Giải Bài Tập Sinh Lớp 11 Bài 27 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Trả Lời Câu Hỏi Sinh Học 11 Bài 27 Trang 112

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 27 Trang 112: – Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?

– Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?

– Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời

– Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận:

+ Thụ quan đau ở da,

+ Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy,

+ Tủy sống,

+ Sợi vận động của dây thần kinh tủy

+ Các cơ ở ngón tay.

– Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.

– Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững.

Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Bài 27 Trang 112: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.

– Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?

– Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.

– Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.

– Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?

Trả lời

– Có phản ứng là bỏ chạy.

– Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay.

– Các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất khác nhau như; nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn cắn rất nguy hiểm, chó dại có vi trùng gây bệnh dại, nôn bỏ chạy hay nên chông lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuôi theo…

– Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.

Giải Bài Tập Trang 27 Sgk Sinh Lớp 8: Bộ Xương Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 8

Giải bài tập trang 27 SGK Sinh lớp 8: Bộ xương Giải bài tập môn Sinh học lớp 8

Giải bài tập trang 27 SGK Sinh lớp 8: Bộ xương

Giải bài tập trang 17 SGK Sinh lớp 8: Mô Giải bài tập trang 23 SGK Sinh lớp 8: Phản xạ

A. Tóm tắt lý thuyết:

Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp khửu tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ

Các phần chính của bộ xương:

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay, xương chân).

Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thanh 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phần hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Phân biệt các loại xương

Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân biệt ba loại xương là:

Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…

Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay…

Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 27 Sinh Học lớp 8:

Bài 1: (trang 27 SGK Sinh 8)

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Bộ xương người gồm 3 phần:

Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.

Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).

Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

Bài 2: (trang 27 SGK Sinh 8)

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người:

Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Bài 3: (trang 27 SGK Sinh 8)

Nêu rõ vai trò của từng loại khớp.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Vai trò của các loại khớp:

Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.

Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.

Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

Giải Bài Tập Môn Hóa Học Lớp 11 Bài 27: Luyện Tập Ankan Và Xicloankan

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

Hướng dẫn giải KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Ankan bài tập lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

a) Phản ứng thế nguyên tử hidro bằng nguyên tử halogen

Trong phòng thí nghiệm:

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Bài 1. Viết các công thức cấu tạo của các ankan sau: pentan, 2-metylbutan, isobutan. Các chất trên còn có tên gọi nào khác không? Hướng dẫn giải: Bài 2: Ankan Y mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C2H5

Từ cacbua kim loại để điều chế metan:

Hướng dẫn giải:

Xicloankan

a) Các xicloankan có tính chất tương tự ankan: thế nguyên tử H.

b) Các xicloankan vòng 3 hoặc 4 cạnh có phản ứng cộng mở vòng

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 3,36,lít hỗ hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. Hướng dẫn giải:

Các xicloankan vòng 4 cạnh trở lên không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên chất Y

b) Viết phương trình hóa học phản ứng của Y với clo khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng.

Gọi số mol của metan là x, số mol của etan là y

n A = 0,150 mol = x+ y (1)

= 0,20 mol = x + 2y (2)

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Sinh Học Lớp 11 Trang 27, 31 Bài 5 + 6: Vai Trò Của Các Nguyên Tố Khoáng

1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.

a. Định nghĩa

Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

b. Phân loại

Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

Nguyên tố vi lượng gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.

Ví dụ:

Thiếu đạm (N): Lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

Thiếu lân (P): Lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

Thiếu Kali: Ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

Thiếu Ca: Ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.

a. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây: Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

b. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút (bệnh thống phong).

Câu 1: Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4.1 có thể rút ra nhận xét gì ?

Thiếu nguyên tố Nitơ là một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trưởng dinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng kém (hình 4.1 SGK: Chậu ở giữa).

Hình 4.1 Cây lúa trồng trong các dung dịch khác nhau

Đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu

Thiếu một số dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Câu 2: Dựa theo nội dung của bảng 4. Hãy khái quát vai trò của các nguvên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:

Các nguyên tố đại lượng là thành phần của các đại nguyên tử trong tế bào (prôtêin, axit nuclêic. lipit..) có vai trò cấu trúc trong tế bào, có ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.

Các nguyên tố vi lượng là thành phần của hầu hết các enzim, hoạt hóa các enzim…

Câu 3: Dựa vào hình 4.3 hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.

Bón phân với liều lượng tối ưu bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trưởng.

Giải bài tập trang 24 SGK Sinh học lớp 11

Bài 1. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng ?

Cần phàì bón phân với liều lượng hợp lí (tối ưu) tùy thuộc vào loại phân bón, giống và loài cây trồng là để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Bài 2. Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoảng ở trong đất từ đạm không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây? Trả lời:

Các biện pháp giúp cho các quá trình chuyển hóa các hợp chẩt khoáng khó tan cây không hấp thụ được thành dạng ion cây dễ hấp thụ là: làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đấu cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua..