Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Luyện Tập / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 Luyện Từ Và Câu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Chọn các từ tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái để điền vào từng chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau :

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Mình là một học sinh có lòng ……….. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minhkhông ……….. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm ……….. nhất cũng dần dần thấy ……….. hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào ……….. Lớp 4A chúng em rất ……….. về bạn Minh.

Phương pháp giải:

– Tự tin: tin vào bản thân mình

– Tự ti: tự đánh giá thấp mình nên tỏ ra thiếu tự tin

– Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình

– Tự kiêu: tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác.

– Tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện vì cái mình có.

– Tự ái:do quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu, khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

Lời giải chi tiết:

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bọn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bọn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

Câu 2 Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Nối từ ở cột B với nghĩa của từ đó ở cột A :

a-1; b-3; c-5; d-2; e-4.

b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm

b) Trung có nghĩa là “một lòng dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

Câu 4 Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3 : Phương pháp giải:

Em lựa chọn từ rồi đặt câu.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3:

– Trung thu, trăng sáng vằng vặc, soi rõ sân nhà em.

– Bạn Khang là một học sinh có học lực trung bình của lớp.

– Phương Trinh học giỏi lại vui tính nên luôn là trung tâm của lớp.

– Trong thời phong kiến, các vị quan rất trung thành với vua chúa.

– Phụ nữ miền Nam rất trung hậu, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ

– Trung thực là một trong những đức tính tốt.

chúng tôi

Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Luyện Từ Và Câu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

M: hữu nghị, …………

b) Hữu có nghĩa là có:

M: hữu ích, ………….

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Hữu có nghĩa là “bạn bè” : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu, bạn hữu, hữu hảo

b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.

M: hợp tác, …………………

b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi,…. nào đó.

M: thích hợp,……………….

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực

b) Hợp có nghĩa là ” đúng với yêu cầu, đòi hỏi, …. nào đó”: thích hợp, hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí, hợp pháp.

Câu 3 Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2 Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

– Đặt câu với từ ở bài tập 1 :

Nhóm 1 :

+ Nước Việt Nam ta luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị với các nước láng giềng.

+ Ba của bạn Tâm là chiến hữu của ba bạn Lan.

+ Lâu lắm mới về thăm quê nên ba em rất nóng lòng được đi thăm bạn bè thân hữu.

+ Quan hệ giữa nước ta và nước Lào rất hữu hảo.

+ Tình bằng hữu của Sinh và Lâm thật bền chặt.

+ Đã là bạn hữu thì phải kề vai sát cánh, giúp đỡ lẫn nhau.

Nhóm 2 :

+ Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.

+ Cây gừng trị ho rất hữu hiệu.

+ Phong cảnh ở đây thật hữu tình.

+ Phải suy nghĩ làm sao để sử dụng số tiền ấy thật hữu dụng.

– Đặt câu với từ ở bài tập 2 :

Nhóm 1 :

+ Trong công việc cần phải hợp tác với nhau để đạt kết quả tốt nhất.

+ Ba tổ chức riêng lẻ giờ đã hợp nhất.

+ Cả lớp hợp ý, hợp lưc với nhau để cho ra tờ báo tường.

Nhóm 2 :

+ Ông ấy giải quyết công việc hợp tình, hợp lí.

+ Ba nói chị Lan có nhiều tư chất phù hợp để trở thành giáo viên.

+ Anh ta có suy nghĩ rất hợp thời.

+ Lá phiếu này hợp lệ.

+ Kinh doanh cần phải hợp pháp.

+ Khí hậu ở Đà Lạt rất mát mẻ, phù hợp với sức khỏe của má Liên.

b) Kề vai sát cánh

c) Chung lưng đấu sức

Phương pháp giải:

– Bốn biển một nhà: Người ở khắp mọi nơi đoàn kết như người trong cùng một gia đình, thống nhất về một mối.

– Kề vai sát cánh: cùng bên nhau, cùng chung sức làm một việc gì đó, góp phần vì mục đích chung.

– Chung lưng đấu sức: cùng nhau góp công góp sức vì công việc chung.

Lời giải chi tiết:

a) Bốn biển một nhà.

– Trong trại hè năm ấy, chúng tôi mỗi đứa một nơi, hội tụ về đây anh em bốn biển môt nhà.

b) Kề vai sát cánh.

– Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong công việc.

c) Chung lưng đấu sức.

– Để có được thành quả như ngày hôm nay, toàn thể mọi người đã phải chung lưng đấu sức với nhau, cùng vượt qua khó khăn, thử thách.

chúng tôi

Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Luyện Từ Và Câu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

– Ba và má : …………

– Ba tuổi : số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

– Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.

– Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm lõi dây điện và chế hợp kim.

– Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam

– Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc.

– Đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

– Ba và má: Bố, cha, thầy – một trong những cách xưng hô đối với người sinh ra mình.

– Ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Câu 2 Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.

M : – Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.

– Cờ vua là một môn thể thao đuợc nhiều người yêu thích

Phương pháp giải:

Em tìm những từ có chứa các tiếng bàn, cờ, nước nhưng mang nghĩa khác nhau rồi đặt câu với các tiếng vừa tìm được.

Lời giải chi tiết: bàn

– Sau khi học bài xong, em dọn dẹp sách, vở, xếp bàn ghế cẩn thận.

– Nhóm bạn của Lan đang bàn nhau tìm cách giúp đỡ Hoàng học tốt môn Toán.

cờ

– Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta.

– Ông nội và ông Tư hàng xóm thường đánh cờ tướng vào mỗi sáng.

nước

– Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe.

– Nước ta có hình cong như chữ S.

Câu 3

Đọc mẩu chuyện vui Tiền tiêu (Tiếng Việt 5, tập một, trang 52) và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng. Ghi lời giải thích của em vào chỗ trống.

Tiền tiêu

Nam: – Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy!

Bắc: – Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội?

Nam: – Đủng rồi, thư trước ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.” Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc!

Bắc: !!!

Phương pháp giải:

Con chú ý đến từ “tiền tiên” theo cách hiểu của Nam và theo các hiểu đúng nghĩa công việc của bố Nam.

Lời giải chi tiết:

– Nam nhầm lẫn từ “tiêu” trong cụm từ “tiền tiêu” (tiền để tiêu) với tiếng “tiêu” trong từ đồng âm “tiền tiêu” (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch).

Câu 4 Giải các câu đố sau :

a)

Trùng trục như con chó thui

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

Là con……..

b)

Hai cây cùng có một tên

Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường

Cây này bảo vệ quê hương

Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.

Là cây…..

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu đố để giải.

Lời giải chi tiết:

a) Là con: Chó thui

b) Là cây: hoa súng và cây súng

chúng tôi

Giải Câu 1, 2, 3 Vbt Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Luyện Từ Và Câu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

– Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,… về một người nào đó cho người khác biết.

Trả lời: 2. Đọc lại ba câu văn ở bài tập 1, gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? Gợi ý:

Con phân tích các thành phần trong câu.

Trả lời:

– Trong câu thứ nhất:

Đây

+ Bộ phận chủ ngữ “Đây” trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ “là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta” trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

– Trong câu thứ hai:

Bạn Diệu Chi

+ Bộ phận chủ ngữ “Bạn Diệu Chi” trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ “là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công” trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

– Trong câu thứ ba:

Bạn ấy

+ Bộ phận chủ ngữ “Bạn ấy” trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ “là một họa sĩ nhỏ đấy” trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

– Kiểu câu Ai làm gì? -► Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì ?

– Kiểu câu Ai là gì? -► Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì ? (là ai ? là con gì?)

– Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

– Lá là lịch của cây.

– Cây lại là lịch đốt.

– Trăng lặn rồi trăng mọc

Là lịch của bầu trời.

– Bà tính nhẩm Mẹ ơi,

Mười ngón tay là lịch

– Con tới lớp, tới trường

Lịch lại là trang sách.

– Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

Gợi ý:

– Em tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

– Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

Trả lời: 2. Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em). Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

chúng tôi