Giải Bài Tập Toán Hình 6 Bài Nửa Mặt Phẳng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Sbt Toán Hình 6 Bài 1: Nửa Mặt Phẳng

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 1: Nửa mặt phẳng

Giải bài tập môn Toán Hình lớp 6

Bài tập môn Toán lớp 6

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng

Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 – Đoạn thẳng

Câu 1: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC đều cắt đường thẳng a. Hỏi đoạn thắng AC có cắt đường thẳng a hay không? Vì sao?

Giải

Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

Cả hai đoạn thẳng AB và BC đều cắt đường thẳng a.

Nên điểm B và hai điểm A và C nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa đường thẳng a nên A và C cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ a. Vậy đoạn thẳng AC không cắt đường thẳng a.

Câu 2: Cho bốn điển A, B, C, D không nằm trên đường thẳng a, trong đó A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a, còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia. Hỏi đường thẳng a cắt đoạn thẳng nào, không cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm A, B, C, D?

Giải

Điểm A, B cùng nằm trên một mặt phẳng bờ a nên đoạn AB không cắt a.

Điểm C, D cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ a nên đoạn CD không cắt a.

Câu 3: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A, B. Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa A và D. Hỏi trong hai tia OC, OD thì tia nào nằm giữa hai tia OA, OB, tia nào không nằm giữa hai tia OA, OB?

Giải

Ta có hình vẽ

Vì C nằm giữa A và B nên tia OC nằm giữa hai tia OA, OB

Vì D không nằm giữa A và B nên tia OD không nằm giữa hai tia OA và OB.

Câu 4: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob. Gọi C là điểm nằm giữa A, và B. Gọi M là điểm không trùng O thuộc tia đối của tia OC.

a) Tia OM có cắt đoạn thẳng AB hay không?

b) Tia OB có cắt đoạn thẳng AM hay không?

c) Tia OA có cắt đoạn thẳng BM hay không?

d) Trong ba tia OA, OB, OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?

Giải

Ta có hình vẽ

a) Tia OM không cắt đoạn AB.

b) Tia OB không cắt đoạn AM.

c) Tia OA không cắt đoạn BM.

d) Trong ba tia OA, OM, OB không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.

Câu 5: Ở hình 1, ba điểm A, B, C thẳng hàng.

a) Gọi tên hai tia đối nhau.

b) Tia BF nằm giữa hai tia nào?

c) Tia BD nằm giữa hai tia nào?

Giải

Trong hình vẽ ta có ba điểm thằng hàng.

a) Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau.

b) Tia BE nằm giữa hai tia BA và BC.

c) Tia BD nằm giữa hai tia BA và BC.

Câu 1.1 trang 81 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

Dựa vào hình bs.1 nối mỗi ý ở cột A với chỉ một ý ở cột B để được kết quả đúng.

1) Hai điểm P, Q

a) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng z, nằm khác phía đối với đường thẳng t

2) Hai điểm P, R

b) thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng t và thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng z

3) Hai điểm Q, R

c) nằm khác phía đối với đường thẳng z và cũng nằm khác phía đối với đường thẳng t

d) thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng z và cùng thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng t

Giải

Nối 1 – d ; 2 – c; 3 – a

Câu 1.2 trang 82 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 6 tập 2

Nhìn hình bs.2 hãy đọc tên một tia nằm giữa hai tia khác

Giải

Tia SU nằm giữa hai tia ST và SV

Tia SU nằm giữa hai tia ST và SW

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SW

Tia SV nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SV nằm giữa hai tia SU và SW

Tia SW nằm giữa hai tia SU và SX

Tia SW nằm giữa hai tia ST và SX

Tia SW nằm giữa hai tia SV và SX

Tia SW nằm giữa hai tia SU và SX

Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Bài 1: Nửa Mặt Phẳng

Sách giải toán 6 Bài 1: Nửa mặt phẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 2 Bài 1 trang 72:

a) Hãy nêu các cách gọi tên khác của hai nửa mặt phẳng (I), (II).

b) Nối M với N, nối M với P. Đoạn thẳng MN có cắt a không ? Đoạn thẳng MP có cắt a không ?

Lời giải

a) Cách gọi tên khác của hai nửa mặt phẳng (I), (II) là: Mặt phẳng (I) là mặt phẳng bờ a chứa điểm N, Mặt phẳng (II) là mặt phẳng bờ a không chứa điểm N.

– Đoạn thẳng MN không cắt a

– Đoạn thẳng MP có cắt a

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 2 Bài 1 trang 73:

Ở hình 3b, tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ?

Ở hình 3c, tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không ? Tia Oz có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ?

Lời giải

– Hình 3b, tia Oz không nằm giữa hai tia 0x, Oy

– Hình 3c, tia Oz không cắt đoạn thẳng MN, tia Oz không nằm giữa hai tia Ox, Oy

Bài 1 (trang 73 SGK Toán 6 tập 2): Hãy nêu một số hình ảnh của mặt phẳng.

Lời giải:

Mặt nước yên lặng, mặt gương, mặt bàn, mặt bảng, bề mặt bức tường, …

Bài 2 (trang 73 SGK Toán 6 tập 2): Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau không?

Lời giải:

Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng, do đó nó là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.

Bài 3 (trang 73 SGK Toán 6 tập 2): Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Bất kỳ đường thằng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai …..

b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB khi tia 0x cắt …..

Lời giải:

a) nửa mặt phẳng đối nhau.

b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.

Bài 4 (trang 73 SGK Toán 6 tập 2): Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thằng a cắt các đoạn thằng AB, AC và không đi qua A, B, C.

a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.

b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a không?

Lời giải

Vẽ hình:

a) Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a là:

– Nửa mặt phẳng bờ a chứa A

– Nửa mặt phẳng bờ a chứa B và C

Bài 5 (trang 73 SGK Toán 6 tập 2): Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM.

Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

Tia OM nằm giữa hai tia OA và OB (vì tia OM cắt đoạn thẳng AB tại điểm M nằm giữa A và B)

Giải Bài Tập Sgk Toán 7 Bài 6: Mặt Phẳng Tọa Độ

a) Viết toạ độ các điểm (M, N,P,Q ) trong hình.

b) Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm (M) và (N); (P) và (Q).

Phương pháp giải

– Cặp (left( {{x_0};{y_0}} right)) được gọi là tọa độ của điểm (M ), trong đó ({{x_0}}) là hoành độ và ({{y_0}}) là tung độ của điểm (M.)

– Kí hiệu (Mleft( {{x_0};{y_0}} right))

Hướng dẫn giải

Câu a: (M(-3; 2); N(2; -3); Q(-2; 0); )(P(0; -2))

Câu b: Ta thấy hoành độ của điểm (M) chính là tung độ của điểm (N) và tung độ của điểm (M) chính là hoành độ của điểm (N).

Hoành độ của điểm (Q) chính là tung độ của điểm (P) và tung độ của điểm (Q) chính là hoành độ của điểm (P).

Vẽ một hệ trục toạ độ (Oxy) và đánh dấu các điểm (Aleft( {3;dfrac{{ – 1}}{2}} right);Bleft( { – 4;dfrac{2}{4}} right);Cleft( {0;2,5} right).)

Phương pháp giải

Biểu diễn điểm (M(a;b)) trên hệ trục tọa độ ta làm như sau:

– Từ (x=a) ta dựng đường thẳng vuông góc với (Ox).

– Từ (y=b) ta dựng đường thẳng vuông góc với (Oy)

Giao điểm của hai đường này là điểm (M).

Hướng dẫn giải

– Cách vẽ:

+ Đánh dấu điểm (A):

Từ (x=3) vẽ đường vuông góc với (Ox); từ (y=- dfrac{1}{2}) vẽ đường vuông góc với (Oy).

Giao điểm hai đường này là điểm (A).

+ Đánh dấu điểm (B):

Từ (x=-4) vẽ đường vuông góc với (Ox); từ (y= dfrac{2}{4}) vẽ đường vuông góc với (Oy).

Giao điểm hai đường này là điểm (B).

+ Đánh dấu điểm (C):

Từ (x=0) vẽ đường vuông góc với (Ox); từ (y=2,5) vẽ đường vuông góc với (Oy).

Giao điểm hai đường này là điểm (C).

Hoặc điểm (C) là điểm biểu diễn số (2,5) trên trục tung (Oy).

a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?

b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải

Muốn tìm tọa độ của một điểm bất kì trong mặt phẳng tọa độ, từ điểm đó ta vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ. Tọa độ giao điểm của các đường vuông góc này với các trục tọa độ cho ta biết tọa độ phải tìm.

Hướng dẫn giải

Câu a: Điểm trên trục hoành có tung độ bằng (0).

Giải thích:

– Tìm tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành như sau:

– Từ điểm đó đến trục hoành ta vẽ đường vuông góc với trục tung. Đường này chính là trục hoành (Ox) và cắt (Oy) tại (O). Vậy điểm trên trục hoành có tung độ bằng (0).

Câu b: Điểm trên trục tung có hoành độ bằng (0).

Giải thích:

– Tìm hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung như sau:

– Từ điểm đó đến trục tung ta vẽ đường vuông góc với trục hoành. Đường này chính là trục tung (Oy) và cắt (Ox) tại (O). Vậy điểm trên trục tung có hoành độ bằng (0).

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật (ABCD) và của hình tam giác (PQR) trong hình (20.)

Phương pháp giải

Từ điểm cần xác định tọa độ ta vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ, xác định giao điểm của các đường này với các trục tọa độ từ đó ta tìm được tọa độ của điểm cần xác định.

Hướng dẫn giải

– Từ các đỉnh của hình chữ nhật (ABCD) và các đỉnh của hình tam giác (PQR) ta vẽ các đường vuông góc xuống các trục (Ox) và (Oy).

– Tọa độ giao điểm của các đường vuông góc với (Ox) và (Oy) cho ta biết hoành độ và tung độ của điểm đó. Vậy tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật (ABCD) là

(A (0,5; 2)); (B (2;2)); (C (2;0)); (D (0,5; 0)).

– Tọa độ các đỉnh của hình (Delta PQR) là:

(P (-3;3)); (Q (-1;1)); (R(-3;1)).

Vẽ một hệ trục tọa độ (Oxy) và đánh dấu các điểm (A(-4; -1); B(-2; -1), C(-2; -3);) ( D(-4; -3).) Tứ giác (ABCD) là hình gì?

Phương pháp giải

Cách biểu diễn (M(a; b)) trên hệ trục tọa độ: Từ hoành độ (x=a) ta vẽ đường vuông góc với (Ox) và từ tung độ (y=b) ta vẽ đường vuông góc với (Oy). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm (M).

Hướng dẫn giải

Vẽ một hệ trục tọa độ (Oxy) (hình vẽ) và đánh dấu các điểm như sau:

– Từ tọa độ của các điểm ta vẽ các đường vuông góc với các trục (Ox,Oy), giao điểm của các đường vuông góc là vị trí các điểm cần đánh dấu.

– Đánh dấu điểm (A(-4; -1)): Từ hoành độ (x=-4) ta vẽ đường vuông góc với (Ox) và từ tung độ (y=-1) ta vẽ đường vuông góc với (Oy). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm (A).

– Tương tự như thế ta đánh dấu các điểm (B,C,D.)

– Theo hình vẽ tứ giác (ABCD) là hình vuông vì có (4) cạnh bằng nhau và (4) góc vuông.

Hàm số (y) được cho trong bảng sau:

a) Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng ((x;y)) của hàm số trên.

b) Vẽ một hệ trục tọa độ (Oxy) và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của (x) và (y) ở câu a.

Phương pháp giải

a) Để viết tất cả các cặp giá trị tương ứng ((x;y)) ta liệt kê các cặp giá trị theo từng cột được cho trong bảng giá trị.

b) Cách biểu diễn (M(a; b)) trên hệ trục tọa độ.

Từ hoành độ (x=a) ta vẽ đường vuông góc với (Ox) và từ tung độ (y=b) ta vẽ đường vuông góc với (Oy). Giao điểm hai đường vuông góc này là điểm (M).

Hướng dẫn giải

Câu a: Tất cả các cặp giá trị tương ứng ((x;y)) là: ((0;0); (1;2); (2; 4); (3; 6);)(, (4; 8).)

Câu b: Gọi (O(0;0), A(1;2); B(2; 4); C(3; 6);)(, D(4; 8).)

Vẽ một hệ trục tọa độ (Oxy) và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của (x) và (y) ở câu a.

– Xác định điểm có cặp giá trị ((0;0)) chính là gốc tọa độ (O)

– Xác định điểm có cặp giá trị ((1;2)): Từ hoành độ (x=1) ta vẽ đường vuông góc với (Ox) và từ tung độ (y=2) ta vẽ đường vuông góc với (Oy). Giao hai đường vuông góc vừa vẽ là điểm cần tìm và kí hiệu là (A(1;2)).

– Tương tự ta xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của (x) và (y) còn lại.

Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (h.21). Hãy cho biết:

a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?

Phương pháp giải

Muốn tìm tọa độ của một điểm bất kì trong mặt phẳng tọa độ, từ điểm đó ta vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ. Giao điểm của các đường vuông góc này với các trục (Ox) và (Oy) cho ta biết hoành độ và tung độ của điểm đó.

Hướng dẫn giải

– Từ điểm biểu diễn của bạn Đào ta vẽ các đường vuông góc với trục tuổi và trục chiều cao, ta có hoành độ và tung độ tương ứng với điểm biểu diễn là (14) và (15).

– Suy ra bạn Đào là (14) tuổi và cao (15) dm.

– Tương tự ta có:

Hồng cao (14) dm, Hoa cao (14) dm và Liên cao (13) dm.

Liên (14) tuổi, Hoa (13) tuổi và Hồng (11) tuổi.

a) Đào là người cao nhất và cao (15) dm.

b) Hồng là người ít tuổi nhất là (11) tuổi.

c) Hồng cao hơn Liên (1) dm và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3) tuổi.

Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 6: Mặt Phẳng Tọa Độ

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 7: Mặt phẳng tọa độ giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 44 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: a. Viết toạ độ các điểm M, N , P , Q trong hình dưới

b. Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N; P và Q

a. Ta có:

M(2;3), N(3;2), P(0;-3), Q(-3;0)

b. Hoành độ của ddiemr M là tung độ của điểm N, tung độ của điểm N là hoành độ của điểm M

Hoành độ của điểm P là tung độ của điểm Q, tung độ của điểm Q là hoành độ của điểm P

Bài 45 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu các điểm:

A(2;-1,5); B (-3;3/2) C(2,5;0)

Bài 46 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem hình dưới hãy cho biết:

a. Tung độ của các điểm A, B

b. Hoành độ của các điểm C, D

c. Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung

Lời giải:

a. Tung độ của điểm A, B bằng 0

b. Hoành độ của điểm C, D bằng 0

c. Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành bằng 0 và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung bằng 0

Bài 47 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ và của tam giác ABC trong hình dưới

Lời giải:

Toạ độ đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là:

M(2;3); N(5;3);P(5;1);Q(2;1)

Toạ độ các đỉnh tam giác ABC là:

A(-3;3);B(-1;2);C(-5;0)

Bài 48 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm

G(-2;-0,5);H(-1;-0,5);I(-1;-1,5);K(-2;-1,5)

Lời giải:

Hình vẽ:

Tứ giác GHIK là hình vuông

Bài 49 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cân nặng và tuổi của 4 bạn được biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ (hình dưới) (mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 năm, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 2,5kg). Hỏi:

a. Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu cân?

b. Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c. Giữa Hương và Liên ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?

a. Bạn Hùng nặng nhất và nặng 40kg

b. Bạn Dũng ít tuổi nhất và có 14 tuổi

c. Bạn Liên nặng hơn bạn Hương nhưng nhỏ hơn bạn Hương

Bài 50 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thư I, III

a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?

Lời giải:

Hình vẽ:

a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng 2.

b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ bằng nhau

Bài 51 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II,IV.

a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?

b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?

Lời giải:

Hình vẽ:

a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng – 2.

b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ đối nhau

Lời giải:

a. Điểm C cách điểm B là 6 ô vuông thì điểm D cách điểm A cũng 6 ô vuông.

Điểm C cách trục hoành 3 ô vuông thì điểm D cách trục hoành 3 ô vuông phía dưới, do đó điểm D(4;-3)

b. Điểm P cách điểm N là 4 ô chéo thì điểm Q cách điểm M cũng 4 ô chéo.

Điểm N cách trục hoành 2 ô vuông thì điểm Q cách trục hoành 2 ô vuông Q(6;2).

Bài 6.1 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp.

a) Mỗi điểm M xác định………….(x_0 ; y_0). Ngược lại, mỗi cặp số (x_0 ; y_0)…………điểm M.

b) Cặp số (x_0 ; y_0) là tọa độ của điểm M, x_0 là…………….và y_0 là…………của điểm M

c) Điểm M có tọa độ……………….. được kí hiệu là M(x_0 ; y_0).

Lời giải:

Bài 6.1 SBT trang 76 toán 7 tập 1.

Bài 6.2 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem hình bs1 và điền Đ, S vào ô trống trong bảng sau:

Lời giải:

1) S; 2) Đ; 3) Đ; 4) S; 5) Đ; 6) S; 7) Đ.

Bài 6.3 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục tọa độ

a)Vẽ một đường thẳng m song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm (0; 3). Em có nhận xét gì về tung độ của các điểm trên đường thẳng m.

b) Vẽ một đường thẳng n vuông góc với trục hoành tại điểm (2; 0). Em có nhận xét gì về hoành độ của các điểm trên đường thẳng n.

Lời giải:

Bài 6.3 SBT trang 77 toán 7 tập 1.

Bài 6.4 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm : M(2; 3); N(-2; 3); P(2; -3); Q(-2; -3). Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:

(A) MP và QP;

(B) MP;

(C) PQ;

(D) NP và MQ.

Lời giải:

Đáp số: (C).