Giải Bt Bản Đồ 9 Bài 6 / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Ictu-hanoi.edu.vn

Giải Bài Tập Địa Lý 6 Bài 2: Bản Đồ. Cách Vẽ Bản Đồ

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ

(trang 9 sgk Địa Lí 6): – Quan sát bản đồ hình 5, cho biết:

+ Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

+ Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2)

– Điểm khác nhau: bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt; bản đồ hình 5 đã nối liền những chỗ bị đứt.

– Theo cách chiếu Mec-ca-to (các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng như là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điểu đó lý giải tại sao diện tích Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec-ca-to thì đảo Gron-len lại lớn gần bằng lục địa Nam Mĩ.

(trang 10 sgk Địa Lí 6): – Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7

– Hình 5: Các đường kinh, vĩ tuyến đều là các đường thằng.

– Hình 6: Kinh tuyến giữa (0 o) là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực; vĩ tuyến là những đường thẳng song song.

– Hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm nhau ở cực; xích đạo là đường thẳng, vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 1: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?

– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

– Bản đồ cung cấp cho ta có khái niệm chính xác về vị trí, về sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế – xã hội ở các vùng đất khác nhau trên Trái Đất.

Câu 2: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?

Trên bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là đường thẳng; phương hướng bao giờ cũng chính xác, vì vậy trong giao thông, người ta dùng các bản đồ vẽ theo phương hướng này (bản đồ Mec-ca-to)

Tập Bản Đồ Lịch Sử 9

Giới thiệu về Tập bản đồ Lịch sử 9

Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay

Chương III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Chương I: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930

Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 – 1939

Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945

Chương IV: Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Chương VII: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Tập bản đồ Lịch sử 9 gồm 31 bài viết là các bài tập Lịch sử lớp 9. Loạt bài viết này giúp bạn ôn tập kiến thức của phần I và II.

Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay

Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Bài 4: Các nước châu Á Bài 5: Các nước Đông Nam Á Bài 6: Các nước châu Phi Bài 7: Các nước Mĩ-Latinh

Chương III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Bài 8: Nước Mĩ Bài 9: Nhật Bản Bài 10: Các nước Tây Âu

Chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Chương I: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930

Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925) Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 – 1939

Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939

Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Chương IV: Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965) Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)

Chương VII: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985) Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XXBài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XXBài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địaBài 4: Các nước châu ÁBài 5: Các nước Đông Nam ÁBài 6: Các nước châu PhiBài 7: Các nước Mĩ-LatinhBài 8: Nước MĩBài 9: Nhật BảnBài 10: Các nước Tây ÂuBài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ haiBài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhấtBài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đờiBài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đờiBài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaBài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)Bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985)Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Tập Bản Đồ Lịch Sử 9 Bài 6: Các Nước Châu Phi

Tập bản đồ Lịch Sử 9 Bài 6: Các nước châu Phi

+) Tô màu vàng vào lãnh thổ các nước ở châu Phi giành độc lập năm 1960.

+) Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Tại sao gọi năm 1960 là “Năm châu Phi”?

Năm các nước châu Phi bị nạn đói nghiêm trọng với 800 000 người chết.

Năm mà các cuộc xung đột săc tộc ở các nước châu Phi diễn ra trên quy mô lớn, làm hàng triệu người chết và phải đi lang thang tị nạn.

Năm các nước châu Phi thành lập “Tổ chức thống nhất châu Phi” để giải quyết các cuộc xung đột và những khó khăn về kinh tế.

X

Năm mà 17 quốc gia ở phâu Phi giành được độc lập và chủ quyền.

+) Sau khi giành được độc lập (nửa sau thế kỉ XX) cho đến nay, các nước châu Phi còn phải đối mặt với những khó khăn gì?

X

Tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

Các nước đế quốc tăng cường bao vây, cấm vận các quốc gia châu Phi.

X

Các cuộc xung đột nội chiến do mâu thuẫn dân tộc hay tôn giáo vẫn xảy ra.

X

Các loại dịch bệnh vẫn hoành hành.

Bài 2 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Quan sát hình 13 – Nen-xơn Man-đê-la trong SGK, em hãy:

Trả lời:

+) Trước khi trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi, Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của phong trào đấu tranh nào?

Phong trào chống đói nghèo, lạc hậu.

Phong trào đấu tranh hòa bình để giải quyết các xung đột sắc tộc ở châu Phi.

X

Phong trào đấu tranh chống chính sách phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

Phong trào đấu tranh thống nhất châu Phi.

+) Nêu những hiểu biết của mình về chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi?

– Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng đã thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu.

– Có tới hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, người da đen hoàn toàn không có quyên tự do dân chủ, phải sống trong khu biệt lập, cách biệt với người da trắng.

– Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ.

Bài 3 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la, người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi gì?

Trả lời:

Nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la, người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi quan trọng tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

+ Năm 1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai.

+ Nen-xơn Man-đê la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.

+ Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 6 Bài 5: Kí Hiệu Bản Đồ. Các Biểu Hiện Địa Hình Trên Bản Đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5

Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ A. Kiến thức trọng tâm 1. Các loại kí hiệu bản đồ.

* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

– Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.

– Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ

– Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng

– Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

– Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

– Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.

– Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.

– Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:

Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây

Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt

Từ 500 đến 1000m là màu đỏ

Từ 2000m trở lên là màu nâu….

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Trang 18 – sgk Địa lí 6: Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích? Trả lời:

– Dựa vào hình 14, ta có thể dễ dàng kể tên một số đối tượng địa lí biểu hiện bằng các loại kí hiệu như sau:

Kí hiệu điểm gồm có: Sân bay, cảng biển; nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện.

Kí hiệu đường gồm có: Ranh giới quốc gia, ranh giới tình và đường ô tô.

Kí hiệu diện tích gồm có: Vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.

Câu 2: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Quan sát hình 16 cho biết:

+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Trả lời:

Quan sát hình 16 ta thấy:

– Mỗi lát cắt cách nhau 100m

– Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ta thấy phía sườn Tây (bên trái) dốc hơn sườn Đông (bên phải) bởi vì: Như ta biết các đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn. Do đó, giữa hai sườn Tây và Đông rõ ràng ta thấy ở sườn Tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau hơn.

Câu 3: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? Trả lời:

Khi sử dụng bản đồ, chắc chắn bạn đang cần phải tìm một địa chỉ, địa danh hay địa điểm nào đó. Vậy trên một bản đồ lớn như vậy, với hàng trăm các kí hiệu khác nhau, liệu bạn có biết đâu là cái mà bạn cần tìm và muốn tìm. Vì vậy, trước tiên bạn cần phải xem bảng chú giải. Bởi bảng chú giải sẽ giúp bạn biết được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Như vậy, khi biết được cái bạn muốn tìm là kí hiệu như thế nào thì việc tìm kiếm của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Câu 4: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? Trả lời:

– Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:

Kí hiệu điểm (ví dụ: Cảng biển)

Kí hiệu đường (ví dụ: Đường ranh giới quốc gia)

Kí hiệu diện tích( ví dụ: Vùng trồng lúa)

Câu 5: Trang 19 – sgk Địa lí 6: Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn? Trả lời:

Ngoài sử dụng thang màu thì người ta còn thể hiện độ dốc của địa hình bằng đường đồng mức. Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải. Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào.