Giải Bài Tập Sử Bài 5 Lớp 11 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 5 Bài 11: Ôn Tập

Ôn tập Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 11

Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 11: Ôn tập Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trang 24, 25, 26 VBT Lịch sử 5 cho các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 5. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải Vở bài tập Lịch sử lớp 5 bài 11

Câu 1 trang 24 Vở bài tập Lịch sử 5

Trả lời:

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

1885 – cuối thế kỉ XIX

Pháp từng bước xâm chiếm và biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 2 trang 25 Vở bài tập Lịch sử 5

Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

– Họ đều là những người trí thức yêu nước. Mong muốn đất nước được tự do, phát triển.

Câu 3 trang 25 Vở bài tập Lịch sử 5

Hãy viết về một sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945 mà em nhớ nhất.

Trả lời:

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực. Nhân dân đã đấu tranh kiên cướng chống ách đô hộ của Pháp nhưng do chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đúng đắn nên đều đưa đến thất bại. Trước hoàn cảnh đó, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và cho đến 30 năm sau Người mới được trở về Tổ quốc thân yêu. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường. Quyết tâm cháy bỏng của Người cho đến nay vẫn còn sống mãi: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.

Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Ôi nhớ những năm nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”.

Các câu thơ trên miêu tả nỗi thống khổ của nhân dân ta trong thời kì nào?

Trả lời:

Câu thơ trên miêu tả nỗi thống khổ của nhân dân ta thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 5 trang 26 Vở bài tập Lịch sử 5

Ảnh bến cảng Nhà Rồng

Ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Trả lời:

Hình ảnh 1: Ngày 5/6/1911, Văn Ba rời tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.

Hình ảnh 2: Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 11

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Giải vở bài tập Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

Bài 1 trang 29 VBT Lịch Sử 7

Hãy viết tiếp vào các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

– Tài chính trong nước

– Nội bộ triều đình

– Đời sống nhân dân

– Tình hình biên cương

Lời giải:

– Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

– Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

– Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

– Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về âm mưu chuẩn bị đánh Đại Việt của nhà Tống:

b) Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây:

– Đợi giặc

– Đánh trước

– Thế mạnh

– Chiến thắng

– Sẵn sàng

“Ngồi yên…, không bằng đem quân…để chặn…của giặc”

Lời giải:

a) Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

b) “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Bài 3 trang 30-31 VBT Lịch Sử 7

a) Dùng bút chì sáp mùa vẽ các đường tiên công của quân ta vào lược đồ trận tấn công Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm.

Lời giải:

Bài 4 trang 31 VBT Lịch Sử 7

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu biểu thị quân dân Đại Việt chủ động tiến công nhà Tống là để phòng ngự:

b) Sau khi tiêu diệt xong thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì để chóng quân Tống. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn:

c) Cho quân nghỉ ngơi và nghĩ rằng quân Tống chưa thể đánh Đại Việt ngay.

d) Cho rằng quân nhà Tống sẽ sang báo thù ngay nên ráo riết bố phòng xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

Xây dựng pháo đài ở kinh thành Thăng Long.

Lời giải:

a) Chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho tàng của giặc; đánh xong là rút quân về ngay.

b) B

Bài 5 trang 31-32 VBT Lịch Sử 7

a) Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bài thơ trên nói lên điều gì?

b) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về lí do Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa khi quân Tống đang thua to:

Lời giải:

a) Bài thơ khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt là bất khả xâm phạm. Hành động xâm lược của quân giặc là đi ngược lẽ trời và chúng ắt phải nhận quả báo.

b) Quân dân Đại Việt đã mệt mỏi vì lương thực, vũ khí cạn kiệt, không muốn đánh nhau nữa.

Bài 6 trang 32 VBT Lịch Sử 7

a) Sau một lần tấn công thất bại ở Như Nguyệt, Quách Quỳ ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Điều này có ảnh hưởng gì đến thất bại cuối cùng của quân Tống?

b) Tại sao nói trận đánh ở Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Lời giải:

a) Hành động của Quách Quỳ làm quân Tống ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. Tinh thần chiến đấu của quân Tống suy giảm.

b) Bởi vì sau trận đánh, quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

Bài 7 trang 32 VBT Lịch Sử 7

– Nhà Lý thành lập

– Đổi tên nước là Đại Việt

– Tấn công thành Ung Châu

– Chiến thắng ở Như Nguyệt

– Năm 1054

– Năm 1009

– Năm 1100

– Năm 1075

– Năm 1077

– Năm 1200

Lời giải:

– Năm 1009: Nhà Lý thành lập

– Năm 1054: Đổi tên nước là Đại việt

– Năm 1075: Tấn công thành Ung Châu

– Năm 1077: Chiến thắng ở Như Nguyệt

………………….

{ Sử 7} Bài 11

Miêu tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến sông Như Nguyệt. – Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân thời Lý. – Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.

1/ Kháng chiến bùng nổ a/ Nhà Lý chuẩn bị kháng chiến:

– Đem quân mai phục vùng biên giới Việt -Tống ( chủ yếu là các tù trưởng trấn giữ các nơi hiểm yếu gần biên giới).

– Đường thủy: Lý Kế Nguyên chỉ huy.

– Đường bộ: Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy giữ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

b/Quân Tống xâm lược nước ta.

– Cuối 1076 quân Tống kéo vào nước ta với lực lượng hùng mạnh.

– Đường bộ: Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

– Tháng 1/1077 quân Tống bị chặn đứng ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, đạo quân đường thủy bị Lý Kế Nguyên đánh bại

2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

– Quân Tống vượt sông Như Nguyệt đánh vào phòng tuyến nước ta nhưng bị đẩy lùi.

-Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấucủa quân dân ta, Lý Thường Kiệt cho người đọc bài thơ thần “Sông núi nước Nam”

– Cuối 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công tiêu diệt quân Tống và chủ động giảng hòa cho chúng rút về nước.

– Kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Ngyên nhân thắng lợi:

– Lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

-Sự đoàn kết dân tộc.

-Tài lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc.

* Ý nghĩa : là một trong những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc

Củng cố:

– Sử dụng lược đồ trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt?

– Em hãy nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt? Hướng dẫn học bài

– Ôn lại toàn bộ chương I, bài 10,11​

Tác giả: NGUYỄN THANH HÒA

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn Tập Lịch Sử Thế Giới Cận Đại

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Câu 1 (trang 46 sgk Sử 11):Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?

Lời giải:

– Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề:

* Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

* Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 2 (trang 46 sgk Sử 11):Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…)

Lời giải:

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhiệm vụ và mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.

Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế

Lãnh đạo CM

Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân

Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ

Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân

Hình thức

Nội chiến.

cách mạng giải phóng dân tộc.

Nội chiến + chiến tranh vệ quốc

Kết quả

Thiết lập nền Quân chủ lập hiến

Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì

Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ

Ý nghĩa

Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 3 (trang 46 sgk Sử 11):Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Lời giải:

– Mác có đưa ra kết luận trong những bài viết của mình:

Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột.

– Phri-đrích Ăng-ghen cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư bản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

– Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”

– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.

– Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Câu 4 (trang 46 sgk Sử 11):Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lời giải:

– Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

– Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Câu 5 (trang 46 sgk Sử 11):Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.

Lời giải:

– Khoảng giữa thế kỉ XIX:

+ Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

– Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

+ Ở Ấn Độ:

* 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

* 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

* 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

+ Ở Trung Quốc:

* 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

* 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

+ Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

* 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

* Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

* Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

+ Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.