Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 10 / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Vbt Sinh Học Lớp 9 Bài 10: Giảm Phân

Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

Bài tập môn Sinh học lớp 9

Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 10: Giảm phân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1 trang 24-25 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin SGK hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 10.

Trả lời:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân

-NST kép co ngắn đóng xoắn

-Xảy ra sự tiếp hợp và bắt chéo của các NST kép tương đồng theo chiều dọc.

– NST kép co ngắn đóng xoắn.

-Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau, xếp thành 2 hành dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-Các NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về hai cực của tế bào.

-2 cromatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và theo thoi phân bào di chuyển về 2 cực của tế bào.

-Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội kép.

-Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân chứa bộ NST đơn bội.

Bài tập 2 trang 25 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa lần phân bào II của giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

+ Giống nhau:

Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

Kì giữa: NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau: 2 crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào

+ Khác nhau:

Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống tế bào mẹ. Kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Bài tập 3 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra ……….. tế bào con đều mang bộ NST ………….., …………., nghĩa là số lượng NST giảm đi ………….. ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Trả lời:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Bài tập 4 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các …………………….. ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp ……………. ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra ………………………………………… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST …………….. nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép ………………… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Trả lời:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đươn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Bài tập 5 trang 26 VBT Sinh học 9: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Trả lời:

Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

+ Giảm phân I:

– Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng

– Kì giữa: NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại, các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau. NST kép tập trung thành hai hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: NST kép trong phân li độc lập về hai cực của tế bào

– Kì cuối: các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành

+ Giảm phân II:

– Kì đầu: NST kép co ngắn đóng xoắn

– Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: 2 crômatit của từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

– Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành.

Bài tập 6 trang 27 VBT Sinh học 9: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Trả lời:

Trong kì sau của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào, kết thúc giảm phân I tạo nên hai tế bào con có bộ NST đơn bội kép khác nhau, đây là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân

Bài tập 7 trang 27 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Trả lời:

+ Giống nhau:

– Đều gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

– Đều có sự tham gia của thoi phân bào

– Đều có sự thay đổi hình thái NST (co, duỗi xoắn)

– Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân, NST kép đều tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau của giảm phân II và nguyên phân đều có sự tách nhau tại tâm động của 2 crômatit của từng NST kép thành 2 NST đơn

– Đều có sự biến mất rồi xuất hiện lại của màng nhân, nhân con

+ Khác nhau:

– Giảm phân được chia thành giảm phân I và giảm phân II

– Kì đầu của giảm phân I có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST kép trong cặp tương đồng

– Tại kì giữa của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng tách rời nhau, tập trung thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên hai tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ

– Kết thúc giảm phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ.

Bài tập 8 trang 27 VBT Sinh học 9: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? (Hãy đánh dấu x vào đầu ý lựa chọn).

A.2; B. 4; C. 8; D.16

Trả lời:

Chọn đáp án C. 8

Vì: Tế bào ruồi giấm ở kì đầu của giảm phân II có 4 NST kép; ở kì sau 2 crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, từ 4 NST kép tách thành 8 NST đơn. Như vậy, tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn.

Vbt Sinh Học 9 Bài 10: Giảm Phân

VBT Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 24-25 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin SGK hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 10.

Lời giải:

Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân

Bài tập 2 trang 25 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa lần phân bào II của giảm phân và nguyên phân.

Lời giải:

+ Giống nhau:

Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

Kì giữa: NST kép tập trung thành 1 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau: 2 crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào

+ Khác nhau:

Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống nhau và giống tế bào mẹ. Kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra ……….. tế bào con đều mang bộ NST ………….., …………., nghĩa là số lượng NST giảm đi ………….. ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Lời giải:

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, n NST, nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.

Bài tập 2 trang 26 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các …………………….. ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp ……………. ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra ………………………………………… đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST …………….. nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành …………… ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép ………………… thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

Lời giải:

Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là : sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng đi về hai cực tế bào và khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đươn bội (n NST) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Còn ở giảm phân II, đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào; tiếp theo là kì sau, hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào. Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n NST.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 26 VBT Sinh học 9: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Lời giải:

Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

* Giảm phân I:

– Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng

– Kì giữa: NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại, các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau. NST kép tập trung thành hai hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: NST kép trong phân li độc lập về hai cực của tế bào

– Kì cuối: các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành

* Giảm phân II:

– Kì đầu: NST kép co ngắn đóng xoắn

– Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau: 2 crômatit của từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

– Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành.

Bài tập 2 trang 27 VBT Sinh học 9: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Lời giải:

Trong kì sau của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào, kết thúc giảm phân I tạo nên hai tế bào con có bộ NST đơn bội kép khác nhau, đây là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ n NST ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân

Bài tập 3 trang 27 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Lời giải:

* Giống nhau:

– Đều gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

– Đều có sự thay đổi hình thái NST (co, duỗi xoắn)

– Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân, NST kép đều tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kì sau của giảm phân II và nguyên phân đều có sự tách nhau tại tâm động của 2 crômatit của từng NST kép thành 2 NST đơn

– Đều có sự biến mất rồi xuất hiện lại của màng nhân, nhân con

* Khác nhau:

– Giảm phân được chia thành giảm phân I và giảm phân II

– Kì đầu của giảm phân I có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của NST kép trong cặp tương đồng

– Tại kì giữa của giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng tách rời nhau, tập trung thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

– Kết thúc nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành nên hai tế bào con có bộ NST lưỡng bội giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ

– Kết thúc giảm phân, từ 1 tế bào mẹ hình thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm một nửa so với tế bào mẹ.

Bài tập 4 trang 27 VBT Sinh học 9: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? (Hãy đánh dấu x vào đầu ý lựa chọn).

A.2 ; B. 4 ; C. 8 ; D.16

Lời giải:

Chọn đáp án C. 8

Vì: Tế bào ruồi giấm ở kì đầu của giảm phân II có 4 NST kép; ở kì sau 2 crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, từ 4 NST kép tách thành 8 NST đơn. Như vậy, tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn.

Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 10 Nâng Cao Bài 9: Prôtêin

– Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: Axit amin, pôlipeptit và prôtêin.

Phương pháp giải

– Cấu trúc bậc một: + Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc 1 của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

+ Phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng phân tử prôtêin phức tạp có số lượng axit amin rất lớn. Ví dụ, prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển colestêrôn trong máu người, apôlipôprôtêin, có tới 4636 axit amin.

– Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2.

– Cấu trúc bậc ba và bậc bốn:

+ Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.

+ Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipetit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4.

+ Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng là prôtêin đã mất chức năng sinh học.

– Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH … có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của prôtêin.

Hướng dẫn giải

– Công thức tống quát của axit amin:

– Sự hình thành liên kết peptit:

– Phân biệt các khái niệm:

Axit amin là phân tử có chứa nhóm amin (-NH2) và nhóm cacbôxyl (-COOH) và nhóm thứ 3 được kí hiệu là R.

Pôlipeptit là chuỗi có nhiều axit amin liên kết với nhau.

Prôtêin là cấu trúc đại phân tử (được cấu tạo từ các đơn phân là các axit amin) có khối lượng phân tử đạt tới hàng nghìn, hàng chục nghìn đơn vị cacbon và có cấu trúc rất phức tạp.

– Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin. Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin.

Phương pháp giải

– Cấu trúc bậc một: + Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc 1 của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

+ Phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng phân tử prôtêin phức tạp có số lượng axit amin rất lớn. Ví dụ, prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển colestêrôn trong máu người, apôlipôprôtêin, có tới 4636 axit amin.

– Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2.

– Cấu trúc bậc ba và bậc bốn:

+ Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.

+ Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipetit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4.

+ Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng là prôtêin đã mất chức năng sinh học.

– Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH … có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của prôtêin.

Hướng dẫn giải

– Phân biệt cấu trúc các bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin:

+ Cấu trúc bậc 1: Được hình thành do số lượng và trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

+ Cấu trúc bậc 2: Là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau. Cấu trúc bậc 2 có dạng xoắn alpha hoặc gấp nếp bêta.

+ Cấu trúc bậc 3: Là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp (đặc trưng cho mỗi loại prôtêin) tạo thành khối hình cầu.

+ Cấu trúc bậc 4: Là khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau để tạo phức hợp prôtêin lớn hơn.

– Các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin:

Liên kết peptit: Là liên kết giữa nhóm COOH của một axit amin với nhóm NH2 của axit amin bên cạnh.

Liên kết hiđrô: Là liên kết giữa các nhóm peptit gần nhau.

Chọn câu đúng. Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi:

a) Nhóm amin của các axit amin.

b) Nhóm R- của các axit amin.

c) Liên kết peptit.

d) Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.

Phương pháp giải

– Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.

Hướng dẫn giải

– Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.

Chọn câu đúng. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi:

a) Liên kết phân cực của các phân tử nước.

b) Nhiệt độ cao.

c) Sự có mặt của khí O 2.

d) Sự có mặt của khí CO 2.

Phương pháp giải

– Khái niệm sự biến tính: Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý như tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học… hay tác nhân hóa học như axit, kiềm mạnh, muối kim loại nặng,… các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn của protein bị biến đổi nhưng không phá vỡ cấu trúc bậc một của nó, kèm theo đó là sự thay đổi các tính chất của protein so với ban đầu.

Hướng dẫn giải

Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi nhiệt độ cao.

Đáp án b

Giải Bài Tập Trang 56 Sgk Sinh Lớp 9: Protein Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 9

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein Giải bài tập môn Sinh học lớp 9

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein

Giải bài tập trang 56 SGK Sinh lớp 9: Protein được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu trúc và chức năng của protein trong giáo trình giảng dạy môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 50 SGK Sinh lớp 9: ADN và bản chất của gen Giải bài tập trang 53 SGK Sinh lớp 9: Mối quan hệ giữa gen và ARN

A. Tóm tắt lý thuyết:

Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn (có thể dài tới 0,1 µm, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC). Prôtêin cùng dược cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biểu hiện ở các dạng cấu trúc không gian (hình 18). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.

Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.

Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ: prôtêin hình cầu.

Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

Đối với riêng tế bào và cơ thể, prôtêin có nhiều chức năng quan trọng.

1. Chức năng cấu trúc

Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng nguyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlasen và elastin là thành phần chủ yếu mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông).

2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh được xúc tác các enzim. Bản chất của enzim là prôtêin. Hiện đã biết khoảng 3500 loại enzim mỗi loại tham gia một phản ứng nhất định.

Ví dụ: Trong quá trình tổng hợp phân từ ARN có sự tham gia cùa enzim ARN còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì có sự xúc tác của enzim ribônuclêaza.

Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất:

Các hooc môn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hooc môn phần lớn là prôtêin. Một số hoocmôn ở động vật và ở người là các protein hoạt tính sinh học cao. Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà hàm lượng đường máu, tirôxin điều hoà sức lớn của cơ thể.

Ngoài những chức năng trên nhiều loại prôtêin còn có chức năng khác như bảo vệ cơ thể (các kháng thể), vận động của tế bào và cơ thể. Lúc cơ thể thiếu hụt gluxit với lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9:

Bài 1: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?

Đáp án bài 1:

Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau, do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein.

Còn tính đặc thù của protein được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó (cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3, 4)

Bài 2: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Đáp án bài 2:

Bài 3: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc 2

c) Cấu trúc bậc 3; d) Cấu trúc bậc 4

Đáp án đúng: a. cấu trúc bậc 1

Bài 4: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

a) Cấu trúc bậc 1; b) Cấu trúc bậc i và 2

c) Cấu trúc bậc 2 và 3; d) Cấu trúc bậc 3 và 4.

Đáp án đúng: d. cấu trúc bậc 3, bậc 4

Bài 5: (SGK Sinh 9 – Prôtêin)

Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:

1. Prôtêin cấu trúc như thế nào?

1. Prôtêin là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 4 nguyên tố c, H, o, N và có thể có một vài nguyên tố khác.

2. Prôtéin là đại phân tử, khối lượng có thể đạt tới hàng triệu đvC.

3. Prôtêin được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm đơn phân.

4. Các đơn phân cấu trúc nên prôtêin cũng là các nuclêôtit.

a) 1, 3, 4; b) 2, 3, 4; c) 1, 2, 3; d) 1, 2

2. Tính đặc thù của prôtêin được biểu hiện như thế nào?

a) Ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin

b) Ở các dạng cuấ trúc không gian của protein

c) Ở chức năng của protein

d) cả a và b

Đáp án bài 5: 1 – c; 2 – d