: châu Âu, châu Phi.

– Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.

(trang 6 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2, em hãy:

– Tìm và đọc các tên dãy núi chính: Hi-ma-lay-a, côn – Luân, Thiên Sơn, An – tai … và các sơn nguyên chính: Trung Xi – bia, Tây tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…

– Tìm và đọc tên các đồng ruộng bậc nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tay Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…

– Xác định các hướng núi chính.

Trả lời:

– Dựa và kí hiệu và kênh chữ trên hình 1.2 để tìm và đọc tên các dãy núi chính (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, Thiên Sơn, An – tai…), các sơn nguyên chính ( Trung Xi-bia, Tây tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…), các đồng bằng rộng nhất (Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…).

– Các hướng núi chính: đông – tây hoặc đông – tây (các dãy núi vùng Trung Á, Đông – Á); bắc am hoặc gần bắc – nam (cascc dãy núi vùng Đông Á, Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á); tây bắc – đông nam (các dãy núi ở Tây Nam Á, Đông Nam Á).

(trang 6 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

– Ở châu Á có những khoáng sản nào chủ yếu nào?

– Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

Trả lời:

– Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man – gan …

– Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam Á.

Bài 1 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nên các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

Lời giải:

– Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp gián với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km 2 (kể cả các đảo).

– Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:

+ Vị trí kéo dài từ cùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phần bố không điều, hình thành các đới khí hậu thay đỏi từ bắc đến nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: khí hâu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

Bài 2 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.

Lời giải:

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông- tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.

– Các núi và sơn nguyên cao taajo trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có bang hà bao phủ quanh năm.

Bài 3 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Dựa vài hình 1.2, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các con sông chính chảy từng đồng bằng vào vở học theo bẳng mẫu sau

Lời giải:

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Quyển sách Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức một cách có hệ thống môn Địa lí lớp 8. Sách sẽ vừa cung cấp cho các em các kiến thức của môn Địa lí, vừa giúp các em hoàn thiện kĩ năng như: phân tích số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ…

Các câu hỏi dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập và xử lí linh động hơn.

Nội dung sách bám sát chương trình giáo khoa lớp 8 gồm: Thiên nhiên, con người ở các Châu lục (Châu Á) và Địa lý Việt Nam. Phần hướng dẫn bài tập ở mỗi bài sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học trong sách giáo khoa và vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 8

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 22: Việt Nam – đất nước, con người giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Em hãy:

a) Ghi tên các vịnh, biển giáp với phần đất liền Việt Nam.

b) Ghi tên các quốc gia có đường biên giới trên đất liền chung với Việt Nam.

c) Kết hợp với vốn hiểu biết, hãy cho biết Việt Nam nằm ở khu vực nào, châu lục nào, tiếp giáp với đại dương nào.

Câu 2 trang 54 SBT Địa Lí 8: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, ghi chữ Đ vào (. . .) những câu đúng, chữ S vào (. . .) những câu sai.

Lời giải:

a) Lãnh thổ toàn vẹn của cả nước ta bao gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.

b) Về tự nhiên, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa điển hình trong khu vực Đông Nam Á.

c) Về lịch sử, Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực Đông Nam Á, đấu tranh đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc.

d) Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1980 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc.

đ) Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước ASEAN và mở rộng hợp tác với các nước trên toàn thế giới.

Tỉ trọng các ngành GDP của Việt Nam qua một số năm (%)

Em hãy:

a) Hoàn thành biểu đồ sau:

b) Qua biểu đồ, nêu nhận xét về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta từ 1990 -2007.

Lời giải:

a)

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng các ngành trong GDP của Việt Nam qua các năm.

b) Cơ cấu kinh tế theo ngành nước t chuyển dịch theo hướng:

– Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 38,74% xuống 20,34%).

– Tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp (từ 22,67 % lên 41,48%).

– Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định (năm 2007 là 38,8%).

Em hãy:

a) Nêu tác dụng của việc học tập Địa lí Việt Nam.

b) Cho biết: để học tốt Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?

a) – Cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường và tài nguyên tự nhiên của nước ta.

– Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân cư, về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế ở nước ta.

⇒ Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về các vấn đề tự nhiên, kinh tế – xã hội nổi lên hiện nay, từ đó đưa ra đánh giá và hướng giải quyết tốt nhất. Ví dụ vấn đề bảo vệ môi trường, thất nghiệp thiếu việc làm…

b) – Đọc kĩ, hiểu nội dung và làm các câu hỏi trong sách giáo khoa.

– Sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch khám phá….