Giải Bài Tập Lớp 7 Trang 104 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Trang 104 Sgk Sinh Lớp 7: Cá Chép Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 7

Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 7: Cá chép Giải bài tập môn Sinh học lớp 7

Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 7: Cá chép

Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

A. Tóm tắt lý thuyết: Cá chép

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước: Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lớp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy, mắt không có mi. Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. Cá chép đẻ trứng trong nước với số lượng lớn, thụ tinh ngoài.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 104 Sinh học lớp 7: Cá chép

Bài 1: (trang 104 SGK Sinh 7)

Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ, ruộng, sông, suối,…), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh…). Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt.

Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, rồi thành cá con.

Bài 2: (trang 104 SGK Sinh 7)

Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.

Bài 3: (trang 104 SGK Sinh 7)

Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong sự thụ tinh ngoài ở môi trường nước, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng rất thấp. Mặt khác, trứng được thụ tinh phát triển trong môi trường có nhiều trắc trở (bị cá khác ăn, nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp…). Vì vậy, cá phải thích nghi với lối đẻ nhiều trứng, để có nhiều cá con sống sót và phát triển thành cá lớn.

Giải Bài Tập Trang 104 Sgk Sinh Lớp 8: Chuyển Hóa

Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 8: Chuyển hóa

Giải bài tập môn Sinh học lớp 8

Giải bài tập trang được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về sự chuyển hóa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 99 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh tiêu hóaGiải bài tập trang 101 SGK Sinh lớp 8: Trao đổi chất

A. Tóm tắt lý thuyết: Chuyển hóa

Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm hai mặt đối lập nhưng thống nhất là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 101 Sinh Học lớp 8: Chuyển hóa

Bài 1: (trang 104 SGK Sinh 8)

Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

Bài 2: (trang 104 SGK Sinh 8)

Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Bài 3: (trang 104 SGK Sinh 8)

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Sự khác nhau giữa đồng hóa với tiêu hóa và dị hóa với bài tiết là:

Đồng hóa:

– Tổng hợp chất đặc trưng

– Tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học

Tiêu hóa: Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu.

Dị hóa:

– Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản

– Bẻ gãy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết: Thải các sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO 2.

Bài 4*: (trang 104 SGK Sinh 8)

Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO 2.

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau.

Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9 Trang 104: Ưu Thế Lai

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 104: Ưu thế lai – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 9: Ưu thế lai để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 104: Ưu thế lai

A. Tóm tắt lý thuyết: Ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cả hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lại F 1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F 1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng còn trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 104 Sinh học lớp 9: Ưu thế lai

Bài 1: (trang 104 SGK Sinh 9)

Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Hiện tượng con lai F 1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Người ta không dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.

Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,…)

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 104: Ưu thế lai

Bạn đang xem bài viết Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 104: Ưu thế lai. Bài viết được tổng hợp bởi website https://dethithuvn.com

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Tags: Giải bài tập môn Sinh học lớp 9, Giải bài tập môn Sinh học lớp 9 trang 104, sinh học 9, sinh học lớp 9, sinh lớp 9, Ưu thế lai

Bài 91 Trang 104 Sgk Toán 9 Tập 2

Trong hình 68, đường tròn tâm O có bán kính R = 2cm, góc AOB = 75o.

Bài 91. Trong hình 68, đường tròn tâm O có bán kính (R = 2cm), góc (AOB = 75^0).

a) Tính số đo cung (ApB).

b) Tính độ dài hai cung (AqB) và (ApB).

c) Tính diện tích hình quạt tròn (OAqB)

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có (widehat {AOB}) là góc nội tiếp chắn cung (AqB) nên:

(widehat {AOB}) = (sđoverparen{AqB}) hay (sđoverparen{AqB}=75^0)

Vậy (sđoverparen{ApB})= (360°- overparen{AqB}) = (360^0 – 75^0 = 285^0)

b) ({l_{overparen{AqB}}}) là độ dài cung (AqB), ta có:

({l_{overparen{AqB}}}) = ({{pi Rn} over {180}} = {{pi .2.75} over {180}} = {5 over 6}pi (cm)) 

Gọi ({l_{overparen{ApB}}}) là độ dài cung (ApB) ta có:

({l_{overparen{ApB}}} = {{pi Rn} over {180}} = {{pi .2.285} over {180}} = {{19pi } over 6}(cm))

c) Diện tích hình quạt tròn (OAqB) là:  ({S_{OAqB}} = {{pi {R^2}n} over {360}} = {{pi {2^2}.75} over {360}} = {{5pi } over 6}(c{m^2}))