Giải Bài Tập Vật Lý 6 Bài Ròng Rọc Sbt / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Vật Lý 6 Bài 16: Ròng Rọc

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 16: Ròng rọc tổng hợp các kiến thức cơ bản cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 16, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 16.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 16

1. Ròng rọc là gì?

Ròng rọc là một bánh xe, dễ dàng quay được quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo.

2. Các loại ròng rọc

– Ròng rọc cố định (hình a)

Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định.

– Ròng rọc động (hình b)

Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay chuyển động. Khi kéo dây không những ròng rọc quay quanh trục của nó mà còn di chuyển cùng với vật.

3. Tác dụng của ròng rọc

– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi).

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).

4. Lưu ý

Để phát huy tác dụng của ròng rọc người ta thường sử dụng một hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và cả ròng rọc động, hệ thống đó gọi là Palăng.

Trong 1 Palăng có thể có hai hay nhiều ròng rọc cố định và nhiều ròng rọc động.

5. Một số hiện tượng thực tế

B. Phương pháp giải

Cách nhận biết ròng rọc cố định hay ròng rọc động

Căn cứ vào trạng thái của ròng rọc khi hoạt động. Nếu:

– Khi kéo vật, vật chuyển động nhưng ròng rọc đứng yên thì ròng rọc đó là ròng rọc cố định.

– Khi kéo vật, vật vả ròng rọc đều chuyển động thì ròng rọc đó là ròng rọc động.

Lưu ý: Khi dùng ròng rọc, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay đổi quả nặng trên bằng quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Lực đàn hồi của lò xo trong trường hợp này bằng bao nhiêu?

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 16

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về ròng rọc?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

B. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

C. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật

D. Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo

Câu 2: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi

B. Về hướng của lực

C. Về đường đi.

D. Cả 3 đều đúng.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ tên cột cờ thì ta không phải trèo lên cột.

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.

D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.

Câu 4: Tác dụng của ròng rọc

A. Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

C. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Tất cả các câu trên

Câu 5: Ròng rọc được sử dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Kéo một thùng bêtông lên cao để đố trần nhà

B. Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.

C. Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.

D. Tất cả đều sai

Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định.

B. Ròng rọc động,

C. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 8: Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể

A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào đúng nhất?

A. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.

B. Dịch chuyến một tảng đá sang bên cạnh.

C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Câu 11: Người ta dùng 1 palăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa 1 vật có m =0,3 tấn lên độ cao 1,5m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi

Câu 12: Muốn đứng ở dưới đế kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng

A. Một ròng rọc cố định.

B. Một ròng rọc động.

C. Hai ròng rọc động.

D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 16: Ròng rọc các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ròng rọc..

Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6 Bài 15: Ròng Rọc

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 15: Ròng rọc

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 15: Ròng rọc – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 15: Ròng rọc để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 15: Ròng rọc

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Ròng rọc là một bánh xe có rãnh có thê quay quanh một trục. Căn cứ vào cách sử dụng ròng rọc mà người ta có thể phân ròng rọc làm hai loại (ròng rọc cố định và ròng rọc động).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ. Ròng rọc được sử dụns theo cách này được gọi là ròng rọc cố định (Hình 16.1).

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật. Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc động (Hình 16.2).

– Đối với ròng rọc cố định : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng, có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật.

– Đối với ròng rọc động : Lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật (dùng một ròng rọc động để đưa một vật lên cao ta được lợi hai lần về lực (lực kéo vật lên F =1/2 trọng lượng p của vật)), có hướng không đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật để kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

Lưu ý: Hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là palăng. Dùng palăng vừa có thể đổi hướng của lực kéo cho thuận tiện, vừa có thể được lợi vể lực. Một palăng có n ròng rọc

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI C1. Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2. Trả lời:

Ròng rọc ở hình 16.2.a SGK là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà), do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

– Ròng rọc ở hình 16.2.b SGK cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

C2. – Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình (SGK) và ghi kết quả đo được vào bảng.

– Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình b. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào báng dưới.

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 15: Ròng rọc

Tìm kiếm Google:

bài 23 thực hành địa lí 12

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 16: Ròng Rọc

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 16: Ròng rọc

Bài 16.1 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu:

Trả lời:

Ở hình vẽ 16.1, ròng rọc 1 là ròng rọc động vì khi làm việc, bánh xe của nó vừa quay vừa di chuyển; ròng rọc 2 là ròng rọc cố định vì khi làm việc, bánh xe của nó quay tại chỗ.

Bài 16.2 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Trả lời:

Chọn B.

Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực

Bài 16.3 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động,

C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy.

Trả lời:

Chọn A.

Ròng rọc cố định

Bài 16.4 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình vẽ 16.2 cho biết hệ thống chuông của một nhà thờ cổ.

a) Hãy cho biết hệ thống chuông này gồm những máy cơ đơn giản nào?

b) Khi kéo dây ở A thì các điểm C, D, E, G dịch chuyển như thế nào?

b) Khi kéo dây ở A thì điểm C bị kéo chuyển động về B.

Điểm D cũng bị kéo chuyển động cùng chiều C về B.

Điểm E cũng bị kéo chuyến động cùng chiều D.

Điểm G dịch chuyển ngược lại và đập vào chuông.

Bài 16.5 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy thiết kế một hệ thống chuông chỉ gồm 1 ròng rọc và 1 đòn bẩy cho nhà thờ trên. Vẽ sơ đồ hệ thống chuông của em.

Trả lời:

Có thể thiết kế phương án như hình vẽ (H.16.5G ) Hệ thống chuông chỉ gồm 1 ròng rọc B và đòn bẩy MN. Khi kéo dây AB đòn bẩy gắn búa ở N sẽ đánh vào chuông C.

Hãy tìm hiểu xem những máy cơ đơn giản nào được sử dụng trong chiếc xe đạp.

Trả lời:

Những máy cơ đơn gián đưực sử dụng trong chiếc xe đạp:

Đòn bẩy: hai bàn đạp và trục xe, ghi đông, phanh.

Ròng rọc: tuỳ loại xe đạp. Có thế có loại xe đạp sử dụng ròng rọc cố định ở các bộ phận của phanh xe đạp.

Bài 16.7 trang 54 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể

A. tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

B. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

c. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

D. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Trả lời:

Chọn D

Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Bài 16.8 trang 54 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.

B. Dịch chuyến một tảng đá sang bên cạnh.

c. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Trả lời:

Chọn D

Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng.

Bài 16.9 trang 54 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động?

A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

B . Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

Trả lời:

Chọn C

Trong công việc sau đây ta chỉ cần dùng ròng rọc động:

Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Bài 16.10 trang 54 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Muốn đứng ở dưới đế kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng

A. một ròng rọc cố định. B. một ròng rọc động.

C. hai ròng rọc động. D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.

Trả lời:

Chọn D. Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng một ròng rọc động và một cố định

Hình 16.3 là một pa-lăng dùng để nâng vật nặng trọng lượng p lên cao.

Ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc nào là ròng rọc cố định?

A. Ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc cố định, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc động.

B. Ròng rọc 1, 2, 3, 4 đểu là ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc 1, 2, 3, 4 đều là ròng rọc động.

D. Ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc động, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc cố định.

Trả lời:

Chọn A.

Trên hình 16.3 thì ròng rọc 1 và 2 là ròng rọc cố định, ròng rọc 3 và 4 là ròng rọc động.

Với pa-lăng trên, có thể kéo vật trọng lượng P lên cao với lực kéo F có cường độ nhỏ nhất là

A. F = P B. F = P/2

C. F = P/4 D. F = P/8

Trả lời:

Chọn C

Vì có đến hai ròng rọc động nên lực kéo giảm đi 4 lần, tức là F = P/4

Bài 16.13 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Với hệ thống ròng rọc vẽ ở hình 16.4, có thể

A. đứng từ dưới kéo vật trọng lượng p lên cao với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là P/6

B. đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là P/6

C. đứng từ dưới kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là P/6

D. đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhât là P/6

Với hệ thống ròng rọc vẽ ở hình 16.4, có thể đứng từ trên cao kéo vật trọng lượng p lên với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là P/6 vì ở đây có đến hai ròng rọc động.

Bài 16.14 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dùng hệ thống máy cơ đơn giản vẽ ở hình 16.5 (khối lượng của ròng rọc và ma sát giữa vật nặng và mặt phẳng nghiêng coi như không đáng kể), người ta có thể kéo vật khối lượng 100kg với lực kéo là

C. F < 500N. D. F = 500N.

Do dùng cả mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động nên lực kéo chỉ cần nhỏ hơn một nửa của trọng lượng vật là F < 500N.

Bài 16.15 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.

Trả lời:

Muốn vậy, ta phải mắc các ròng rọc thành một pa-lăng gồm 8 ròng rọc động đế lực kéo giảm đi 16 lần và 7 ròng rọc cố định

Bài 16.16 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy vẽ sơ đồ của hệ thống ròng rọc dùng để đứng từ dưới đất kéo một vật 100 kg lên cao với lực kéo chỉ bằng 250N với số ròng rọc ít nhất. Coi trọng lượng của ròng rọc là không đáng kể. Yêu cầu nói rõ tác dụng cùa từng ròng rọc trong hệ thống.

Trả lời:

Muốn vậy, ta phải mắc các ròng rọc thành một pa-lăng gồm 2 ròng rọc động để lực kéo giảm đi 4 lần và 2 ròng rọc cố định dùng để đổi chiều lực kéo.

Hãy so sánh hai pa-lăng vẽ ở hình 16.6 về:

a) Số ròng rọc động và ròng rọc cố định.

b) Cách bố trí các ròng rọc.

c) Mức độ được lợi về lực.

Trả lời:

So sánh hai pa-lăng vẽ ở hình 16.6 về:

a) Số ròng rọc động và ròng rọc cố định bằng nhau và bằng 3.

b) Cách bố trí các ròng rọc khác nhau

Mức độ được lợi về lực không đổi

Bài 16.18 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy nêu tác dụng của các ròng rọc ở cần cẩu vẽ ở hình 16.7.

Giải Sbt Vật Lý 6: Bài 1

Bài 1-2. Đo độ dài

A. 1m và 1mm.

B. 10dm và 0,5cm.

C. 100cm và 1cm

D. 100cm và 0,2cm.

Chọn B.

Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.

Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.

Câu 1-2.2 trang 5 SBT Vật Lý 6

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Chọn B.

Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1% là chấp nhận được).

Câu 1-2.3 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2.

b) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.

Câu 1-2.4 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

– Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.

– Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

– Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.

Câu 1-2.5 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy ?

Những loại thước đo độ dài mà em biết : thước dây, thước thẳng, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp, thước nửa mét,… Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau vì để :

+ Phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo. (thẳng, cong)

+ Phù hợp với chiều dài đối tượng cần đo. ( lớn, nhỏ)

+ Phù hợp với công việc ( VD : một số công việc yêu cầu đo với độ chính xác cao hơn hay tương đối ).

Câu 1-2.6 trang 6 SBT Vật Lý 6

Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

Dụng cụ mà em có là thước cuộn để đo độ dài sân trường. Thước cuộn có GHĐ là 5m và ĐCNN là 1cm. Cách đo và giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em được thực hành trên lớp.

– Cách đo :

+ Độ dài sân trường em khoảng 50m. Đặt thước dọc theo chiều dài sân trường sao cho 1 đầu sân trường ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.

+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Đo khoảng 10 lần thì mới hết chiều dài sân trường và cộng kết quả 10 lần đo.

+ Thay phiên nhau các bạn trong tổ đo lại chiều dài. Đo chiều dài sân trường 3 lần rồi lấy kết quả 3 lần đo cộng lại chia 3 thì ra kết quả trung bình.

Câu 1-2.7 trang 6 SBT Vật Lý 6

A. 5m

B. 50dm

C. 500cm

D. 50,0dm

Chọn B.

Vì ĐCNN của thước là 1dm nên không thể cho kết quả chính xác đến cm như đáp án C và cũng không cho đáp án chỉ đến hàng m như đáp án A. ĐCNN của thước là một số nguyên nên không thể cho kết quả chính xác như đáp án D. Vậy chỉ có cách ghi kết quả B là đúng nhất.

Câu 1-2.8 trang 6 SBT Vật Lý 6

A. 240mm

B. 23cm

C. 24cm

D. 24,0cm

– Chọn D

Vì ĐCNN của thước là 0,2cm nên không thể cho kết quả chính xác đến mm như đáp án A. Mặt khác ĐCNN là số thập phân có thể cho kết quả chính xác đến một số sau dấu phẩy. Vậy cách ghi kết quả D là đúng nhất.

Câu 1-2.9 trang 6 SBT Vật Lý 6

Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau :

a) l 1= 20,1cm b) l 2= 21cm c) l 3 = 20,5cm

Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành

a) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 1 là 0,1cm.

b) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 2 là 1cm.

c) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 3 là 0,5cm hoặc 0,1cm

Câu 1-2.10 trang 6 SBT Vật Lý 6

Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm x15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi của bóng bàn.

– Đo đường kính quả bóng bàn: đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm, đó chính là đường kính quả bóng bàn.

– Đo chu vi quả bóng bàn: dùng băng giấy quấn một vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (đánh dấu độ dài một vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy, đó chính là chu vi quả bóng bàn.

Câu 1-2.11 trang 7 SBT Vật Lý 6

Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi chỉ:

– Em làm cách nào?

– Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

– Kết quả đo của em là bao nhiêu?

– Xác định chu vi của bút chì: dùng sợi chỉ quấn sát nhau xung quanh bút chì 1 hoặc 10 vòng,… (đánh dấu độ dài tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đó chia cho số vòng dây, em được chu vi của bút chì.

– Xác định đường kính sợi chỉ; tương tự quấn 10 hoặc 20 vòng sát nhau xung quanh bút chì (đánh dấu độ dài đã quấn được trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả chia cho số vòng dây, em được đường kính sợi chỉ

Câu 1-2.12 trang 7 SBT Vật Lý 6

Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em.

Có nhiều cách để đo đường kính của vòi nước máy hoặc ống tre, đường kính vung nồi của gia đình em, sau đây là một trong các cách để xác định đo độ dài đường kính các vật nêu trên:

– Xác định đường kính của vòi nước hoặc ống tre: dùng mực bôi vào miệng vòi nước hoặc đầu ống tre ( đầu ống phải vuông góc với ống tre) rồi in lên mặt giấy để có hình tròn tương đương với miệng vòi nước máy hoặc đầu ống tre. Sau đó cắt theo đường tròn miệng vòi nước hoặc đầu ống tre, gấp đôi hình tròn vừa cắt. Đo độ dài đường gấp là ta xác định được đường kính của vòi nước hoặc ống tre

– Xác định đường kính của vung nồi nấu cơm: tương tự em có thể dùng cách như trên hoặc đặt vung nồi cơm lên một tờ giấy, dùng bút kẻ hai đường thẳng song song tiếp xúc với vung nồi cơm. Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng là em xác định được đường kính của vung nồi nấu cơm

Câu 1-2.13 trang 7 SBT Vật Lý 6

Những người đi ô tô, xe máy… thường đo độ dài đã đi được qua số chỉ độ dài hiện trên đồng hồ “tốc độ” của xe. Không đi ô tô, xe máy, em làm thế nào để xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường?

Có nhiều cách để đo độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường, và đây là một trong các cách dễ nhất để xác định gần đúng: trước tiên, em đo chiều dài của một bước chân rồi lấy số bước chân đi được từ nhà đến trường nhân với độ dài mỗi bước chân. ( Chú ý: cần phải bước đều mỗi bước chân)

Câu 1-2.14 trang 7 SBT Vật Lý 6

Một bàn học có chiều dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?

A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm

B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm

C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm

D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm

Chọn C.

Vì thước có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác càng cao. Đồng thời nên dùng thước có GHĐ lớn hơn gấp 1,5 lần kích thước vật cần đo.

Câu 1-2.15 trang 7 SBT Vật Lý 6

Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn:

A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm

Chọn D

Vì bề dày của cuốn sách nhỏ nên không thể chọn đáp án A và B. Mặt khác dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn. Vậy chỉ có đáp án D là đúng nhất.

Câu 1-2.16 trang 7 SBT Vật Lý 6

Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng:

A. Thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm

B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm

Chọn A

Vì chiều dài của SGK Vật Lí 6 có độ dài là 24cm nên không thể chọn đáp án B và C. Thước có ĐCNN càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Vì vậy đáp án A là đáp án đúng nhất.

Câu 1-2.17 trang 7 SBT Vật Lý 6

Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng:

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm

C. THước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm

D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm

Chọn A

Vì kết quả đo độ dài của bút chì là 17,3cm, thước có thể đo đến tận số lẻ là 0,3cm = 3mm vậy ĐCNN không thể là cm nên không thể là đáp án B và C. Mặt khác 3mm không chia hết cho 2mm nên không thể chọn đáp án C. Đáp án đúng nhất là đáp án A.

Câu 1-2.18 trang 8 SBT Vật Lý 6

Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là không đúng?

A. 4,44m

B. 444cm

C. 44,4dm

D. 444,0cm

Chọn D

Vì ĐCNN của thước là 2cm là một số nguyên không thể cho kết quả ghi chính xác đến phần mười cm như đáp án D.

Câu 1-2.19 trang 8 SBT Vật Lý 6

Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta:

A. Chì cần một thước thẳng

B. Chỉ cần một thước dây

C. Cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng

D. Cần ít nhất hai thước dây

Chọn C

Vì cần thước dây để đo chu vi cột nhà hình trụ, còn thước thẳng để đo chiều dài của nó.

Câu 1-2.20 trang 8 SBT Vật Lý 6

Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?

A. Chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ

B. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo

C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo chia hết cho ĐCNN

D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN

Chọn A

Cách ghi kết quả đo: chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo

Câu 1-2.21 trang 8 SBT Vật Lý 6

Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được

D. Giá trị được lập lại nhiều lần nhất

Chọn C

Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được lấy làm kết quả của phép đo.

Câu 1-2.22 trang 8 SBT Vật Lý 6

Một học sinh khẳng định rằng: ” Cho tôi một thước có GHĐ là 1m, tôi sẽ chỉ cần dùng thước đó đo một lần là có thể biết được sân trường dài bao nhiêu mét”.

a. Theo em bạn học sinh đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình?

b. Kết quả thu được theo cách làm đo có chính xác không? Tại sao?

a. Bạn đó lấy 1 sợi dây dài đo chiều dài sân trường rồi đánh dấu sợi dây đó. Dùng thước đo 1m trên sợi dây rồi gấp sợi dây lại theo chiều dài 1m. Đếm được bao nhiêu đoạn thì suy ra chiều dài sân trường

b. Kết quả bạn thu được không chính xác lắm vì cách đo lại chiều dài sợi dây và cách đọc kết quả không chính xác

Câu 1-2.23 trang 8 SBT Vật Lý 6

Cho các dụng cụ sau:

– Một sợi chỉ dài 20cm

– Một chiếc thước thẳng

– Một đồng tiền mệnh giá 2000 đồng bằng kim loại

Hãy nêu cách xác định chu vi của đồng tiền

– Dùng sợi chỉ dài 20cm quấn một vòng quanh đồng tiền. Đánh dấu chiều dài 1 vòng của sợi chỉ

– Dùng thước thẳng đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu

Đó là chu vi của đồng tiền

Câu 1-2.24 trang 9 SBT Vật Lý 6

Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: ” khổ 17x24cm”, các con số đó có ý nghĩa là:

A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm

B. Chiều dài của sách bằng 17cm và chiều rộng bằng 24cm

C. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng bằng 17cm

D. Chiều dài của sách bằng 17cm x 24cm = 408cm

Chọn C

Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: ” khổ 17 x 24cm”, các con số đó có ý nghĩa là chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng bằng 17cm

Câu 1-2.25 trang 9 SBT Vật Lý 6

Ba bạn Hà, Nam, Thanh cùng đo chiều cao của bạn Dũng. Các bạn đề nghị Dũng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Dũng để đánh dấu chiều cao của Dũng lên tường. Sau đó, dùng thước cuộn có GHĐ 2m và ĐCNN 0,5cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Hà, Nam, Thanh ghi lần lượt là: 168cm, 168,5cm, và 169cm. Kết quả nào được ghi chính xác?

A. của bạn Hà

B. của bạn Nam

C. của bạn Thanh

D. của cả ba bạn

Chọn B.

Vì ĐCNN của thước là 0,5cm, nên kết quả đo được ghi chính xác đến phần thập phân thứ nhất, đồng thời phần thập phân đó phải chia hết cho 0,5cm.

Nếu giá trị đo được của các bạn Hà và Thanh chẵn thì kết quả phải là 168,0cm và 169,0cm.

Câu 1-2.26 trang 9 SBT Vật Lý 6

Hãy dùng mắt ước lượng xem trong ba đoạn thẳng AB, CD và MN vẽ ở hình 1-2.3 thì đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất. Sau đó dùng thước đo độ dài của ba đoạn thẳng trên để kiểm tra ước lượng của mắt mình.

– Ba đoạn dài bằng nhau

– Sự ước lượng của mắt không chính xác