Giải Bài Vật Lý 6 Sbt / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Sbt Vật Lý 6: Bài 1

Bài 1-2. Đo độ dài

A. 1m và 1mm.

B. 10dm và 0,5cm.

C. 100cm và 1cm

D. 100cm và 0,2cm.

Chọn B.

Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.

Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.

Câu 1-2.2 trang 5 SBT Vật Lý 6

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Chọn B.

Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1% là chấp nhận được).

Câu 1-2.3 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2.

b) GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm.

Câu 1-2.4 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

– Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.

– Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

– Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.

Câu 1-2.5 trang 5 SBT Vật Lý 6

Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy ?

Những loại thước đo độ dài mà em biết : thước dây, thước thẳng, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp, thước nửa mét,… Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau vì để :

+ Phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo. (thẳng, cong)

+ Phù hợp với chiều dài đối tượng cần đo. ( lớn, nhỏ)

+ Phù hợp với công việc ( VD : một số công việc yêu cầu đo với độ chính xác cao hơn hay tương đối ).

Câu 1-2.6 trang 6 SBT Vật Lý 6

Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đo.

Dụng cụ mà em có là thước cuộn để đo độ dài sân trường. Thước cuộn có GHĐ là 5m và ĐCNN là 1cm. Cách đo và giá trị trung bình của các kết quả đo trong tổ của em được thực hành trên lớp.

– Cách đo :

+ Độ dài sân trường em khoảng 50m. Đặt thước dọc theo chiều dài sân trường sao cho 1 đầu sân trường ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước.

+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

+ Đo khoảng 10 lần thì mới hết chiều dài sân trường và cộng kết quả 10 lần đo.

+ Thay phiên nhau các bạn trong tổ đo lại chiều dài. Đo chiều dài sân trường 3 lần rồi lấy kết quả 3 lần đo cộng lại chia 3 thì ra kết quả trung bình.

Câu 1-2.7 trang 6 SBT Vật Lý 6

A. 5m

B. 50dm

C. 500cm

D. 50,0dm

Chọn B.

Vì ĐCNN của thước là 1dm nên không thể cho kết quả chính xác đến cm như đáp án C và cũng không cho đáp án chỉ đến hàng m như đáp án A. ĐCNN của thước là một số nguyên nên không thể cho kết quả chính xác như đáp án D. Vậy chỉ có cách ghi kết quả B là đúng nhất.

Câu 1-2.8 trang 6 SBT Vật Lý 6

A. 240mm

B. 23cm

C. 24cm

D. 24,0cm

– Chọn D

Vì ĐCNN của thước là 0,2cm nên không thể cho kết quả chính xác đến mm như đáp án A. Mặt khác ĐCNN là số thập phân có thể cho kết quả chính xác đến một số sau dấu phẩy. Vậy cách ghi kết quả D là đúng nhất.

Câu 1-2.9 trang 6 SBT Vật Lý 6

Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau :

a) l 1= 20,1cm b) l 2= 21cm c) l 3 = 20,5cm

Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành

a) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 1 là 0,1cm.

b) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 2 là 1cm.

c) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 3 là 0,5cm hoặc 0,1cm

Câu 1-2.10 trang 6 SBT Vật Lý 6

Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm x15cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi của bóng bàn.

– Đo đường kính quả bóng bàn: đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm, đó chính là đường kính quả bóng bàn.

– Đo chu vi quả bóng bàn: dùng băng giấy quấn một vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (đánh dấu độ dài một vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy, đó chính là chu vi quả bóng bàn.

Câu 1-2.11 trang 7 SBT Vật Lý 6

Để xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi chỉ:

– Em làm cách nào?

– Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

– Kết quả đo của em là bao nhiêu?

– Xác định chu vi của bút chì: dùng sợi chỉ quấn sát nhau xung quanh bút chì 1 hoặc 10 vòng,… (đánh dấu độ dài tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đó chia cho số vòng dây, em được chu vi của bút chì.

– Xác định đường kính sợi chỉ; tương tự quấn 10 hoặc 20 vòng sát nhau xung quanh bút chì (đánh dấu độ dài đã quấn được trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả chia cho số vòng dây, em được đường kính sợi chỉ

Câu 1-2.12 trang 7 SBT Vật Lý 6

Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em.

Có nhiều cách để đo đường kính của vòi nước máy hoặc ống tre, đường kính vung nồi của gia đình em, sau đây là một trong các cách để xác định đo độ dài đường kính các vật nêu trên:

– Xác định đường kính của vòi nước hoặc ống tre: dùng mực bôi vào miệng vòi nước hoặc đầu ống tre ( đầu ống phải vuông góc với ống tre) rồi in lên mặt giấy để có hình tròn tương đương với miệng vòi nước máy hoặc đầu ống tre. Sau đó cắt theo đường tròn miệng vòi nước hoặc đầu ống tre, gấp đôi hình tròn vừa cắt. Đo độ dài đường gấp là ta xác định được đường kính của vòi nước hoặc ống tre

– Xác định đường kính của vung nồi nấu cơm: tương tự em có thể dùng cách như trên hoặc đặt vung nồi cơm lên một tờ giấy, dùng bút kẻ hai đường thẳng song song tiếp xúc với vung nồi cơm. Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng là em xác định được đường kính của vung nồi nấu cơm

Câu 1-2.13 trang 7 SBT Vật Lý 6

Những người đi ô tô, xe máy… thường đo độ dài đã đi được qua số chỉ độ dài hiện trên đồng hồ “tốc độ” của xe. Không đi ô tô, xe máy, em làm thế nào để xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường?

Có nhiều cách để đo độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường, và đây là một trong các cách dễ nhất để xác định gần đúng: trước tiên, em đo chiều dài của một bước chân rồi lấy số bước chân đi được từ nhà đến trường nhân với độ dài mỗi bước chân. ( Chú ý: cần phải bước đều mỗi bước chân)

Câu 1-2.14 trang 7 SBT Vật Lý 6

Một bàn học có chiều dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?

A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm

B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm

C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm

D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm

Chọn C.

Vì thước có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác càng cao. Đồng thời nên dùng thước có GHĐ lớn hơn gấp 1,5 lần kích thước vật cần đo.

Câu 1-2.15 trang 7 SBT Vật Lý 6

Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn:

A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm

Chọn D

Vì bề dày của cuốn sách nhỏ nên không thể chọn đáp án A và B. Mặt khác dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn. Vậy chỉ có đáp án D là đúng nhất.

Câu 1-2.16 trang 7 SBT Vật Lý 6

Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng:

A. Thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm

B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm

D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm

Chọn A

Vì chiều dài của SGK Vật Lí 6 có độ dài là 24cm nên không thể chọn đáp án B và C. Thước có ĐCNN càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Vì vậy đáp án A là đáp án đúng nhất.

Câu 1-2.17 trang 7 SBT Vật Lý 6

Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng:

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm

C. THước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm

D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm

Chọn A

Vì kết quả đo độ dài của bút chì là 17,3cm, thước có thể đo đến tận số lẻ là 0,3cm = 3mm vậy ĐCNN không thể là cm nên không thể là đáp án B và C. Mặt khác 3mm không chia hết cho 2mm nên không thể chọn đáp án C. Đáp án đúng nhất là đáp án A.

Câu 1-2.18 trang 8 SBT Vật Lý 6

Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là không đúng?

A. 4,44m

B. 444cm

C. 44,4dm

D. 444,0cm

Chọn D

Vì ĐCNN của thước là 2cm là một số nguyên không thể cho kết quả ghi chính xác đến phần mười cm như đáp án D.

Câu 1-2.19 trang 8 SBT Vật Lý 6

Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta:

A. Chì cần một thước thẳng

B. Chỉ cần một thước dây

C. Cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng

D. Cần ít nhất hai thước dây

Chọn C

Vì cần thước dây để đo chu vi cột nhà hình trụ, còn thước thẳng để đo chiều dài của nó.

Câu 1-2.20 trang 8 SBT Vật Lý 6

Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?

A. Chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ

B. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo

C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo chia hết cho ĐCNN

D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN

Chọn A

Cách ghi kết quả đo: chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo

Câu 1-2.21 trang 8 SBT Vật Lý 6

Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được

D. Giá trị được lập lại nhiều lần nhất

Chọn C

Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được lấy làm kết quả của phép đo.

Câu 1-2.22 trang 8 SBT Vật Lý 6

Một học sinh khẳng định rằng: ” Cho tôi một thước có GHĐ là 1m, tôi sẽ chỉ cần dùng thước đó đo một lần là có thể biết được sân trường dài bao nhiêu mét”.

a. Theo em bạn học sinh đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình?

b. Kết quả thu được theo cách làm đo có chính xác không? Tại sao?

a. Bạn đó lấy 1 sợi dây dài đo chiều dài sân trường rồi đánh dấu sợi dây đó. Dùng thước đo 1m trên sợi dây rồi gấp sợi dây lại theo chiều dài 1m. Đếm được bao nhiêu đoạn thì suy ra chiều dài sân trường

b. Kết quả bạn thu được không chính xác lắm vì cách đo lại chiều dài sợi dây và cách đọc kết quả không chính xác

Câu 1-2.23 trang 8 SBT Vật Lý 6

Cho các dụng cụ sau:

– Một sợi chỉ dài 20cm

– Một chiếc thước thẳng

– Một đồng tiền mệnh giá 2000 đồng bằng kim loại

Hãy nêu cách xác định chu vi của đồng tiền

– Dùng sợi chỉ dài 20cm quấn một vòng quanh đồng tiền. Đánh dấu chiều dài 1 vòng của sợi chỉ

– Dùng thước thẳng đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu

Đó là chu vi của đồng tiền

Câu 1-2.24 trang 9 SBT Vật Lý 6

Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: ” khổ 17x24cm”, các con số đó có ý nghĩa là:

A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm

B. Chiều dài của sách bằng 17cm và chiều rộng bằng 24cm

C. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng bằng 17cm

D. Chiều dài của sách bằng 17cm x 24cm = 408cm

Chọn C

Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: ” khổ 17 x 24cm”, các con số đó có ý nghĩa là chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng bằng 17cm

Câu 1-2.25 trang 9 SBT Vật Lý 6

Ba bạn Hà, Nam, Thanh cùng đo chiều cao của bạn Dũng. Các bạn đề nghị Dũng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Dũng để đánh dấu chiều cao của Dũng lên tường. Sau đó, dùng thước cuộn có GHĐ 2m và ĐCNN 0,5cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Hà, Nam, Thanh ghi lần lượt là: 168cm, 168,5cm, và 169cm. Kết quả nào được ghi chính xác?

A. của bạn Hà

B. của bạn Nam

C. của bạn Thanh

D. của cả ba bạn

Chọn B.

Vì ĐCNN của thước là 0,5cm, nên kết quả đo được ghi chính xác đến phần thập phân thứ nhất, đồng thời phần thập phân đó phải chia hết cho 0,5cm.

Nếu giá trị đo được của các bạn Hà và Thanh chẵn thì kết quả phải là 168,0cm và 169,0cm.

Câu 1-2.26 trang 9 SBT Vật Lý 6

Hãy dùng mắt ước lượng xem trong ba đoạn thẳng AB, CD và MN vẽ ở hình 1-2.3 thì đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất. Sau đó dùng thước đo độ dài của ba đoạn thẳng trên để kiểm tra ước lượng của mắt mình.

– Ba đoạn dài bằng nhau

– Sự ước lượng của mắt không chính xác

Giải Bái Tập Vật Lý 6 (Sbt)

Giải bài tập SBT Vật Lý Lớp 6 Chương II18.4. Hình 18.1 vẽ dụng cụ thí nghiệm chứng minh sự nở dài của vật rắn. Thang ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng.a) Tại sao khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa được thanh này vào giá đo?b) Hãy tìm cách đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh này.Giảia) Thanh ngang nở ra b) Hơ nóng giá đo.

18.5. Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vìA. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảmB. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảmC. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảmD. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi.Chọn C. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm

18.6. Khi đun nóng vòng kim loại vẽ ở hình 18.2 thìA. bán kính R1 tăng, bán kính R2 giảmB. bán kính R2 tăng, bán kính R1 giảmC. chiều dài d giảmD. cả R1, R2 và d đều tăng.Chọn D. cả R1, R2 và d đều tăng.

18.7. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vìA. bê tông và thép không bị nở vì nhiệtB. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thépC. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thépD. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.Chọn D. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

18.8. Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt, có chiều dài bằng nhau ở 0ºC. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100ºC thìA. chiều dài ba thanh vẫn bằng nhauB. chiều dài thanh nhôm nhỏ nhấtC. chiều dài thanh sắt nhỏ nhấtD. chiều dài thanh đồng nhỏ nhất.Chọn C. chiều dài thanh sắt nhỏ nhất

18.9. Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không? Tại sao?GiảiKhông. Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

10.10. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?GiảiCho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.

10.11. Khi nhiệt độ tăng thêm 1ºC thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,17mm. Nếu độ tăng độ dài do nở nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20ºC, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40ºC?GiảiĐộ dài tăng thêm của dây đồng là : 50 × 0,017 × 20 = 17mm = 0,017m.Độ dài của dây đồng ở 40ºC là 50,017m

BÀI 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG19.1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?A. Khối lượng của chất lỏng tăng.B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.C. Thể tích của chất lỏng tăng.D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.Chọn C. Thể tích của chất lỏng tăng.

19.2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một binh thủy tinh?A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.Chọn B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

19.3. Hãy mô tả thí nghiệm vẽ ở hình 19.1 và giải thích.Giải– Hình a: bình thủy tinh chứa chất lỏng đặt trên giá, phía dưới đặt 1 đèn cồn.– Hình b: khi đun, ban đầu mực nước trong ống tụt xuống một chút, vì khi đun nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước.– Hình c

Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 24

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 24 – 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giải bài tập môn Vật lý lớp 6

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 24 – 25

là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Bài 24-25.1 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

B. Đốt một ngọn nến.

C. Đốt một ngọn đèn dầu.

D. Đức một cái chuông đổng.

Trả lời:

Chọn C.

Bài 24-25.2 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp han nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thế thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Trả lời:

Chọn D.

Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước câu đúng là: Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Bài 24-25.3 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?

Trả lời

Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.

Bài 24-25.4 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:

1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

2. Có hiện tượng gì xảy ra đối vói nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

Trả lời:

1. Vẽ đồ thị

2. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nhiệt độ không đổi và bằng 0°C: Nước đông đặc.

Bài 24-25.5 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bỏ vài cục nước đá vào một cốc thủy tinh. Dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của nước đá, và cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước đá một lẩn, cho tới khi nước đá tan hết. Lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ đường biểu diễn sự thay đổi này. Nhận xét và rút ra kết luận.

Trả lời:

Kết quả tùy thuộc điều kiện làm thí nghiệm tuy nhiên có 1 giai đoạn nóng chảy nhiệt độ luôn bằng không.

Bài 24-25.6 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình 24-25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

1. Ở nhiệt độ nào chât rắn bắt đầu nóng chảy?

2. Chất rắn này là chất gì?

3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?

6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

Trả lời:

1. Ở nhiệt độ chất rắn bắt đầu nóng chảy: 80°C

2. Chất rắn này là: Băng phiến.

3. Để đun chất rắn từ 60°c tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút.

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13.

6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.

Bài 24-25.7 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Có khoảng 98 % nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại là thể lỏng và khoảng 2% tổn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế?

Trả lời:

Vì nhiệt độ ở phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chi có lớp nước ở trên đông đặc còn ở dưới nước vẫn ở thể lỏng (xem giải thích ở bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng).

Bài 24-25.8 trang 74 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Trả lời:

Chọn D

Bài 24-25.9 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó

A. không ngừng tăng. B. không ngừng giảm,

C. mới đầu tăng, sau giảm. D. không đổi.

Trả lời:

Chọn D

Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó không đổi.

Bài 24-25.10 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần.

Khi tăng tới 80°C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tổn tại ở thế nào?

A. Chỉ có thể ở thể lòng.

B. Chỉ có thể ở thể rắn.

C. Chỉ có thể ở thể hơi.

D. Có thể ở cả thể rắn và lỏng.

Trả lời:

Chọn D

Khi tăng tới 80°C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Vậy khi đó băng phiến đang nóng chảy nên tổn tại có thể cả thế rắn và thể lỏng. Vậy chọn câu D.

Bài 24-25.11 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Câu phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau.

B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy.

C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Trả lời:

Chọn D

Câu phát biểu A, B, C đều đúng.

Bài 24-25.12 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?

A. Bất cứ chất nào cũng đông đặc ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ nóng chảy của chất đó.

B. Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn.

C. Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn.

D. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

Trả lời:

Chọn D

Tính chất của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là: Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

Bài 24-25.13 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ ?

Trả lời:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ là vì nước đá đang tan có một nhiệt độ không thay đổi là 0°C khi áp suất khí quyển là chuẩn (1 atm).

Bài 24-25.14 trang 75 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tại sao ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời?

Trả lời:

Ở các nước hàn đới (nằm sát Bắc cực hoặc Nam cực) chỉ có thể dùng nhiệt kế rượu, không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ngoài trời vì nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn nhiều so với thủy ngân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp rượu vẫn chưa bị đông đặc nên vân đo được, còn thủy ngân với nhiệt độ đó đã bị đông đặc.

Giải Sbt Vật Lý 6: Bài 11. Khối Lượng Riêng

Bài 11. Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng

Câu 11.1 trang 38 SBT Vật Lý 6

Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng

A. chỉ cần dùng một cái cân

B. chỉ cần dùng một cái lực kế

C. chỉ cần dùng một cái bình chia độ

D. cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ

Chọn D.

Khối lượng riêng của hòn bi được xác định qua công thức:

Câu 11.2 trang 38 SBT Vật Lý 6

Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g . Biết dung tích của hộp sữa là 320 cm 3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m 3.

Ta có: m = 397g = 0,397 kg; V = 320cm 3 = 0,00032m 3

Khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m 3:

Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.

a. Tính thể tích của 1 tấn cát.

b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m 3.

Tóm tắt

Thể tích của 10 lít cát: V = 10l = 0,01m 3; khối lượng m 1 = 15kg.

b. Đống cát có thể tích: V 3= 3m 3; Trọng lượng P 3= ?

Khối lượng riêng của cát:

P 3 = d.V= 10.D.V = 10.1500.3 = 45000N.

Câu 11.4 trang 38 SBT Vật Lý 6

1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm 3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước

* Ta có: Kem giặt VISO có V = 900cm 3 = 0,0009m 3.

Khối lượng riêng của kem giặt VISO:

Khối lượng riêng của nước: D nước = 1000 kg/m 3

Câu 11.5 trang 38 SBT Vật Lý 6

Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm 3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm 3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (H.11.1)

Khối lượng riêng D = ?

Trọng lượng riêng d = ?

Thể tích thực của hòn gạch là:

Khối lượng riêng của gạch:

Câu 11.6 trang 38 SBT Vật Lý 6

Hãy tìm cách đo khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt

Để đo khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt ta cần xác định được khối lượng m và thể tích V của nó.

+ Đầu tiên ta đánh dấu mức cát bị lèn chặt trong bình, sau đó đưa cát lên cân ta được khối lượng m 1 bao gồm cả khối lượng của cát và của bình.

+ Đổ cát ra, đưa bình lên cân ta xác định khối lượng của bình là: m 2

Suy ra ta tính được khối lượng của cát: m = m 1 – m 2

+ Đổ một lượng nước vào bình sao cho đến mức ta đánh dấu ở trên, đo thể tích nước đổ vào là V. Đây cũng chính là thể tích của cát.

Vậy khối lượng riêng của cát:

Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

A. 2700kg

B. 2700N

Chọn C

Theo bảng 2 sgk trang 37 ta có khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m 3

Câu 11.8 trang 38 SBT Vật Lý 6

Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng?

A. 12000kg

B. 12000N

C. 12000kg/m 3

Chọn D

Ta có khối lượng riêng của gạo là: 1200kg/m 3

Trọng lượng riêng của gạo: d = 10 x D = 10 x 1200 = 12000 (N/m 3)

Câu 11.9 trang 38 SBT Vật Lý 6

Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m 3. Vậy 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng:

Chọn B

Ta có khối lượng riêng của sắt là: D = m/V ⇒ thể tích của sắt là:

Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m 3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng

A. 1,6N

B. 16N

C. 160N

D. 1600N

Chọn B

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800. 0,002 = 1,6kg.

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N

Câu 11.11 trang 39 SBT Vật Lý 6

Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm

B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D. Vì trọng lượng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích

Chọn A

Trọng lượng của một vật phụ thuộc thể tích nên đồng nặng hơn nhôm vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm chưa đủ dữ kiện, cần biết thêm thể tích của đồng và nhôm.

Câu 11.12 trang 39 SBT Vật Lý 6

Cho biết 1kg nước có thể có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước

D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

Chọn D.

Câu 11.13 trang 39 SBT Vật Lý 6

Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:

– Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô

– Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước

– Tính D bằng công thức: D= m/V

Hỏi giá trị D tính được có chính xác không? Tại sao?

Không chính xác vì giữa các hạt ngô luôn luôn có 1 khoảng cách lớn nên thể tích đo như vật là không chính xác

Câu 11.14* trang 40 SBT Vật Lý 6

Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô- béc- van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*

Thực hiện 3 lần cân:

– lần thứ nhất: thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17* (H.11.2a)

– lần thứ hai: bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m 2 (H11.2b)

– lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17* (H.11.2c)

Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm 3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm 3 có độ lớn là:

Vì khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm 3 nên thể tích của lượng nước mà vật chiếm chỗ là: V = m’ n = m 3 – m 1 (cm 3), đây cũng chính là thể tích của vật.

Vậy khối lượng riêng của vật là:

Trò chơi ô chữ

2. Khối lượng của một đơn vị thể tích một chất.

3. Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật.

4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng.

5. Đơn vị khối lượng.

6. Vật có tính đàn hồi dùng để chế tạo lực kế.

7. Dụng cụ dùng để đo lực.

8. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong một vật.

9. Lực mà một lò xo tác dụng lên hai vật tiếp xúc (hoặc gắn với hai đầu của nó) khi nó bị nén hoặc kéo dãn.

10. Một trong hai kết quả thể hiện trên vật bị lực tác dụng.

Hàng dọc được tô đậm

Cường độ hay độ lớn của trọng lực.

Ô chữ hàng dọc: TRỌNG LƯỢNG