Giải Bài Tập Sinh 6 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sinh Học 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 128: Hãy quan sát kĩ các bộ phận của cây, ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây dương xỉ với cây rêu?

Trả lời:

– Các bộ phận ngoài:

+ Rễ thật có nhiều lông hút

+ Thân rễ nằm ngang có mạch dẫn

+ Lá non có nhiều lông trắng, đầu cuộn tròn

Lá già duỗi thẳng, có gân chính với mạch dẫn

– So sánh:

+ Giống: có cấu tạo rễ, thân, lá

+ Khác:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 128: Lật mặt dưới một lá già lên để tìm xem có thấy các đốm nhỏ? Dùng kim nhọn gạt nhẹ một vài “hạt bụi” nhỏ trong mỗi đốm, đặt lên phiến kính quan sát dưới kính hiển vi, ta thấy những “hạt bụi” đó là các túi bào tử có hình như sau (H.39.2).

Trả lời:

Mặt dưới lá già có nhiều đốm nhỏ.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 129: Nếu không có mẫu thật, hãy xem hình vẽ. Chú ý đến một vòng tế bào có vách dày màu vàng nâu (gọi là vòng cơ).

– Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì?

– Quan sát sự phát triển của bào tử (H.39.2).

Nhận xét và so sánh với rêu.

Trả lời:

– Vòng cơ có tác dụng phát tán bào tử khi bào tử chín.

– Sự phát triển của bào tử: bào tử phát triển trong túi bào tử, sau khi chín mới được giải phóng khỏi túi bào tử ra ngoài.

– So sánh:

+ Giống: đều sinh sản bằng bào tử, thụ tinh nhờ nước.

+ Khác:

– Túi bào tử nằm trên ngọn của cây phía trên cao với cành nối.

– Túi bào tử nằm ở phía dưới của lá.

– Túi bào tử có nắp đậy

– Túi bào tử có vòng cơ

– Sự thụ tinh diễn ra trước → bào tử nảy mầm thành cây mới.

– Sự thụ tinh diễn ra sau, bào tử nảy mầm thành nguyên tản → thụ tinh → cây dương xỉ mới.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 129: Quan sát thêm một vài cây dương xỉ khác qua mẫu thật hoặc hình vẽ, ví dụ (H.39.3).

– Sau khi quan sát một số cây dương xỉ, hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

Trả lời:

Đặc điểm nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm lá non cuộn tròn ở đầu lá, khi lớn dần thì xòe rộng dần ra.

Câu 1 trang 131 Sinh học 6: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?

Trả lời:

– So sánh:

→ So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.

Câu 2 trang 131 Sinh học 6: Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thế nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ?

Trả lời:

– Có thể tìm các cây dương xỉ ở những nơi đất ẩm và râm ở ven đường đi, bờ ruộng, khe tường hoặc dưới tán cây trong vườn (trong rừng). Khi tìm cần căn cứ vào đặc điểm của lá (lá non cuộn như vòi voi).

– Đặc điếm chung của dương xỉ. có rễ nằm ngang dưới mặt đất, từ thân rễ mọc ra nhiều rễ phụ có nhiều lông hút. Lá mọc từ thân rễ, vươn lên khỏi mặt đất. Đầu lá non cuộn lại như vòi voi; lá già duỗi thẳng, phiến lá chia thành nhiều mảnh nhỏ xếp 2 bên gân chính theo hình lồng chim. Mặt dưới lá có những đốm nhỏ nằm dọc 2 bên gân con, khi non có màu lục, khi già có màu nâu thẫm.

Câu 3 trang 131 Sinh học 6: Than đá được hình thành như thế nào?

Trả lời:

– Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết (nóng ẩm quanh năm. xương mù và mưa lớn nhiều). Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn (toàn nhữngcậy thân gỗ) có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá.

Giải Bài Tập Trang 85 Sgk Sinh Lớp 6: Biến Dạng Của Lá Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 6

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 6: Biến dạng của lá Giải bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 6: Biến dạng của lá

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 6: Biến dạng của lá được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về sự biến dạng của lá trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 79 SGK Sinh lớp 6: Cây có hô hấp được không Giải bài tập trang 82 SGK Sinh lớp 6: Phần lớn nước vào cây đi đâu

A. Tóm tắt lý thuyết:

Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 85 Sinh học lớp 6:

Bài 1: (trang 85 SGK Sinh 6)

Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Lá của một sô loại cây xương rồng biến thành gai có ý nghĩa gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.

Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng.

Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn, khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.

Bài 2: (trang 85 SGK Sinh 6)

Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa.

* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

Bài 3: (trang 85 SGK Sinh 6)

Kể tên một số cây có lá biến dạng ở địa phương và nêu chức năng của chúng?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Ở mỗi địa phương thì chủ yếu có cây dong ta và xương rồng biến dạng lá.

* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

Giải Bài Tập Sbt Sinh Học Lớp 6 Bài 2: Nhiệm Vụ Của Sinh Học

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 2: Nhiệm vụ của sinh học

Giải bài tập môn Sinh học lớp 6

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài Nhiệm vụ của sinh học được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài: Câu hỏi trắc nghiệm chương 1

Bài 1. Vì sao nói cây đậu, con gà là một cơ thể sống? Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Con gà và cây đậu mặc dù rất khác nhau nhưng chúng lại có chung những đặc điểm như: lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài cơ thể, nhờ vậy mà chúng lớn lên. Khi lớn lên đến một mức độ nhất định thì chúng sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.

Những điểm chung trên cũng chính là những đặc điểm chung của cơ thể sống.

Bài 2.

– Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

– Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học có hoàn toàn giống nhau không?

Hướng dẫn trả lời:

Thực vật học có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức cơ thể, sự đa dạng, sự phát triển của thực vật, đồng thời tìm hiểu vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người để sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo thực vật.

Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học không hoàn toàn giống nhau, vì nhiệm vụ của Thực vật học chỉ là một phần trong nhiệm vụ của Sinh học. Sinh học có nhiệm vụ rộng hơn không những nghiên cứu thực vật mà còn có nhiệm vụ nghiện cứu toàn bộ sinh giới.

Bài 3. Quan sát hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK và quan sát trong thực tế đời sống, trả lời các câu hỏi sau:

-Kể tên một số cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc.

– Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu.

– Hãy nêu đặc điểm chung của giới Thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

Một số cây sống ở đồng bằng như ngô, lúa, đậu, đa, xoài, mít…

Sống ớ đồi núi như chè, cao su, lim…

Sống ở ao hồ như sen, súng, rau muốngề..

Sống ở sa mạc như xương rồng, cỏ lạc đà, chà là…

Một số cây gỗ sống làu năm như cây chò, cây xà cừ, cây phi lao, cây mít… Một số cây nhỏ bé, thân mềm yếu như cây bèo tấm, cây rêu, cây rau bợ, cây rau mùi…

Đặc điểm chung của giới Thực vật: thực vật rất đa dạng và phong phú, có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Bài 4.

a) Quan sát hình 4.1 SGK, hãy ghi tên các cơ quan của cây cải:…………………….

Hướng dẫn trả lời:

a) Các cơ quan của cây cải:

Cơ quan sinh dưỡng gồm rễ, thân, lá.

Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt.

b) Để đánh dấu X vào bảng những cơ quan mà cây có, cần:

Xác định được nhóm cây có hoa gồm: cây chuối, cây sen, cây khoai tây. Những cây thuộc nhóm này có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt). Những cây còn lại gồm cây rau bợ, cây dương xỉ, cây rêu, chúng có cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá còn cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

Bài 5.

Hãy kể tên 5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa và 5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa.

Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Hướng dẫn trả lời:

5 cây thuộc nhóm thực vật có hoa: cà chua, ớt, đu đủ, lạc, dừa (các em có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát cây có hoa hoặc quả).

5 cây thuộc nhóm thực vật không có hoa : rêu, dương xỉ, cây rau bợ, cây thông, cây thiên tuế (các em cũng có thể kể tên các cây khác nếu các em quan sát thấy cây không bao giờ ra hoa. Một điều các em cần lưu ý nón thông không phải là hoa).

Dựa vào đặc điểm, cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là có hoa, quả còn cơ quan sinh sản của thực vật không có hoa là không có hoa, quả để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa.

Giải Bài Tập Sinh Học 8 Bài 6: Phản Xạ

(Bài 6. PHẢN XẠ KIẾN THỨC Cơ BẢN Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sail: Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền. Sự dân truyền xung thần kinh trong dây thần kinh chỉ theo một chiều. Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược háo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Chính đường liên hệ ngược đã tạo nên vòng phản xạ. II. GỘI ý trả lời câu hỏi sgk PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN Thành phần cấu tạo của mô thần kinh: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao). Mô tả cẩu tạo của một nơron điển hình. Cấu tạo một nơron điển hình gồm: thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tận cùng sợi trục là các đầu mút. Nhận xét về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động-. Sự dẫn truyền chỉ theo một chiều. Phản xạ là gì? Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của thần kinh. Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ là: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian. Thành phần một cung phản xạ gồm các yếu tố: Cơ quan thụ cảm. Nơron hướng tâm. Nơron trung gian. Nơron li tâm. Cơ quan phản ứng. Ví dụ: Khi nghe gọi tên mình ở phía sau thì ta quay đầu lại, phản ứng đó là phản xạ. Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ quan phản ứng lẳm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi ta. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Vài ví dụ về phản xạ: Nóng -" đổ mồ hôi. Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung thần kinh này theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại, cơ thể chông được lạnh. III. CÂU HỎI Bổ SUNG, NÂNG CAO Hãy cho 3 ví dụ về phản xạ (không có trong sách) và phân tích một ví dụ dã nêu. > Gợi ý trả lời câu hỏi: Ví dụ: Ngửi mùi thức ãn mà ta ưa thích, ta chảy nước bọt. Thuộc bài. Chạy xe đạp. Phân tích ví dụ 1: Mùi của thức ăn mà ta ưa thích kích thích vào cơ quan thụ cảm khứu giác ở mũi làm phát sinh xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ đó, phát sinh xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm đến tuyến nước bọt gây tiết nước bọt.