Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 7 Trang 38 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Bài Tập Có Lời Giải Trang 38, 39, 40, 41, 42 Sbt Sinh Học 7

Bài 1 trang 38 SBT Sinh học 7

Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm.

Lời giải:

Ngành Thân mềm (gồm trai, ốc sên, mực…) có đặc điểm chung như sau :

– Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở ngành Thân mềm.

– Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp (thường là mang) phát triển.

– Ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. Ớ mặt bụng có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển.

– Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở.

– Hệ thần kinh thân mềm gồm : một số đôi hạch có dây thân kinh nối với nhau như các đôi : hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân… thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.

– Về sinh sản : thân mềm phân tính. Tuy nhiên một số thân mềm lưỡng tính (như ốc sên).

– Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển. Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng, về số lượng loài, ngành Thân mềm chỉ ở sau ngành Chân khớp.

Bài 2 trang 38 SBT Sinh học 7

Cấu tạo, cách di chuyển của trai sông thích nghi với lối sống vùi mình ở đáy bùn.

Lời giải:

Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.

Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :

– Về cấu tạo :

+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.

+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :

Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.

Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.

Cơ chân kém phát triển.

– Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.

Bài 3 trang 39 SBT Sinh học 7

Hãy nêu cách dinh dưỡng và sinh sàn thụ động của trai sông.

Lời giải:

Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và sinh sản.

– Về dinh dưỡng :

+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.

+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ…) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.

– Về sinh sản :

+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.

+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.v

+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.

Bài 4 trang 39 SBT Sinh học 7

Dựa trên quan sát ỏ thụt hành, hãy nêu các đặc điểm cấu tạo của ốc sên và vỏ của chúng.

Lời giải:

Ốc sên đại diện cho các loại ốc khác nhau tập hợp thành lớp Chân bụng. Chúng sống ở nước, kể cả trên cạn. Chúng có chung các đặc điểm sau :

– Cơ thể gồm: đầu, chân và thân. Một số loài có vỏ tiêu giảm (sên trần).

– Ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt.

– Dưới bụng là chân có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể. Phần thân xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. Ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi.

– Vỏ ốc sên : hình ống, xoắn ốc và gồm đỉnh vỏ, miệng vỏ, lớp sừng ở ngoài, lớp xà cừ ở trong.

Bài 5 trang 40 SBT Sinh học 7

Trình bày cấu tạo của mực thích nghi với di chuyển tích cực trong nuớc biển.

Lời giải:

Mực cùng các họ hàng của chúng tập hợp thành lớp Chân đầu, chúng chỉ gặp ở biển gồm : mực nang, mực thẻ và bạch tuộc… Chúng có đặc điểm cấu tạo như sau :

– Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm (như mai mực ở phía lưng) để nâng đỡ cơ thể.

– Cơ thể mực chỉ gồm : thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng (bạch tuộc có 8 tua). Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.

– Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực.

Bài 6 trang 40 SBT Sinh học 7

Hãy so sánh cấu tạo của 3 đại diện chính của Thân mềm là : trai, ốc và mục.

Lời giải:

Trai, ốc và mực là đại diện cho 3 kiểu cấu tạo cơ thể chính của ngành

Thân mềm. Chúng giống và cũng khác nhau do thích nghi với lối sống như sau :

Sơ đồ cấu tạo 3 đại diện chính của ngành Thân mềm

A. Ốc ; B. Trai; C. Mực

1. Đầu; 2.Chân ; 3. Thân ; 4. Khoang áo; 5. vỏ hoặc mai (vỏ tiều giảm)

Giống nhau :

+ Có cùng sơ đồ cấu tạo gồm : đầu, thân và chân. Thân có lớp áo phát triển tạo nên khoang áo.

+ Có tim chia ngăn, hệ mạch hở và các cơ quan khác giống nhau về mức độ tổ chức.

Khác nhau : So sánh tóm tắt ở bảng sau :

Bài 7 trang 42 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các mặt có lọi của ngành Thân mểm.

Lời giải:

Thân mểm có lợi chủ yếu như :

– Làm thực phẩm cho người: ốc, trai, mực, hầu, vẹm, mực…

– Làm thức ăn cho các động vật khác (một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn).

– Lọc các cặn bẩn, làm sạch nước, về mặt này chúng làm sạch môi trường và có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái.

– Làm vật trang trí, đồ trang sức : ngọc trai, xà cừ, vỏ ốc bàn tay, ốc môi, bào ngư…

– Làm dược liệu : vỏ bào ngư, mai mực.

– Có giá trị về mặt địa chất: chỉ thị của các mỏ dầu và khí.

Bài 8 trang 42 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các mặt có hại của ngành Thân mềm.

Lời giải:

Tuy có lợi là chính nhưng Thân mềm cũng có các mặt có hại như sau :

– Có hại cho cây trồng : các loài ốc sên khác nhau ăn lá, hoa, quả, củ của cây trồng.

– Vật chủ trung gian (ốc gạo, ốc mút, ốc tai…) : thường là vật chủ cho các loài sán lá kí sinh ở gia súc và người (ví dụ ở sán lá gan bò).

– Làm hại cho vỏ tàu thuyền và các công trình ở dưới nước : con hà (thuộc lớp Chân rìu) đục ruỗng gỗ vỏ tàu thuyền.

Giải Vbt Sinh Học 7 Bài 38: Thằn Lằn Bóng Đuôi Dài

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

I. Đời sống (trang 86 VBT Sinh học 7)

1. (trang 86 VBT Sinh học 7): So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. Em hãy chọn những câu trả lời thích hợp dưới đây để điền vào cột A và B của bảng sau

a) Ưa sống ở những nơi khô ráo

b) Bắt mồi trên cạn

c) Thích phơi nắng – Trú đông trong các hốc đất

d) Đi bắt mồi về ban ngày

e) Đi bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm

f) Ưa sống ở những nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước

g) Bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước

h) Thích ở những nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn

Trả lời:

Bảng. So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng và điền vào bảng sau

II. Cấu tạo và di chuyển (trang 87 VBT Sinh học 7)

1. (trang 87 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 38.1 (SGK), lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau (những câu lựa chọn trong SGK)

Trả lời:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn

2. (trang 87 VBT Sinh học 7): Thảo luận nhóm: dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Em hãy điền những điểm cấu tạo ngoài giống nhau và khác nhau giữa ếch đồng với thằn lằn vào bảng sau bằng cách điền dấu (+) vào ô trống.

Trả lời:

Bảng. So sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng với thằn lằn

Câu hỏi (trang 88 VBT Sinh học 7)

1. (trang 88 VBT Sinh học 7): Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.

Trả lời:

– Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước

– Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

– Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

– Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

– Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển

– Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn

2. (trang 88 VBT Sinh học 7): Miêu tả thứ thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau? Xác định vai trò của thân và đuôi. (Quan sát hình 38.2 SGK để trả lời câu hỏi).

Trả lời:

Miêu tả hoạt động của thằn lằn khi bò: khi thằn lằn uốn sang phải thì đuôi uốn sang trái, chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước (và ngược lại). Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất, sự di chuyển của chi giống hệt người leo thang.

Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 (VBT Sinh học 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Trang 49 Sgk Sinh Học Lớp 7: Giun Đũa Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 7

Giải bài tập trang 49 SGK Sinh học lớp 7: Giun đũa Giải bài tập môn Sinh học lớp 7

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 49 SGK Sinh học lớp 7: Giun đũa

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 49 SGK Sinh học lớp 7: Giun đũa là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức bài học thông qua việc nhắc lại kiến thức trọng tâm và giải bài tập trong SGK. Mời các bạn tham khảo.

Giáo án Sinh học lớp 7 bài Giun đũa

A. Tóm tắt lý thuyết Giun đũa sinh lớp 7

Cơ thế giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hoá trong ruột non người (hình 13.1).

II – CẤU TẠO TRONG VÀ DI CHUYỂN

Cơ thế giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hoá bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như túi chỉ trắng ớ xung quanh ruột (hình 13.2).

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn. Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều.

1. Cơ quan sinh dục

Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: cái 2 ống, đực 1 ống và dài hơn chiểu dài cơ thể.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng trứng rất lớn lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày).

2. Vòng đời giun đũa

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng (hình 13.3). Người ăn phải trứng (qua rau sông, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.

B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 7 trang 49: Giun đũa

Bài 1: (trang 49 SGK Sinh 7)

Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ

Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại (Tiết diện ngang hình tròn)

Các giác bám phát triển

Có lớp vỏ bọc cuticun bọc ngoài cơ thể

Có 2 nhánh ruột vừa tiêu hóa vứa dẫn thức ăn vừa nuôi cơ thể, không có hậu môn.

Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn

Sinh sản: Lưỡng tính (Có bộ phận sinh dục đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ 4000 trứng một ngày.

Sinh sản: Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200.000 trứng một ngày.

Bài 2: (trang 49 SGK Sinh 7)

Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Chúng lấy chất dinh dưỡng của người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rửa tay trước khi ăn,…) đi vào người khác.

Bài 3: (trang 49 SGK Sinh 7)

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí. Nhà vệ sinh phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 7 Trang 93

Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 93: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 93: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 93 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 93: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

A. Tóm tắt lý thuyết: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Sâu bọ rất đa dạng về: số loài, cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Chúng phân bố rộng khắp các môi trường sống trên hành tinh của chúng ta.

Sâu bọ có các đặc điểm chung như: cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí. Sâu bọ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Một số sâu bọ làm hại đáng kể cây trồng nói riêng và nền sản xuất nông nghiệp nói chung.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 93 Sinh học lớp 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Bài 1: (trang 93 SGK Sinh 7)

Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Nói chung ở các địa phương thường có các loài ong, kiến, mối, bướm, dế, bọ ngựa, đom đóm, châu chấu, cào cào. Các em cần tìm hiểu để nêu lên được các tập tính (săn mồi, tự vệ, sống thành xã hội, chăm sóc con non…) của các loài nêu trên.

Bài 2: (trang 93 SGK Sinh 7)

Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Sâu bọ có 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh (ở Giáp xác không có)

Bài 3: (trang 93 SGK Sinh 7)

Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 trang 93: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.