Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 Loigiaihay / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 14 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

Lời giải:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

Câu 2 trang 14 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.

Lời giải:

Một số biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa, hoàn thành công việc đúng hẹn, có vay sẽ trả…

Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín: thất hẹn, không hoàn thành nhiệm vụ, không trả nợ…

Câu 3 trang 14 SBT GDCD 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?

Lời giải:

Việc giữ chữ tín nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.

Câu 4 trang 15 SBT GDCD 8: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?

Lời giải:

Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.

D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C

A. Lòng vả cũng như lòng sung

B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 15 SBT GDCD 8: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

Câu hỏi:

1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?

2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?

Lời giải:

1/ Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Do tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài.

2/ Nhìn thấy ánh mắt thầy mỉm cười, ánh mắt của người rất tin tưởng Huy nên bạn ý đã không vi phạm sai lầm đó.

Câu 8 trang 16 SBT GDCD 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

Câu hỏi:

1 / Hãy nêu nhận xét của em về H.

2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?

Lời giải:

1/ H làm như vậy là sai, H đã lừa gạt lấy danh nghĩa của mẹ ra để vay tiền vô.

2/ Sau này, khi biết được sự thật, H sẽ làm mất sự tin tưởng của mẹ và cô.

Câu hỏi: Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

Lời giải:

Bố mẹ N không đưa tiền cho N nữa, vì N đã lừa gạt bố mẹ khiến bố mẹ mất niềm tin, không còn tin bạn nữa.

Câu 10 trang 17 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

Lời giải:

Câu tục ngữ đề cao giá trị của việc giữ lời hứa cũng như nhắc nhở rằng: Đã hứa thì phải cố thực hiện, bởi một lần thất hứa vạn lần chẳng còn tin.

Trả lời câu hỏi trang 18 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

1/ Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?

2/ Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao?

Lời giải:

1/ Cùng là lái xe, nhưng 2 người có 2 cách hành xử trái ngược nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã hứa là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.

2/ Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì khi không giữ lời hứa vừa làm mất khách, vừa ảnh hưởng đến công việc của người khác.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 11: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Trả lời:

– CNH phải gắn liền với HĐH là vì CNH là biến đổi căn bản, toàn diện từ hoạt động sản xuất thủ công sang cong nghiệp cơ khí.

– Nếu dừng lại ở CNH thì không có giá trị mà cần phải áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, lưu thông, dịch vụ, quản lý thì CNH mới thật sự đúng nghĩa và đem lại lợi ích cho đất nước. Do đó CNH phải gắn liền với HĐH.

Bài 2 trang 55 GDCD 11: Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Trả lời:

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

– Một là, do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân)

– Hai là, do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

– Ba là, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Bài 3 trang 55 GDCD 11: Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Trả lời:

– Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

– Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân – nông dân – trí thức.

– Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

– Tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc hòng an ninh.

Bài 4 trang 55 GDCD 11: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Trả lời:

– Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:

+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

+ Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân; chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả:

+ Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp kí, hiện đại, hiệu quả.

+ Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

– Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Bài 5 trang 55 GDCD 11: Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là gì? Em có nhận xét gì về cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước ta hiện nay?

Trả lời:

– Cơ sở vật chất – kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến.

– Cơ sở vật chất chúng ta hiện nay còn yếu, chưa đồng bộ; chưa thật đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

Bài 6 trang 55 GDCD 11: Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta và lí giải ngắn gọn vì sao lại chọn ý kiến đó.

a. Nước ta tự nghiên cứu và xây dựng.

b. Nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

c. Kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

Trả lời:

– Chọn đáp án C.

– Vì như vậy ta vừa có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển, đồng thời vẫn tự lực để có thể phát triển kinh tế, không phải dựa dẫm, phụ thuộc kinh tế; góp phần tăng cường địa vị của nước ta trên trường quốc tế.

Bài 7 trang 55 GDCD 11: Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Trả lời:

– Tăng tỉ trọng khu vực II, III (các ngành công nghiệp và dịch vụ); giảm tỉ trọng khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp).

– Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng:

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi tăng.

+ Khu vực II: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác; đa dạng hóa các sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.

– Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Bài 8 trang 56 GDCD 11: Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

– Cơ cấu lao động ở nước ta đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn, hiện nay lao động thành thị ngày càng tăng. Lao động ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, lao động nhà nước chiếm tỉ trọng rất nhỏ song vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Bài 9 trang 56 GDCD 11: Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trả lời:

– Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của CNH – HĐH đất nước, một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.

– Xây dựng cho bản thân mục tiêu, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.

– Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập nắm bắt kĩ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH – HĐH.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7

TUẦN DẠY: 11. 12 Ngày soạn:16/10/2014 TIẾT: 11. 12 Ngày day:21/10/2014 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa . -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa . -Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa . 2/Kĩ năng : -Biết phân biệt các hành vi đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn háo ở gia đình . -Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa . -Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình . Các KNS cơ bản được áp dụng -Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. -Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-HS trong gia đình. -Kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. 3/Thái độ : -Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa . -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . 2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - SGK. - Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 2.2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học thuộc bài 8 - Chuẩn bị bài 9: + Đọc phần truyện đọc ở bài 9 (trong SGK GDCD 7) và tìm hiểu theo gợi ý. + Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương. III/ Các hoạt động dạy- học : 1/ Ổn định : (1 phút). 2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút). a/ Khoan dung là gì ? → Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm . b/Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện khoan dung . → Không giận bạn khi bạn vô ý va vào em ; bỏ qua lỗi cho bạn nếu bạn không cố ý ,.. 3/ Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung TIẾT 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4') - Nêu câu hỏi : Theo em, gia đình như thế nào được công nhận gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : Để hiểu thêm về gia đình văn hóa, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa : (20 phút) a. Mục tiêu: Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tích hợp bảo vệ môi trường c. Các bước của hoạt động -Mời 3 HS đọc truyện đọc : Một gia đình văn hóa . (SGK trang 26-27) . Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa ? Nhóm 2 : Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa ? Nhóm 3 : Theo em, gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? * Tích hợp bảo vệ môi trường : -Nêu câu hỏi : Khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Nhận xét, chốt ý : Bảo vệ môi trường là 1 trong các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa . Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: (15 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu HS tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa .Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c. Các bước của hoạt động: - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập e SGK trang 29. - Nêu câu hỏi: Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng ảnh hưởng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình ấy? Gia đình có cần thiết cho bản thân không, gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa? Trong gia đình, có người thân của em bị nghiện ma túy. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Chốt lại:ý đúng Giới thiệu điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2000 - Nêu câu hỏi động não: Xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì cho bản thân em, củng như các thành viên trong gia đình mình? Vậy theo em, dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình? Mỗi gia đình đều xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì đối với xã hội? - Chốt lại ý nghĩa đối với xã hội. TIẾT 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS liên hệ với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương ( 15 phút) a. Mục tiêu: GIúp HS biết tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Nêu câu hỏi : Gia đình em đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em chưa ? Kết luận : Căn cứ vào các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa nói trên mà tùy theo điều kiện địa phương mà có những tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa:( 26 phút ). a. Mục tiêu: GIúp HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa.Tích hợp bảo vệ môi trường b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi : Hãy nêu 1 số kiểu gia đình đang tồn tại ở xã hội ta . -Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, d -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng : Bài tập b: Không phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng có hạnh phúc . Bài tập d : Đồng ý :5 . Nhận xét, chốt ý : Gia đình văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần . Hãy nêu biểu hiện đúng, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa . Hãy nêu biểu hiện sai,thiếu, lành mạnh trong việc xây dựng gia đình văn hóa . Nhận xét, bổ sung . Vậy để xây dựng gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì ? -Yêu cầu HS làm bài tập c SGK trang 29 . -Nhận xét, đưa đáp án đúng : điều chỉnh thói quen của mình vì lợi ích chung của gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác . * Tích hợp bảo vệ môi trường : - Nêu câu hỏi : HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa không ? HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Em cần có thái độ như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : HS cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa bằng những việc làm cụ thể, vừa sức , trong đó có việc bảo vệ môi trường -Yêu cầu HS liên hệ bản thân . Em đã làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa chưa ? -Tuyên dương biểu hiện tốt, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt . Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?( BT g SGK Trang 29 ) -Yêu cần HS giải thích câu danh ngôn trong SGK . Nhận xét , chốt ý : gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái, bên cạnh đó con cái cũng phải tự giác làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình . - Suy nghĩ, phát biểu . → Hòa thuận, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ,... -3 HS đọc phần truyện đọc theo phân vai, HS còn lại theo dõi SGK . -Suy nghĩ, phát biểu. → Ngăn nắp, sinh hoạt có giờ giấc ổn định, mọi người chia sẻ lẫn nhau, đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi,... → Quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc, hoàn thành tốt công việc của mình . Cha mẹ là tấm gương cho con, con cái chăm học hành, vợ chồng cô hòa đi đầu vận độngh bà con xây dựng nếp sống văn hóa , vệ sinh môi trường, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ làng xóm,... → Hòa thuận, hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. -Suy nghĩ, phát biểu . → Tiêu chuẩn làm tốt nghĩa vụ công dân . - Làm bài tập e SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện . HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân - Trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Suy nghĩ, phát biểu . → Có 2 hướng trả lời :Thực hiện tốt hoặc chưa tốt . -Suy nghĩ, phát biểu . →-Gia đình giàu có nhưng có cha mẹ bất hòa, con cái ăn chơi, đua đòi . -Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu . -Gia đình có đông con, con cái khổ cực, thiếu học hành . - Gia đình tuy không giàu nhưng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn . -Làm bài tập. → Tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước địa phương ; có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh như : đọc sách báo, xem phim ảnh, nghệt thuật khác..; thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận của mình với gia đình,... → Ăn chơi sa đọa, đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém, sa vào tệ nạn xã hội, thiếu tình cảm trách nhiệm với gia đình, bạo lực gia đình,... →Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội . - Làm bài tập c SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. → Chăm học, chăm làm, kính trọng , vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình, tham gia các việc làm vừa sức mình, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư, tuyên truyền nếp sống văn hóa,... →Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa: quan tâm rèn luyện theo các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ; tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . -Liên hệ bản thân . →Chăm ngoan, học giỏi, không sa vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà vừa sức mình, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ,... 1/Khái niệm: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. 2/ Ý nghĩa của việc xây dựng xây dựng gia đình văn hóa : -Đối với cá nhân: +Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người. +Hình thành con người phát triển toàn diện, sống có văn hóa, có đạo đức và chính họ giúp cho gia đình phát triển bền vững. -Đối với xã hội: -Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 3/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : +Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. + Đối với HS: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình . 4/ Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi : - Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? - HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa . 5/Dặn dò : (2 phút) -Học bài . - Chuẩn bị bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . +Tìm hiểu phần truyện đọc và trả lời gợi ý. + Tìm hiểu phần nội dung bài học . + Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em . +Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ em . +Tìm các việc làm nên làm và cần tránh để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ Duyệt, Ngày18/10/2014 Cô Thành Phận

Giải Bài Tập Sgk Giáo Dục Công Dân 8 Bài 14

Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 14 trang 38:

a) Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên?

Trả lời:

– Bạn gái không thấy hạnh phúc, nụ cười không còn trên môi, cuộc sống ảm đạm.

– Cảm giác đau đớn, tê tái, hoảng loạn.

b) Theo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm AIDS? Em hiểu câu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS” như thế nào?

Trả lời:

– Phải phòng, chống nhiễm AIDDS vì nó là một hiểm họa, mối đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của mỗi người. Đây là một đại dịch hủy hoại của nhân loại.

– Đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDDS có nghĩa là: Mỗi người phải tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết về cách phòng ngừa căn bệnh quái ác này, đừng bao giờ vì sĩ diện mà thử nó, hay để nó xâm nhập vào mình.

c) Theo em, liệu con người có thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS không? Vì sao?

Trả lời:

Tất cả mọi người chung tay phòng tránh và đối với sự can thiệp của khoa học con người sẽ ngăn chặn được đại dịch AIDS.

Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 40: Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy.

Trả lời:

HIV/AIDS với các tệ nạn có mối quan hệ mật thiết với nhau. HIV / AIDS là điểm đến cuối cùng của lối sống buông thả, hút chích, nghiện ngập ma túy.

VD:

– Quan hệ bừa bãi, mua dâm, bán dâm mà không có biện pháp bảo vệ thì rất dễ bị nhiễm HIV.

– Khi sử dụng ma tuý, con người ta bị mất tự chủ, gặp hiện tượng ảo giác, tiêm chích, máu sẽ dính lên mũi kim rồi bị lây HIV.

Bài 2 trang 40 Giáo dục công dân 8: 2. Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người.

Trả lời:

HIV/AIDS là một đại dịch lớn của thế giới và cả nước ta. Đối với con người và xã hội, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiêm. Cụ thể:

– Đối với người bệnh: Sa sút tinh thần; cướp đi sức khỏe, tính mạnh.

– Đối với gia đình: tan vỡ, kinh tế cạn kiệt, mọi người đau khổ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.

– Đối với xã hội: ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động. Suy thoái giống nòi.

Bài 3 trang 40 Giáo dục công dân 8: HIV lây truyền qua các con đường nào sau đây?

a) Ho, hắt hơi;

b) Dùng chung bơm, kim tiêm;

c) Bắt tay người nhiễm HIV;

d) Dùng chung nhà vệ sinh;

đ) Dùng chung cốc, bát đũa;

e) Qua quan hệ tình dục;

g) Truyền máu;

h) Muỗi đốt;

i) Mẹ truyền sang con.

Trả lời:

HIV lây truyền qua: b, e, g, i

Bài 4 trang 40 Giáo dục công dân 8: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a) Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV/AIDS;

b) Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS;

c) Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người đã bị nhiễm HIV/AIDS;

d) Có thể điều trị được bệnh AIDS.

Trả lời:

Tất cả các quan điểm trên em đều không đồng ý. Bởi vì:

– HIV/AIDS lây qua quan hệ tình dục dù bất kể là người nước nào.

– HIV/AIDS lây qua con đường quan hệ tính dục, vợ chồng, hay bất kể ai quan hệ với người nhiễm mà không có biện pháp đều bị lây.

– HIV/AIDS ở giai đoạn cửa sổ thì khó phát hiện nên một người khỏe mạnh vẫn có khả năng đàn bị nhiễm.

– Bệnh HIV/AIDS hiện chưa có thuốc cũng như phương pháp điều trị khỏi.

Bài 5 trang 41 Giáo dục công dân 8: Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thuỷ nói: “Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu !”.

Em có đồng tình với Thuỷ không? Vì sao?

Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Em không đồng ý với quan điểm của Thủy. Bởi vì: HIV/AIDS không lây qua con đường giao tiếp. Mặt khác, việc miệt thị, xa lánh người bị căn bệnh này sẽ làm cho họ càng tiêu cực, mặc cảm và bệnh càng nặng hơn.

Bài 6 trang 41 Giáo dục công dân 8: Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS được không? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết.

Trả lời:

Theo em, mọi người có thể phòng tránh HIV/AIDS. Bằng cách:

– Tránh xa các tệ nạn xã hội.

– Tìm hiểu về các con đường lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng tránh.

– Sử dụng các biện pháp khi quan hệ tình dục.

– Không dùng chung bơm, kim tiêm, dao kéo cắt tóc…

Bài 7 trang 41 Giáo dục công dân 8: Nếu bố, mẹ, anh, chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em ở trong hoàn cảnh gia đình có người bị nhiễm em sẽ không xa lánh mà ở bên động viên, giúp đỡ về tinh thần để họ điều trị.